Em chỉ biết mỗi học đàn bây giờ phải biết 2 nốt đô-la kha khá nên không dám nhận xét ạ.Nhưng cũng như bác đã nói, cuộc thi này có cả Giám khảo Quốc tế và thường thì GK nào cũng vác theo một vài học trò của mình nên việc thi đấu hạng mục Competition giành dc Giải cao nhất e tin là phải rất xứng đáng
Bác
3doxoc nói đúng nhưng mà chưa đủ!
Đô-La chưa phải là yếu tố then chốt để quyết định sự thành công của một con người, đặc biệt là trong việc học đàn.
FYI, dầu có một núi của, mà không có tư chất thiên bẩm, thì cũng chỉ có thể bước vào những nhạc viện danh tiếng, học thầy "xịn" là những "Ráo sư", hay (kiêm) nhà giáo "nhân Rân" và bước ra với một tấm bằng cao, nhưng khi đánh lên thì chẳng ai muốn bỏ tiền mua vé nghe, có nghe chăng chỉ là nghe bằng vé mời, mà một cháu con của một bác ở trong ở Ofun này là một ví dụ không thể hay hơn! Với tiền của gia đình, một núi bằng cấp nhưng khi thực chất không có thì để lôi khán giả đến nghe bằng tiền của họ, thì lại là một chuyện khác.
Nói thì phải dẫn chứng, ở Nhạc viện Sài Gòn có nhiều em học rất giỏi khi thi thì chỉ điểm 10, mà gia đình rất khó khăn, nếu không muốn nói là nghèo, đã vậy cây piano các em học từ lúc bắt đầu cho tới khi có học bổng sang Ba Lan là một cây Piano upright hoàn toàn tệ hại, nhưng các em luôn được sự nâng đỡ chăm sóc hết lòng của các thầy cô dạy dỗ. Tôi không biết nó ra cụ thể ở đây, nhưng chính mắt tôi thấy và cũng từng tham gia giúp đỡ nhiều em thực sự là giỏi và có tư chất này, Thế nên,
có thể khẳng định là tiền chưa phải là tất cả.
Việc bác nói
"GK nào cũng vác theo một vài học trò của mình" là điều khó tránh khỏi vì giám khảo có dạy giỏi, hay có uy tín hoặc có quan hệ rộng thì mới được mời chấm. Một khi dạy giỏi, có uy tín, hay quan hệ rộng thì học sinh thường sẽ có em giỏi và sẽ đi thi và lẽ đương nhiên.
Vấn đề là làm sao để tạo sự Công Bằng!
Đó là lý do mà trong những cuộc thi quốc tế nổi tiếng ở NN, ví dụ như Cuộc thi Chopin, nếu giám khảo mà có thí sinh thi sẽ không chấm cho học sinh của mình.
Và tổng số điểm trung bình cộng sẽ loại điểm (không tính điểm) của giám khảo có học trò đi thì ra, nên tương đối cũng khá công bằng.
Riêng ở Việt Nam Việt Nam nhìn điều nay không (chưa) bao giờ làm, Đã vậy, trong một số cuộc thi, nhất là "thi lấy bằng", chuyện các giám khảo chấm thường "nhìn mặt" quan "chánh chủ khảo" mà chấm là điều rất phổ biến. Tôi có tiếp xúc với một số giám khảo chấm thi, họ bảo rằng trong những cuộc thi, một khi mà quan chủ khảo khen một đứa nào đó, thì các giám khảo nếu muốn được mời chấm trong những cuộc thi sau (mà có chấm thì mới có tiền, có danh), nên cũng
phải ráng cho điểm làm sao để "coi cho được" đó là lý do mà rất nhiều em đạt giải cao ở Việt Nam nhưng khi đàn thì chẳng ai muốn nghe lần hai! Trừ đám làm PR hay lũ "tai trâu nhĩ chó"
Hôm trc e cũng đọc là bác mong tiếng đàn nghe tốt hơn trong buổi Gala trao giải, nhưng e lại ko thích nghe và xem trong phòng hoà nhạc lớn mới xây vài năm này.Cảm giác nó loãng và chỉ dành cho ca sỹ hát và làm đẹp thị giác.E nghĩ tiếng đàn của các bạn ấy nghe sẽ tập trung và phô diễn dc hết âm thanh ở phòng hoà nhạc nhỏ lúc các bạn ấy thi buổi thi chính hơn.
Tiếng đàn tốt hơn (nghe hay hơn) ngoài việc phải có một cây đàn loại "xịn", thì còn tùy thuộc rất nhiếu vào kỹ thuật viên lên dây nữa.
Khi chỉnh dây, người kỹ thuật viên lên dây không chỉ tùy vào cây đàn ntn, mà còn tùy vào khán phòng (yếu tố "Acoustic" " - cộng hưởng âm thanh) và tùy vào người pianists (các tác phẩm sẽ biểu diễn) mà chỉnh sao cho phù hợp nữa.
FYI, Đa phần những khán phòng mới thiết lập, nhất là ở Việt Nam âm thanh khi nghe thường có tình trạng này vì hai lý do:
+ Do cấu trúc sàn gỗ còn mới, chưa "khô tốt" nên việc âm thanh nghe bị dội, chói, nhòe là điều bình thường. Khán phòng của Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) cũng vậy, do gần đây có nâng cấp và sau khi nâng cấp thì tiếng đàn bị than phiền rất nhiều.
Nên điều bác nói nếu có với cái khán phòng kia cũng là dễ hiểu.
+ Ngoài ra như đã nói nó tùy thuộc vào kỹ thuật lên dậy nữa, nếu người kỹ thuật viên chỉnh dây không chính xác, hay không theo thang âm phù hợp, cũng như không biết điều tiết, thì điều bác nói ( tiếng đàn loãng, hay quá "dầy",...................) là điều bình thường, chỉ cần đổi kĩ thuật viên khác là điều này sẽ được khắc phục.
Đấy là ta chưa nói
lượng khán giả tham dự một buổi biểu diễn, trong một khán phòng cũng gây ảnh hưởng tới tiếng đàn!