Nếu như chủ ý của cụ thì em hiểu bước đầu tiên nhà nước nên quản lý đội Bank và tín dụng trước đã. Sau ko hiệu quả thì tính đến thuế áp tăng lên. Nhưng em sợ đội Bank mạnh quá ko chịu cắt lãi ấy.
Thật ra ý chí ko phải do bank, bank là dn thôi cụ bảo j nghe nấy. Lúc trước tín dụng bđs ko dễ dãi như bây giờ đâu.
Mấy ông bank thì cụ ko thấy người có vị trí cao mệnh lệnh 1 câu hạ ls là làm răm rắp à, mới chỉ là 1 câu nói thôi đó ko phải luật gì đâu.
Trở lại vấn đề chống đầu cơ bđs ko dùng thuế, trước hết chúng ta phải khoanh vùng mục tiêu rồi mới đề ra giải pháp dựa trên đặc điểm của đối tượng.
1.Mục tiêu: nhà đầu cơ bđs
2.Đặc điểm cấu thành phổ biến:
-thường là đã có nhà, ko nghèo lắm.
-nguồn vốn: vay bank 30-70%, sẵn sàng cắm nhà đi vay. Là banker thì tận dụng được lãi suất nội bộ chỉ ngang lãi tiền gửi.
-thời gian nắm giữ bđs: thường là ngắn nhất là với đất nền (dưới 1 năm), chung cư mới mở bán hot trend thì cũng hay lướt cọc, còn dạng mua bđs có dòng tiền thì bền nhất và có tính đầu tư hơn là đầu cơ nếu tỷ lệ vay ko quá cao.
3. Giải pháp đề xuất để trị nhà đầu cơ bám theo đặc điểm:
- quy định khoanh vùng các đối tượng đã có nhà và vay bank để đầu tư bđs: lập danh sách dựa trên căn cứ là có nhà(dữ liệu trên Vneid), có cắm nhà(dữ liệu của bank), và đang mua bđs(thông tin scan qua và các cđt hoặc bank đều có, cọc hay hđmb đều tính hết).
- ngăn chặn tình trạng vay bank sử dụng sai mục đích: vay sxkd mà đi múc bđs.
-áp mức lãi suất cao hơn cho đối tượng trên(1-2% so với các mục đích sử dụng khác), siết tỷ lệ vay trên chỉ còn dưới 30% giá trị tài sản mua.
Thế là khơ khớ hiệu quả rồi, thậm chí còn chưa phải tăng lãi suất ảnh hưởng các ngành khác. Chứ như hiện nay dòng tiền từ tín dụng chủ yếu chảy vào đầu cơ bđs.