- Biển số
- OF-180528
- Ngày cấp bằng
- 15/2/13
- Số km
- 255
- Động cơ
- 339,250 Mã lực
So với đa phần những người lười vận động thì anh em đạp xe đều thấy tác dụng tích cực của đạp xe đối với sức khỏe. Đương nhiên đạp xe sẽ khỏe mạnh. Nhưng khỏe cũng được hiểu khác nhau, em tập hợp một số tiêu chí sức khỏe mà các cụ đạp xe thường đặt mục tiêu:
1- Phòng bệnh và chữa bệnh: Hoạt động đạp xe tiêu hao nhiều năng lượng làm giảm cân, giảm các chỉ số không tốt về máu. Có nhiều cụ bị bệnh tìm đến xe đạp như là cách vận động ít bị chấn thương (ít bị hại đến cơ khớp chứ không phải ít bị tai nạn), nâng cao hoạt động của tim phổi để điều trị một số bệnh mãn tính.
2- Chất lượng cuộc sống: có người đạp xe để xả stress, ăn ngon, ngủ tốt, làm việc không biết mệt, tinh thần luôn vui vẻ sảng khoái. Nhiều người đạp xe chính là một phần cuộc sống với những chuyến đạp đường dài, lang thang du lịch đây đó.
3- Nâng cao tuổi thọ: thường thì đạp xe sẽ nâng cao tuổi thọ và những người đạp xe để sống lâu áp dụng cách đạp dưỡng sinh, duy trì sự điều hòa trong cơ thể.
4- Thẩm mỹ: đây là cho các cụ, nhất là các mợ quan niệm người khỏe mạnh thì hình thể cân đối, cơ bắp đường cong và có làn da đẹp.
5- Thể thao đỉnh cao: với nhiều cụ đạp xe càng nhanh, càng lâu, càng tốt, chứng tỏ sức mạnh cơ thể và ý chí. Các cụ đạp thể thao đỉnh cao thường chạy xe road và thường xuyên tập luyện với cường độ rất cao. Tất nhiên không thể thiếu những cuộc đua máu lửa.
Mới đến với xe đạp thì đa phần các cụ mợ đều có suy nghĩ rằng đạp xe kiểu gì cũng tác dụng tốt cả với cả 5 mục tiêu sức khỏe nói trên. Nhưng càng tập được nhiều, càng tích lũy được kinh nghiệm người chơi dần tách ra các xu hướng cụ thể với cách đạp khác nhau. Rõ ràng cách cách đạp xe khác nhau sẽ đem lại lợi ích sức khỏe khác nhau. Nhất là đạp xe đỉnh cao, vì tập luyện nhiều, các mợ sẽ không còn làn da đẹp. Đua xe cũng rất nguy hiểm với rủi ro tai nạn chấn thương.
Có điều chắc chắn là để tạo kết quả tốt, thì tất các các kiểu đạp, đều cần duy trì sự bền bỉ, đều đặn trong thời gian rất dài, nhiều tháng, nhiều năm và có thể là cả cuộc đời. Và để làm như vậy mọi thứ lại có vẻ liên quan đến nhau. Người ta không thể duy trì mãi một việc lặp đi lặp lại nếu không có được hứng thú hoặc niềm đam mê. Nếu chỉ đạp thể dục để phòng bệnh thì rồi có lúc khi cơ thể đã tạm ổn, người ta sẽ ngại thức dậy buổi sáng, thay vào đó sẽ dần thay thế bằng các thú vui khác, có thể không còn tập thể thao nữa. Nhưng nếu đạp xe tự nó đem lại niềm vui, niềm say mê thì không cần phải cố gắng nhiều, cái đam mê nó tự lôi ta khỏi giường mỗi sáng, vui vẻ mặc quần áo và dắt xe ra khỏi nhà. Như vậy đạp xe thể thao tốc độ lại có tác dụng mang lại niềm đam mê duy trì sự tập luyện thường xuyên, lâu dài.
Với câu hỏi đạp xe tốc độ bao nhiêu?
Nhiều thớt khác các cụ đặt câu hỏi này. Em nghĩ không có câu trả lời cụ thể vì phụ thuộc vào sức khỏe và tuổi tác. Tốt nhất là các cụ đo nhịp tim để biết cường độ làm việc của tim sẽ chính xác hơn là đạp theo tốc độ nào đó. Tốc độ xe đạp còn phụ thuộc vào loại xe, độ dốc đường, cân nặng người đạp, gió vv... Nhịp tim được chia theo vùng từ zone1 đến zone5 theo thứ tự từ thấp đến cao. Thường tập thể dục thì các cụ đạp ở zone 3 là tốt rồi, thỉnh thoảng lên zone4. Chỉ có các cụ đua bơi mới cần tập zone5. Nếu các cụ không có đồng hồ thì tự cảm nhận theo nhịp thở: zone1 là trạng thái chưa vận động, zone2 là trạng thái thở nhẹ sau khi khởi động, zone3: thở mạnh nhưng vẫn nói chuyện được các câu đầy đủ, zone4: thở gấp và chỉ nói được vài từ ngắt quãng, zone5: không nói được chỉ thở gấp cả bằng mồm và mũi.
Với câu hỏi đạp xe có giảm cân giảm mỡ bụng hay không?
Cái này còn tùy vào độ tuổi và sự chuyển hóa trong cơ thể. Mỗi lần đạp mạnh làm tiêu hao nhiều năng lượng, đầu tiên là tiêu hao đường sau đó đốt mỡ. Tuy nhiên nhiều người cơ chế đốt mỡ nó rất khó bị kích thích (do cơ địa, tuổi tác) khi dùng hết đường thì bị "hết pin". Thực ra là do cơ thể thiếu hoạt chất để chuyển hóa mỡ thành thăng lượng. Tức là mỡ dư thừa vẫn còn, cơ thể rất cần năng lượng nhưng nó chuyển hóa rất ít hoặc rất chậm không đủ để ta tiếp tục đạp xe nữa. Khi đó bắt buộc ta dừng tập và phải bổ sung thức ăn và chờ nó chuyển hóa thành đường mới có thể tiếp tục đạp. Cơ chế chuyển hóa mỡ thành năng lượng với một số người khỏe có thể dễ dàng nhưng có người lại rất khó, có thể tập luyện để dần kích hoạt nó, nhưng tuổi càng cao càng thì mức độ rèn luyện càng lâu, đôi khi mất vài năm để có thể thấy rõ sự chuyển hóa mỡ. Những người đã từng chơi thể thao khi tuổi còn trẻ, lúc có tuổi tập lại thì cơ chế đốt mỡ sẽ dễ dàng hơn những người mà cơ thể hầu như chưa tập thể thao bao giờ.
Tác giả: T-Đức viết tại Hà Nội, 15:00 ngày 31/05/2017
1- Phòng bệnh và chữa bệnh: Hoạt động đạp xe tiêu hao nhiều năng lượng làm giảm cân, giảm các chỉ số không tốt về máu. Có nhiều cụ bị bệnh tìm đến xe đạp như là cách vận động ít bị chấn thương (ít bị hại đến cơ khớp chứ không phải ít bị tai nạn), nâng cao hoạt động của tim phổi để điều trị một số bệnh mãn tính.
2- Chất lượng cuộc sống: có người đạp xe để xả stress, ăn ngon, ngủ tốt, làm việc không biết mệt, tinh thần luôn vui vẻ sảng khoái. Nhiều người đạp xe chính là một phần cuộc sống với những chuyến đạp đường dài, lang thang du lịch đây đó.
3- Nâng cao tuổi thọ: thường thì đạp xe sẽ nâng cao tuổi thọ và những người đạp xe để sống lâu áp dụng cách đạp dưỡng sinh, duy trì sự điều hòa trong cơ thể.
4- Thẩm mỹ: đây là cho các cụ, nhất là các mợ quan niệm người khỏe mạnh thì hình thể cân đối, cơ bắp đường cong và có làn da đẹp.
5- Thể thao đỉnh cao: với nhiều cụ đạp xe càng nhanh, càng lâu, càng tốt, chứng tỏ sức mạnh cơ thể và ý chí. Các cụ đạp thể thao đỉnh cao thường chạy xe road và thường xuyên tập luyện với cường độ rất cao. Tất nhiên không thể thiếu những cuộc đua máu lửa.
Mới đến với xe đạp thì đa phần các cụ mợ đều có suy nghĩ rằng đạp xe kiểu gì cũng tác dụng tốt cả với cả 5 mục tiêu sức khỏe nói trên. Nhưng càng tập được nhiều, càng tích lũy được kinh nghiệm người chơi dần tách ra các xu hướng cụ thể với cách đạp khác nhau. Rõ ràng cách cách đạp xe khác nhau sẽ đem lại lợi ích sức khỏe khác nhau. Nhất là đạp xe đỉnh cao, vì tập luyện nhiều, các mợ sẽ không còn làn da đẹp. Đua xe cũng rất nguy hiểm với rủi ro tai nạn chấn thương.
Có điều chắc chắn là để tạo kết quả tốt, thì tất các các kiểu đạp, đều cần duy trì sự bền bỉ, đều đặn trong thời gian rất dài, nhiều tháng, nhiều năm và có thể là cả cuộc đời. Và để làm như vậy mọi thứ lại có vẻ liên quan đến nhau. Người ta không thể duy trì mãi một việc lặp đi lặp lại nếu không có được hứng thú hoặc niềm đam mê. Nếu chỉ đạp thể dục để phòng bệnh thì rồi có lúc khi cơ thể đã tạm ổn, người ta sẽ ngại thức dậy buổi sáng, thay vào đó sẽ dần thay thế bằng các thú vui khác, có thể không còn tập thể thao nữa. Nhưng nếu đạp xe tự nó đem lại niềm vui, niềm say mê thì không cần phải cố gắng nhiều, cái đam mê nó tự lôi ta khỏi giường mỗi sáng, vui vẻ mặc quần áo và dắt xe ra khỏi nhà. Như vậy đạp xe thể thao tốc độ lại có tác dụng mang lại niềm đam mê duy trì sự tập luyện thường xuyên, lâu dài.
Với câu hỏi đạp xe tốc độ bao nhiêu?
Nhiều thớt khác các cụ đặt câu hỏi này. Em nghĩ không có câu trả lời cụ thể vì phụ thuộc vào sức khỏe và tuổi tác. Tốt nhất là các cụ đo nhịp tim để biết cường độ làm việc của tim sẽ chính xác hơn là đạp theo tốc độ nào đó. Tốc độ xe đạp còn phụ thuộc vào loại xe, độ dốc đường, cân nặng người đạp, gió vv... Nhịp tim được chia theo vùng từ zone1 đến zone5 theo thứ tự từ thấp đến cao. Thường tập thể dục thì các cụ đạp ở zone 3 là tốt rồi, thỉnh thoảng lên zone4. Chỉ có các cụ đua bơi mới cần tập zone5. Nếu các cụ không có đồng hồ thì tự cảm nhận theo nhịp thở: zone1 là trạng thái chưa vận động, zone2 là trạng thái thở nhẹ sau khi khởi động, zone3: thở mạnh nhưng vẫn nói chuyện được các câu đầy đủ, zone4: thở gấp và chỉ nói được vài từ ngắt quãng, zone5: không nói được chỉ thở gấp cả bằng mồm và mũi.
Với câu hỏi đạp xe có giảm cân giảm mỡ bụng hay không?
Cái này còn tùy vào độ tuổi và sự chuyển hóa trong cơ thể. Mỗi lần đạp mạnh làm tiêu hao nhiều năng lượng, đầu tiên là tiêu hao đường sau đó đốt mỡ. Tuy nhiên nhiều người cơ chế đốt mỡ nó rất khó bị kích thích (do cơ địa, tuổi tác) khi dùng hết đường thì bị "hết pin". Thực ra là do cơ thể thiếu hoạt chất để chuyển hóa mỡ thành thăng lượng. Tức là mỡ dư thừa vẫn còn, cơ thể rất cần năng lượng nhưng nó chuyển hóa rất ít hoặc rất chậm không đủ để ta tiếp tục đạp xe nữa. Khi đó bắt buộc ta dừng tập và phải bổ sung thức ăn và chờ nó chuyển hóa thành đường mới có thể tiếp tục đạp. Cơ chế chuyển hóa mỡ thành năng lượng với một số người khỏe có thể dễ dàng nhưng có người lại rất khó, có thể tập luyện để dần kích hoạt nó, nhưng tuổi càng cao càng thì mức độ rèn luyện càng lâu, đôi khi mất vài năm để có thể thấy rõ sự chuyển hóa mỡ. Những người đã từng chơi thể thao khi tuổi còn trẻ, lúc có tuổi tập lại thì cơ chế đốt mỡ sẽ dễ dàng hơn những người mà cơ thể hầu như chưa tập thể thao bao giờ.
Tác giả: T-Đức viết tại Hà Nội, 15:00 ngày 31/05/2017
Chỉnh sửa cuối: