- Biển số
- OF-156817
- Ngày cấp bằng
- 14/9/12
- Số km
- 8,359
- Động cơ
- 414,416 Mã lực
có 1 loài chim không bao giờ bayChưa có tin gì nóng các bác nhỉ
Mỗ sợ tin nóng
có 1 loài chim không bao giờ bayChưa có tin gì nóng các bác nhỉ
làm ăn thế thì chết ông chủEm giao hết cho các cơ quan có chức năng để rảnh vào việc khác...
Định mỡ nó rán nó, mình sơi nhưng không thành.Game cuối là cá mập định nuốt mobifone nhưng k thành nên phải nhè. Keke
Chẻ luật (vn) ra mà nói, không xử được ai dính cáo buộc về án kinh tế, kể cả a #, và gã đầu bạc.
cồng trển khá chuẩn đới, thế giang hồ mới chuyền miệng câu 'án bỏ túi'Chẻ luật (vn) ra mà nói, không xử được ai dính cáo buộc về án kinh tế, kể cả a #, và gã đầu bạc.
Ôi chồi ôi, kinh nhờ!
chuẩn cơm mẹ nấuAnh pa ếch định nuốt quả này trước khi hạ cánh mà ko trôi
Định mỡ nó rán nó, mình sơi nhưng không thành.
Em hỏi ngu tí các cụ thế bác Vũ có bị khép tội lừa đảo chiếm đoạt ts nhà nước ko ạ
chuyện Mỗ ăn cắpvấn đề đơn giản là 2 bên thông đồng nâng khống giá trị để bòn rút ngân sách
chứ cứ bàn về pháp lý là trúng kế a Tuấn cmnr
AV bán cho MB, sau đó dùng tiền này mua laj MB, lập kênh truyền thông riêng, tài phiệt bơm tiền, đệ nhiều, quân có, tiến hành lập thêm đảng....thôi e ko nói nữa kẻo bị vu là ********* thì toiVTC là cơ quan báo chí.
AVG không phải là cơ quan báo chí.
MBF không có quyền mua cơ quan báo chí.
Vì vậy VTC về VOV, MBF mua AVG là đúng rồi.
Đã có báo đăng Mobifone cho người sang tiếp quản AVG rồi. Chương trình TH cũng là mobitv. Vậy mà còn chưa rõ hả cụ.Tình cờ Mỗ đọc trộm trên phất búc. thấy hay hay trộm về đây cùng thưởng lãm
Bán dép không phải trả dép
Chuyện “trả dép bố về” là một câu hỏi thú vị về mặt pháp lý. Diễn biến vụ việc mời các bạn đọc báo, google từ khoá “huỷ hợp đồng AVG”.
Lập luận của nhiều người thì đây là một hợp đồng mua bán tài sản. Do Mobifone mới chỉ thanh toán 95% giá trị hợp đồng, còn 5% mãi chưa thanh toán. Nhóm cổ đông đã giục nhiều lần, nhưng không được đáp ứng nên họ/các bên có quyền huỷ hợp đồng. Điều này phù hợp với các quy định về chấm dứt/huỷ bỏ hợp đồng theo các Điều 421 đến 429 của Bộ luật Dân sự.
Có thể minh hoạ như sau: Bạn đi mua 20 bông hoa về tặng 20 bạn gái trong lớp nhân ngày 8/3. Bên đã trả tiền và hẹn sáng hôm sau đến lấy hoa. Sáng hôm sau người ta chỉ giao được cho bạn 19 bông. Rõ ràng là bạn cần đúng 20 bông hoa, chứ không phải 19 bông, vì chẳng nhẽ tặng 19 bạn gái, còn một bạn không có hoa. Vậy bạn yêu cầu và bên cửa hàng cũng đồng ý trả lại tiền cho bạn, bạn không lấy hoa nữa mà đi cửa hàng khác. Việc này hoàn toàn hợp pháp.
Tuy nhiên, vẫn có thể có một cách hiểu khác vấn đề này. Đó là Mobifone đã mua cổ phần của nhóm cổ đông, đã trở thành chủ sở hữu của các cổ phần này. Và khi các bên muốn trả lại cổ phần, trả lại tiền thì được coi là BÁN CỔ PHẦN, chứ không phải là HUỶ HỢP ĐỒNG MUA CỔ PHẦN nữa.
Đối với câu chuyện mua bán hoa, hiểu cách nào cũng được. Bạn huỷ việc mua hoa, cũng tương tự như việc bạn đã mua 19 bông hoa rồi giờ bán lại và bên cửa hàng đồng ý mua. Thuận mua vừa bán thì chẳng sao.
Nhưng với Mobifone thì vấn đề sẽ khác. Mobifone là doanh nghiệp nhà nước, cổ phần mà họ sở hữu cũng là tài sản Nhà nước. Mà muốn bán tài sản Nhà nước thì phải tuân theo trình tự thủ tục, phải đấu giá chứ không thể muốn bán cho ai cũng được.
Do đó, việc xác định bản chất của giao dịch sẽ quyết định việc Mobifone có được phép làm như vậy hay không.
Ở đây, Mobifone chưa thanh toán hết giá trị hợp đồng, hợp đồng chưa thanh lý, chấm dứt nên các bên vẫn có thể huỷ hợp đồng. Nhưng việc dịch chuyển tài sản từ nhóm cổ đông sang Mobifone có thể đã được tiến hành, mặc dù hợp đồng chưa thanh toán hết.
Theo Điều 450.3 Bộ luật Dân sự 2015 (tương ứng với Điều 449.3 BLDS 2005) có quy định: “3. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.”
Như vậy, dù hợp đồng có thể chưa hoàn thành việc thanh toán, nhưng nếu Mobifone đã nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với cổ phần hoặc đã đăng ký việc chuyển quyền sở hữu thì vai trò chủ sở hữu tài sản của Mobifone đã được xác lập (và khi đó việc chuyển giao lại cho nhóm cổ đông phải là “bán”, chứ không phải là “huỷ việc mua”).
AVG là một công ty cổ phần, không niêm yết. Theo Điều 121 của Luật Doanh nghiệp, thông tin về việc ai là chủ sở hữu cổ phần của AVG được thể hiện trong Sổ đăng ký cổ đông của AVG, được lưu trữ tại trụ sở chính của công ty dưới dạng văn bản và/hoặc tập dữ liệu điện tử.
Chỉ cần kiểm tra văn bản này là biết ngay được Mobifone có phải là chủ sở hữu cổ phần hay không.
Cách đây 2 ngày, báo Tuổi trẻ có bài “Giá trị thương vụ AVG cao hơn nhiều so với vốn điều lệ” trong đó có một đoạn liên quan, xin trích:
“Trước thời điểm MobiFone mua cổ phần, giấy đăng ký kinh doanh ngày 23/01/2015 ghi nhận ông Phạm Nhật Vũ sở hữu tới 55,49% cổ phần của AVG, tương đương 2.013 tỉ đồng. Sau khi MobiFone mua lại cổ phần của AVG, ông Vũ vẫn là cổ đông của công ty này, nhưng chỉ còn sở hữu 0,12% cổ phần, tương đương 4,3 tỉ đồng.”
Thông tin này không trực tiếp khẳng định việc Mobifone đã là chủ sở hữu cổ phần hay chưa, nhưng nó có thể là một dấu hiệu cho thấy việc chuyển giao sở hữu tài sản đã diễn ra (dù hợp đồng chưa hoàn thành).
Kết luận: Chỉ cần kiểm tra sổ cổ đông của AVG. Nếu Mobifone đã có tên ở đó thì phải làm thủ tục bán đấu giá cổ phần. Nếu không thì các bên có thể huỷ hợp đồng bình thường.
Liu ý: Vui lòng chỉ nói chuyện pháp luật, không nói chuyện chính trị nhé.
Mỗ nhận là Mỗ cà dốt dồiĐã có báo đăng Mobifone cho người sang tiếp quản AVG rồi. Chương trình TH cũng là mobitv. Vậy mà còn chưa rõ hả cụ.
Anw, cái lỗi lấy tiền NN đi mua sai quy định thì kiểu gì cũng nhập kho. Có hủy thì chỉ là tình tiết giảm nhẹ thôi. Tiền NN chi 1 đ cũng phải đúng, nhá
Thâm vãi nồn nhỉchuyện Mỗ ăn cắp
Ăn cắp có phải bị chặt tay ?!
thằng Tèo bị bắt ra tòa. Quan tòa phán:
– Bị cáo phạm tội ăn trộm 3 cái bán mỳ trị giá 9 nghìn đồng. Tòa tuyên án chặt tay tại chỗ.
Tèo la lên:
– Oan cho tôi quá, vụ AVG người ta ăn cắp đến 9 nghìn tỷ mà cũng chỉ phải trả lại tài sản ăn cắp. Còn tôi lấy có 3 cái bánh mỳ 9 nghìn đồng, sao lại phải chặt tay tôi ?! Để tôi trả lại 9 nghìn là được chứ gì.
Quan tòa đanh thép:
– Khác nhau nhiều chứ, có chữ tỷ đấy. 9 nghìn đồng là tài sản lớn với bà bán bánh mỳ, còn 9 nghìn tỷ đồng chỉ là muỗi với ngân sách quốc gia, bị cáo hiểu chưa ?! Vụ AVG có nhiều bàn tay lông lá liên quan, đỏ đen đủ cả. Không phải là Bản Tòa không muốn chặt nhưng nhiều thế biết chặt tay nào ! Chặt hết lấy tay nào làm việc.
thằng Tèo há hốc mỏ ngáp ngáp, quan tòa tiếp:
– Trường hợp bị cáo Tèo có 2 tay, do không nhớ tay nào đã thực hiện hành vi phạm tội nên Tòa tuyên chặt cả hai. Để thể hiện tính nghiêm minh của luật pháp, bản án sẽ được thi hành ngay và luôn tại tòa. Để thể hiện sự nhân đạo của luật pháp, Tòa cho bị cáo được một ân huệ cuối cùng với … 2 bàn tay của mình.
Thấy thằng Tèo bần thần cúi đầu xòe 2 bàn tay ngắm nhìn, nước mắt nhỏ ròng ròng vẻ bất lực, quan tòa cười bí hiểm tiếp:
– Bị cáo muốn dùng tay … ấy ấy vợ lần cuối chăng?
thằng Tèo chợt bừng tỉnh ngẩng phắt lên, thẳng người nói dứt khoát:
– Trước khi bị chặt tay bị cáo muốn được dùng tay vả vào mõ.m quan tòa 9 cái !
Quan tòa đập tay xuống bàn cái rầm, hét lên sung sướng:
– Nhân tài là đây chứ đâu, anh không những có tài, có gan mà có cả khẩu khí nhà quan nữa, xứng đáng được cơ cấu vào đội ngũ kế cận. Tòa tuyên bố tha bổng.
Nếu cơ quan điều tra chứng minh được có sự thông đồng giữa các bên để nâng khống giá trị Avg thì Vũ và cả chục chú nữa sẽ bị khép tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản NN.Em hỏi ngu tí các cụ thế bác Vũ có bị khép tội lừa đảo chiếm đoạt ts nhà nước ko ạ
Chúng nó mới hứa, chứ móc mứt ra một lúc 8000 tỷ mà đòi trả.Trót ăn chơi nhảy múa các kiểu,giờ nôn trả lại tiền ối thằng phá sản
Cụ ví dụ sai bản chất vấn đề nên mọi lý lẽ cụ nêu ra là vô ích.Tình cờ Mỗ đọc trộm trên phất búc. thấy hay hay trộm về đây cùng thưởng lãm
Bán dép không phải trả dép
Chuyện “trả dép bố về” là một câu hỏi thú vị về mặt pháp lý. Diễn biến vụ việc mời các bạn đọc báo, google từ khoá “huỷ hợp đồng AVG”.
Lập luận của nhiều người thì đây là một hợp đồng mua bán tài sản. Do Mobifone mới chỉ thanh toán 95% giá trị hợp đồng, còn 5% mãi chưa thanh toán. Nhóm cổ đông đã giục nhiều lần, nhưng không được đáp ứng nên họ/các bên có quyền huỷ hợp đồng. Điều này phù hợp với các quy định về chấm dứt/huỷ bỏ hợp đồng theo các Điều 421 đến 429 của Bộ luật Dân sự.
Có thể minh hoạ như sau: Bạn đi mua 20 bông hoa về tặng 20 bạn gái trong lớp nhân ngày 8/3. Bên đã trả tiền và hẹn sáng hôm sau đến lấy hoa. Sáng hôm sau người ta chỉ giao được cho bạn 19 bông. Rõ ràng là bạn cần đúng 20 bông hoa, chứ không phải 19 bông, vì chẳng nhẽ tặng 19 bạn gái, còn một bạn không có hoa. Vậy bạn yêu cầu và bên cửa hàng cũng đồng ý trả lại tiền cho bạn, bạn không lấy hoa nữa mà đi cửa hàng khác. Việc này hoàn toàn hợp pháp.
Tuy nhiên, vẫn có thể có một cách hiểu khác vấn đề này. Đó là Mobifone đã mua cổ phần của nhóm cổ đông, đã trở thành chủ sở hữu của các cổ phần này. Và khi các bên muốn trả lại cổ phần, trả lại tiền thì được coi là BÁN CỔ PHẦN, chứ không phải là HUỶ HỢP ĐỒNG MUA CỔ PHẦN nữa.
Đối với câu chuyện mua bán hoa, hiểu cách nào cũng được. Bạn huỷ việc mua hoa, cũng tương tự như việc bạn đã mua 19 bông hoa rồi giờ bán lại và bên cửa hàng đồng ý mua. Thuận mua vừa bán thì chẳng sao.
Nhưng với Mobifone thì vấn đề sẽ khác. Mobifone là doanh nghiệp nhà nước, cổ phần mà họ sở hữu cũng là tài sản Nhà nước. Mà muốn bán tài sản Nhà nước thì phải tuân theo trình tự thủ tục, phải đấu giá chứ không thể muốn bán cho ai cũng được.
Do đó, việc xác định bản chất của giao dịch sẽ quyết định việc Mobifone có được phép làm như vậy hay không.
Ở đây, Mobifone chưa thanh toán hết giá trị hợp đồng, hợp đồng chưa thanh lý, chấm dứt nên các bên vẫn có thể huỷ hợp đồng. Nhưng việc dịch chuyển tài sản từ nhóm cổ đông sang Mobifone có thể đã được tiến hành, mặc dù hợp đồng chưa thanh toán hết.
Theo Điều 450.3 Bộ luật Dân sự 2015 (tương ứng với Điều 449.3 BLDS 2005) có quy định: “3. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.”
Như vậy, dù hợp đồng có thể chưa hoàn thành việc thanh toán, nhưng nếu Mobifone đã nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với cổ phần hoặc đã đăng ký việc chuyển quyền sở hữu thì vai trò chủ sở hữu tài sản của Mobifone đã được xác lập (và khi đó việc chuyển giao lại cho nhóm cổ đông phải là “bán”, chứ không phải là “huỷ việc mua”).
AVG là một công ty cổ phần, không niêm yết. Theo Điều 121 của Luật Doanh nghiệp, thông tin về việc ai là chủ sở hữu cổ phần của AVG được thể hiện trong Sổ đăng ký cổ đông của AVG, được lưu trữ tại trụ sở chính của công ty dưới dạng văn bản và/hoặc tập dữ liệu điện tử.
Chỉ cần kiểm tra văn bản này là biết ngay được Mobifone có phải là chủ sở hữu cổ phần hay không.
Cách đây 2 ngày, báo Tuổi trẻ có bài “Giá trị thương vụ AVG cao hơn nhiều so với vốn điều lệ” trong đó có một đoạn liên quan, xin trích:
“Trước thời điểm MobiFone mua cổ phần, giấy đăng ký kinh doanh ngày 23/01/2015 ghi nhận ông Phạm Nhật Vũ sở hữu tới 55,49% cổ phần của AVG, tương đương 2.013 tỉ đồng. Sau khi MobiFone mua lại cổ phần của AVG, ông Vũ vẫn là cổ đông của công ty này, nhưng chỉ còn sở hữu 0,12% cổ phần, tương đương 4,3 tỉ đồng.”
Thông tin này không trực tiếp khẳng định việc Mobifone đã là chủ sở hữu cổ phần hay chưa, nhưng nó có thể là một dấu hiệu cho thấy việc chuyển giao sở hữu tài sản đã diễn ra (dù hợp đồng chưa hoàn thành).
Kết luận: Chỉ cần kiểm tra sổ cổ đông của AVG. Nếu Mobifone đã có tên ở đó thì phải làm thủ tục bán đấu giá cổ phần. Nếu không thì các bên có thể huỷ hợp đồng bình thường.
Liu ý: Vui lòng chỉ nói chuyện pháp luật, không nói chuyện chính trị nhé.