- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 55,284
- Động cơ
- 1,132,785 Mã lực
Ngày 11-9-1963, Kennedy lại nói chưa thể cắt viện trợ chính phủ Diệm. Không được đảo chính. Kennedy muốn thuyết phục Diệm loại bỏ ông Nhu khỏi chính quyền.
17-9-1963, Hội đồng An ninh chỉ thị Đại sứ Lodge hoà hoãn với Diệm, nhưng bằng mọi cách thuyết phục Diệm loại bỏ ông Nhu.
Đại sứ Lodge rất bất mãn vì lệnh này, ông muốn đảo chính Diệm và cắt đứt viện trợ.
Đại sứ Lodge liên lạc với Tướng Dương Văn Minh bàn việc đảo chính.
Như đã nói ở trên, tháng 9-1963, Bộ trưởng Quốc phòng McNamara và Tướng Taylor, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ qua Việt Nam để nhìn tận mắt tình hình Phật giáo, và nếu cần thì phải áp lực Diệm.
Trước khi trở lại Washington, Bộ trưởng Quốc phòng McNamara, Tướng Taylor và Tướng Harkins ghé thăm Diệm tại Dinh Gia Long.
Diệm hút thuốc liên miên và chỉ tay vào bản đồ để khoe thành tích tiến triển tốt đẹp.
McNamara nhắc Diệm về các xáo trộn chính trị và tình hình nguy ngập.
Diệm không đồng ý và bào chữa rằng đó là do báo chí xuyên tạc làm người Mỹ hiểu lầm và phàn nàn các học sinh nông nổi, thiếu giáo dục và không hiểu trách nhiệm nên gây rối trật tự, do đó không có giải pháp nào hơn là tống giam họ
Diệm thú nhận đã để xáo trộn là vì ông "quá nhẹ tay và đối xử quá tốt với Phật giáo".
Diệm lên án Mỹ ủng hộ đảo chính.
Vì trước khi đi, Kennedy đã ra lệnh hai ông này đừng có ý kiến gì về vấn đề này nên mọi người đều nín thinh.
McNamara hỏi tại sao chính phủ không cải chính những lời tuyên bố "ồn ào" của bà Nhu, và nhắc đến việc bà Tống Mỹ Linh (vợ Tưởng Giới Thạch) lạm quyền nên đẩy nước Tàu vào tay CS.
Diệm biện minh rằng "bà Nhu là một dân biểu, nên bà có quyền phát biểu theo ý của bà. Người Mỹ phải thông cảm cho bà vì bà bị báo chí truyền thông tấn công và xuyên tạc bà với đầy ác ý".
Phái đoàn không lấy làm thỏa mãn về thái độ của Tổng thống Diệm.
Ngày 2-10-1963, phái đoàn trở về Washington báo cáo tình hình với Kennedy: "Về lãnh vực quân sự tốt, nhưng sự tai tiếng chính trị của hai ông Diệm-Nhu sẽ làm xấu đi"
Người Mỹ thảo kế hoạch cắt viện trợ chương trình Commodity Import Program, đó là chương trình viện trợ kinh tế giúp Việt Nam 40% số lượng nhập cảng của quốc gia, và sinh ra một số ngân quỹ lớn cho quân đội.
Tổng thống Kennedy tuyên bố giờ phút này các cố vấn trong chính phủ ông không còn có những ý kiến khác biệt nữa.
17-9-1963, Hội đồng An ninh chỉ thị Đại sứ Lodge hoà hoãn với Diệm, nhưng bằng mọi cách thuyết phục Diệm loại bỏ ông Nhu.
Đại sứ Lodge rất bất mãn vì lệnh này, ông muốn đảo chính Diệm và cắt đứt viện trợ.
Đại sứ Lodge liên lạc với Tướng Dương Văn Minh bàn việc đảo chính.
Như đã nói ở trên, tháng 9-1963, Bộ trưởng Quốc phòng McNamara và Tướng Taylor, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ qua Việt Nam để nhìn tận mắt tình hình Phật giáo, và nếu cần thì phải áp lực Diệm.
Trước khi trở lại Washington, Bộ trưởng Quốc phòng McNamara, Tướng Taylor và Tướng Harkins ghé thăm Diệm tại Dinh Gia Long.
Diệm hút thuốc liên miên và chỉ tay vào bản đồ để khoe thành tích tiến triển tốt đẹp.
McNamara nhắc Diệm về các xáo trộn chính trị và tình hình nguy ngập.
Diệm không đồng ý và bào chữa rằng đó là do báo chí xuyên tạc làm người Mỹ hiểu lầm và phàn nàn các học sinh nông nổi, thiếu giáo dục và không hiểu trách nhiệm nên gây rối trật tự, do đó không có giải pháp nào hơn là tống giam họ
Diệm thú nhận đã để xáo trộn là vì ông "quá nhẹ tay và đối xử quá tốt với Phật giáo".
Diệm lên án Mỹ ủng hộ đảo chính.
Vì trước khi đi, Kennedy đã ra lệnh hai ông này đừng có ý kiến gì về vấn đề này nên mọi người đều nín thinh.
McNamara hỏi tại sao chính phủ không cải chính những lời tuyên bố "ồn ào" của bà Nhu, và nhắc đến việc bà Tống Mỹ Linh (vợ Tưởng Giới Thạch) lạm quyền nên đẩy nước Tàu vào tay CS.
Diệm biện minh rằng "bà Nhu là một dân biểu, nên bà có quyền phát biểu theo ý của bà. Người Mỹ phải thông cảm cho bà vì bà bị báo chí truyền thông tấn công và xuyên tạc bà với đầy ác ý".
Phái đoàn không lấy làm thỏa mãn về thái độ của Tổng thống Diệm.
Ngày 2-10-1963, phái đoàn trở về Washington báo cáo tình hình với Kennedy: "Về lãnh vực quân sự tốt, nhưng sự tai tiếng chính trị của hai ông Diệm-Nhu sẽ làm xấu đi"
Người Mỹ thảo kế hoạch cắt viện trợ chương trình Commodity Import Program, đó là chương trình viện trợ kinh tế giúp Việt Nam 40% số lượng nhập cảng của quốc gia, và sinh ra một số ngân quỹ lớn cho quân đội.
Tổng thống Kennedy tuyên bố giờ phút này các cố vấn trong chính phủ ông không còn có những ý kiến khác biệt nữa.