Vâng, mà đọc giấy in kiểu xưa vẫn thích hơn nhỉ dù cứ hết một mặt in sáng, nhẵn lại đến bên mặt xù xì đau cả mắt.
Đọc comt của các cụ các mợ em thấy nhớ nôn nao một thời đọc tất cả những gì đến tay, sau đó đi kiếm hoặc mua sách cũ, chắc em ít tuổi hơn hầu hết các cụ mợ nên không có điều kiện được tiếp xúc sớm & sâu như các cụ mợ.
Em thích VH nước ngoài, thích nhất thì không phải là VH Nga - nhưng VH Nga là những cuốn đầu tiên em được đọc về VH nước ngoài.
Lạc mất bao nhiêu, đêm qua đọc xong mấy comt của mợ & mấy cụ, tiện tay em với lên giá sách, thứ em còn mang theo bên mình là mỗi cuốn "Những đêm trắng" của Dost - em thích tác phẩm này, nó như một trang nhật ký đơn phương của 1 chàng trai trẻ nhiều mộng, nội tâm đa sắc. Có lẽ em thích nó vì khi em đọc nó em cũng trẻ & nhiều mộng mơ, thấy gì đó gần gũi mới mình.
Đúng là thời gian..., kinh nghiệm làm người ta "khôn" hơn nhưng cũng lấy đi của người ta nhiều quá, em đã đọc lại Dost, đọc lại "Những đêm trắng" mà không có cảm giác "nhập" như khi em 20
Già hơn làm em không còn tin vào thứ tình yêu rất đẹp, rất thực nhưng mộng mơ đến gần như không có thật ấy nữa, không tin rằng trong cuộc sống thực có 1 nàng Nastenka ma mị & quyến rũ đến vậy
Thời gian lấy đi của con người ta nhiều quá: Tình yêu nhiệt thành nhưng vụng dại, trong trắng; mộng mơ va đập vào hiện thực thô ráp; nhưng trên hết vẫn là bao dung, vẫn là tình cảm trong sáng vô điều kiện như Puskin viết:
"Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm
Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em”
Dòng chảy liền mạch, êm đềm trong trẻo như 1 dòng sông thơ mộng, chẳng có con đập nào ngăn cách, cũng chẳng có những hờn ghen hay tác động của người thứ 3 mà họ vẫn xa nhau ...
Cả câu chuyện đẹp như 1 bức tranh không có thực!
P/s: Em thích cuốn này đến nỗi nick Yahoo ngày xưa của em cũng là tên cuốn sách, email sau này cũng rứa