Trong thao tác khởi hành xe lên dốc khi xe đang đỗ giữa dốc có bước kéo phanh tay để giữ cho xe không trôi. Sau khi tăng ga và nhả côn cho máy bắt đầu bám hệ truyền động, mới thả phanh tay để xe đi lên. Trong thực tế, nhiều khi lên dốc ở đường đông tắc như dốc cầu Chương Dương, các xe nhích từng chút một và thời gian nắm chết 1 chỗ rất ngắn, thường chỉ dừng lại 1 chút rồi đi ngay, để rút ngắn thời gian thao tác và cơ động hơn, có thể bỏ qua bước sử dụng phanh tay. Lúc này chân phải vẫn ghìm phanh chân giữ xe không trôi, chân côn từ từ nhả côn đến khi hơi "bám" côn thì nhả chân phanh chuyển sang chân ga để xe từ từ đi lên mà không bị trôi ngược lai.
Tuy nhiên để thực hiện tốt thao tác này cần thuần thục, bĩnh tĩnh, đã quen và nhạy cảm với tầm côn, ga... của xe để đảm bảo xe không bị trôi ngược, xe vọt lên quá nhanh hoặc chết máy.
Những trường hợp không nên áp dụng là xe có tải trọng lớn (thường với xe du lịch 5 - 7 chỗ thì OK), dốc cao, dừng xe ở lưng dốc trong thời gian dài, người lái chưa thực sự quen với xe...
Các bác cho ý kiến về nội dung bài viết giúp em.
Tuy nhiên để thực hiện tốt thao tác này cần thuần thục, bĩnh tĩnh, đã quen và nhạy cảm với tầm côn, ga... của xe để đảm bảo xe không bị trôi ngược, xe vọt lên quá nhanh hoặc chết máy.
Những trường hợp không nên áp dụng là xe có tải trọng lớn (thường với xe du lịch 5 - 7 chỗ thì OK), dốc cao, dừng xe ở lưng dốc trong thời gian dài, người lái chưa thực sự quen với xe...
Các bác cho ý kiến về nội dung bài viết giúp em.