[Funland] Dân ta phải biết sử ta

minhldp

Xe đạp
Biển số
OF-187874
Ngày cấp bằng
2/4/13
Số km
16
Động cơ
332,260 Mã lực
À hehe, em có nói đó, Thị Lộ là 1 trong số nhiều em "rau" của Nguyễn Trãi, trước thì là hầu gái.
Ý sau của cụ em không có ý kiến gì, Trần Nguyễn Hãn, Phạm Sảo bị đì trước, kẻ bị ép tự vẫn, người bị chặt đầu lâu.



Bình Ngô đại cáo thì hehe khác quái gì kiểu hiến pháp mới bọn Lê Công Định hay hehe Trần Huỳnh Duy Thức, có gì khó khăn đâu. Cũng là chuyện phù phiếm trà dư tửu hậu cả.
Khi mọi sự xong xuôi, các dữ kiện LS luôn được bóp méo theo ý người chép chúng, xưa giờ vẫn vậy. Bình Ngô sách của Nguyễn Trãi hehe tự dưng thành cương lĩnh triều Lê, dù ban đầu có khi Lê Lợi chả buồn màng tới.
NGUỒN cụ ơi, hay là cụ đang viết tiểu thuyết đấy?
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,269
Động cơ
697,036 Mã lực
Ngày 27/10/1075, Vi Thủ Anhttp://vi.wikipedia.org/wiki/1075, dẫn 700 quân từ Tô Mậu vào đánh Cổ Vạn, chiếm được trại Cổ Vạn. Tin tức đến tận ngày 21/12 mới tới được triều đình nhà Tống. Tiếp theo, các mũi quân phía Tây lần lượt đánh chiếm trại Vĩnh Bình, Thái Bình, các châu Tây Bình, châu Lộc, trại Hoành Sơn.


Quân Tống bị thu hút vào phía Tây, nên lơ là phía Đông. Khi đạo quân phía Đông của Đại Việt tập kích, quân Tống đã không chống đỡ nổi. Ngày 30/12/1075, châu Khâm bị chiếm. Ngày 2/1/1076, châu Liêm thất thủ. Sau đó, Lý Thường Kiệt dẫn quân đến châu Ung cùng đạo quân phía Tây quyết tâm hạ thành châu Ung.


 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,269
Động cơ
697,036 Mã lực
Từ ngày 10 tháng 12 năm 1075, cánh quân đầu tiên do Tông Đản chỉ huy đã kéo đến Ung Châu. Cánh quân chiếm được Khâm Châu tiến lên Ung Châu. Cánh chiếm được Liêm Châu tiến sang miền Đông Bắc chiếm châu Bạch. Ngày 18/1/1076, đạo quân của Lý Thường Kiệt cũng tới thành Ung.


Tướng giữ thành là Tô Giám thấy thế quân Đại Việt mạnh nên đã áp dụng triệt để chính sách cố thủ để chờ viện binh.


Một lực lượng cứu viện của Tống do Trương Thủ Tiết chỉ huy đã đi vòng theo đường Quí Châu tới Tân Châu rồi đến giữ ải Côn Lôn giữa châu Tân và châu Ung. Đến cách Ung 40 km thì lực lượng bị Lý Thường Kiệt cho quân đón đánh. Trương Thủ Tiết, Nguyên Dụ, Trương Biện, Hứa Dự, Vương Trấn là các chỉ huy của lực lượng viện binh nhà Tống đều bị giết tại trận. Việc này vào ngày 11/2/1076.


Thành Ung kiên cố lại có Tô Giám là tướng giỏi, nên quân Đại Việt đánh phá hơn 40 ngày không hạ được. Sau, quân Đại Việt bắt dân Tống, sai lấy túi đất đắp vào chân thành để leo lên đánh.

Ngày 1/3/1076, sau 42 ngày kháng cự, thành Ung thất thủ. Tô Giám tự sát. Lý Thường Kiệt ra lệnh tiêu hủy thành lũy, phá kho tàng dự trữ trong vùng Tả Giang và lấy đá lấp sông chặn đường cứu viện của quân Tống

Nhà Lý đánh các châu Liêm, Khâm và Ung, thành công tiêu diệt khoảng 7-10 vạn quân và dân nhà Tống, và bắt được hàng ngàn người đem về Đại Việt cùng nhiều của cải. Sau khi hoàn thành mục tiêu phá hủy các căn cứ hậu cần của đối phương, quan quân nhà Lý rút về nước.



8 ngày sau khi thành Ung bị triệt phá, tức ngày 9/2/1076, Tống Thần Tống ra chiếu đánh Đại Việt. Tống sử chép là sau 13 ngày.


Mục tiêu của Tống Thần Tống và Vương An Thạch không chỉ nhằm phục thù mà vẫn chính là mục tiêu ban đầu việc ra quân đánh vào lãnh thổ Đại Việt: gây nhuệ khí cho chiến trường tây bắc với Tây Hạ và tạo uy thế với nước Liêu


 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Xe gia đình

Xe điện
Biển số
OF-51938
Ngày cấp bằng
1/12/09
Số km
3,790
Động cơ
531,352 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thớt của cụ Lầm đang hay, nhưng sao thỉnh thoảng lại có người vào "khỏa thân bảo vệ môi trường" là thế nào nhỉ??? :D
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,269
Động cơ
697,036 Mã lực
Lực lượng đánh Đại Việt bao gồm khoảng 10 vạn quân, đặt dưới sự chỉ huy của Tuyên Huy nam viện sử Quách Quỳ (chức là An Nam đạo chiêu thảo sứ) và Triệu Tiết là phó tướng.



Quân Tống gồm 2 thành phần, có 4,5 vạn quân là binh sỹ có kinh nghiệm chiến đấu từng chiến đấu với quân Liêu, Hạ; còn lại hơn 5 vạn quân là lính mới tuyển mộ ở các lộ Hà Bắc, Kinh Đông và quân mộ thêm trên đường hành binh từ kinh đô tới Ung Châu, cùng với quân khe động vùng biên giới.



Bên cạnh 10 vạn quân chiến đấu, quân Tống còn có 20 vạn phu dịch và 1 vạn ngựa.


Do phải chuẩn bị lương thực, thuốc men cũng như tuyển mộ quân lính và các vấn đề khác, mãi tới đầu năm 1077, quân Tống mới xuất phát được.

Một đạo quân Tống trên bộ do đích thân Quách Quỳ chỉ huy xuất phát từ châu Ung tiến vào vùng Đông Bắc Đại Việt. Một đạo quân thủy do Dương Tiến Tùng chỉ huy xuất phát từ châu Lôi đi men bờ biển và tiến vào cửa sông Bạch Đằng
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,269
Động cơ
697,036 Mã lực
Phía Đại Việt chuẩn bị lực lượng đánh gồm đánh chặn từ xa và tuyến phòng thủ sâu.

Tướng Lý Kế Nguyên chịu trách nhiệm đánh đạo thủy quân của Tống. Còn Lý Thường Kiệt là tổng chỉ huy chung và trực tiếp chỉ huy đánh đạo quân bộ của đối phương.

Để ngăn đạo lục quân Tống, Đại Việt bố trí hai tuyến phòng thủ - một ngay biên giới do các lực lượng của những thủ lĩnh dân tộc thiểu số chỉ huy và một ở bờ Nam sông Như Nguyệt (Sông Cầu).

Tuyến phòng thủ bờ Nam sông Như Nguyệt kéo dài khoảng 30 km suốt từ chân dãy núi Tam Đảo ngã ba sông Cà Lồ-Sông Cầuhttp://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng_C%E1%BA%A7u tới Vạn Xuân (Phả Lại) lợi dụng các địa hình tự nhiên như bãi lầy, gò cao và cả các chiến lũy bằng đất, gỗ, rào tre

 

Deming

Xe buýt
Biển số
OF-105894
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
987
Động cơ
403,623 Mã lực
Nơi ở
nhà vợ
Đợt tấn công này, mình tàn sát dân Tống cũng kinh lắm, túm lại là đốt, giết và phá... càng nhiều càng tốt, và đã thành công!

PS: Xin lỗi bác Lầm, tưởng bác ko post nữa nên chen ngang comment, ko hiểu sao ko xóa đc comment này, khi mạng ổn định em hứa sẽ xóa tránh vụn bài của bác!
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,269
Động cơ
697,036 Mã lực
Ngày 8/11/1077, Quách Quỳ và Triệu Tiết dẫn quân vượt qua ải Nam Quan tiến vào vùng Lạng Sơn ngày nay và đánh xuống phía kinh đô Thăng Long.



Ngay từ đầu, quân Tống đã gặp phải sự chống cự hết sức mạnh mẽ của thổ binh do Thân Cảnh Phúc chỉ huy. Tiến công được vài chục dặm, quân Tống buộc phải tổ chức đột phá ải Quyết Lý.

Tại đây, tướng Đại Việt Thân Cảnh Phúc đã bố trí mấy ngàn quân có cả voi chiến, để cố thủ cửa ải. Tư Kỷ chỉ huy đội tiền quân Tống cố sức công kích nhưng đều bị đẩy lùi. Quân Đại Việt dựa vào thế đất hiểm, có tổ chức phòng ngự vững chắc, đánh trả hết sức quyết liệt. Quách Quỳ buộc phải cử tướng Thế Cư chỉ huy một đạo tinh binh lên ứng chiến.

Thấy cầm cự lâu không có lợi, Thân Cảnh Phúc đã chủ động lui quân về tuyến sau cố thủ cửa ải Chi Lăng. Biết ải Chi Lăng không những là đất hiểm mà còn được xây đắp kiên cố. Quân Tống cho một đội tiền quân tiến công vào chính diện. Còn hai đạo quân mạnh vòng qua phía tây núi Cai Kinh, theo đường đất đánh bọc vào sau Chi Lăng, tạo nên thế hai mặt trước sau cùng đánh.





Từ trên thành lũy và trên sườn núi cao, quân Đại Việt bắn vào đội hình xung phong của quân Tống, đồng thời tượng binh xông ra phản kích. Quân Tống bị thương vong rất nhiều. Nhưng lực lượng chênh lệch rất lớn, lợi dụng đêm tối Thân Cảnh Phúc đã chỉ huy quân rút theo đường tắt, lui về phòng giữ căn cứ Động Giáp, chuyển sang đánh du kích phía sau lưng quân Tống.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,269
Động cơ
697,036 Mã lực
Đạo thủy quân Tống , khoảng 5-6 vạn cùng vài trăm chiến thuyền loại lớn tiến vào hải phận Đại Việt để phối hợp với đạo quân của Quách Quỳ theo kế hoạch đã định trước.



Đạo quân này tiến theo đội hình hàng dọc. Đi đầu là đội quân với nhiệm vụ trinh sát, sau đó đến trung quân, hậu quân là đoàn thuyền lương. Quân của Dương Tùng Tiên không phát hiện được quân Đại Việt mai phục ở sông Đông Kênh, nên đã lệnh cho toàn quân tiến gấp vào sông Bạch Đằng.



Khi hạm đội Tống đã lọt vào trận địa mai phục, Lý Kế Nguyên phát lệnh tiến công.



Bị đánh bất ngờ, quân Tống thua to, dù hạm đội của họ tuy lớn, có nhiều thuyền chiến nhưng chỉ là loại thương thuyền nặng nề cơ động chậm, thủy binh là quân ô hợp. Thủy binh của Đại Việt là những chiến binh thiện chiến, dùng thuyền nhỏ nhẹ, cơ động, lại dựa vào thế hiểm để lập thành thế trận mai phục dài tới vài chục dặm. Các thủy đội của họ đều dựa vào hải đảo hoặc cửa sông để triển khai lực lượng.


Trong các trận giao chiến với Đại Việt, quân Tống đều thua lớn. Hơn trăm chiến thuyền bị đánh chìm, hàng vạn quân bị giết và bị bắt. Dương Tùng Tiên phải ra lệnh cho các chiến thuyền còn lại chạy về phía đông để tránh bị tiêu dệt hoàn toàn. Phải mấy ngày sau họ mới tập hợp được số chiến thuyền còn lại về vùng biển Liêm Châu, lập thủy trại cố thủ.


Thắng lợi của trận thủy chiến Đông Kênh đã làm thất bại hoàn toàn kế hợp vòng chiến lược của Quách Quỳ, và đẩy Quách Quỳ, Triệu Tiết vào hoàn cảnh không có phương tiện cho đại quân vượt sông

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,269
Động cơ
697,036 Mã lực
Ngày 18/1, quân Tống tới bờ Bắc sông Như Nguyệt, đối diện với tuyến phòng thủ chủ lực của quân Đại Việt.



Quân Tống không đánh ngay mà đợi đạo thủy quân tới để hợp đồng tác chiến vượt sông.



Trong khi chờ, đại quân Tống chia làm hai cánh. Cánh phía Tây do Triệu Tiết chỉ huy đóng tập trung ở vùng này là Hiệp Hòa. Cánh phía Đông do Quách Quỳ chỉ huy đóng tập trung ở vùng có thể nay là TP Bắc NInh. Ở giữa hai điểm tập trung trên, quân Tống còn chiếm một số vị trí là các gò cao.


Chờ thủy quân không thấy, lục quân Tống quyết định tấn công.



Quân Tống đã tổ chức 2 đợt tấn công lớn. Đợt thứ nhất đã chọc thủng được phòng tuyến của Đại Việt. Nhưng do tiến quân quá nhanh, lực lượng Tống thâm nhập khoảng 1 nghìn-2 nghìn quân trở nên đơn độc và khi tiến đến vùng Sóc Sơn ngày nay thì bị quân Đại Việt vây đánh phải rút lui, chịu tốn thất khoảng 1 nghìn người.



Đợt thứ hai, quân Tống đóng bè lớn để đưa quân sang bờ Nam sông Như Nguyệt, nhưng đợt nào sang cũng bị tiêu diệt gần hết.



Quân Tống, sau 2 đợt tấn công thất bại đành tiếp tục đợi thủy quân đến.


Sau 2 tháng, thấy quân Tống có dấu hiệu mết mỏi, quân Đại Việt phản công. Ban đầu, quân Đại Việt tổ chức tấn công vào cánh của Quách Quỳ, song đã chịu thất bại. Hai hoàng tử nhà Lý là Lý Hoằng Chân và Lý Chiêu Văn đã hy sinh.

Sau thất bại này và nhận thấy quân Tống đang tập trung chú ý vào mặt trận phía Đông, quân Đại Việt liền tổ chức vượt sông đánh bất ngờ vào cánh quân phía Tây của Triệu Tiết. Trận này, quân Đại Việt thắng lớn. Trong khi quân Tống rối loạn vì cánh phía Tây bị tập kích, quân Đại Việt tiếp tục đổ bộ đánh vào cánh quân phía Đông





 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,269
Động cơ
697,036 Mã lực





SÔNG NÚI NƯỚC NAM VUA NAM Ở
RÀNH RÀNH ĐỊNH PHẬN TẠI SÁCH TRỜI
CỚ SAO LŨ GIẶC SANG XÂM PHẠM
CHÚNG BAY SẼ BỊ ĐÁNH TƠI BỜI.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,269
Động cơ
697,036 Mã lực
Sau khi giành được thắng lợi quân sự tại phòng tuyến Như Nguyệt, Đại Việt chủ động nghị hòa với quân Tống.

Khi rút quân, Quách Quỳ đã tranh thủ chiếm đoạt luôn châu Quảng Nguyên (Lạng Sơn và Cao Bằng ngày nay) ngày nay).


Năm Mậu NGọ (1078) Lý Nhân Tông mở cuộc giao hảo với nhà Tống.

Sứ thần Đại Việt là Đào Tông Nguyên đưa 5 con voi đă thuần sang cống vua Tống và đi đòi lại những châu, huyện ở miền Quảng Nguyên. Tống triều ưng thuận với điều kiện là quân Lý phải trả lại cho nhà Tống những thường dân Tống ở các châu Khâm, Liêm, Ung bị quân Lý bắt đem về nước làm nô tì trong năm 1075.

Thường dân Tống bị bắt hơn ngàn người nhưng quân nhà Lý chỉ trả tất cả là 221 người. Trước khi cho họ về, nhà Lý cho thích vào trán con trai từ 15 tuổi trở lên ba chữ "Thiên tử binh", đàn ông từ 20 tuổi trở lên thích chữ "Đầu Nam Triều" và vào cánh tay trái đàn bà con gái hai chữ "Quan Khách" để làm nhục nhà Tống.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,269
Động cơ
697,036 Mã lực
Trong triều đại nhà Lý, tổng cộng có khoảng 10 lần các vua hay các quan lại cao cấp như Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thànhv.v. đã đem quân đi đánh Chiêm Thành. Sau mỗi lần đánh, vua CHiêm Thành lại cầu hòa, cử người sang cống nhưng sau đó lại chống đối.


Sự kiện lớn nhất là vào năm 1069, Chiêm Thành đem quân ra cướp phá vùng Nghệ An - Hà Tĩnh. Vua Lý Thánh Tông thân chinh dẫn 10 vạn quân nam chinh vào tận kinh đô Chiêm Thành đánh bại và bắt được vua Chiêm đưa về Thăng Long,






để được tha vua Chiêm và triều đình Chiêm Thành đã cắt phần đất phía Bắc dâng cho Đại Việt là vùng đất Quảng Bình và bắc Quảng Trị ngày nay, sau sự kiện này biên giới phía nam của Đại Việt lần đầu tiên tiến đến sông Thạch Hãn (Quảng Trị).





Nhưng có sử gia cho rằng tới giai đoạn lịch sử này cuộc bình Chiêm chẳng phải riêng vì việc đoạn tuyệt giao hiếu, mà do Đại Việt bắt đầu thi hành chính sách đế quốc, dựa vào chỗ Chiêm có tinh thần bất khuất đối với Đại Việt và lại lén lút thần phục nhà Tống
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,269
Động cơ
697,036 Mã lực
Ỷ Lan (1044-1117) là một Hoàng Phi, Hoàng Thái Hậu nhà Lý, vợ thứ của vua Lê Thánh Tông, mẹ đẻ của vua Lý Nhân Tông.


Bà đã hai lần đăng đàn nhiếp chính, khiến đất nước dưới triều Lý được hưng thịnh, những đóng góp cho hoàng triều Lý nhất là về Phật Giáo và tài năng trị nước của bà đều được sử gia khen ngợi và tán dương.


Tuy vậy, để có thể có quyền hành nhiếp chính đất nước, bà đã mưu kế dựa vào Lý Thường Kiệt, phế truất và sát hại Thái hậu nhiếp chính tiền nhiệm là Thương Dương Hoàng Thái Hậu. Việc làm này đã gây nên nhiều tranh cãi xung quanh bà



Ỷ Lan vào cung khi vua đã 40 tuổi mà chưa có con trai. Sau khi bà sinh cho vua Hoàng tử Lý Càn Đức, vua rất yêu chiều. Sau này, bà còn sinh được hoàng tử nữa, được phong tước là Sùng Hiền Hầu.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

luklak

Xe điện
Biển số
OF-65502
Ngày cấp bằng
4/6/10
Số km
2,505
Động cơ
459,699 Mã lực
Cám ơn cụ Lầm, trận đánh quân Tống rất chi tiết.
Cụ Lý Thường Kiệt là hoạn quan mà giỏi thật văn võ song toàn.
Về sử vn thì còn nhiều nghi vấn lắm, nhiều luồng thông tin nhất là những chuyện liên quan đến nội bộ, đúng là "thâm cung bí sử"
Nguyễn Trãi , Lê Long Đĩnh, Lê Hoàn - Dương vân Nga, Nguyễn Ánh v.v... những người mà còn rất nhiều thông tin trái chiều nên cũng xem xét và cảm nhận theo cách riêng của mỗi người, kg nên cãi cọ nhau mất vui.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,269
Động cơ
697,036 Mã lực
Nhiếp chính lần thứ nhất:

Tháng 2/1069, vua Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành. Tin cậy, trước khi đi nhà vua trao quyền điều khiển chính sự ở triều đình cho Ỷ Lan nguyên phi. Ra trận, vua đánh mãi không được, bèn "đem quân về đến châu Cư Liên (Tiên Lữ-Hưng Yên), thì nghe tin Nguyên phi giúp việc nội trị, lòng dân cảm hóa hòa hợp, trong cõi vững vàng, tôn sùng Phật giáo, dân gọi là bà Quan Âm, vua nói: "Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là nam nhi lại chẳng được việc gì hay sao!". Bèn quay lại đánh nữa, bắt được vua nước ấy là Chế Củ và 5 vạn người dân... Năm sau , Chế Củ xin đem đất ba châu: Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính (tức vùng Quảng Bình, Quảng TRị) để chuộc tội...
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,269
Động cơ
697,036 Mã lực
Năm 1072, vua Lý Thánh Tông mất, Thái tử Lý Càn Đức 6 tuổi lên ngôi, lấy hiệu là Lý Nhân Tông.

Vua mới phong mẹ từ Nguyên phi lên Hoàng Thái phi, tôn hoàng hậu của vua Lý Thánh Tông là Thương Dương hoàng hậu lên Hoàng Thái Hậu, lo việc triều chính, có Thái sư Lý Đạo Thành giúp đỡ.

Sử chép rằng trong cuộc chiến quyền lực này, phe của Nguyên phi Ỷ Lan, với sự giúp sức của Lý Thường Kiệt đã thắng thế. Vua cho quản chế Thương Dương Hoàng hậu vào cung, bức chết, đem chôn cùng lăng vua Lý Thánh Tông.

Thái sư Lý Đạo Thành thuyên chuyển trông coi vùng NGhệ An, với chức Tả gián nghị đại phu.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,269
Động cơ
697,036 Mã lực
Nhiếp chính lần 2

Đoạt được quyền nhiếp chính và trở thành Hoàng thái hậu, năm 1074, không nghĩ đến hiềm khích cũ, Ỷ Lan lại cho vời Lý Đạo Thành về triều rồi trao chức Thái phó bình chương quân quốc trọng sự, để cùng với tướng phụ chính là Lý Thường Kiệt ra tài ổn định và phát triển đất nước. Nhờ vậy mà quân đội nhà Lý đủ sức “phá Tống, bình Chiêm” …


Hoàng thái hậu Ỷ Lan qua đời vào ngày 25/7/1117.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,269
Động cơ
697,036 Mã lực
Nhà Lý suy tàn từ thời vua Lý Cao Tông (1175-1210), tuy rằng đã có những dấu hiệu từ thời Lý Anh Tông. Đại Việt sử ký toàn thư nhận xét vua Cao Tông chơi bời vô độ, chính sự hình pháp không rõ ràng, giặc cướp nổi như ong, đói kém liền năm, cơ nghiệp nhà Lý từ đấy suy.

Năm 1209, vua Cao Tông nghe theo lời gian thần Phạm Du giết oan tướng Phạm Bỉnh Di. Bộ tướng của Bỉnh Di là Quách Bốc đang trấn thủ Hoan châu mang quân ra đánh Thăng Long báo thù cho chủ. Vua Cao Tông và thái tử Sảm bỏ chạy lạc mỗi người một nơi. Quách Bốc lập con nhỏ của vua là Thậm lên ngôi.

Thái tử Sảm chạy đến nương nhờ gia tộc họ Trần ở duyên hải, nhờ sức họ Trần mang quân về đánh dẹp Quách Bốc.

Tuy loạn được dẹp nhưng từ đó quyền lực chi phối chính trường của họ Trần bắt đầu được hình thành, bắt đầu từ Trần Tự Khánh và sau đó là vai trò lớn của Trần Thủ Độ.

Năm 1210, vua Cao Tông chết, thái tử Sảm lên thay, tức là Lý Huệ Tông. Triều chính hoàn toàn trong tay họ Trần.

Kết cục, cuối năm 1225, con gái thượng hoàng Huệ Tông (bị ép truyền ngôi đầu năm) là Lý Chiêu Hoàng đã bị ép nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, thượng hoàng Lý Huệ Tông sau đó còn bị Trần Thủ Độ ép tự tử vào năm 1226.

Nhà Lý chấm dứt, kéo dài 216 năm với 9 đời vua.

Nhà TRần thay thế từ đó
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,269
Động cơ
697,036 Mã lực
Trần Tự Khánh (1775-1223) là tướng nhà Lý, người có công đặt nền móng cho sự thay thế ngôi nhà Lý của nhà TRần. Ông người Tam Đường, phủ Long Hưng, tỉnh Thái Bình.


Theo phả hệ họ Trần, Trần Tự Khánh là con thứ của Trần Lý, em của Trần Thừa - người sau này trở thành thượng hoàng đầu tiên của nhà Trần.

Khi chạy loạn, thái tử Sảm chạy về Hải Ấp, nơi Trần Lý cai quản. Sau này, Thái tử Sảm lấy vợ là Trần Thị Dung, em của Trần Tự Khánh.

Tháng 10 năm 1210, Cao Tông mất, hoàng tử Sảm lên ngôi vua, tức là Lý Huệ Tông. Huệ Tông lập Trần Thị Dung làm nguyên phi. Để lấy lòng Tự Khánh (anh vợ), Huệ Tông phong ông làm Chương Thành hầu.

Trước đó, Trần Tự Khánh vì ko tâm phục vua Cao Tông nên nhiều lần đem quân về quấy nhiễu kinh thành. Sau này, khi được Huệ Tông ưu ái, Tự Khánh vẫn nhiều lần dấy binh làm loạn.

Sau lần vua Huệ Tông nghi Tự Khánh đem quân về kinh lật đổ triều chính, đã phế Trần Thị Dung xuống làm Ngự nữ.

Trần Tự Khánh đánh nhau với quân triều đình nhiều lần và liên tục đánh chiếm các miền hai bờ sông Hồng, cùng hào trưởng Nguyễn Tự lập nên một thế lực khắp vùng hự lưu sông Hồng và sông Đáy (trừ vùng Đại Hoàng).

Lý Huệ Tông thân chinh cầm quân đi đánh TRần Tự Khánh, nhưng thua, bỏ cả thuyền Rồng để chạy.

Các cánh quân khác của họ Trần, gồm cả Trần Thủ Độ (em họ Trần Tự Khánh) tiến đánh khiến quân triuề đình tan tác. Huệ Tông chạy lên Lạng Châu.

Sau khi chiếm đc kinh thành, Trần Tự Khánh lên gặp vua Lý Huệ Tông, trình bày đại ý là: Dân nỏi dậy khắp nơi cũng bởi thế sự đổi khác, anh đứng lên dẹp loạn cũng vì triều đình :D rồi mời vua hồi cung, nhưng Huệ Tông không đồng ý.

Tự Khánh về kinh, lập con của vua Lý Anh Tông là Huệ Văn Vương lên làm vua mới.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top