Dân toọc nghèo thật........đã cụ nào gặp chưa

notveryniceguy

Xe buýt
Biển số
OF-43268
Ngày cấp bằng
14/8/09
Số km
938
Động cơ
472,765 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
em dân tọoc nè, có cụ nào muốn hỏi tiếng dân tọoc hỏi em nhé, em tên Vừa A Rính
 

notveryniceguy

Xe buýt
Biển số
OF-43268
Ngày cấp bằng
14/8/09
Số km
938
Động cơ
472,765 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lá han nó ngứa và rát cụ dùng lá đấy chắc phải nằm liệt vài tháng dưỡng sức nhỉ =))=))
bên ấn độ nhiều vùng nó còn dùng han, một han để chùi còn một han để bốc đồ ăn, bắt tay, hay làm những việc khác mà han kia vì dirty nên k dc dùng, thằng bẹn em bên đấy bẩu em thế cứ gì dân tộc nhà mình :D
 

Escave

Xe tăng
Biển số
OF-32349
Ngày cấp bằng
26/3/09
Số km
1,107
Động cơ
486,794 Mã lực
Nơi ở
Tùy chọn
Có chuyện khi em hỏi một người Mông tại sao trẻ con đây khỏe thế anh nhỉ?
Anh ta vô tư trả lời: Không khỏe đâu, bình thường thôi cán bộ ah!
Em thắc mắc: Nhưng em thấy chúng nó chạy nhảy leo trèo suốt ngày, không cần quần áo, ăn lung tung ...

Câu trả lời: Thì đứa nào yếu nó chết hết rồi, nên những đứa còn lại không phải khỏe đâu! b-)

Chuyện khác khi em hỏi một người Khơ mú:
Hỏi: Tại sao người KM lại bé hơn các dân tộc khác?
TL: Vì họ bị đồng huyết đấy, chú cháu, thậm chí cha con cũng ngủ với nhau và có con, họ sinh hoạt bừa phứa lắm
Hỏi: Vậy họ có đi ngủ với dân khác hay dân khác như em có vào ngủ với họ đc không?
TL: Nó chém chết!!!!=))

Câu chuyện thứ 3:
Tại KS suối giàng, Văn chấn, YB
lúc đó khoảng 6 h chiều, trời mát, gió nhè nhẹ... bổng nhiên có 2 xe minks chạy ầm ầm vào, trên mỗi xe là 3 người Hmong, trogn đó có nhõn 1 nữ.... không dam nói gì, không dám bình luận

Họ vào thuê 1 phòng KS



30 phút sau, khi em đang tận hưởng điếu thuốc thơm và chén trà suối giàng trên lan can thì thấy 1 bòng hồng mặc đồ ngủ.... ôi, trắng gì mà sáng thế... khác hẳn lúc trên xe minks xuống

và cứ thế.... em để ý 5-15 phút lại có chú đi ra, có chú đi vào.... mà khôgn thấy em kia đi ra........
Dù sao cụ cũng là người Kinh, cụ vào trước- cụ xong trước - cụ ra trước và cụ hút thuốc nhìn
 

chèo bẻo

Xe tải
Biển số
OF-80929
Ngày cấp bằng
22/12/10
Số km
249
Động cơ
417,210 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số.
Tục ngủ chung của người Gia Rai


Dân tộc Gia Rai sống lâu đời ở Gia Lai, chiếm tỷ lệ khá lớn. Con trai, con gái có lệ vào các buổi tối trăng thanh lại tụ tập quanh bếp lửa hồng trò chuyện, uống rượu, ca hát rồi ôm nhau ngủ suốt đêm. Qua những đêm ấy, có những đôi mắt đã tìm đến nhau. Trời phú cho con trai Gia Rai đàn giỏi, con gái hát hay. Đàn hát mệt thì cùng nằm quanh bếp lửa ngủ. Ngủ như vậy nhưng giữa họ luôn giữ đúng giới hạn. Vượt qua giới hạn đó kể như phạm luật làng, bị phạt nặng, có khi bị đuổi khỏi làng. Cũng chính bởi tục ngủ chung này mà người Gia Rai quan niệm vợ chồng cưới xong phải một năm sau mới được động phòng, tránh việc người phụ nữ mang thai trước.

Vỗ mông kén chồng​


Ở Hà Giang, người Mông cư trú khá đông. Họ thích sống trên núi cao và ở nhà đất. Những phiên chợ vùng cao ngày cuối năm bao giờ cũng là điểm hẹn lý tưởng cho trai gái tìm đến nhau. Ngoài tập tục chặn đường cướp cô dâu, ở đây còn có tập tục vỗ mông để chọn bạn đời. Sáng đầu năm, nam thanh nữ tú nhất loại về tụ tập ở khoảng sân diễn tục chơi "ú tim". Sau những chén rượu chúc tụng cho một năm mới tốt lành, họ đưa mắt tìm bạn đời. Khi đã có đối tượng, dùng ánh mắt làm hiệu đưa tình và nếu cô gái có ý chấp thuận thì cô bỏ chạy. Chỉ chờ có thế, chàng trai rượt đuổi theo ngay. Ai cũng gắng chạy hết khả năng. Khi chàng trai đuổi kịp cô gái và đưa bàn tay vỗ vào mông cô một cái, cô gái phải chịu khuất phục ngay. Họ chỉ chờ đến ngày cưới hỏi, để nên duyên vợ chồng.

Lễ hội "long tong" (Hội xuống đồng)


Một số địa phương vùng Bắc Việt, các dân tộc Tày, Nùng, H'mông... thường mở hội "long tong". Vào ngày hội, dân bản làng tụ tập ở mảnh đất rộng cạnh thửa ruộng chưa cày. Chủ tế là một lão nông cao tuổi, phúc hậu, khoẻ mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong nghề nông. Sau nghi thức cúng vái trời đất cho mưa thuận gió hoà, trong tiếng cồng chiêng vang rền, người ta dắt con trâu đực ra đi những luống cày đầu tiên. Nếu đường cày thẳng như kẻ chỉ thì năm ấy sẽ gặp được nhiều may mắn.

Khi nghi lễ này kết thúc thì có trò chơi tung còn. Người con gái tung quả còn cho người con trai mình thích. Chàng trai cố bắt được và ném trả lại cô gái. Đôi khi, quả còn đã xe duyên cho họ nên vợ nên chồng.

Tục cưới hai lần của người Pacô


Ở miền núi tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên có dân tộc Pacô, xưa kia có tục cưới hai lần. Trai gái đến tuổi trưởng thành phải làm xong nhiệm vụ cà sáu chiếc răng cửa theo quy định thì mới được xem là đã trưởng thành và có thể xây dựng hạnh phúc gia đình. Lễ cưới lần thứ nhất, nhà trai đi các lễ vật quý như trâu bò, chóe, nếp rượu, nồi đồng... Khi về nhà chồng, thì đôi vợ chồng trẻ phải tổ chức lễ "đạp bếp", đưa nhau trở lại nhà gái, trình diện gia đình. Cũng từ đó, cô gái chính thức đoạn tuyệt hẳn với nhà cha mẹ đẻ, và gia nhập họ nhà trai. Thời gian sau ngày cưới, đôi vợ chồng lo làm lụng, vừa để trả nợ "thách cưới", vừa lo chạy vạy để làm lễ Pẩy Ploh (nghĩa là kết thúc trọn vẹn) hay còn gọi là lễ "mua cái đầu".

Tục "giỗ sống" của người Nguồn

Người Nguồn ở Quảng Bình là một dân tộc có khoảng 3,5 vạn người, hiện cư trú ở khắp các xã Minh Hoá, Tuyên Hoá. Con cái đã lập gia đình riêng thì mỗi lần Tết đến đều phải làm một mâm cỗ có đủ các thức ăn của ngày Tết, đem đến nhà cha mẹ mình (cả nội lẫn ngoại) và mời cha mẹ ăn Tết trước vào cuối tháng 11 (âm lịch), không quá ngày 25 tháng Chạp. Con cái trong gia đình phải thống nhất một cái lịch "giỗ sống" cho hợp lý, tránh tình trạng chồng chéo lên nhau


Phong tục người Dao

Ở Việt Nam, người Dao có khoảng 45 vạn người, đứng thứ 9 so với các dân tộc trong nước. Cuộc sống của họ do ly tán, bất ổn định, chủ yếu dựa vào rừng núi cao... nên gặp nhiều khó khăn. Người Dao thật thà, hiền lành, chất phác và hiếu khách.

Đồng bào Dao có nhiều phong tục kỳ lạ như trong hôn nhân, Nam giới phải ở rể từ hai đến ba năm, có khi ở luôn nhà vợ (nếu ở luôn nhà vợ thì phải đổi họ bên vợ). Họ còn có tục dùng bạc trắng để định giá cô dâu, theo nghĩa đen là mua và gả bán, số bạc ấy sau này sẽ là của đôi vợ chồng trẻ. Ngày cưới, cô dâu trang điểm rất đẹp, đội mũ màu đỏ, có hoa văn; cổ và tay đeo nhiều vòng bạc. Ngày cưới, đoàn đưa cô dâu, có cả thầy cúng, và thổi kèn, đánh chiêng, khua trống, rung nhạc. Tới nhà chồng, cô dâu phải qua nhà tạm, khi được giờ thì mới được vào nhà chồng. Lên tới nhà chồng, cô dâu phải “rửa tay”, bước qua chậu than hồng và nhiều nghi thức khác... trước sự chứng kiến của hai họ rồi mới bước qua cửa vào nhà với ý nghĩa là “Từ nay đoạn tuyệt với con ma họ ngoại và từ nay theo con ma họ nhà nội”. Sau khi vợ chồng lấy nhau, khi sinh con đầu lòng thì họ đẻ ngay tại buồng ngủ của mình. Ba ngày đầu, các cửa ra vào đều phải cắm lá kiêng không cho người lạ vào nhà. Gia đình dân tộc Dao tồn tại bền vững theo chế độ phụ quyền, người con gái không có tên trong chúc thư, không được thừa kế tài sản của gia đình.


Về cấu trúc nhà ở của người Dao có ba loại nhà: nhà sàn, nhà đất, nhà nửa sàn nửa đất; nhà ở bằng gỗ, tre, nứa rất chắc chắn, đơn giản nhưng được kết hợp khéo léo toát lên sự kín đáo, tế nhị của người Á Đông. Kiểu nhà truyền thống của người Dao quần trắng là nhà sàn, thường được làm ba gian, cách chắp nối các cấu kiện bằng nguyên liệu rời. Tuy nhiên, họ không phải dùng đinh trong quá trình lắp ghép nhà ở. Kiểu nhà này chỉ có một cầu thang lên xuống, cầu thang có số bậc lẻ; trong nhà thường có hai bếp. Nhà người Dao đỏ làm nửa sàn nửa đất ở lưng chừng đồi. Cách chọn hướng nhà thì cũng như các dân tộc khác.


Tín ngưỡng của người Dao là tín ngưỡng đa thần “vạn vật hữu linh” mang dấu ấn của Nho giáo và Đạo giáo chính thống. Tư tưởng Nho giáo được thể hiện rõ trong cách phân định tôn ti, trật tự, theo thứ bậc ở mỗi gia đình, mỗi dòng họ. Đồng thời, Đạo giáo ảnh hưởng bao trùm hầu hết các phong tục tập quán thờ cúng tổ tiên (Bàn Hồ – Bàn Vương), được thể hiện qua lễ đặt tên cho con trai và cấp sắc cho người làm thầy cúng... Người Dao quan niệm khi chết thì chỉ chết về thể xác, còn linh hồn mãi mãi bất diệt “quay về với tiên tổ”.


Về trang phục, so với các dân tộc khác thì dân tộc Dao được coi là còn giữ được nhiều nét bản sắc của mình với chất liệu bằng vải bông nhuộm chàm, màu xanh, đỏ, đen, tím than hoặc để trắng. Tộc người Dao đỏ đội khăn đỏ, đeo những bông hoa đỏ trước ngực; Dao quần chẹt mặc quần ống hẹp bó sát vào chân; Dao quần trắng nổi bật là yếm rất to che kín cả ngực và bụng, ngày cưới cô dâu mặc quần trắng; Dao làn tuyển mặc áo dài, đội mũ nhỏ...


Dân tộc Dao có một nền văn hóa rất phong phú và đậm đà bản sắc thể hiện qua nhiều phong tục, nhiều điệu múa đẹp, nhiều bài hát hay, kho tàng truyện cổ tích, thần thoại, ngụ ngôn, ca dao, thành ngữ, chiêm tinh, tướng số, câu đố... Nhưng cũng giống các dân tộc thiểu số khác chủ yếu tồn tại dưới dạng truyền khẩu, vốn này ngày nay cũng bị mai một, thất truyền với những lý do khách quan cũng như chủ quan.




Người BRÂU ở KonTum






Tục cà răng của người Brâu (hay gọi là Uốt Pưng)




Tục cà răng có từ xa xưa, theo lời già làng Thao Nur thì: “Mình đã gần 80 mùa rẫy rồi, từ nhỏ đã thấy người lớn trong làng ngày đêm thi nhau... cà răng, mình cũng bắt chước làm theo”. Theo già, cà răng quả cũng lắm công phu, tốn khá nhiều thời gian và cũng lắm phiền toái. Đêm đêm giữa mênh mang đại ngàn, sau một ngày lao động trên nương rẫy, người Brâu, nhất là phụ nữ trở về nhà lại dùng lưỡi dao, chặt ra có gờ như lưỡi cưa và cứ thế từ ngày này sang ngày khác nhằm hai hàm răng mà cà.
Theo cụ bà Nàng Nang (hơn 90 tuổi), thì ngoài cà theo cách truyền thống, người Brâu còn sử dụng một số nhựa cây trong rừng sâu, đem đốt nóng trên lửa sao cho đến khi có màu đen và đặc sánh, dùng nó để bôi lên những chiếc răng ngắn ngủn ấy, răng càng đen bóng càng thành công. Cụ bà Nàng Nang cho biết khi còn trẻ tuổi, răng của cụ cũng được cà... đẹp lắm, nay thì răng của cụ đã “đi” gần hết. Cụ cười để lộ sót lại vài chiếc còn hiện hữu bởi được cà, trải qua một thời son trẻ...



Đến việc căng tai (Tavattơpit)





Ban đầu việc căng tai chỉ dành cho những người giàu có trong làng, đó là những nhà có nhiều cồng chiêng, ché rượu cần quý, nhiều trâu bò... họ căng tai càng rộng bao nhiêu thì càng tỏ ra tự hào, hãnh diện bấy nhiêu. Những người này thường dùng lỗ tai này để đeo ngà voi, các vật quý. Rồi về sau, việc căng tai được lan rộng ra cả làng, không chỉ người giàu, mà nghèo như cụ Nàng Nang cũng đâm lỗ, rồi bỏ cây le, lồ ô vào để căng tai. Ngày ngày cứ vuốt ve tai sao cho lỗ càng to, càng tốt. Đến tận ngày hôm nay tai của cụ Nàng Nang có thể bỏ lọt cả bàn tay trẻ con vào mà không hề vướng víu gì. Cả Đăk Mế nhiều cụ bà đã “cao niên” nhưng hình ảnh căng tai của một thời còn đầy “dấu ấn” như cụ: Nàng Gôu, Nàng Bu, Ngàng Mưn, Nàng An...








Người Brâu với tục xăm mặt (ChinhKrăcKăng)



Ngoài phong tục cà răng, căng tai người Brâu còn thực hiện... xăm mặt. Trên trán cụ Nàng Nang, Nàng Gôu là nét chấm xanh, chấm đen. Giữa trán cụ Nàng Nang còn vẽ lên giống như hai lá cờ bắt chéo nhau hình chữ thập. Dưới cằm cụ Gôu được “chấm phá” bởi nhiều đường nét vẽ khá ấn tượng, trông gần như bộ râu quai nón của người đàn ông vậy. Người phụ nữ Brâu còn tự “làm đẹp” cho mình bằng việc đeo vòng, nhìn từ đầu đến chân của các cụ cơ man nào là... vòng: vòng lớn, vòng nhỏ, vòng đỏ, vòng vàng... đủ các màu sắc. Họ có quan niệm càng đeo nhiều vòng thì... càng đẹp, càng “quý phái”, càng được nhiều người đàn ông ngưỡng mộ! Những cụ bà còn nghĩ ra đeo vòng khá độc đáo đó là đeo ở cổ chân, có người gắn vào chân mình đôi lục lạc. Mỗi bước chân di chuyển, lục lạc kêu leng keng rộn rã. Già làng Thao Nur nói với tôi: Làm vậy đi vào trong rừng không sợ bị lạc đường, nếu lỡ đi lạc thì cứ theo tiếng leng keng ấy mà tìm, ra liền...





Tục chung chăn đệm của người Thái Mường Lò ( Yên Bái )



Chung chăn đệm - “sú phả” là một nét đẹp có tự ngàn xưa của người Thái Mường Lò (Yên Bái) được tổ chức ở nhà gái sau khi người con trai đã vượt qua được những thử thách của thời kỳ ở rể. Từ đây đôi trai gái yêu nhau được hai gia đình và cộng đồng công nhận là vợ chồng.


Ngày trước, con trai người Thái phải trải qua một thời gian ở rể kéo dài từ 3 năm trở lên. Đây là một thử thách rất lớn, nếu vượt qua mới được công nhận là con rể và được đón dâu về nhà mình. Trong thời gian ấy, chàng trai không chỉ phải chăm chỉ lao động, đối xử tốt với mọi người bên gia đình vợ tương lai và bà con bản Mường, mà còn phải nhất mực thủy chung và giữ một tình cảm trong sáng, lành mạnh với người mình yêu theo kiểu “nam nữ thụ thụ bất thân”. Chàng trai nào lười nhác hoặc không kiềm chế được lửa lòng, nhẹ thì bị phạt hoặc tăng thời gian ở rể, nặng thì bị đuổi về và bị cộng đồng chê cười.

Vào ngày tốt, giờ đẹp, bà mối của bên nhà trai và bà mối của bên nhà gái cùng người đại diện của hai họ trải đệm ở buồng cô gái. Sau đó lấy chiếc áo mới chưa mặc của cô dâu trải lên đệm ngửa hàng cúc lên trên, đặt áo của chàng rể còn mới chưa mặc lên trên áo của cô dâu úp hàng cúc xuống, vắt tay áo như đang ôm nhau rồi đắp chăn lên như hai người đang nằm, bốn người cầm bốn góc màn căng lên.

Bà mối của nhà trai hát rằng: “Khỏi cọ ha chớ đảy chớ ngài/ sải chớ đảy chớ đi/ khỏi chẳng đảy dốm mứk má xo lai/ xo tòi lúng tòi ta nái nạ/ xo tòi ta nái phủ chính chặu pò mè ók cuông hướn/ Chí xo phụk phứn quảng lái lẹp bók lua cón nớk…”.

Nghĩa là: “Tôi chọn được ngày lành tháng tốt/ chúng tôi mới được sắm lễ trầu cau/ sang bên này chắp tay van lạy/ chìa hai tay xin không/ ngửa hai tay xin lấy/ ngồi xổm rồi quỳ gối lại xin/ xin với bác với ông bên ngoại/ xin cha mẹ đã có công nuôi dưỡng sinh thành/ tôi muốn xin chiếu rộng đỏ thắm hoa sen/ xin chiếu to muôn màu hoa cúc/ xin được trải hai chiếu để trải đệm đôi/ xin cả đệm bông lau/ xin cả chăn lông ngỗng/ xin hai gối để cặp thành đôi/ xin ri - đô che cả gió trời/ xin màn đen bà ngoại mới may/ xin cả áo cô dâu mặc từ thủa bé/ xin áo cô dâu mặc thường ngày/ lấy về nằm đệm đôi diềm đỏ/ nằm bên người chồng yêu quý/ tay trong tay nên vợ nên chồng/ như đôi vịt mãi mãi sống chung/ như đôi gà không bao giờ mất/ thương yêu nhau đến răng long đầu bạc/ được vui vầy bên con cháu đầy nhà”.

Trên mâm cơm cúng thường thắp đôi nến để bói nhân duyên. Nếu nến cháy đều, thẳng và hết tức là điềm báo đôi vợ chồng sẽ có cuộc sống hạnh phúc. Còn nếu nến cháy dở dang hoặc đổ… thì đó là điềm báo đôi vợ chồng sẽ phải cố gắng rất nhiều để chiến thắng số phận.

Với các cô gái Thái, lúc này cũng đã búi tóc - “tằng cẩu” xong. Búi tóc của bà, của mẹ chồng lựa gom sau mỗi lần chải được bện cùng tóc của cô dâu ngay ngắn trên đỉnh đầu rồi cài trâm bạc. Đấy không chỉ là thông điệp hoa đã có chủ mà còn chuyên chở những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp về truyền thống, nghĩa vụ, trách nhiệm của người vợ hiền, dâu thảo.

Ngày nay, đám cưới của người Thái Mường Lò đã lược bỏ những hủ tục, trai gái được tự do hôn nhân, song tục “sú phả” vẫn được coi trọng. Mỹ tục ấy ẩn chứa khát vọng một cuộc sống gia đình hạnh phúc từ bao đời được các thế hệ trân trọng, nâng niu, dẫu có mang đôi chút bóng dáng tâm linh nhưng sâu nặng tình người.


Phong tục người Dao - cậy cửa ngủ thăm


Bản Cỏi, thuộc xã Xuân Sơn thuộc huyện vùng cao Thanh Sơn - Phú Thọ, nằm tựa lưng vào núi. Một bên giáp huyện Đà Bắc - Hòa Bình, phía bên kia giáp với huyện Phù Yên - Sơn La. Bản Cỏi được bao quanh bởi suối và núi non hùng vĩ. Nơi đây tập trung các dân tộc Dao, Mường… sinh sống. Cả bản có 66 hộ dân với 350 nhân khẩu. Theo sự giải thích của người dân nơi đây, "ngủ thăm" có nghĩa là con trai, con gái đến tuổi trưởng thành đều có thể "cạy cửa ngủ thăm" nhà nhau. Tuy nhiên, theo phong tục và quy định riêng của người Dao và người Mường từ bao đời nay, chỉ có con trai người Mường mới được lấy vợ người Dao, còn con trai người Dao không được lấy gái Mường.
Các cô gái đến tuổi trưởng thành, ban ngày đi làm các công việc đồng áng, tối đến đốt một ngọn đèn, buông màn sớm và nằm trong đó. Các chàng trai có nhu cầu tìm hiểu người con gái mình sẽ lấy làm vợ, có thể tìm đến để ngủ thăm. Nếu đèn trong buồng cô gái còn sáng, nghĩa là chưa có ai đến ngủ thăm, chàng trai phải tự cạy cửa để vào nhà. Chàng trai có thể nằm xuống bên cạnh cô gái, cô gái sẽ tắt hoặc vặn nhỏ ngọn đèn. Hai người chỉ trò chuyện, tâm sự mà không được chạm vào người nhau. Sau một thời gian tìm hiểu, cô gái có quyền quyết định cho chàng trai đó "ngủ thật" hay không. Nhưng trước khi đi đến "ngủ thật", cả hai đều phải thưa với bố mẹ để bố mẹ xem có hợp tuổi không. Nếu hợp tuổi, hai bên gia đình sẽ cho phép đôi bạn trẻ ngủ thật với nhau.
Khi thời gian ngủ thật bắt đầu, cũng là lúc chàng trai phải đến làm công cho gia đình cô gái. Cứ ngày đi làm cùng gia đình, tối về ngủ với cô gái mình có ý định tìm hiểu. Trong thời gian này, chàng trai không được về nhà mình, muốn về phải được gia đình cô gái cho phép. Nếu cô gái không thích chàng trai nữa thì cô gái sẽ gói quần áo cùng với một gói cơm nắm cho vào địu và bảo với chàng trai rằng: "Anh cứ về thôi!", như thế có nghĩa là cô gái đã từ chối. Hoặc cũng có khi cô gái bảo: "Hôm qua, em nằm mơ thấy ác mộng", đó cũng là một cách từ chối…
Nếu bạn là người Kinh, bạn vẫn có thể "ngủ thăm" ở bất kỳ nhà một cô gái nào bạn thích, miễn là cô gái ấy chưa có ai đến ngủ thật; và phải nhớ là bạn không được làm một điều gì "thiếu trong sạch" khi muốn thử cái phong tục diễm tình nguyên sơ rất độc đáo này. Cũng có khi gặp phải trường hợp cô gái để cho hai người con trai đến ngủ thăm nằm ở hai bên mình. Phong tục của họ cho phép như thế! Trong trường hợp này, cả hai chàng trai cùng tâm sự với cô gái, ai nói giỏi hơn thì người đó thắng.
 

12hdem

Xe máy
Biển số
OF-64684
Ngày cấp bằng
22/5/10
Số km
90
Động cơ
437,470 Mã lực
Nơi ở
Vùng biên ải và... chốn thị thành
Có đứa nhân viên làm tạp vụ người dân toọc Sán Dìu xã Ninh Lai huyện Sơn Dương - Tuyên Quang có mời cả cty về quê em nó ăn cưới chị gái..
Xã Ninh Lai là một xã có nhiều người dân tộc Sán Dìu giỏi và thành đạt lém đấy các cụ ạ! Ví dụ như ông Đỗ Văn Chiến, sinh năm 1962, hiện là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang, Bí thư Ban Cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang.
 

30U_9097

Xe buýt
Biển số
OF-10003
Ngày cấp bằng
22/9/07
Số km
927
Động cơ
542,072 Mã lực
Em hồi bé bị gửi về quê, đi ngoài xong toàn lấy lá hoa mua để chùi, lá mua vừa to vừa mềm nên sướng hơn giấy báo các cụ ạ
 

chèo bẻo

Xe tải
Biển số
OF-80929
Ngày cấp bằng
22/12/10
Số km
249
Động cơ
417,210 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số.
em dân tọoc nè, có cụ nào muốn hỏi tiếng dân tọoc hỏi em nhé, em tên Vừa A Rính

Có em hỏi cụ dân toọc đây : Trước tiên em muốn hỏi cụ đang là dân toọc gì ? sau đó em muốn hỏi mấy từ dưới đấy tiếng dân toọc của cụ viết ntn vì em đang có cô dân toọc bồ kết ạ ?

Anh yêu em

Anh muốn hôn em


Anh muốn chúng mình là của nhau

......................................

Giờ anh mới biết người phụ nữ dân toọc thật là tuyệt vời (l)
 

adidaphat

Xe tăng
Biển số
OF-31535
Ngày cấp bằng
16/3/09
Số km
1,430
Động cơ
488,821 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
OTOFUN
các cụ cứ nói người dân tộc thế chứ.
em thấy người kinh mình còn chùi...bằng lá thông và tay cơ mà

"anh i....?a đầu sông em cuối sông
thấy em chùi đ....bằng lá thông
anh thương cho em tờ giấy
em cuống qua chùi đ,,,,, bằng tay"\:D/
 

Mai ka

Xe máy
Biển số
OF-70237
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
56
Động cơ
429,270 Mã lực
Nơi ở
Mẽo Đình
các cụ cứ nói người dân tộc thế chứ.
em thấy người kinh mình còn chùi...bằng lá thông và tay cơ mà

"anh i....?a đầu sông em cuối sông
thấy em chùi đ....bằng lá thông
anh thương cho em tờ giấy
em cuống qua chùi đ,,,,, bằng tay"\:D/

Cụ làm em phun mưa vào bàn phím rồi này =))=))=))=))=))
 

CIVIC 30M

Xe buýt
Biển số
OF-28016
Ngày cấp bằng
30/1/09
Số km
536
Động cơ
489,510 Mã lực
Em có nhiều kỉ niệm với người dân tộc lắm.
Chuyện 1: Năm 2005 em làm trong Gia Lai, từ trong chỗ em làm ra đến thị trấn khoảng 20km đường rừng. Hôm đó em cho xe Kamaz ra thị trấn mua gạo và các đồ dùng cho anh em thì có 15 em người dân tộc (cả trai và gái) xin đi nhờ ra thị trấn, em chỉ đùa là mỗi người lên xe thì phải mất 5 ngàn, chúng nó đồng ý và em cho lên hết thùng xe rồi cho ra thị trấn. Khi ra đến nơi em đòi tiền thì chúng nó bảo "mày có cõng tao đâu mà mày đòi tiền, cái xe nó cõng chứ" =))
Chuyện 2: Em làm ở Thanh Hóa năm 2007 thì có nói chuyện với mấy em dân tộc ở đó, mấy em dân tọc hỏi em là "mày làm ở đây có sợ bọn tao bỏ bùa không?" thì em bảo là "tao sợ *éo gì bùa chim bùa cá chúng mày, bọn tao còn có bùa kinh hơn chúng mày nhiều". Em nó chắc nghe được quả bùa của em có sức mạnh hơn nên hỏi "chúng mày có bùa gì?" em bảo "bùa to bụng". Nó hỏi "bùa to bụng có sợ không?" em bảo "sợ lắm". Thế là nó lượn luôn :))
Nói chung người dân tộc thiểu số thì nghèo về tiền bạc nhưng họ giàu tình cảm lắm ạ
 

Mai ka

Xe máy
Biển số
OF-70237
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
56
Động cơ
429,270 Mã lực
Nơi ở
Mẽo Đình
Em có nhiều kỉ niệm với người dân tộc lắm.
Chuyện 1: Năm 2005 em làm trong Gia Lai, từ trong chỗ em làm ra đến thị trấn khoảng 20km đường rừng. Hôm đó em cho xe Kamaz ra thị trấn mua gạo và các đồ dùng cho anh em thì có 15 em người dân tộc (cả trai và gái) xin đi nhờ ra thị trấn, em chỉ đùa là mỗi người lên xe thì phải mất 5 ngàn, chúng nó đồng ý và em cho lên hết thùng xe rồi cho ra thị trấn. Khi ra đến nơi em đòi tiền thì chúng nó bảo "mày có cõng tao đâu mà mày đòi tiền, cái xe nó cõng chứ" =))
Chuyện 2: Em làm ở Thanh Hóa năm 2007 thì có nói chuyện với mấy em dân tộc ở đó, mấy em dân tọc hỏi em là "mày làm ở đây có sợ bọn tao bỏ bùa không?" thì em bảo là "tao sợ *éo gì bùa chim bùa cá chúng mày, bọn tao còn có bùa kinh hơn chúng mày nhiều". Em nó chắc nghe được quả bùa của em có sức mạnh hơn nên hỏi "chúng mày có bùa gì?" em bảo "bùa to bụng". Nó hỏi "bùa to bụng có sợ không?" em bảo "sợ lắm". Thế là nó lượn luôn :))
Nói chung người dân tộc thiểu số thì nghèo về tiền bạc nhưng họ giàu tình cảm lắm ạ
cái bụng dân tộc Kinh của cụ uống bia chưa đủ to hay sao mà còn muốn người khác phải to cùng thế =))=))=))=))
 

tqt77

Xe điện
Biển số
OF-7609
Ngày cấp bằng
31/7/07
Số km
2,343
Động cơ
553,226 Mã lực
cái sự nghèo ai cũng biết rồi, nhưng mà chưa có ai làm được gì mấy. còn cái này các bác biết chưa? ở ĐS bây giờ toàn các cháu dân tộc, nói tiếng Việt còn chưa sõi nữa kìa.
 

Kia-prideB

Xe tải
Biển số
OF-32894
Ngày cấp bằng
3/4/09
Số km
202
Động cơ
479,820 Mã lực
Nơi ở
KFC
cái sự nghèo ai cũng biết rồi, nhưng mà chưa có ai làm được gì mấy. còn cái này các bác biết chưa? ở ĐS bây giờ toàn các cháu dân tộc, nói tiếng Việt còn chưa sõi nữa kìa.
Cái này thì không chỉ ĐS mà ở LT cũng nhiều lắm.
 

chèo bẻo

Xe tải
Biển số
OF-80929
Ngày cấp bằng
22/12/10
Số km
249
Động cơ
417,210 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số.
cái sự nghèo ai cũng biết rồi, nhưng mà chưa có ai làm được gì mấy. còn cái này các bác biết chưa? ở ĐS bây giờ toàn các cháu dân tộc, nói tiếng Việt còn chưa sõi nữa kìa.

Cụ còn chưa biết có thằng xuống đó chơi khăm boa cho các em dân toọc 500k tiền giả cơ, sau đó bị em nó chửi um lên bằng tiếng dân toọc cơ =))
 

dangkimthu

Xe tăng
Biển số
OF-10884
Ngày cấp bằng
9/10/07
Số km
1,679
Động cơ
547,700 Mã lực
Nơi ở
Place with hope and no pain
bên ấn độ nhiều vùng nó còn dùng han, một han để chùi còn một han để bốc đồ ăn, bắt tay, hay làm những việc khác mà han kia vì dirty nên k dc dùng, thằng bẹn em bên đấy bẩu em thế cứ gì dân tộc nhà mình :D
Kụ xem cái phim đêý r àk;;)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top