Đạp nhầm chân ga - lỗi ai cũng có thể mắc phải

hieusghd

Xe hơi
Biển số
OF-300196
Ngày cấp bằng
29/11/13
Số km
111
Động cơ
309,010 Mã lực
Việc đạp nhầm chân ga không phụ thuộc vào kinh nghiệm, tài non hay tài già cũng có thể mắc phải vì những trạng thái thần kinh.

Ở Nhật trong 2009 có 6.700 vụ tai nạn, 37 người chết và hơn 9.500 người bị thương được cho là liên quan tới lỗi nhấn ga thay vì phanh khi lái xe. Con số này ở Mỹ còn cao hơn, mỗi năm khoảng 16.000 vụ, theo Cục an toàn giao thông.

Hầu hết những vụ nhầm lẫn xảy ra trong không gian hạn chế, Timescolonist dẫn. Chuyên trang này cho biết cụ thể những trường hợp như tài xế chỉ cần dùng phanh để đưa xe vào bãi đỗ, khi ùn tắc giao thông, lăn bánh cầm chừng hay bất cứ khi nào chỉ cần tốc độ không tải là đủ để giải quyết tình huống. Chính những lúc này, nguy cơ đạp nhầm ga lên cao nhất.


Đạp nhầm chân ga ở những tình huống đơn giản nhất như lái xe vào nơi đỗ.

Lái xe thường cảm nhận được chuyển động rõ ràng hơn khi đặt chân trên bàn đạp phanh. Lý do đưa ra theo phản xạ có điều kiện, suy luận logic ngay tại thời điểm đó là: "Nếu tôi đang đạp lên pedal này để xe chạy, thì đạp sang pedal khác xe sẽ dừng".

Thực tế, khi mới di chuyển hoặc đang chạy ở chế độ cầm chừng bằng ga không tải, người lái chỉ dùng phanh để điều khiển xe chạy nhanh hay chậm lại. Khi tài xế bị giật mình bởi một tác động nào đó, vì xe đang chuyển động sẵn, nên họ có tâm lý muốn cho xe dừng lại, bằng cách đạp mạnh vào bàn đạp khác theo cách nghĩ ở trên, rất tiếc lúc này đó lại là bàn đạp ga, cây viết Steve Wallace của chuyên trang này lý giải. Ông cũng từng là thầy dạy lái xe, chứng kiến hàng trăm, hàng nghìn vụ đạp nhầm chân phanh và ga trong trường dạy lái 30 năm qua.

Chưa dừng lại ở đó, hành vi tiếp theo như một cách tò mò của trí não, khó lý giải là tiếp tục nhấn mạnh thêm nữa vào bàn đạp ga, gây ra những hậu quả thảm khốc.

Vậy câu hỏi là tại sao các tài xế lại tiếp tục đạp mạnh ga khi phản ứng của xe đi ngược với những gì họ muốn?

Một bác sĩ người từng làm việc cùng Steve đã lý giải điều này, đặc biệt dành cho những tài già, đó là tình trạng tê chân phải. Khi một tài già đặt chân lên bàn đạp ga quá lâu (vì thường ít dùng phanh hơn tài trẻ), họ thường rơi vào trạng thái mất cảm giác chân phải, khi đó đạp cả chân phanh và ga cùng một lúc, mà tác dụng của chân ga bao giờ cũng mạnh hơn lực hãm của chân phanh.


Tài xế hốt hoảng nên tiếp tục đạp mạnh chân ga.

Tê chân kết hợp với tình trạng hoảng hốt, tài xế không còn đủ tính táo để suy xét mà tiếp tục làm theo phản xạ, đạp mạnh chân ga liên tiếp, chỉ dừng tới khi nào xe đâm vào chướng ngại vật.

Ở Mỹ và Canada, những tài già thường lái xe nội địa, những hãng này thiết kế đặt bàn đạp phanh cao hơn so với bàn đạp ga. Do đó, để đạp trúng chân phanh, tài xế phải nhấc chân cao hơn. Nhưng khi chân phải rơi vào trạng thái mất cảm giác, lúc này họ không thể nhấc chân theo ý muốn.

Xe nhập khẩu, đặc biệt các xe từ châu Á, thường để phanh và ga ngang nhau. Do đó, khi tê chân thường đạp trúng cả hai bàn đạp, do họ không có thói quen cảm nhận bên nào cao hơn.

Tình trạng đạp nhầm chân phanh xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới, LATimes rút ra kết luận từ báo cáo của Cục an toàn giao thông Mỹ. Cụ thể, mỗi tháng có khoảng 15 vụ tai nạn do nhầm chân ga, trong đó 75% tài xế là nữ giới.

Công nghệ có thể hạn chế tình huống này hiện nay mà các hãng đang tiến hành nghiên cứu là Override, tương tự như Ride by Wire trên môtô phân khối lớn. Theo đó, ECU sẽ kiểm soát độ mở của bướm ga trong những trường hợp bất ngờ, không để xảy ra tình trạng tăng tốc đáng tiếc.

Đức Huy - Báo điện tử Vnexpress
 

greentechbox

Xe điện
Biển số
OF-355775
Ngày cấp bằng
28/2/15
Số km
2,192
Động cơ
284,392 Mã lực
Website
greentechbox.com
Mấy ông gây tai nạn chết người, thở có hơi rượu khi hỏi thì luôn đổ lỗi là đạp nhầm chân ga! Đã có hơi men thì chẳng những ga có khi còn bẻ luôn cả vô lăng ấy chứ. Đã lái xe thì đừng có uống rượu, đã uống rượu thì đi xe ôm cho lành.
 

Friz

Xe hơi
Biển số
OF-368039
Ngày cấp bằng
25/5/15
Số km
124
Động cơ
254,950 Mã lực
Khi lái quen, não phân định vô thức chân như nào thì ga, thì phanh. Nếu thử kiểu khác như (chuyển chân trái đạp phanh xe tự động) sẽ làm rối loạn sự phân định này và khiến luống cuống khi gặp tình huống. Em đã từng nghịch dại như vậy và sợ luôn.
 

peterpann

Xe tải
Biển số
OF-371902
Ngày cấp bằng
29/6/15
Số km
447
Động cơ
254,800 Mã lực
Chạy xe lúc tỉnh táo còn có khi cuống lên đạp nhầm, thêm men rượu nữa thì thôi luôn, nhà thương thẳng tiến. Cái j cũng ẩu đc chứ chạy xe phải cẩn thận
 

canhatang

Xe tăng
Biển số
OF-25292
Ngày cấp bằng
6/12/08
Số km
1,003
Động cơ
499,346 Mã lực
Ở Mỹ và Canada, những tài già thường lái xe nội địa, những hãng này thiết kế đặt bàn đạp phanh cao hơn so với bàn đạp ga. Do đó, để đạp trúng chân phanh, tài xế phải nhấc chân cao hơn. Nhưng khi chân phải rơi vào trạng thái mất cảm giác, lúc này họ không thể nhấc chân theo ý muốn.

Xe nhập khẩu, đặc biệt các xe từ châu Á, thường để phanh và ga ngang nhau. Do đó, khi tê chân thường đạp trúng cả hai bàn đạp, do họ không có thói quen cảm nhận bên nào cao hơn.

Đức Huy - Báo điện tử Vnexpress
Em chưa thấy xe nào nhập khẩu từ châu Á để phanh và ga ngang nhau. Có cụ nào biết xe nào thế không?
 

Nguyen AG

Xe hơi
Biển số
OF-368771
Ngày cấp bằng
1/6/15
Số km
198
Động cơ
255,080 Mã lực
Cụ nào biết mấy vụ đạp nhầm này là xe số tự động hay số sàn không?
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,717
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhầm chân ga ở đâu cũng có, mà thường là tài mới do chưa thành phản xạ vô điều kiện. Chính vì vậy mà ở một số nước, ví dụ Úc, họ bắt tài xế mới có bằng phải dán chữ lái mới lên xe và chỉ được đi xe nhỏ (ví dụ dưới 1.6) và không được đi hết tốc độ ở các tuyến đường. Ví dụ đường cho 80 thì lái mới chỉ 60 hoặc 70. Họ cũng ý thức được hiểm họa của lái mới đạp nhầm chân ga nó dư lào nên mới ra luật cẩn thận như vậy. Thời gian lái mới có thời gian thử thách tới 2 năm.
Chưa hết, sáng nay VTV có đưa ví dụ chương trình đào tạo lái xe của bọn NHât. Nói thật nếu VN mà làm đúng như vậy thì các cụ, mợ nhà mình phải học 6 tháng mới đỗ, mà không phải ai cũng có thể đỗ. Trong chương trình có những bài như phóng nhanh (cỡ 80) phanh tương đối gấp và bẻ lái luôn... nghe tiếng phanh kin kít như đóng phim các cụ ợ, hoặc bài đi nhanh tránh chướng ngại vật cũng rất khoai. Thế mới biết ở ta dậy lái giờ đơn giản quá.
 

cucho

Xe tăng
Biển số
OF-76328
Ngày cấp bằng
26/10/10
Số km
1,239
Động cơ
433,240 Mã lực
Cả em và gấu cũng đã nhầm chân ga. May mà mức độ nhẹ, và nhận thức nhanh xử lý ngay không có hậu quả nào ngoại trừ toát mồ hôi lạnh
Cá nhân em đánh giá. Lái xe là 1 sự đam mê (trừ 1 số ng bắt buộc phải lái), nhưng không thể vỗ ngực tự phụ được cho tới khi không còn sức khỏe để lái.
Gác kiếm hãy nói khoác, thật lực vào. Còn đang lái thì hãy cố tỉnh táo nhất trong khả năng
 

tuanprado

Xe tăng
Biển số
OF-25066
Ngày cấp bằng
1/12/08
Số km
1,164
Động cơ
502,247 Mã lực
Thật vớ vẩn như bài viết. Đạp nhầm chân ga chỉ bi khi lái xe chưa thành thạo thôi.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Nhầm chân ga ở đâu cũng có, mà thường là tài mới do chưa thành phản xạ vô điều kiện. Chính vì vậy mà ở một số nước, ví dụ Úc, họ bắt tài xế mới có bằng phải dán chữ lái mới lên xe và chỉ được đi xe nhỏ (ví dụ dưới 1.6) và không được đi hết tốc độ ở các tuyến đường. Ví dụ đường cho 80 thì lái mới chỉ 60 hoặc 70. Họ cũng ý thức được hiểm họa của lái mới đạp nhầm chân ga nó dư lào nên mới ra luật cẩn thận như vậy. Thời gian lái mới có thời gian thử thách tới 2 năm.
Chưa hết, sáng nay VTV có đưa ví dụ chương trình đào tạo lái xe của bọn NHât. Nói thật nếu VN mà làm đúng như vậy thì các cụ, mợ nhà mình phải học 6 tháng mới đỗ, mà không phải ai cũng có thể đỗ. Trong chương trình có những bài như phóng nhanh (cỡ 80) phanh tương đối gấp và bẻ lái luôn... nghe tiếng phanh kin kít như đóng phim các cụ ợ, hoặc bài đi nhanh tránh chướng ngại vật cũng rất khoai. Thế mới biết ở ta dậy lái giờ đơn giản quá.
VN mà dạy kỹ năng này bảo đảm không phải ai học cũng đỗ vì chưa học xong cả thầy trò đều toi rồi.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Thật vớ vẩn như bài viết. Đạp nhầm chân ga chỉ bi khi lái xe chưa thành thạo thôi.
Thế nào là một lái xe "thành thạo" ? Là lái xe không bao giờ đạp nhầm chân ga.
Có lái xe này không cụ???
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,717
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
VN mà dạy kỹ năng này bảo đảm không phải ai học cũng đỗ vì chưa học xong cả thầy trò đều toi rồi.
Nhưng đó là cái đích của giao thông hiện đại. Tạm thời ở ta ít đườn cao tốc và đi chủ yếu tốc độ dưới 100km/h nên chưa thấy tầm quan trọng của những kỹ năng tốc độ cao. Các nước tiên tiến thì đa phần chạy tốc độ cao, dậy lái kiểu ta thì chắc tai nạn xẩy ra hàng giờ !
 

tientaninfotech

Xe tăng
Biển số
OF-373036
Ngày cấp bằng
9/7/15
Số km
1,391
Động cơ
518,105 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tui cũng có lần đạp nhầm, nhưng may là cắt côn rồi, ko chắc tèo quá :) Chưa bao giờ đi xe ga và cũng chả dám đi xe ga. MT quen rồi.
 

Cà Phê Cộng

Xe hơi
Biển số
OF-367611
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
118
Động cơ
255,280 Mã lực
mỗi lần bước lên em tuyền cẩn thận bỏ cao gót liệu thế đã giảm thiểu rủi ro chưa ạ??
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,348
Động cơ
899,948 Mã lực
Nhầm chân ga, vào nhầm số em cũng bị mà không chỉ 1 lần,...
Nhưng với nhầm chân ga, thì ngay cả với người đang ngồi trong xe nếu không nghe tiếng máy sẽ không nhận ra vì phản ứng tiếp theo cũng diễn ra rất nhanh ngay sau cái "giật mình-tỉnh ra".
Còn vào nhầm số thì thường xuyên hơn rất nhiều, nhất là khi chạy nhanh vào chỗ cua gấp làm mất cảm giác không gian. Nhưng cũng nhiều khi chỉ là đường bằng mà cắt côn xong tự nhiên bị hẫng chẳng biết số tiếp theo là số nào. Nhưng bất kể trường hợp nào thì cũng như với chân ga ở trên, người ngồi ngay trong xe cũng không nhận ra vì phản ứng "nhận ra - hay tỉnh ra" cũng rất nhanh!
Chẳng phải chỉ khi mới ngồi vào xe tự động, mà đến tận bây giờ khi vừa đổi từ cái xe này sang cái kia do độ trễ ga khác nhau em vẫn bị. Nhấn nhẹ chân ga để xe bắt đầu chuyển động, máy xe vẫn nổ đều đều, chẳng phản ứng, nhấn mạnh thêm chút nữa, xe bắt đầu phản ứng với mức ga sâu hơn nhiều nên máy gầm lên, xe chồm hơn. Đó là lúc dễ nhầm chân ga nhất!
Còn lái xe chưa bao giờ nhầm thì em chẳng biết liệu có hay không!
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top