- Biển số
- OF-151495
- Ngày cấp bằng
- 3/8/12
- Số km
- 11,382
- Động cơ
- 459,524 Mã lực
E băt chươc cụ, cũng đi cop pêt:Thớt đang chuyển sang chủ đề phá rừng và có vẻ không cụ nào làm lâm nghiệp cả nên em gửi ít tư liệu để các cụ chém tiếp xem dân và doanh ai phá ác hơn ai ?
Nguyên nhân khách quan
Do nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, kéo theo nhiều yếu tố trong xã hội cũng tăng lên nhanh, trong khi điều kiện kinh tế của người dân không có sự thay đổi tiến bộ. Do đó, dẫn đến người dân nghèo thiếu thốn dẫn đến tình trạng lên rừng chặt gỗ, buôn bán lậu để kiếm tiền.
Nguyên nhân chủ quan
https://vietnamforestry.org.vn/nan-chat-pha-rung/
- Do người dân chưa có sự nhận thức đúng đắn về sự quy hoạch đất rừng hợp lý. Người dân sống ở khu vực xung quanh vẫn có thói quen lên rừng chặt cây làm nhà, bán gỗ, đốn củi… một cách vô tội vạ.
- Quy hoạch rừng để xây dựng thủy điện, nhà máy, làm trang trại,… Chưa có sự phù hợp và hợp lý.
- Do bà con đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tập tục đốt rừng làm nương rẫy, nhà cửa,… Để phục vụ cho việc di canh di cư.
- Do sự tham lam của những kẻ lâm tặc, chuyên chặt phá cây rừng để bán gỗ lấy tiền. Có thể thấy, tình trạng này chiếm phần lớn tỷ lệ cây rừng bị chặt phá ở nước ta hiện nay
Theo Bộ NN&PTNT, tính đến ngày 31/12/2014, Tây Nguyên có hơn 2.567.118 ha đất có rừng, giảm 180.000 ha so với năm 2010. Trong đó, diện tích rừng giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng 110.000 ha (trồng cao su, cây công nghiệp, cây ăn quả…); quy hoạch địa phương 37.800 ha (xây dựng thủy điện, công trình giao thông, công trình công cộng…); phá rừng và lấn chiếm đất rừng 122.900 ha (chiếm 45%)… Trong vòng 5 năm (từ năm 2010 - 2014), trữ lượng rừng Tây Nguyên cũng giảm hơn 57 triệu m³ (giảm từ 327 triệu m³ năm 2010 xuống 270 triệu m³ năm 2015); diện tích rừng giảm tới 6,1%, đưa độ che phủ của rừng từ 51,8 % xuống chỉ còn hơn 45%. Đặc biệt, chất lượng rừng nhất là trữ lượng gỗ đã giảm tới 17,4% .
Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2015, toàn vùng Tây Nguyên đã xảy ra 3.641 vụ vi phạm lâm luật, trong đó có 93 vụ lấn chiếm đất lâm nghiệp, phá rừng trái phép lấy đất sản xuất. Trọng điểm khai thác gỗ trái pháp luật ở Tây Nguyên tập trung chủ yếu tại các khu vực còn nhiều rừng tự nhiên, khu vực biên giới, khu vực giáp ranh, các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng, Vườn quốc gia Yok Đôn, Chư Yang Sin (Đắc Lắc), Khu Bảo tồn thiên nhiên Đắc Uy (Gia Lai)…
Có ba nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh học (ĐDSH) ở khu vực Tây Nguyên. Thứ nhất, do việc chuyển mục đích sử dụng rừng để xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng như thủy điện, thủy lợi, giao thông kể cả các công trình tái định canh, định cư và chuyển cho các dự án phát triển KT-XH của khu vực. Thứ hai, do hành vi phá rừng trái pháp luật để lấy đất sản xuất trước sự cạnh tranh của các cây nông sản hàng hóa khác, thậm chí là phá rừng để lấy đất sang nhượng trái pháp luật. Thứ ba là nạn khai thác trái phép các loài động vật, thực vật rừng. Tại các Vườn quốc gia và khu bảo tồn khu vực Tây Nguyên, hàng năm, Ban quản lý các cơ sở này đã thu giữ hàng trăm bẫy thú và xe máy, xe đạp thồ (tự chế) của các đối tượng sử dụng để săn bắt, vận chuyển lâm sản trái phép.
http://tapchimoitruong.vn/pages/article.aspx?item=Bài-học-từ-việc-mất-rừng-ở-khu-vực-Tây-Nguyên-và-giải-pháp-bảo-vệ-rừng-tại-Việt-Nam-41560
https://baovemoitruong.org.vn/chung-toi-se-chien-dau-den-cung-de-bao-ve-son-tra/
ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Đà Nẵng đã dành cho PV một cuộc trao đổi ngắn với những ý kiến tâm huyết, bản lĩnh thể hiện trách nhiệm của người đứng đầu ngành Du lịch Thành phố. Ông Vinh cho rằng, nếu dự án vẫn được thông qua thì ông cũng như người dân Đà Nẵng sẽ “chiến đấu” đến cùng để bảo vệ Sơn Trà.
Lý do, nếu phát triển du lịch mà phá vỡ cảnh quan môi trường, phá vỡ đa dạng sinh học, làm ảnh hưởng đến quốc phòng – an ninh thì cần phải xem xét lại. Bảo tồn và phát triển du lịch phải hài hoà lợi ích…
Sơn Trà còn có Voọc chà vá chân nâu, nó được mệnh danh là “nữ hoàng linh trưởng” của thế giới. Sách đỏ khẳng định đây là loài động vật quý hiếm cần bảo vệ khẩn cấp. Khi chúng ta phá những cánh rừng nguyên sinh kia đi thì chẳng khác nào phá bỏ tổ ấm và ngôi nhà bình yên của chúng. Chúng sẽ đi về đâu khi không có “bà mẹ thiên nhiên” nâng đỡ, chở che và nuôi dưỡng. Chúng sẽ tồn tại và nương tựa vào đâu khi không còn núi rừng xanh thẳm. Tôi chỉ nói thế này, một ngôi nhà mà bạn cất công cả đời mới xây được, một ngày nọ có “kẻ” đến xâm hại, đe doạ, muốn phá bỏ, làm ảnh hưởng đến bạn, người thân của bạn, cuộc sống của bạn, khi đó bạn sẽ làm gì?