[Funland] Dân ta phải biết sử ta

X-trails

Xe cút kít
Biển số
OF-9503
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
19,715
Động cơ
730,846 Mã lực
Nơi ở
OF cái gì mà chả có, đi đâu xa cho nó mệt
a để ý, trong tất cả các trường hợp dùng 18 - từ 18 đời vua nhà Hạ cho đến 18 ông thầy không trị được học trò – danh tánh và chi tiết về 18 vị đó hoàn toàn mang tính cách… không quan trọng. Không thành vấn đề. Người phát ngôn ra con số 18 đó có vẻ chỉ muốn chúng ta biết ‘đó là một con số nào đó’, có thể lớn hơn 2, hoặc nhiều hơn 3. Và cũng có thể là một con số Không (0). Số chính xác không quan trọng. Bởi thực chất của nó chẳng có quan trọng. Nhưng quan trọng hơn chỉ ở chỗ những phần tử trong ‘tập hợp’ đó mang cùng một số đặc tính chung. Xin được lập lại, số 18 trong văn minh Hoa Hạ có vẻ mang chung một ý nghĩa như ‘ẩn số X’ trong toán học. X= 0,1, 2, 3,…. Nhưng ký hiệu ‘18’ đó có vẻ hoa mỹ hơn, chải chuốt hơn X. Và cũng có ý của một số bán xác định hay bất chợt, tương đương với N trong toán học. Với ngụ ý: không cần tìm hiểu rõ chi tiết về đặc tính của những nhân vật mang số từ 1 đến 18 làm gì. Chỉ cần hiểu đó là một tập hợp, một liên tục, chu kỳ, hay chuỗi trình kín, nay đã hoàn toàn kết thúc.

Bội số của 18 và 9


Bất cứ ai cũng đều biết rõ 18 chính là: 9 nhân cho 2. Khoảng cách từ mặt đất đến trời xanh, theo ý niệm người Hoa thời cổ đại, bằng chiều cao của Bàn Cổ, tức 9 triệu lý (= 4600000 km). Cũng dùng con số 9.


Rất nhiều số đếm của văn minh Trung quốc vẫn dùng đến 9 hoặc 18, và bội số của chúng.


Về võ nghệ, ta có ‘thập bát ban võ nghệ’ tức 18 kiểu đánh võ khác nhau. Gồm: đánh côn, đi quyền, v.v. Nhưng thật sự ít khi thấy sách vở Tàu ghi lại đầy đủ 18 lối đánh võ khác nhau đó.


Nếu đọc truyện Tàu xưa, ta cũng thường thấy: ‘tam thập lục kế yĩ đào vi thượng’: trong 36 kế, kế chạy trốn là hay nhất. 36 chính là = 18 nhân 2. Cũng ít thấy ai cho biết chi tiết của từng mưu kế trong con số 36 kế đó. Chùa Thiếu Lâm cũng vậy. Nhiều phim kungfu hư cấu cho thấy phái Thiếu Lâm có đến 36 phòng luyện võ. Mỗi phòng một kiểu luyện khác nhau. Nhưng cũng ít khi quay cho thấy đầy đủ 36 phòng đó.


Đọc Tây Du Ký, ta để ý hai nhân vật có bùa phép thần thông quảng đại nhất. Người thứ nhất là Tôn Ngộ Không, tức Tề Thiên Đại Thánh. Người thứ hai, Dương Tiễn tức Nhị Lang. Cả hai đều có đến 72 thứ phép tắc thần tiên. Thường gọi: thất thập nhị huyền công. Xin kể vài thứ phép. Tôn Ngộ Không có thể bứt một cọng tóc thổi phù một cái. Presto! Cọng tóc biến ngay ra thành một Clone Tôn Ngộ Không khác, với khả năng bùa phép, võ nghệ y hệt như Tôn Ngộ Không thiệt. Tôn Ngộ Không cũng có thể uốn người nhảy lên không trung một cái, lập tức biến thành con chim. Nhị Lang Dương Tiễn cũng vậy. Cũng đầy đủ 72 thứ bùa phép y như Tôn Ngộ Không. Nhưng có lẽ vì y thuộc loại quan ở trên Trời, đi đâu cũng có chó theo, nên tác giả cho y thuộc phe chánh đạo, phải trên rơ phe tà đạo đại diện bằng Tề Thiên. Cũng có thể y mang mạng Kim, phía Tây, nên có vẻ trên cơ hơn một chút và khắc được Tôn Ngộ Không, mạng Thổ, phía Đông. Tuy cả hai cùng có ‘thất thập nhị huyền công’ như nhau.


Nhưng đặc biệt để ý, tác giả Ngô Thừa Ân không bao giờ liệt kê đầy đủ 72 thứ phép thần thông đó gồm những thứ phép nào. Ta chỉ biết 72 là một bội số của 18, và tất nhiên của 9: 72= 18 x 4; 72= 9 x 8.


Như vậy có thể tóm tắt: Trong văn minh người Hoa, họ rất thích dùng những con số như 9, 18, 36, 72, 108 (108 anh hùng Lương Sơn Bạc trong ‘Thủy Hử’),… Tất cả đều là bội số của 18, đặc biệt cũng là bội số con số 9.


Thế tại sao họ lại thích con số 9? Có nhiều lý do, và xin để lý do chính qua phần sau. Lý do thông thường: số 9 là số dùng để chỉ vua chúa.


Người Trung quốc từ thời xa xưa đã dành số lẻ để chỉ đàn ông, và số chẵn chỉ đàn bà. Con số 9 tượng trưng cho người đàn ông có uy quyền nhất. Số 9 do đó dùng để chỉ các bậc đế vương.


Theo chuyện kể của Ngọc Phương [10], ‘những toà điện trong Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh gồm 9900 gian nhà. Các tháp canh ở bốn góc cung điện đều có 9 xà và 18 cột. Còn trên các bức từơng bình phong có trạm khắc 9 con rồng…


Một ví dụ điển hình nhất về con số 9 huyền thoại là bệ thờ ở Thiên Đàn Bắc Kinh – nơi các hoàng đế thời Minh và Thanh hàng năm thường tế Trời để cầu cho quốc thái dân an. Bệ thờ có hình tròn, xây thành 3 cấp. Mặt trên của bệ thờ ghép bằng 9 vòng đá đồng tâm. Vòng đá trong cùng gồm 9 phiến đá hình quạt, vòng thứ hai gồm 18 phiến (9x2), vòng thứ ba 27 phiến (9x3), … cho đến vòng ngoài cùng, vòng thứ 9 gồm 81 phiến (9x9) ghép lại.’


Hệ số đếm dùng con số 9


Giải đáp số 9 là số của vua chúa, tuy tiến thêm 1 bước nhưng vẫn chưa giải thích được toàn diện tại sao người Hoa từ xưa vẫn ưa dùng các bội số của 9, như 36, 72, 108, và nhất là 18. Mặc dù rằng chúng ta đã khá đủ tư liệu, kể trên, để chứng minh rằng: số 18 trong ‘18 đời vua Hùng’ chỉ là một con số quy về ý niệm của một liên tục, một châu kì, một tập hợp kín.


Đóng góp quan trọng thứ hai của bài này chính là giả thuyết: Người Hoa nguyên thủy, kể luôn cả chủng Yueh (Việt) ở phía Nam sông Dương Tử, vào thuở khai thiên lập địa, tạo dựng nên xã hội, đã dùng hệ thống đếm dựa trên con số 9, chứ không phải con số 10 theo hệ thống thập phân hiện nay. Phát hiện này, mặc dù còn trong dạng giả thuyết, có lẽ từ xưa đến nay chưa thấy bàn đến trong sách vở. Và có lẽ chính người Hoa cũng không ngờ tới chuyện này.


Thế nào là hệ thống đếm số 9? Muốn hiểu hệ thống đếm số 9 ta thử nhờ một em bé đếm thử từ 1 đến 20. Em đếm, bằng mọi ngôn ngữ trên thế giới:
1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 8 – 9 rồi 10. Tức con số lớn nhất trong hệ thống thập phân. Sau đó, em đếm tiếp: 10+1, em gọi tắt ‘mười một’, rồi 10+2, gọi tắt 12, 10+3, gọi tắt 13,… tuốt đến 19 (tức 10+9). Sau đó, em đếm 10+10. Nhưng 10+10, em nghĩ có vẻ bất tiện, nên thế bằng: 2 lần 10, gọi tắt thành ‘hai mười’, tức ‘hai mươi=20’. Tiếp theo đó: 20+1, tức 21; 20+2, tức 22, v.v.


Như đã phân tích kỹ trong bài viết về hệ thống đếm số của người Mường (hệ 9) [11], ở thời cổ đại có nhiều hệ thống đếm số khác nhau. Thí dụ, người Khờ-Me tức Cam Bốt ngày nay, dùng hệ thống đếm số 5. Tức khi đếm tới số 5 là hết. Họ phải đếm lại dùng số 1 ban đầu. Nghĩa là họ xem số 6 như là 5+1. Tiếp tục: 7=5+2,…


Phát âm về số đếm trong tiếng Cam Bốt, từ 1-12, xin liệt kê như sau:


0 = son {đọc như: /sohn/} => không
1 = múay /mooeh/ => một
2 = bpii /bpee/ => hai
3 = bey /bay/ => ba
4 = buan /booan/ => bốn
5 = bram /blam/ => năm => Số lớn nhất trong hệ 5.


Muốn đếm tiếp, phải dùng đến số 5, rồi cộng thêm:


6 = bram-múay /blam-mooeh/ => sáu => sáu (6)= bram (5)+muay (1): bram-muay
7 = bram-bpil /bram-bpee/ => bảy=> bảy (7)= bram (5)+bpil (2): bram-bpil
8 = bram-bey /bram-bay/ => tám => 8= bram (5)+bey (3)
9 = bram-búan /bram-booan/ => chín => 9= bram (5)+buan (4)
10 = dop /dup/ => mười => một tên gọi mới có nghĩa 2x5
11 = dop-muay /dup-mooeh/ => 11= dop (10)+muay (1), mười một
12 = dop-bpii /dup-bpie/ => 12= dop (10)+bpie (2), mười hai
……………………
16 = dop-brammuay /dup-blammơoeh/ => 16= dop (10)+bram(5)+muay(1)


Như vậy, đối với hệ đếm số 5, số 5 là số lớn nhất. Hệ đếm này dựa vào lối đếm dùng bàn tay 5 ngón.


Đối với hệ thống đếm số 10 như toàn cầu xử dụng hiện nay, số 10 là số lớn nhất. Hệ đếm số 10 xử dụng cả 10 ngón tay.


Đối với hệ thống đếm số 9, số 9 là số lớn nhất. Trong hệ đếm đó, số 9 lớn nhất đã được dùng để chỉ vua chúa. Hệ thống đếm số 9, theo thiển ý, đã dành 1 ngón tay để chỉ số không (0). Còn lại 9 ngón kia dành cho số đếm từ 1 đến 9.


Hệ thống đếm số 9 vận hành ra sao? Như thường, đếm từ 1 đến 9. Số 10 đã được đếm như 9+1. Mười một: 9+2, v.v. cho đến 17= 9+8.


Rồi 18 sẽ được gọi như= 2 lần 9. Tức 29. Số 19 sẽ trở thành ‘2 lần 9 + 1’.


Đếm tuốt đến 27 ta sẽ đếm theo hệ thống 9 thành 39, tức 3 lần 9. Ba lần chin = 39 = 3x9 = 27. Đúng là những con số Bình Nguyên Lộc [5] đã nêu lên thắc mắc không hiểu tại sao người Mường lại đếm số khác với Việt. Việt gọi số đếm 27, trong khi Mường gọi đó 39. Số 39 của Mường mang nghĩa 3 lần 9, thuộc hệ thống đếm số 9. Việt 27 = Mường 39. Hai mươi bảy bằng vơí ba nhân cho chin lần, 27= 3x9. Mường đọc ‘ba chỉn’, tức 39. Muốn biết rõ về người Mường, và nếp sống cùng văn hoá của họ xin xem tác phẩm của Jeanne Cuisinier về xã hội Mường xuất bản vào năm 1946 [15].


Rất có thể người Hoa ở thời mới tạo dựng xã hội đã dùng hệ thống đếm 9, bởi những lý do sau:


(i) Họ đã dùng số 9 để chỉ người đàn ông có quyền lực nhất. Số 9 là số lớn nhất trong hệ thống đếm số 9. Chứ không phải trong hệ thống đếm số 10 như Ngọc Phương đã trình bày [10].
(ii) Vào thời cổ đại, thật cổ, văn minh Trung Đông chưa truyền đến Trung Quốc. Người Hoa chắc chắn phải có một hệ thống đếm hơi khác với hệ đếm số 10, của Trung Đông. Mặc dù rằng có thể đến đời nhà Thương, hoặc đầu đời nhà Châu (khoảng năm 1000 trước Công Nguyên), hệ thống đếm số 10 đã du nhập đến Khu vực sông Hoàng Hà.
(iii) Người Hoa vẫn thích dùng bội số của 9, như 18, 36, 72,… Y như những người quen hệ thống 10, sẽ thích dùng: 10, 20, 30, 40…
(iv) Người Mường cho đến giữa thế kỷ 20 vẫn còn dùng hệ thống đếm số 9, họ đã mang theo khi di cư về phía Nam. Người Mường là ai? Đại khái họ cũng cùng chung chủng Yueh (Việt), nhưng thuộc chi Thái. Khi xưa họ tập trung ở vùng phía Nam sông Dương Tử, đặc biệt tại nước Ba và Thục, giáp giới với nhà Tây Châu (770-476 TCN). Sau khi nước Thục bị nhà Tần dứt điểm, họ thiên cư về Nam, và gia nhập cộng đồng Tây Âu ở khu vực Quảng Tây, Quí Châu, ngày nay. Bởi những gì họ còn giữ, rất có khả năng đã được chia xẻ qua lại với Hoa chủng bên nước Châu ngày trước. Nên nếu họ còn giữ hệ thống đếm số 9, người Hoa thứ thiệt tại nước Châu ngày xưa thật xưa chắc cũng đã dùng hệ đếm số 9 đó.
(v) Nếu ở cổ thời, lúc văn minh phương Tây chưa mang sang hệ đếm số 10, rất có khả năng cả hai vùng Hoa Nam và Hoa Bắc đều xử dụng và quen thuộc với hệ đếm theo số 9. Từ đó họ sẽ quen dùng những bội số như 18, 24, 36, 72, v.v.
(vi) 18 đời vua nhà Hạ, triều đại khởi thủy của nước Tàu, đã xử dụng con số 18 theo thói quen của hệ thống đếm số 9 đó. Và từ đó việc vay mượn ý niệm triều đại Hồng Bàng của Tàu đưa vào truyền thuyết dựng nước ở phía Nam, chắc cũng không có gì lạ cả.




Tóm tắt


Bài này thử nhìn vấn đề ’18 đời vua Hùng’ dưới góc độ toán học và văn minh Hoa Hạ. Kết quả cho thấy con số 18 thật ra chỉ là một con số bất chợt, không liên hệ đến chi tiết lịch sử.


Số 18, trong văn hoá Trung quốc, thông thường được dùng để chỉ một chu kỳ. Hoặc một liên tục, một tập hợp, mà những phần tử trong tập hợp đó có cùng chung một số đặc tính. Ở một mặt khác, nó là một con số che lấp những thiếu thốn về hiểu biết và chi tiết về tính chất của từng phần tử trong tập hợp đó. Nói một cách khác, số 18 chỉ là một lối nói cho văn vẻ, dùng toán số (2x9= 18) của giới sĩ phu Trung quốc. Có lẽ với mục đích… để hù những người không biết chữ, và cũng để cho bài viết, bài văn cho được trôi chảy, không có những điều ‘không biết’. Số 18 là một con số dùng để…che mắt, lấp loát những cái không biết.


Số 18 hoặc 36, 72, hay về sau ‘Bách’ tức 100, như dùng để chỉ khối chủng Yueh (Bách Việt), đã được xử dụng hết sức tiện nghi. ‘Bách’ dùng để chỉ số nhiều, đếm không hết, chứ không phải 100. Bởi vào thời Xuân Thu, ở phía Bắc sông Dương Tử có đến trên dưới 1000 nước [12]. Khối Yueh ở phía Nam chắc cũng tương tự, vượt trên 100 rất xa. Do đó nếu ‘Bách’ (100) là một con số bất chợt, thì ‘thập bát’ (18) cũng chỉ như vậy mà thôi.


Nhìn lại công trình của Ngô Sĩ Liên dười góc độ của thế kỷ 21 hiện nay, bắt buộc ta phải có một cái nhìn khác. Trong góc nhìn đó, chúng ta phải nhớ, Ngô Sĩ Liên và cộng sự đã có tư duy rất khó vượt khỏi lối suy nghĩ, lối viết lách của những sư phụ ở Bắc phương. Họ phải theo một khuôn khổ định trước để chứng tỏ tri thức đã đạt tới mức chuẩn của giới khoa bảng ở phương Bắc. Từ đó ta có thể thấy:
(i) Truyền thuyết viết ra sao, họ chép y lại như vậy. Chỉ được phép than thở hoài nghi trong phần luận bàn mà thôi. Đặc biệt nhất, Ngô Sĩ Liên đã căn dặn hậu bối: ‘Hoàn toàn tin vào sách chẳng bằng không có sách’.
(ii) Lối viết sử kiểu Tàu ra sao, họ sẽ theo y như vậy. Tàu không biết nhiều về nhà Hạ, nên phải gom góp các chuyện cổ tích, các truyền thuyết, rồi đưa vào con số 18 rất phổ thông, để gói ghém một trang sử cổ cho được đẹp mắt. Không có cách gì khác, phía bên An-nam cũng làm theo y như vậy. Họ làm việc qua nhiều tác phẩm và nhiều năm tháng, để rồi sau cùng, Ngô Sĩ Liên và các cộng sự thu thập tất cả, đặc biệt 18 đời vua Hồng Bàng, rồi đưa vào bộ Sử Ký có tầm vóc đầu tiên của nước Nam.
(iii) Đặc biệt 18 đời vua Hồng Bàng Việt Nam, rập y khuôn 18 đời vua nhà Hạ, triều đại hồng bàng ở bên Tàu. Để ý rất nhiều bài viết trong vài thập kỷ qua ưa liệt kê danh sách các đời vua Hùng. Khổ nỗi tất cả đều viết tên hiệu bằng…chữ Hán ròng. Thí dụ, Hùng Huệ Vương, Hùng Tấn Vương, v.v. Y như là cái nước của mấy ông vua Hùng giống như mấy cái nước chư hầu ở đời nhà Châu phía bắc sông Dương Tử, thời Xuân Thu Chiến quốc. Và những vua Hùng này có lẽ nói với thần dân của các ông bằng tiếng Tàu, trước khi người Tàu đến nước đó cả ngàn năm.
(iv) Truyền thuyết dựng nước đó, ở mặt cội nguồn, cũng không quên lôi thêm một trong những biểu tượng xã hội nguyên thủy của Tàu là ‘vua’ Thần Nông. Theo thiển ý, Thần Nông chỉ là một biểu tượng, chỉ một xã hội đã tiến lên ngành canh nông để kiếm ăn, sinh sống. Nó cũng giống như thời bây giờ, người ta dùng ‘Thế Kỷ 18’ để chỉ thời đại con người đạt đến cách mạng công nghệ. Hoặc, trong một tương lai nào đó, có thể người ta dùng ‘thời đại Bill Gates’ để chỉ thời đại điện toán, và internet. Chứ không phải Bill Gates là ông tổng thống toàn cầu ở vào thế kỷ 21, đối với hậu thế 4 ngàn năm sau, có thể đoán nhầm, v.v.
(v) Con số 18, thường dùng trong văn hoá Trung quốc để chỉ một chuỗi trình nào đó theo với chiều thời gian, mà chi tiết thường không biết rõ. Như một tập hợp, như một liên tục nay đã khép kín. Bản chất chi tiết của từng phần tử trong tập hợp hay liên tục đó vẫn là ẩn số cho đến ngày nay.



Thực chất đây là một nghiên cứu khẳng định tính logic của việc xác định có thời Hùng Vương hay không? Việc này vẫn đang tranh cãi. Tuy nhiên cụ usavn đã cố tình để thiếu phần kết quan trọng mà tự ý thay đổi cái kết luận của người nghiên cứu. Em cho đấy là không đúng với tinh thần trao đổi về lịch sử Việt Nam. Cụ nên rút kinh nghiệm. Vì cách thêm bớt vào tài liệu của người khác để lấy cái kết của mình là không hay
Dài dòng quá iem chẳng mún đọc làm gì. Iem chả nghiên cứu nghiên tác gì song logic mà nói thì sử thời đầu rất vô lý và mang tính truyền thuyết. Hết, còn ai muốn nặn con dê thành con voi thì kệ.
 
Chỉnh sửa cuối:

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
11,210
Động cơ
476,807 Mã lực
Lê Hoàn là người mở đầu và xác lập những nguyên tắc cơ bản của nền ngoại giao Đại Việt.



Nhà Tống là triều đại phong kiến hùng mạnh nhất Châu Á thời đó mang nặng tư tưởng bành trướng đã phải từng bước thừa nhận sức mạnh, thế lực của quốc gia độc lập Đại Cồ Việt, đã phong cho Lê Hoàn các tước vị cao như Giao Chỉ quận vương, Nam Bình vương.





Vua sử dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo nhưng cương quyết.
Bác Lầm ơi bản đồ lại ếch có Hoàng Sa, Trường Sa kìa!!!:D
 

Small bus

Xe đạp
Biển số
OF-142124
Ngày cấp bằng
16/5/12
Số km
20
Động cơ
364,300 Mã lực
Sử biên sao cho người đọc thấy hứng thú, hehe các cụ cóp-bết cả trang ê hề thế có ma nó đọc, trách sao bảo các cháu bây giờ hehe không thích học sử.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,682
Động cơ
536,693 Mã lực
Iêm có 1 thắc mắc mong các cụ giỏi sử giúp e vén mây thấy được vầng thái dương :).

Trong ghi chép từ ngày xưa, di vật đến giờ cũng như nghiên cứu ngày nay thì đàn ông Việt cổ thường đóng khố ở mình trần xăm trổ họa tiết ( tổ sư của body painting với tattoo ngày nay :D ). Địa bàn sinh sống của người Việt, cương thổ của nhà nước Việt cổ là vùng miền núi phía Bắc và châu thổ sông Hồng. Khí hậu của vùng này có lẽ ít thay đổi trong vòng vài nghìn năm trở lại đây.
Điều thắc mắc của e là các cụ ngày xưa ăn mặc như vậy thì sống thế qué nào được qua mùa đông nhỉ :P ??? Kô sử liệu nào nhắc tới trang phục Thu Đông của người Việt cổ cả ???
 
Chỉnh sửa cuối:

usavn

Xe tải
Biển số
OF-126489
Ngày cấp bằng
4/1/12
Số km
437
Động cơ
381,250 Mã lực
Nơi ở
Thường xuyên thay đổi
Đọc đến đây em biết cụ lấy ở sách và nghiên cứu của ai. Tuy nhiên, đã post cụ nên post cho hết, post nửa vời mọi người nghĩ cụ đang định hướng cách suy nghĩ theo chiều hướng khác. Sách này là do ông Thầy em đã nghiên cứu về việc này, em xin post tiếp phần tiếp theo để các cụ hiểu. Kính đề nghị cụ usavn nên nghiêm túc trong cách post tài liệu lịch sử. Không nên vì mục đích cá nhân mà làm thiếu đi cái tài liệu nghiên cứu có giá trị.
Trước tiên nói luôn tôi không làm nghiên cứu lịch sử. Tôi đọc sách LS với tư duy logic toán học. Tôi chẳng biết thầy của bác là ai, vì không rõ họ tên nên cũng không biết là thầy của bác đóng góp được bao nhiêu phần trăm trong các tài liệu tôi đã đọc.

Nhiều tài liệu tôi đã đọc là do những học giả tự do sống ở nước ngoài viết, và tôi không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các tài liệu do các "sử gia" sống trong môi trường thiếu tự do học thuật (xhcn) viết ra.
 

tratida

Xe container
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
9,835
Động cơ
517,812 Mã lực
thế này 18 có giống kiểu chục, tá, dăm, bách, vạn... không ?, nếu 9 được coi là 1 đời vua thì 18 là 2 đời ạ?

Sent from my iPad using Forum Runner
 

pink_hellokitty

Xe máy
Biển số
OF-158269
Ngày cấp bằng
26/9/12
Số km
59
Động cơ
351,430 Mã lực
em cũng rốt sử lắm, cái gì hem biết thì đã có có gu gồ roài!!!
 

tratida

Xe container
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
9,835
Động cơ
517,812 Mã lực
springsea nói:
Iêm có 1 thắc mắc mong các cụ giỏi sử giúp e vén mây thấy được vầng thái dương :).

Trong ghi chép từ ngày xưa, di vật đến giờ cũng như nghiên cứu ngày nay thì đàn ông Việt cổ thường đóng khố ở mình trần xăm trổ họa tiết ( tổ sư của body painting với tattoo ngày nay :D ). Địa bàn sinh sống của người Việt, cương thổ của nhà nước Việt cổ là vùng miền núi phía Bắc và châu thổ sông Hồng. Khí hậu của vùng này có lẽ ít thay đổi trong vòng vài nghìn năm trở lại đây.
Điều thắc mắc của e là các cụ ngày xưa ăn mặc như vậy thì sống thế qué nào được qua mùa đông nhỉ :P ??? Kô sử liệu nào nhắc tới trang phục Thu Đông của người Việt cổ cả ???
các cụ ấy mặc áo giữ nhiệt, chỉ giữ các chỗ quan trọng thôi :)), gióng mấy em gái váy ngắn mùa đông đấy :))

Sent from my iPad using Forum Runner
 

luklak

Xe điện
Biển số
OF-65502
Ngày cấp bằng
4/6/10
Số km
2,481
Động cơ
459,699 Mã lực
Iêm có 1 thắc mắc mong các cụ giỏi sử giúp e vén mây thấy được vầng thái dương :).

Trong ghi chép từ ngày xưa, di vật đến giờ cũng như nghiên cứu ngày nay thì đàn ông Việt cổ thường đóng khố ở mình trần xăm trổ họa tiết ( tổ sư của body painting với tattoo ngày nay :D ). Địa bàn sinh sống của người Việt, cương thổ của nhà nước Việt cổ là vùng miền núi phía Bắc và châu thổ sông Hồng. Khí hậu của vùng này có lẽ ít thay đổi trong vòng vài nghìn năm trở lại đây.
Điều thắc mắc ở đây là các cụ ngày xưa ăn mặc như vậy thì sống thế qué nào được qua mùa đông nhỉ :| ??? Kô sử liệu nào nhắc tới trang phục Thu Đông của người Việt cổ cả ???
Câu hỏi cụ hay phết, thời xưa kg khí và môi sinh tốt hơn cộng với hoạt động tay chân chủ yếu và bản năng sinh tồn với thiên nhiên hoang dã khiến con người khỏe hơn bây chừ nhiều.
Đến thời Văn Lang đã có mũ và khố làm từ lông chym và vỏ cây là xịn rồi :D (tương đương mấy bộ lạc nguyên thủy bên phi và nam mỹ bây chừ)
 

bipboemlaxichlo

Xe điện
Biển số
OF-180582
Ngày cấp bằng
16/2/13
Số km
2,510
Động cơ
361,140 Mã lực
mới chưa được 2 ngày đã 36 trang
đúng là sử ta #:-s
 

minhldp

Xe đạp
Biển số
OF-187874
Ngày cấp bằng
2/4/13
Số km
16
Động cơ
332,260 Mã lực
Sử biên sao cho người đọc thấy hứng thú, hehe các cụ cóp-bết cả trang ê hề thế có ma nó đọc, trách sao bảo các cháu bây giờ hehe không thích học sử.
"nguồn dẫn chứng" lải nhải cái gì đấy? Không đọc thì ngồi tránh ra chỗ khác cho người khác đọc. I am still hóng-ing vụ Nguyễn Trãi. Hôm qua thấy chém ghê gớm lắm mà, động tới "nguồn" phát là tịt luôn rồi lảng à?
 

Small bus

Xe đạp
Biển số
OF-142124
Ngày cấp bằng
16/5/12
Số km
20
Động cơ
364,300 Mã lực
"nguồn dẫn chứng" lải nhải cái gì đấy? Không đọc thì ngồi tránh ra chỗ khác cho người khác đọc. I am still hóng-ing vụ Nguyễn Trãi. Hôm qua thấy chém ghê gớm lắm mà, động tới "nguồn" phát là tịt luôn rồi lảng à?
Cụ là cái quái gì mà đuổi em ngồi tránh ra? Thật lố bịch aha.
Còn nhõn cái nick này, hehe các cụ hóng thì em viết, Mod bem nick lấy gì em chơi?
 

Small bus

Xe đạp
Biển số
OF-142124
Ngày cấp bằng
16/5/12
Số km
20
Động cơ
364,300 Mã lực
Nguyễn Trãi là người cơ hội, nham hiểm, miu mô xảo quyệt vô đối. Dù có quan hệ họ hàng gần mới Trần Nguyên Hãn (một cựu quan chức nhà Trần, và là đại công thần nhà Lê sau này), nhưng trong khi TN.Hãn khảng khái bất hợp tác với nhà Hồ & nhà Minh, cam chịu kiếp gánh dầu đi bán rong, thì Nguyễn Trãi hehe chơi tuốt luốt.

N.Trãi làm quan cho cha con Ly Hồ Quý một thời gian cũng dài. Và khi Nguyễn Phi Khanh (bố Nguyễn Trãi sang Tầu tìm cách tẩn nhà Hồ, thì Trãi cũng theo sang Tầu luôn, cụ thể Nguyễn Trãi về làm đệ ruột cho đồng chí Trương Phụ, sĩ quan cao cấp Tầu nổi tiếng, cả chục năm liền. Tài phết. Sau đó mới quay lại theo Lê Lợi kháng chiến.

Như các cụ biết, thời phong kiến ảnh hưởng của Khổng là rất lớn, việc quân tử thờ 2 vua đã là mang tiếng lắm. Nhưng Nguyễn Trãi công khai hehe thờ đến 4 vua. Quả là gã xu thời dũng cảm.Bởi nhẽ này, mà các quan lại của Lợi Lê gất ghét & coi khinh Nguyễn Trãi.
 

Small bus

Xe đạp
Biển số
OF-142124
Ngày cấp bằng
16/5/12
Số km
20
Động cơ
364,300 Mã lực
Sau khi kháng chiến của Lê Lợi thành công, và Lê Lợi thành Vua, thì Trãi chỉ được ban một tước quan rất nhỏ, là Quan Phụ Hầu.

Bổng lộc hầu như bằng không. Tước quan này chỉ được xếp hạng khoảng thứ 90 trong hệ thống cấp bậc Hậu Lê, hehe tầm cỡ tương đương Cục Phó thời nay.Trong khi đó, Trần Nguyên Hãn được ban hẳn chức Tả Tướng Quốc, tương đương đồng-thủ tướng bây giờ. Hữu Tướng Quốc chính là con đẻ của Lê Lợi, Lê Tư tề. Còn Phạm Văn Xảo thì được ban quả chức Thái Úy, tương đương Đại nguyên soái Tổng tư lệnh bây giờ.

Thế mới thấy, vai trò của Nguyễn Trãi trong bộ máy của Lợi Lê chỉ ngang tầm một gã thư lại quèn. Cả ngày ngồi thảo công văn thư tín, rùi dán phong bì gởi đi khắp nơi.

Thật ra Lê Lợi muốn ép Nguyễn Trãi phải tự tử, nhưng N. Trãi không dám. Nguyễn Trãi uất ức quá đành xin về hưu và rắp mưu tạo phản.

Nguyễn Trãi tụ tập bọn đệ gồm tuyền bọn công thần bị đì như Đào Soạn, Nguyễn Huyến, Nguyễn Truyền, Nguyễn Liễu tụ bạ về Côn Sơn, ngày ngày lên núi vừa uống diệu, oánh cờ và bàn kế tạo phản. Ngày nay vẫn còn dãy ghế đá trên Côn Sơn đó, cụ nào đi rồi thì sẽ thấy.
 

Small bus

Xe đạp
Biển số
OF-142124
Ngày cấp bằng
16/5/12
Số km
20
Động cơ
364,300 Mã lực
Thực ra, kế của Nguyễn Trãi và đồng bọn cũng khá đơn giản hehe, đó là tìm cách đưa quận công Tề Tư Tề (anh trai Lê Thái Tông, con cả của Lợi Lê) lên làm Vua thay Lê Thái Tông tuổi tin tin mà hung hăng bố láo với mình.

Tề lúc đó đã bị em ruột Lê Thái Tông phế làm thường dân, khổ sở chả kém gì đám Nguyễn Trãi đồng bọn. Và hehe bọn N.Trãi quyết định đánh bả Lê Thái Tông chết tốt.

Kế hoạch thành công, Lê Thái Tông tèo khi mới 19 tuổi, do bú riệu độc của Nguyễn Thị Lộ, một trong nhiều em rau của Nguyễn Trãi. Nhưng số Nguyễn Trãi hehe đen, đáng nhẽ phải kéo quân ém ở Thăng Long trước, chờ khi Thái Tông tèo thì đưa Tư Tề lên ngôi ngay và luôn, thì Trãi lại chờ triều đình phát tang Lê Thái Tông.

Lê Thái Tông chết, triều đình lại không phát tang ngay mà lẳng lặng đưa về triều đình, rồi đưa con giai Lê Thái Tông lên làm vua, lúc ấy hẵng còn bé tí. Bi kịch với Nguyễn Trãi, bị tru di tam tộc. Riêng em Lộ thì bị dìm như dìm ngóe.

Nguyễn Trãi sau được con của Thái Tông khôi phục danh dự, thế cũng là ngon, nếu so mới Lê Tư tề. Đường đường là một đại tướng công thần, một hoàng thái tử, đáng nhẽ làm Vua chính đáng gọn gàng, thì rốt cuộc Tề bị em trai Lê Thái Tông phế làm bần nông chốc mép, bị xóa tên khỏi Sử, và thật sự chả ai biết Tề chết ở đâu, và khi nào, và tại sao nữa. RIP anh Tề.
 

Small bus

Xe đạp
Biển số
OF-142124
Ngày cấp bằng
16/5/12
Số km
20
Động cơ
364,300 Mã lực
Thôi em coi đá bóng chút, mai có gì hầu chuyện các cụ tiếp.
 

minhldp

Xe đạp
Biển số
OF-187874
Ngày cấp bằng
2/4/13
Số km
16
Động cơ
332,260 Mã lực
Đến phục cụ, tuôn 1 tràng thuyết trình không vấp lấy 1 chữ. Nghe như cụ ăn ở cùng Nguyễn Trãi vậy. Em hỏi cụ nhõn câu thôi: NGUỒN? Không đưa ra được thì em mạn phép chế lại cái kịch bản của cụ theo kiểu chưởng Tàu như sau:
Nguyễn Thị Lộ thi triển thân pháp yến sảo phi vân, nhẹ nhàng lướt ra sau lưng vua Lê Thái Tông (LTT), vung tay điểm vào mấy huyệt đạo trọng yếu của nhà vua. LTT tức khắc cảm thấy toàn thân không còn chút khí lực, vừa định mở miệng kêu hộ giá thì đã bị tống cả 1 gói thuốc chuột vào mồm. Lúc này, Nguyễn Trãi mới xuất hiện. Nhà vua tuy bị hạ độc nhưng vẫn kịp sử chiêu Quyền Khuynh Thiên Hạ, 1 trong 81 chiêu của Long Quyền, đánh thẳng vào ngực Nguyễn Trãi. Tuy giết được vua nhưng Nguyễn Trãi cũng trọng thương, phải tịnh dưỡng nên lỡ mất cơ hội tiếm ngôi, kết cục bi thảm.
 
Chỉnh sửa cuối:

xedieu

Xe cút kít
Biển số
OF-24289
Ngày cấp bằng
17/11/08
Số km
16,520
Động cơ
501,955 Mã lực
Nơi ở
VTC1
Đến phục cụ, tuôn 1 tràng thuyết trình không vấp lấy 1 chữ. Nghe như cụ ăn ở cùng Nguyễn Trãi vậy. Em hỏi cụ nhõn câu thôi: NGUỒN? Không đưa ra được thì em mạn phép chế lại cái kịch bản của cụ theo kiểu chưởng Tàu như sau:
Cụ đòi hỏi cao quá! :))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top