[TT Hữu ích] Đảo chính Ngô Đình Diệm hôm 2/11/1963, cách đây 58 năm (MỚI)

Trạng thái
Thớt đang đóng

745Lii

Xe điện
Biển số
OF-969
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
3,292
Động cơ
619,848 Mã lực
Nơi ở
Chuồng bò
Đại tá Lê Quang Tung là Tư lệnh lực lượng đặc biệt, còn tư lệnh lữ đoàn liên binh phòng vệ phủ TT trong ĐC 1963 là Trung tá Nguyễn Ngọc Khôi.
2 đại tá Hồ Tấn Quyền tư lệnh hải quân và Lê Quang Tung bị giết, Tướng Huỳnh Văn Cao Tư lệnh vùng 4, đại tá Bùi Dzinh tư lệnh sư đoàn 9 bị vô hiệu hoá vì cách trở cầu phà ko sang sông đc. Đại tá Cao Văn Viên, trung tá Khôi, trung tá Thiện Tư lệnh Thiết giáp bị khống chế tại Bộ TMT. Thế là hết, chẳng còn ai cứu đc 2 ae ông Diệm nữa.
 

BMZ_Z4

Xe điện
Biển số
OF-83
Ngày cấp bằng
31/5/06
Số km
2,578
Động cơ
1,178,700 Mã lực
Về nhân vật Diệm, chủ thớt không biết vô tình hay cố ý lờ đi hai người đã dựng Ngô Đình Diệm lên ngôi cao: Spellman và Ngô ĐÌnh Thục, hai nhân vật sau rèm này, may quá, đã có các sử gia thực sự nghiên cứu:
"Trong hồi ức thân mật và nhiều ám ảnh của mình, quyển An American Requiem, tiểu thuyết gia James Carroll đã lập luận rằng “Chiến Tranh Việt Nam đã khởi sự như Cuộc Chiến Tranh của Spellman”.(1) Tác giả Carroll đã trình bày sự tham dự của Mỹ vào cuộc xung đột Việt Nam như kết quả của chủ thuyết chống cộng nhiều ám ảnh và sự vận động đằng sau hậu trường của Francis Cardinal Spellman ở New York. Sự phác họa của ông về vai trò được nghĩ là quan trọng của Spellman trong việc ảnh hưởng đên chính sách của Mỹ tại Việt Nam đã lập lại dòng chữ đầu tiên của bài “Nhóm Vận Đồng Hành Lang Cho Việt Nam: The Vietnam Lobby”, bài viết điều tra nổi tiếng được ấn hành trên tạp chí Ramparts năm 1965 trong đó các ký giả Robert Scheer và Warren Hinckle mô tả Spellman như một phần của một nhóm âm mưu chính trị có thực đã hợp tấu sự ủng hộ của chính quyền Eisenhower cho ông Ngô Đình Diệm."


Hồng Y Francis Spellman, Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Foster Dulles ở New York, tháng 5 năm 1957
Đó là cách vận hành đường lối của họ mà cụ. Thực tế thì anh Spell ý cũng chỉ nhận tiền của người khác mà hành nghề thôi nhỉ.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,860
Động cơ
411,865 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Tại Sài Gòn tất cả trường học đóng cửa, ra lệnh bắt đối lập, tin tức đảo chánh loan truyền.
Các tướng đảo chính âm thầm di chuyển các đơn vị Dù vào Sài Gòn. Có 2 đơn vị Dù khác có thể tiến vào thủ đô trong vòng 8 tiếng đồng hồ.
Chính quyền Diệm-Nhu ra lệnh bố trí chống đảo chánh.
Người tín cẩn nhất của chính quyền Diệm-Nhu là Tướng Tôn Thất Đính, Tư lệnh Đô thành Sài Gòn. Trong tay có 2.500 lính Dù, 1.500 lính Thủy Quân Lục Chiến, 700 Quân Cảnh. Ngoài ra Tướng Đính có liên hệ với Sư đoàn 5 Bộ binh.
Diệm-Nhu còn có Đại tá Lê Quang Tung, chỉ huy 1.700 lính Phòng Vệ Phủ Tổng thống, 900 lính Lực lượng Đặc biệt và 700 Cảnh sát Dã chiến.
Ngày 8-8-1963, Lucien Conein gặp lại các tướng đảo chính lần thứ haì, gồm các Tướng: Dương Văn Minh, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Lê Văn Kim và Đại tá Nguyễn văn Thiệu.
Các tướng Việt Nam muốn Mỹ chính thức ủng hộ cuộc đảo chính bằng sự lên tiếng của Đại sứ Lodge.
Ông Trưởng CIA Sài gòn John Richardson khuyến cáo rằng tình hình không thể thối lui.
Sài Gòn bây giờ đã biến thành một trại lính. Đây là trận đánh cuối cùng của gia đình Tổng thống Diệm.
Ông tiên đoán rằng các tướng đảo chính sẽ thắng, tuy nhiên phải thuyết phục cho được Tướng Tôn Thất Đính và Đại tá Lê Quang Tung gia nhập đảo chính. Đảo chính sẽ chết nhiều sinh mạng.
Đại sứ Lodge ủng hộ đảo chánh và nói rằng "nếu trễ sẽ bị thất bại".
Trái với ý kiến của ông Trưởng CIA Sài gòn Richardson và Đại sứ Lodge, Đại tướng Paul D. Harkins, Tư lệnh Quân đội Mỹ tại Việt Nam nghi ngờ khả năng các tướng đảo chánh. Ông khuyên Mỹ nên đứng ngoài cuộc đảo chính
Khi đã chuẩn bị cẩn thận thế này thì không thể gọi là 1 cuộc đảo chính được, mà là 1 cuộc xung đột quy ước. Diệm là người rất thông minh nhưng không hiểu sao lại mắc 1 lỗi chết người là không nắm được quân đội, đúng hơn là cứ đẩy dần các tướng về phía đối lập. Kể cả người thân tín nhất là Tôn Thất Đính.
 

745Lii

Xe điện
Biển số
OF-969
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
3,292
Động cơ
619,848 Mã lực
Nơi ở
Chuồng bò
Khi đã chuẩn bị cẩn thận thế này thì không thể gọi là 1 cuộc đảo chính được, mà là 1 cuộc xung đột quy ước. Diệm là người rất thông minh nhưng không hiểu sao lại mắc 1 lỗi chết người là không nắm được quân đội, đúng hơn là cứ đẩy dần các tướng về phía đối lập. Kể cả người thân tín nhất là Tôn Thất Đính.
Tướng Đính là mấu chốt, theo bên nào bên đó thắng. Lúc đó là Tư lệnh vùng 3 kiêm Tổng trấn đô thành, nắm hết quân trong SG và phụ cận.
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
7,464
Động cơ
1,966,650 Mã lực
Vụ này tướng Hinh có vai trò rất lớn mà ít thấy được nhắc đến nhỉ.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Khi đã chuẩn bị cẩn thận thế này thì không thể gọi là 1 cuộc đảo chính được, mà là 1 cuộc xung đột quy ước. Diệm là người rất thông minh nhưng không hiểu sao lại mắc 1 lỗi chết người là không nắm được quân đội, đúng hơn là cứ đẩy dần các tướng về phía đối lập. Kể cả người thân tín nhất là Tôn Thất Đính.
Tiền đẩy chứ ông D. có đẩy đâu.
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
7,464
Động cơ
1,966,650 Mã lực
Về nhân vật Diệm, chủ thớt không biết vô tình hay cố ý lờ đi hai người đã dựng Ngô Đình Diệm lên ngôi cao: Spellman và Ngô ĐÌnh Thục, hai nhân vật sau rèm này, may quá, đã có các sử gia thực sự nghiên cứu:
"Trong hồi ức thân mật và nhiều ám ảnh của mình, quyển An American Requiem, tiểu thuyết gia James Carroll đã lập luận rằng “Chiến Tranh Việt Nam đã khởi sự như Cuộc Chiến Tranh của Spellman”.(1) Tác giả Carroll đã trình bày sự tham dự của Mỹ vào cuộc xung đột Việt Nam như kết quả của chủ thuyết chống cộng nhiều ám ảnh và sự vận động đằng sau hậu trường của Francis Cardinal Spellman ở New York. Sự phác họa của ông về vai trò được nghĩ là quan trọng của Spellman trong việc ảnh hưởng đên chính sách của Mỹ tại Việt Nam đã lập lại dòng chữ đầu tiên của bài “Nhóm Vận Đồng Hành Lang Cho Việt Nam: The Vietnam Lobby”, bài viết điều tra nổi tiếng được ấn hành trên tạp chí Ramparts năm 1965 trong đó các ký giả Robert Scheer và Warren Hinckle mô tả Spellman như một phần của một nhóm âm mưu chính trị có thực đã hợp tấu sự ủng hộ của chính quyền Eisenhower cho ông Ngô Đình Diệm."


Hồng Y Francis Spellman, Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Foster Dulles ở New York, tháng 5 năm 1957
Dựng Ngô Đình Diệm lên là nằm trong kế hoạch Dodge, là kế hoạch mà McCormick coi là lý do chính để can thiệp vào VN, giống như Mỹ dính vào Hàn Quốc ấy.
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
7,464
Động cơ
1,966,650 Mã lực
Dầu mỏ, thiếc, các mỏ khoáng sản ở Đông Nam Á và nền công nghiệp xuất sắc của Nhật Bản mà rơi vào tay Trung Quốc thì TQ sẽ làm bá chủ thế giới, Mỹ nhận định sáng suốt như thế ngay từ đầu nên đổ tiền đổ quân can thiệp kịch liệt vào Châu Á.
 

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
3,625
Động cơ
428,532 Mã lực
Khi đã chuẩn bị cẩn thận thế này thì không thể gọi là 1 cuộc đảo chính được, mà là 1 cuộc xung đột quy ước. Diệm là người rất thông minh nhưng không hiểu sao lại mắc 1 lỗi chết người là không nắm được quân đội, đúng hơn là cứ đẩy dần các tướng về phía đối lập. Kể cả người thân tín nhất là Tôn Thất Đính.
Cả đất nước sống bằng đô la mỹ thì khi ông chủ Mỹ trở cờ thì các tướng lĩnh quân đội cũng theo ngọn cờ đó thôi cụ.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Chỉnh sửa cuối:

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Dựng Ngô Đình Diệm lên là nằm trong kế hoạch Dodge, là kế hoạch mà McCormick coi là lý do chính để can thiệp vào VN, giống như Mỹ dính vào Hàn Quốc ấy.
DoDge plan cũng như Marshal plan, vẫn cần những quân cờ, người cấp quân cờ là Spellman.
 

Lux.Queen178

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-793294
Ngày cấp bằng
12/10/21
Số km
159
Động cơ
24,009 Mã lực
Ông Trần Văn Chương theo đạo Phật nên không thể chấp nhận Diệm Nhu Xuân đàn áp Phật giáo nên ông từ chức Đại sứ VNCH tại Mỹ và từ mặt cả gia đình phía Diệm.
Ngày 17/10/1963, mẹ con Trần Lệ Xuân và Ngô Đình Lệ Thủy đến nhà riêng của ông tại Washington nhưng ông bà lánh mặt.
Có 1 tấm ảnh tả thực khá đúng về Trần Lệ Xuân: Đứng chống nạnh trước cửa nhà bố mẹ khi bấm chuông không ai mở cửa:

DDQ3KgZ.jpg

Sau khi đảo chính, mẹ con Trần Lệ Xuân sang Châu Âu, ông bà Chương ở lại Mỹ. Có tin là sau này hai bên có liên hệ lại với nhau nhưng rất lạnh nhạt.

Năm 1986 ông bà Chương bị giết bởi chính con trai (em trai Trần Lệ Xuân) là Trần Văn Khiêm. Tòa Mỹ kết luận là Khiêm giết cha mẹ trong tình trạng tâm thần và trục xuất ông ra khỏi Mỹ (về Pháp).

Như vậy đại gia đình Trần Lệ Xuân có đến gần chục người bị chết bất đắc kỳ tử là cha mẹ (ông bà Khiêm), chồng (Nhu) và các anh em chồng (Diệm, Cẩn), các con gái (Lệ Thủy, Lệ Quyên - đều mất vì tai nạn ô-tô).
nếu nghĩ tâm linh chút có thể là quả báo của đàn áp tôn giáo không.
Thế giới tâm linh không đùa được, mạng lớn phước lớn đáng ra cứ hưởng, lại đi mà đàn áp thế hậu quả cũng khôn lường
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,860
Động cơ
411,865 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Tướng Đính là mấu chốt, theo bên nào bên đó thắng. Lúc đó là Tư lệnh vùng 3 kiêm Tổng trấn đô thành, nắm hết quân trong SG và phụ cận.
Tiền đẩy chứ ông D. có đẩy đâu.
Cả đất nước sống bằng đô la mỹ thì khi ông chủ Mỹ trở cờ thì các tướng lĩnh quân đội cũng theo ngọn cờ đó thôi cụ.
Tiền là cú hích cuối cùng, trước đó thì Diệm đã làm mất lòng tất cả các tướng, kể cả Tôn Thất Đính.

Như với Tôn Thất Đính, khi Đính xin Diệm cho 1 chức vụ trong chính phủ thì bị Diệm mắng té tát. Đính bất mãn mới ngả theo phe đảo chính.

Có điều về sau chính phe đảo chính cũng không dám dùng Tôn Thất Đính mà cách ly, giam lỏng vv và cuối cùng Đính phải rời ngũ năm mới 40 tuổi.
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,675
Động cơ
567,484 Mã lực
Vì sao anh em cụ Ngô Đình Diệm chết thảm.
Phải quay lại tình hình Việt Nam từ ngày cụ Ngô Đình Diệm chấp chính 7-7-1954 tới ngày cụ chết thảm

View attachment 6630986
26-6-1954: Ngô Đình Diệm về nước "chấp chính"
Phi trường Tân Sơn Nhất, Sài Gòn, một chuyến hạ cánh được chờ đợi lâu trong một ngày nắng nóng. Từ cửa máy bay, Ngô Đình Diệm bước xuống. Thủ tướng mới của cái gọi là Quốc Gia Việt Nam vừa được Bảo Đại sắc phong ở Paris ngày 18 tháng 6.
Stanley Karnow, người gặp Diệm ngay trước khi về nước, kể lại trong cuốn "Vietnam: A History, The First Complete Account of Vietnam at War":
"Khi tôi phỏng vấn Diệm thời điểm đó, ông ta nghe như thể một Joan of Arc phiên bản Việt, dự báo rằng quân đội quốc gia của ông ta dự định sẽ truyền cảm hứng cho mọi người tập hợp lại"
Chỉ có vài trăm người Công giáo đứng đón “nhà chí sĩ” - quân cờ mới của cuộc be chắn “triều cường đỏ” theo thuyết Domino. Diệm ngao ngán ngắm buổi chiều tàn tạ của nền thực dân Pháp, lắc đầu theo cung cách một “mệ” Huế: “Biết tình hình rứa, về mà chi”.
Tiến lại gần Diệm là một thư sinh dáng ký giả, nói nhỏ, cũng bằng giọng Huế: “Cụ bình tâm đi, vạn sự khởi đầu nan”. Người này là Nguyễn Thái, một người bà con của đại thần Nguyễn Hữu Bài (từng cưu mang Diệm thuở thiếu thời), thành viên hoàng tộc Nguyễn theo Công giáo.
Sau khi thành quốc trưởng, Diệm cử Nguyễn Thái đứng đầu Việt Tấn Xã – cơ quan thông tấn chính phủ. Đến năm 1959, Nguyễn Thái chán ngán với tập đoàn gia đình trị Ngô Đình Diệm, vì bọn họ nhanh chóng bộc lộ sự dốt nát và tham nhũng. Như con “quạ trắng” giữa đám ô lại triều Ngô, Nguyễn Thái chỉ giao du với mấy người “đàng hoàng” như: Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn… Để rồi sau chiến tranh mới biết họ đều là… CS.
Năm 1961, Nguyễn Thái từ chức Tổng giám đốc Việt Tấn Xã, trở lại Mỹ. Năm 1962, Thái làm phương Tây rúng động vì cuốn sách "Is South Vietnam Viable?" (Liệu Nam Việt Nam có tồn tại được?). Trong lời mở đầu, Thái viết:
“Vì từng làm việc mật thiết với chế độ này trong suốt 7 năm qua, nên tôi nhận thấy chế độ này (Diệm) không có khả năng thu phục được sự ủng hộ của dân. Ngay cả những người lúc đầu ủng hộ chế độ cũng không còn chịu đựng được tình trạng tham nhũng, giả dối và vô hiệu năng, gây ra những phe nhóm gồm toàn những kẻ ăn bám và nịnh hót, để nhũng lạm chế độ này trước khi nó sụp đổ”.
Không đầy một năm sau ngày Thái xuất bản cuốn sách đó, Ngô Đình Diệm bị giết trong đảo chính!
Bản chất là người dân Miền nam ko chấp nhận chế độ này, thế nên gần như suốt cuộc chiến luôn tồn tại 2 chính phủ có đủ mọi ban ngành, ban bệ, tổ chức trên 1 quốc gia
thực tế, những người oánh Mỹ, ngụy khét lẹt nhất, kiên trung nhất, máu lửa nhất chính là những người miền nam, miền trung.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
Tướng Đính là mấu chốt, theo bên nào bên đó thắng. Lúc đó là Tư lệnh vùng 3 kiêm Tổng trấn đô thành, nắm hết quân trong SG và phụ cận.
Đến Đỗ Mậu còn làm phản thì họ Ngô gần như ko có người thân tín trong quân đội.
 

UltraMod

Xe tăng
Biển số
OF-592828
Ngày cấp bằng
1/10/18
Số km
1,433
Động cơ
143,438 Mã lực
Website
trendyeyewear.vn
Thì Ổng đẹp trai ngời ngời mà, cao to đứng cạnh các tướng Mỹ rất là thể diện, khác hẳn mấy tướng còn lại của VNCH kẻ thì bé như con nhái, kẻ thì chống cái gậy như thằng què í :P :P :P

Em thích nhất tướng Cao Văn Viên ở tính trung thành của ổng, giữa 1 bầy tướng chuyên đảo chính và affair chính trị
Người trung thành thì sẽ chung thủy
Và cuộc đời Ổng đã thể hiện đúng như vậy ạ
Em có thích tướng Kỳ không?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Biểu tình 1963 (80).jpg

Thiếu tướng Tôn Thất Đính, Tổng trấn Đô thành Sài gòn, một trong những tướng lĩnh cao cấp đảo chính lật đồ chính quyền Ngô Đình Diệm tháng 11-1963
Biểu tình 1963 (75).jpg

4-9-1963 - Thiếu tướng Tôn Thất Đính, Tổng trấn Đô thành Sài gòn, họp báo giải thích lệnh thiết quân luật ban hành hôm 20-8-1963. Ảnh: Larry Burrows
Biểu tình 1963 (76).jpg

4-9-1963 - Thiếu tướng Tôn Thất Đính, Tổng trấn Đô thành Sài gòn, và Tướng Nguyễn Văn La (trái) họp báo giải thích lệnh thiết quân luật ban hành hôm 20-8-1963. Ảnh: Larry Burrows
Biểu tình 1963 (77).jpg

4-9-1963 - Thiếu tướng Tôn Thất Đính, Tổng trấn Đô thành Sài gòn, họp báo giải thích lệnh thiết quân luật ban hành hôm 20-8-1963. Ảnh: Larry Burrows
Biểu tình 1963 (78).jpg

4-9-1963 - Thiếu tướng Tôn Thất Đính, Tổng trấn Đô thành Sài gòn, họp báo giải thích lệnh thiết quân luật ban hành hôm 20-8-1963. Ảnh: Larry Burrows
Biểu tình 1963 (79).jpg

4-9-1963 - Thiếu tướng Tôn Thất Đính, Tổng trấn Đô thành Sài gòn, họp báo giải thích lệnh thiết quân luật ban hành hôm 20-8-1963. Ảnh: Larry Burrows
 

tung5917

Xe điện
Biển số
OF-76478
Ngày cấp bằng
28/10/10
Số km
3,625
Động cơ
428,532 Mã lực
Tiền là cú hích cuối cùng, trước đó thì Diệm đã làm mất lòng tất cả các tướng, kể cả Tôn Thất Đính.

Như với Tôn Thất Đính, khi Đính xin Diệm cho 1 chức vụ trong chính phủ thì bị Diệm mắng té tát. Đính bất mãn mới ngả theo phe đảo chính.

Có điều về sau chính phe đảo chính cũng không dám dùng Tôn Thất Đính mà cách ly, giam lỏng vv và cuối cùng Đính phải rời ngũ năm mới 40 tuổi.
Phe tướng lĩnh đảo chính cũng toàn người được Diệm tin cậy cất nhắc lên đấy cụ. Vậy mà CIA lại liên hệ thành công vì đơn giản thì họ biết ai sẽ chi tiền đô la cho họ nên họ ngả theo. Tướng lĩnh quen ăn tiền tham nhũng rồi, nên ai cho tiền là họ theo.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Tại Washington, Hội đồng An ninh Quốc gia họp ủng hộ đảo chánh.
Cựu Đại sứ Nolting phản đối nói rằng: "Nếu Mỹ bỏ rơi hai ông Diệm-Nhu tức là Mỹ đã nuốt lời cam kết trong quá khứ".
Thứ trưởng Ngoại giao Harriman chống lại ý kiến ông Nolting, và chỉ trích ông Nolting đã không phục vụ quyền lợi nước Mỹ trong thời gian ông làm đại sứ tại Việt Nam.
Tổng thống Kennedy phân vân, nhưng cuối cùng đồng ý ủng hộ cuộc đảo chính, tuy nhiên ông muốn trao quyền quyết định cho Đại sứ Lodge.
Tổng thống Kennedy nói với ông Lodge: "Tôi tin là ông sẽ không ngại ngùng khi đưa ra quyết định đình hoãn hay thay đổi kế hoạch đảo chánh nếu ông nghĩ là cần thiết".
Bấy giờ, Ngoại trưởng Rusk tự tay gởi điện văn cho Đại sứ Lodge, chỉ thị mọi cách phải loại bỏ cho được ông bà Nhu ra khỏi chính quyền. Khoan cắt đứt viện trợ mà hãy chờ cho đến khi nào các tướng sẵn sàng đảo chính. Sợ rằng nếu Tổng thống Diệm biết được thì Tổng thống Diệm sẽ kêu gọi Bắc Việt ủng hộ để đánh đuổi Mỹ.
Ngày 29-8-1963, Tổng thống Kennedy gởi điện văn cho Đại sứ Lodge:
"Tôi chấp thuận tất cả những điều đề cập trong cái điện văn mà những vị khác gởi cho ông (tức bức điện văn "tối mật" ngày 24 tháng 8), và tôi ủng hộ các điều đó hết mình. Chúng tôi sẽ cố gắng làm hết sức để có thể giúp ông hoàn thành sứ mạng này một cách mỹ mãn. Cho đến khi các tướng lãnh ra tay, tôi xin được dành cái quyền thay đổi kế hoạch hay đảo ngược chỉ thị vào giờ chót. Tôi hoàn toàn nhận hết trách nhiệm về bất cứ sự thay đổi nào, và tôi cũng chịu hoàn toàn trách nhiệm về kế hoạch này và hậu quả của nó".
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Tướng Dương Văn Minh đòi Mỹ phải chứng tỏ việc ủng hộ các tướng lĩnh đảo chính, bằng cách tuyên bố Mỹ cắt viện trợ kinh tế cho chính phủ Diệm.
Đại sứ Lodge điện về Ngoại trưởng Rusk nói là quá trễ để mà suy nghĩ lại, ông nói: "Chúng ta đã bước sâu quá rồi nên không thối lui được, hãy dồn mọi nỗ lực ủng hộ các tướng đảo chính ngay".
Đại sứ Lodge xin phép để Tướng Paul Harkins tiếp xúc với các tướng đảo chính và cũng yêu cầu Mỹ cắt viện trợ kinh tế chính phủ Diệm để các tướng đảo chính tin tưởng có Mỹ ủng hộ.
Cùng ngày, Nhà Trắng cho phép Tướng Harkins tiếp xúc các tướng đảo chính và cho phép Đại sứ Lodge cắt đứt viện trợ kinh tế chính phủ Diệm.
Tổng thống Kennedy gửi thư riêng cho Đại sứ Lodge nói rằng ông ủng hộ các kế hoạch đảo chánh của Lodge.
Tuy nhiên Kennedy không đồng ý với ông Lodge về việc ông Lodge nói là "không thể thối lui được".
Kennedy nhắc Lodge về kinh nghiệm đau thương tại Vịnh Con Heo ở Cuba, nói:
"Kinh nghiệm dạy tôi rằng sự thất bại mang lại cái tệ hại nhiều hơn là việc đi thay đổi quyết định... Khi chúng ta làm, chúng ta phải thắng, nhưng nếu cần phải thay đổi quyết định thì cũng phải nên thay đổi, hơn là để thất bại".
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top