Ở sân bay có quầy bán vé các loại giao thông công cộng của Berlin. Có loại vé 1 chuyến, vé 2h, vé ngày, vé tháng v.v. Mua vé 2h sẽ sử dụng các loại bus và metro trong vòng 2h trong nội thành Berlin. Tụi em mua 2 vé, nhưng tay bán vé lại để vé ở dưới 1 xấp quảng cáo và tờ giới thiệu về Berlin nên em vơ sót 2 cái vé. Leo lên bus ông lái xe cũng chẳng buồn để ý nhưng tụi em mới nhận ra là không có cái vé. Quyết định là lậu vé. Metro và bus ở Đức chẳng có mấy khi soát vé. Chỉ có 1 lần mà em sẽ kể sau.
Trước khi về nhà tụi em quyết định thăm Berlin trước vì trời hãy còn sáng (khoảng 9h)
Vợ bảo: qua bên này thấy tủi thân. Ở nhà mình cũng không phải là thấp, vậy mà qua đây mà lạc nhau, ngước mặt lên toàn thấy vai tụi nó.
Thanh niên thì đẹp giai đẹp gái, nhất là thiếu nữ. Nhưng mấy bà già thì như cái túi mỡ, phùng phình chảy xệ thấy ghê, có lẽ vì thế mà chúng nó phải sống gấp. So với Nhật thì bên này khác hẳn. Tụi Nhật có cảm giác như cần cù chịu khó gom góp chắt chiu, dành dụm từng chút để xây dựng cuộc sống. Cuộc sống ở Nhật quá khổ, quá chật chội, quá tiết kiệm. Còn tụi ở đây chúng nó sống sướng, nhàn tản, làm việc ít hơn, vui chơi nhiều và thoải mái hơn, giàu có hơn. Cả thành phố Cottbus nhà ở thừa mứa sang trọng, nhu yếu phẩm rẻ rề, tiện nghi, công trình công cộng, cây xanh... cái gì cũng đủ đầy nhưng vắng người. Ấy nhưng Nhật thì sạch sẽ hơn đấy. Con người Berlin sống vui tươi, nói chuyện thoải mái, đi lại tự nhiên. Cái không khí của Đông Đức vẫn khác Tây Đức, em cảm nhận như vậy.
Tới nhà thờ Thệ phản Kaiser-William-Memorial (Kaiser-Wilhelm-Gedächtniskirche) tại Breitscheidplatz:
Nhà thờ được xây trong thập kỷ 1890, bị bom phá năm 1943. Phía trước là nhà thờ mới xây từ 1959-63. Nhà thờ cũ được giữ lại như 1 khu tưởng niệm. Nhà thờ mới sức chứa 1000 người còn được dân Berlin gọi là Hộp đựng son môi và phấn trang điểm. Mặt tiền nhà thờ mới ghép bằng 21,292 tấm thủy tinh màu, lấy cảm hứng từ nhà thờ Chartres gần Paris. Bên trong có tượng chúa bằng đồng và biển đồng tưởng niệm những người Tin Lành bị giết trong thời Quốc xã nắm quyền.