- Biển số
- OF-22282
- Ngày cấp bằng
- 11/10/08
- Số km
- 408
- Động cơ
- 499,420 Mã lực
chưa được rồi
[/URL][/IMG]
Dừng lại nhìn thật kỹ ạ, không bỏ sót kể cả một nốt ruồi rồi ký vào biên bản nộp phạt như dừng giữa ngã tư, va quệt vào xe khác....vân vân và vân vân ợ!!!
về vụ chân phanh hay chân côn khi giảm tốc và dừng đèn đỏ, kinh nghiệm nhà em như thế này: khi tốc độ đang cao mà ngắm thấy phải dừng từ xa thì buông ga đệm phanh để giảm tốc dần dần, đến khi thấy máy bắt đầu hơi giật (tốc độ không cùng với số) thì đạp côn để giữ cho máy khỏi chết, đồng thời tiếp tục đệm phanh để xe không bị thả trôi, căn làm sao để khi cách điểm cần dừng khoảng 1,5-2m thì tốc độ xe cũng vừa đủ chậm để lúc đó mình buông phanh xe sẽ dừng đúng điểm cần dừng. Cái này nói chung phải tập để có cảm giác tốt thì phanh mới êm, không làm cho người ngồi trên xe khó chịu, quan trọng nhất là tính toán phanh làm sao để mình có thể buông phanh mà xe vẫn dừng đúng điểm cần dừng.Em thì thấy thế này: Thường thì lái mới hay có thói quen đạp côn khi phanh. Như vậy thực ra là làm cho phanh kém hiệu quả vì xe lao theo quán tính, máy không ghìm xe lại, nhất là khi xuống đèo, dốc mà cắt côn rà phanh thì còn nguy hiểm nữa.
Vậy nên luyện tập thói quen là khi phanh không đạp côn, khi xe chậm hẳn lại, gần dừng hẳn mới đạp côn để về số phù hợp, nếu chỉ rà phanh cho xe chậm lại thì khi đó thấy số còn phù hợp thì đạp ga chạy tiếp, nếu không phù hợp thì mới đạp côn về số phù hợp.
Cái này thì tùy người lái thôi, đôi khi tôi cũng làm thế, kể cả xe AT. Ưu điểm của cách này là tiết kiệm xăng, xe chạy đà nên êm ái hơn khi rà phanh và dừng lại. Nhược điểm là đôi khi cần tăng ga tránh cái gì đó thì phải vào lại số và đôi khi quên luôn số. Cách này tốt nhất là chỉ dùng ở những đoạn đường quen thuộc, thoáng đãng trong nội thành thôi, còn đi đường trường thì không nên tí nào vì khi để số việc kiểm soát xe được chủ động hơn.
Bác nói thế, làm mình run, mình mới lấy B2 được 9 tháng, trong quá trình học là người rất xuất sắc, thường xuyên thuê xe chạy đường trường nhiều hơn các Bác khác, chủ nhật thuê xe chạy từ sáng đến tối, sau khi lấy B2, công việc quá nhiều nên chưa có thời gian thuê xe để chạy, nay vừa ký mua con Ford EVơ, xe cao , mà mình lại lùn, chủ yếu mua xe khỏe để công tác xa và tự lái, thực sự khi ngồi lên thử xe mình thấy giống như con chuột điều khiển thiết giáp, nhưng khoái xe nên phải chơi, ,, Bác nào có kinh nghiệm chỉ giúp là "khi cua hoặc khi chạy tới ngã ba, ngã tư, bùng binh thì mình nên chơi số mấy ? ví dụ đang xài số 4, mình nên thắng trước rồi về số 2 , hay là đang chạy số 4 đạp côn về số luôn khi sắp tới giao lộ đông đúc,,,những gì học thì mình học tiếp thu rất nhanh mà sao có mỗi tội mau quên ( vì phải xử lý công việc kinh doanh nhiều quá )," các Bác vui lòng chỉ giáo, nếu có giáo trình toàn tập về kinh nghiệm đi đường thì mình xin mua, Bác nào có lòng thì xin post tổng hợp để các em được nhờ...Chân thành cảm tạ !Chọn loại xe thích hợp, không quá to như thể thao đa dụng SUV hay nhỏ như Matiz và lắp số tự động là lời khuyên của các chuyên gia cho những tài xế "non tay".
Những lưu ý do các chuyên gia của trang ForbesAuto và The Carconnection đưa ra cho những người bắt đầu lái.
Loại xe phù hợp
Những người bắt đầu làm quen với vô-lăng không nên chọn loại cỡ lớn như thể thao đa dụng SUV. Vị trí ngồi cao, tầm nhìn rộng có thể khiến tài xế không quen với việc định hướng cũng như điều khiển tay lái. Ngoài ra, khi đi với tốc độ nhanh, xe SUV rất dễ lật nếu người xử lý kém kinh nghiệm.
Ngược lại, xe hạng nhỏ có mui và khoang chở đồ ngắn nên không an toàn nếu tai nạn xảy ra.
Xe thể thao cũng được các chuyên gia đưa vào danh sách cần tránh. Khả năng tăng tốc lớn có thể khiến các tay lái non không kịp xử lý, đặc biệt trên những đoạn đường đông đúc.
Xe vừa nhất cho người mới biết lái là dòng sedan như Daewoo Lanos, Honda Civic hay Toyota Altis. Những xe này có kích thước vừa phải, đủ tầm nhìn và điều khiển không quá khó khăn.
Xe tập lái tại Việt Nam Chọn xe số tự động
Kỹ năng của tay lái mới thường chưa thuần thục nên các chuyên gia khuyên bắt đầu từ một chiếc trang bị số tự động. Nếu đi xe số sàn, chỉ cần tập trung vào vô-lăng, nhìn bảng điều khiển hoặc thậm chí nói chuyện với người bên cạnh cũng khiến họ quên không đổi số cho phù hợp với tốc độ.
Vì vậy, người mới biết lái nên đi xe số tự động trong vòng 2 năm, trước khi đổi sang xe số sàn. Tuy nhiên, cần làm quen với xe trước khi đi bởi việc sử dụng xe số tự động quá lâu có thể khiến tài xế thao tác không chính xác.
Chuẩn bị kỹ trước khi lái
Theo cách chuyên gia, thời hạn tập lái cho mỗi người ít nhất là 50 tiếng. Hãy bắt đầu một cách chậm rãi và chọn những con đường vắng để luyện kỹ năng. Sau đó làm quen với những con đường gập ghềnh, đi trong trời mưa và cuối cùng là trong thành phố.
Hạn chế đi trong đêm
Lái xe trong đêm tiềm ẩn nguy cơ tai nạn với tất cả, từ những tay lái non đến "tài già". Theo thống kê, tỷ lệ người vừa biết lái bị tử nạn cao nhất vào khoảng 9 tối đến 6 giờ sáng hôm sau. Nguyên nhân là do họ ít kinh nghiệm khi tầm quan sát bị hạn chế. Để không phải lái xe trong đêm, nên sắp xếp thời gian di chuyển sao cho hợp lý, nhất là trong những chuyến đi dài.
Hạn chế số người đi cùng
Lời khuyên này không có nghĩa là không có ai trên xe. Những người mới lái cần một đến hai người để đủ cho các tình huống khó khăn. Có quá nhiều người trên xe khiến tài xế có thể mất tập trung và cũng nguy hiểm hơn nếu xe gặp tai nạn.
Luôn đeo dây an toàn
Đây là lời khuyên cho tất cả các tài xế. Tuy nhiên, những người bắt đầu lái nên thực hiện động tác này để có thể hình một thói quen tốt, giảm tỷ lệ chấn thương.
Không uống rượu bia trước khi lái
Cùng với dây an toàn, đây là lời khuyên phổ biến nhất cho người điều khiển ôtô. Vậy nhưng tỷ lệ tài xế phá vỡ nguyên tắc này lại cao nhất.
Người mới cầm lái thường không có nhiều kinh nghiệm và chưa đủ độ từng trải. Họ phớt lờ những tình huống mà đáng lẽ các "tài già" phải e dè như lái xe những lúc không tỉnh táo.
Theo Nguyễn Nghĩa
Cái này hay nè, ơ, mà em nhớ là hồi nhỏ em cũng thấy bên mình có biển "Tập lái" mà bác .lại một lời khuyên nữa đối với bác: mới lấy bằng 8 tháng thì không nên đi traika (xe quá dài, to)
ở nước ngoài (úc) nó còn quy định, bằng lái xe auto thì không được lái xe manual, dưới 3 năm thì bác chỉ được đi xe phân khối nhỏ hơn 3000cc (?) (cái này em không nhớ chính xác lém) và không được kéo trailer. khi lái xe bác còn phải đeo thêm một cái biển có chữ P to tướng (probationary license) để mọi người biêt bác mới lấy bằng để còn tránh(y) nhiều bà con lấy bằng để nhà không đi, 3 năm sau ra đường lái như thường (sau 3 năm kinh nghiệm bác không phải đeo biển P, lúc đấy gọi là full license), rất nguy hiểm+o(
bác được phang 50Km/h là tối đa!các bác cho e hỏi tí, e có bằng lái được khoảng 5 tháng, e hay thuê xe đi lắm ạ, đường hồ chí minh í, nếu k có biển giới hạn tốc độ mà đang ở khu vực dân cư thì tối đa đi được là 40 hay 50km a? xin cảm ơn các bác
"Uốn" vào, bác đi được trong thành phố Hà Nội đông đúc và lộn xộn không phải do rượu làm ta GIỎI hơn mà đơn giản là làm ta LIỀU hơn, không BIẾT SỢ. Lần thứ nhất không sao, lần thứ 2 cũng có thể ổn, nhưng lần khác....??Tôi cũng nhất trí với bác C240 về hầu hết các yêu cầu bác đã kể ra, nhưng tôi xin kể câu chuyện của chính tôi:
Tôi biết lái xe và có bằng B2 khoảng 2 năm, nhưng chỉ dám xin tài xế cho chạy đường trường, tuyệt nhiên như không bao giờ dám nghĩ lái xe trong TP Hà nội, vì xe máy chạy ẩu tả quá, lên xe là thấy hàng trăm cái xe máy cứ nhằm mình mà lao tới, thế mà lần đầu tiên dám cầm vô lăng từ Điện biên phủ chạy về nhà ở Cống Mọc lúc 8h tối là do đã uống 5 - 6 chai bia, và lần ấy về đến nhà an toàn không thể chịu được.
Sau đó, tôi được 1 chú em (không muốn kể tên ở đây, sợ mọi người hiểu nhầm là nịnh nọt thì hỏng) ngồi bên cạnh dạy cho mấy lần nữa, lúc ấy mới dám chạy trong TP đấy ạ.
Nhưng đấy là câu chuyện của 6 năm về trước rồi, ai muốn nghe theo thì nghe nhé.