Giả sử đang đi số 4 trong phố, xe oto 1.8, có 1 khoảng cách an toàn với xe đằng trước (thường là 5-10 m). Bất ngờ thấy xe đằng trước hơi giảm tốc độ. Có 2 cách xử lý với người mới lái:
1) hoặc phanh nhẹ để giảm bớt tốc độ sau đó nếu xe kia lại tiếp tục tăng lên tốc độ cũ thì lại chuyển sang chân ga để chạy tiếp (không cần đạp côn) - dĩ nhiên nếu xe kia giảm tốc độ hẳn thì bắt buộc phải đạp côn để chuyển số thấp hơn;
2) hoặc đạp côn đồng thời phanh nhẹ nếu ổn thì lại nhả côn và chuyển sang chân ga đi tiếp (như vậy trong tình huống này thừa thao tác côn).
Ngoài ra em có thói quen hay đạp côn khi phanh, em nghĩ như thế không đúng nên đang tập để hạnh chế, chỉ rà phanh và đạp côn khi thấy vợ 2 run lên thôi. Các bác cho em xin ý kiến nhé.
Em thì thấy thế này: Thường thì lái mới hay có thói quen đạp côn khi phanh. Như vậy thực ra là làm cho phanh kém hiệu quả vì xe lao theo quán tính, máy không ghìm xe lại, nhất là khi xuống đèo, dốc mà cắt côn rà phanh thì còn nguy hiểm nữa.
Vậy nên luyện tập thói quen là khi phanh không đạp côn, khi xe chậm hẳn lại, gần dừng hẳn mới đạp côn để về số phù hợp, nếu chỉ rà phanh cho xe chậm lại thì khi đó thấy số còn phù hợp thì đạp ga chạy tiếp, nếu không phù hợp thì mới đạp côn về số phù hợp.
Các bác ơi, đi đường khi thấy có đèn đỏ, phía trước mặt hơi thoáng em hay cho số về không rồi để xe chôi (đương nhiên là tốc độ thấp) đến nơi thì phanh lại. Như thế có được không các bác/ .
Cái này thì tùy người lái thôi, đôi khi tôi cũng làm thế, kể cả xe AT. Ưu điểm của cách này là tiết kiệm xăng, xe chạy đà nên êm ái hơn khi rà phanh và dừng lại. Nhược điểm là đôi khi cần tăng ga tránh cái gì đó thì phải vào lại số và đôi khi quên luôn số. Cách này tốt nhất là chỉ dùng ở những đoạn đường quen thuộc, thoáng đãng trong nội thành thôi, còn đi đường trường thì không nên tí nào vì khi để số việc kiểm soát xe được chủ động hơn.