- Biển số
- OF-82049
- Ngày cấp bằng
- 5/1/11
- Số km
- 1,707
- Động cơ
- 430,730 Mã lực
- Nơi ở
- Vỉa hè
- Website
- maithanhhaiddk.blogspot.com
Từ đất liền, đi tàu ra đảo Lý Sơn mất cả tiếng đồng hồ. Lang thang trên đảo 1 ngày đêm, mới biết Lý Sơn còn 1 đảo nữa, bé hơn nên gọi là đảo Bé (đảo Lý Sơn lớn hơn, trung tâm hơn nên dân địa phương gọi là đảo Lớn). Cách đây bao nhiêu năm, đảo Bé đã nằm gần ngay cạnh đảo Lớn và có một số hộ dân ở đó, sinh sống dựa vào sự cung cấp nhu yếu phẩm của đảo Lớn.
Gian lao và vất vả, nhất là những dịp biển động: Đảo Lớn bị cắt liên lạc với đất liền, tàu không ra được là hết gạo ăn, hết dầu thắp và tất cả mọi thứ đồ sinh hoạt hàng ngày... nên đảo Bé bị quên lãng là chuyện bình thường.
Nhà cháu vừa chụp hình, vừa bám chặt vào thuyền kẻo sóng hất xuống biển thì khổ
Năm 2003, đảo Bé được tách ra thành xã đảo An Bình, thuộc huyện Lý Sơn (nằm trên đảo Lớn), cũng là để thuận tiện cho người dân giao dịch với cơ quan quản lý và việc quản lý gọn nhẹ, tại chỗ. Tiếng là xã nhưng có duy nhất 1 thôn Bắc với dân số hiện tại 102 hộ/ gần 500 nhân khẩu (66,06% số hộ thuộc diện hộ nghèo, suốt 2 năm qua, không làm giảm được số nghèo)...
Hôm mình ra đảo Bé, vẫn dịp "sóng yên, biển lặng" nên mỗi ngày có 1 chuyến tàu ra - vào, chuyên chở tất tần tật mọi thứ tiếp tế - cung cấp cho đảo. Do thời gian không nhiều, chẳng đợi được từ sáng đến tối nên đành chọn phương án thuê tàu ra đảo. Cứ tưởng thuê riêng, ai ngờ chủ tàu vẫn "tận dụng" chở bà con - hàng hóa và có mỗi ưu tiên duy nhất là... tàu về đảo Lớn sớm hơn thường lệ. Chẳng sao! Đều phục vụ bà con mình ý mà.
Kể lại mấy chuyện vắn tắt về đảo Bé, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi:
Xuất phát từ đảo Lớn (đảo Lý Sơn), ngay trên bến cảng dành cho mọi phương tiện vận tải thủy đang xây dở. Chiếc tàu gỗ phía sau mấy cô, mấy chị bán cá này là tàu chở tụi mình ra đảo Bé.
Mỗi ngày chỉ duy nhất có 1 chuyến tàu ra - vào đảo và đảm nhiệm mọi chức năng chuyển chở: Người, xe, đồ đạc, nhu yếu phẩm và dĩ nhiên, cả quân trang - quân dụng, vũ khí - khí tài, bộ đội khi xảy ra... sự cố biển đảo.
Tàu nổ máy rời cảng nhưng mỏ neo vướng dưới nước, không kéo lên được. Thuyền trưởng tàu tên là Ba Tròn cởi cáo nhảy ùm và lặn xuống gỡ mỏ neo. Chứng kiến cảnh thuyền trưởng tắm tráng sau khi xuống biển mới thấy thấm thía nỗi khổ không có nước ở đảo: Ba Tròn múc 3 ly (ly dùng để uống bia) nước ngọt, nhẹ nhàng đổ lên đầu xoa kỹ và sau đó mới tắm đến mặt, cổ ngực, bụng. Ở đảo Bé, nước quý hơn cả vàng. Đó là sự thật.
Tàu cá của ngư dân đỗ trong cảng tò mò nhìn theo tụi mình ra với đảo
Nhà thơ Văn Công Hùng ngồi phía trên để dễ bề tác nghiệp
Nhà báo Mai Thìn thì ngồi dưới
Đảo Bé nhìn từ xa. Đi cùng tàu với tụi mình là nhóm SV Trường Cao đẳng Tài chính Quảng Ngãi ra đó... thực tế. Mình chả hiểu mấy đôi lứa này thực tế gì, khi mà ngoài đỏ chả có gì liên quan đến Tài chính - Kế toán và các cô cậu này đều mang lều bạt, túi ngủ to đùng, vất vưởng sau lưng. Nhóm này có 1 cô bé có quả Nikon rất xịn, "chuyên nghiệp đứt anh em mình" - Nhà thơ VCH than vậy và hỏi, cung cấp lại thông tin: "Cô bé giọng Bắc, mới từ Hà Nội vào, nói đang là CTV của Báo Sinh viên Việt Nam". Thảo nào nhìn thấy đám Phóng viên, cô CTV này cứ ngoảnh mặt..
Người, đồ cung cấp - tiếp tế cho đảo
Đảo Bé chụp gần đoạn cuối đảo
Rất nhiều cây cối và đủ đá, bãi cát. Không như đảo Lớn Lý Sơn, không có 1 hạt cát xung quanh
Cầu cảng duy nhất mới được đầu tư xây dựng cho tàu cập vào. Ngày trước, muốn vào phải tăng bo thuyền thúng
Nhìn "Trung tâm đảo" từ phía ngoài biển
Trẻ con hóng hớt nhất và cùng thèm vui, mới lạ nhất nên nhanh chân chạy ra trước ngắm người lạ
Nhân vật chính, rất đặc sắc mà mình phát hiện: Ngư dân Bùi Văn Huệ (35 tuổi), bị liệt sau chuyến lặn biển ở Hoàng Sa. Hiện tại Huệ đang phải đi lại bằng chiếc xe lăn cũ kỹ, mượn của người quen ở đất liền. Việc đi lại của Huệ trên xe lăn, nhờ vào 2 chú chó nhà thực hiện việc kéo. 2 chú này rất khôn, suốt ngày quấn quýt quanh Huệ
Huệ và 2 chú chó cũng ra bến cảng ngắm biển, ngắm tàu, ngắm người và đón mẹ già, mới vào đảo Lớn đi chợ mua đồ
Những thứ đồ đơn giản này, phục vụ cho cuộc sống vất vả, đạm bạc của 2 người già, 1 người liệt và 2 chú chó
Phương tiện chuyên chở hàng duy nhất trên đảo: Xe cút kít
Hôm nay, 2 chú chó còn phải è cổ kéo thêm chủ và... chai dầu ăn to đùng mà mẹ Huệ mới mua về
Lên dốc, chó kéo không nổi, phải nhờ sự trợ giúp của trẻ con quanh đó
Đảo Bé không có nguồn nước ngọt nên người dân phải mua sắm, làm những thùng to như thế này để hứng nước mùa mưa, tích trữ ăn quanh năm. Nhà nào hết nước sớm, bắt buộc phải gọi vào đảo Lớn mua nước và sẽ có vài con tàu mang nước ra bán (kéo dây, vòi bơm đến tận nhà) với giá 200.000 VND/m3 (giá hiện tại)
Thứ duy nhất mà đảo Bé không phải mua, đó là hành - tỏi. Trong hình: Ruộng trồng tỏi đang được chuẩn bị cho 1 mùa sản xuất mới (dĩ nhiên là chỉ khi có mưa) và ngoài việc này ra, người dân không biết làm gì để sống
À! Có thêm nghề tay trái: Bơi thuyền thúng ra le ve gần bờ bắt con cá nhỏ, trai ốc hến trong ghềnh đá để cải thiện đời sống. Do đặc thù bãi ngang, lại không có vũng, vịnh neo đậu tàu thuyền nên những ngư dân của đảo Bé phải vào đảo Lớn đi làm thuê trên những chiếc tàu cá đánh bắt xa bờ. 2 mẹ con này đang tách con vẹm - thành quả lặn ngụp của những người đàn ông trong nhà, suốt từ sáng đến trưa - để làm món ăn cho cả đại gia đinh
Bể nước xây dựng từ 1968 nhưng vẫn phải dùng. Qua bao nhiêu năm, đảo Bé vẫn thiếu nước như... thủa sơ khai
Có thứ... thừa đấy chứ! Đó là khẩu hiệu và trên đảo này, việc "tăng gia sản xuất" được đặt lên hàng đầu, giống như những năm mới giành được chính quyền, phải phát động tăng gia sản xuất để "diệt giặc đói"...
Cùng Nhà thơ Văn Công Hùng (Phó Chủ tịch Hội VHNT kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Gia Lai) bên ruộng trồng hành tỏi đảo Bé
(Còn nữa)
Gian lao và vất vả, nhất là những dịp biển động: Đảo Lớn bị cắt liên lạc với đất liền, tàu không ra được là hết gạo ăn, hết dầu thắp và tất cả mọi thứ đồ sinh hoạt hàng ngày... nên đảo Bé bị quên lãng là chuyện bình thường.
Nhà cháu vừa chụp hình, vừa bám chặt vào thuyền kẻo sóng hất xuống biển thì khổ
Năm 2003, đảo Bé được tách ra thành xã đảo An Bình, thuộc huyện Lý Sơn (nằm trên đảo Lớn), cũng là để thuận tiện cho người dân giao dịch với cơ quan quản lý và việc quản lý gọn nhẹ, tại chỗ. Tiếng là xã nhưng có duy nhất 1 thôn Bắc với dân số hiện tại 102 hộ/ gần 500 nhân khẩu (66,06% số hộ thuộc diện hộ nghèo, suốt 2 năm qua, không làm giảm được số nghèo)...
Hôm mình ra đảo Bé, vẫn dịp "sóng yên, biển lặng" nên mỗi ngày có 1 chuyến tàu ra - vào, chuyên chở tất tần tật mọi thứ tiếp tế - cung cấp cho đảo. Do thời gian không nhiều, chẳng đợi được từ sáng đến tối nên đành chọn phương án thuê tàu ra đảo. Cứ tưởng thuê riêng, ai ngờ chủ tàu vẫn "tận dụng" chở bà con - hàng hóa và có mỗi ưu tiên duy nhất là... tàu về đảo Lớn sớm hơn thường lệ. Chẳng sao! Đều phục vụ bà con mình ý mà.
Kể lại mấy chuyện vắn tắt về đảo Bé, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi:
Xuất phát từ đảo Lớn (đảo Lý Sơn), ngay trên bến cảng dành cho mọi phương tiện vận tải thủy đang xây dở. Chiếc tàu gỗ phía sau mấy cô, mấy chị bán cá này là tàu chở tụi mình ra đảo Bé.
Mỗi ngày chỉ duy nhất có 1 chuyến tàu ra - vào đảo và đảm nhiệm mọi chức năng chuyển chở: Người, xe, đồ đạc, nhu yếu phẩm và dĩ nhiên, cả quân trang - quân dụng, vũ khí - khí tài, bộ đội khi xảy ra... sự cố biển đảo.
Tàu nổ máy rời cảng nhưng mỏ neo vướng dưới nước, không kéo lên được. Thuyền trưởng tàu tên là Ba Tròn cởi cáo nhảy ùm và lặn xuống gỡ mỏ neo. Chứng kiến cảnh thuyền trưởng tắm tráng sau khi xuống biển mới thấy thấm thía nỗi khổ không có nước ở đảo: Ba Tròn múc 3 ly (ly dùng để uống bia) nước ngọt, nhẹ nhàng đổ lên đầu xoa kỹ và sau đó mới tắm đến mặt, cổ ngực, bụng. Ở đảo Bé, nước quý hơn cả vàng. Đó là sự thật.
Tàu cá của ngư dân đỗ trong cảng tò mò nhìn theo tụi mình ra với đảo
Nhà thơ Văn Công Hùng ngồi phía trên để dễ bề tác nghiệp
Nhà báo Mai Thìn thì ngồi dưới
Đảo Bé nhìn từ xa. Đi cùng tàu với tụi mình là nhóm SV Trường Cao đẳng Tài chính Quảng Ngãi ra đó... thực tế. Mình chả hiểu mấy đôi lứa này thực tế gì, khi mà ngoài đỏ chả có gì liên quan đến Tài chính - Kế toán và các cô cậu này đều mang lều bạt, túi ngủ to đùng, vất vưởng sau lưng. Nhóm này có 1 cô bé có quả Nikon rất xịn, "chuyên nghiệp đứt anh em mình" - Nhà thơ VCH than vậy và hỏi, cung cấp lại thông tin: "Cô bé giọng Bắc, mới từ Hà Nội vào, nói đang là CTV của Báo Sinh viên Việt Nam". Thảo nào nhìn thấy đám Phóng viên, cô CTV này cứ ngoảnh mặt..
Người, đồ cung cấp - tiếp tế cho đảo
Đảo Bé chụp gần đoạn cuối đảo
Rất nhiều cây cối và đủ đá, bãi cát. Không như đảo Lớn Lý Sơn, không có 1 hạt cát xung quanh
Cầu cảng duy nhất mới được đầu tư xây dựng cho tàu cập vào. Ngày trước, muốn vào phải tăng bo thuyền thúng
Nhìn "Trung tâm đảo" từ phía ngoài biển
Trẻ con hóng hớt nhất và cùng thèm vui, mới lạ nhất nên nhanh chân chạy ra trước ngắm người lạ
Nhân vật chính, rất đặc sắc mà mình phát hiện: Ngư dân Bùi Văn Huệ (35 tuổi), bị liệt sau chuyến lặn biển ở Hoàng Sa. Hiện tại Huệ đang phải đi lại bằng chiếc xe lăn cũ kỹ, mượn của người quen ở đất liền. Việc đi lại của Huệ trên xe lăn, nhờ vào 2 chú chó nhà thực hiện việc kéo. 2 chú này rất khôn, suốt ngày quấn quýt quanh Huệ
Huệ và 2 chú chó cũng ra bến cảng ngắm biển, ngắm tàu, ngắm người và đón mẹ già, mới vào đảo Lớn đi chợ mua đồ
Những thứ đồ đơn giản này, phục vụ cho cuộc sống vất vả, đạm bạc của 2 người già, 1 người liệt và 2 chú chó
Phương tiện chuyên chở hàng duy nhất trên đảo: Xe cút kít
Hôm nay, 2 chú chó còn phải è cổ kéo thêm chủ và... chai dầu ăn to đùng mà mẹ Huệ mới mua về
Lên dốc, chó kéo không nổi, phải nhờ sự trợ giúp của trẻ con quanh đó
Đảo Bé không có nguồn nước ngọt nên người dân phải mua sắm, làm những thùng to như thế này để hứng nước mùa mưa, tích trữ ăn quanh năm. Nhà nào hết nước sớm, bắt buộc phải gọi vào đảo Lớn mua nước và sẽ có vài con tàu mang nước ra bán (kéo dây, vòi bơm đến tận nhà) với giá 200.000 VND/m3 (giá hiện tại)
Thứ duy nhất mà đảo Bé không phải mua, đó là hành - tỏi. Trong hình: Ruộng trồng tỏi đang được chuẩn bị cho 1 mùa sản xuất mới (dĩ nhiên là chỉ khi có mưa) và ngoài việc này ra, người dân không biết làm gì để sống
À! Có thêm nghề tay trái: Bơi thuyền thúng ra le ve gần bờ bắt con cá nhỏ, trai ốc hến trong ghềnh đá để cải thiện đời sống. Do đặc thù bãi ngang, lại không có vũng, vịnh neo đậu tàu thuyền nên những ngư dân của đảo Bé phải vào đảo Lớn đi làm thuê trên những chiếc tàu cá đánh bắt xa bờ. 2 mẹ con này đang tách con vẹm - thành quả lặn ngụp của những người đàn ông trong nhà, suốt từ sáng đến trưa - để làm món ăn cho cả đại gia đinh
Bể nước xây dựng từ 1968 nhưng vẫn phải dùng. Qua bao nhiêu năm, đảo Bé vẫn thiếu nước như... thủa sơ khai
Có thứ... thừa đấy chứ! Đó là khẩu hiệu và trên đảo này, việc "tăng gia sản xuất" được đặt lên hàng đầu, giống như những năm mới giành được chính quyền, phải phát động tăng gia sản xuất để "diệt giặc đói"...
Cùng Nhà thơ Văn Công Hùng (Phó Chủ tịch Hội VHNT kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Gia Lai) bên ruộng trồng hành tỏi đảo Bé
(Còn nữa)