[Funland] Dân ta phải biết sử ta

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Iêm thì quan tâm giai đoạn 95-2015 được viết trong sử dư lào (hay các cụ sau này chẳng chép gì nhỉ?)
Rạo này quan tâm đến sử ghê nhỉ :D...sử giai đoạn 95-2015 có thể tóm tắt ở một câu "Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử từ thủa dựng nước đến muôn năm sau này, điển hình là về tốc độ khai thác tài nguyên (cơ bản là nhẵn nhụi & nham nhở), biến rừng xanh thành đồi trọc, các giá trị VHXH đã trở lại giá trị nguyên thủy mặc ai nấy sống, lẽ phải thuộc về kẻ mạnh ...
 
Chỉnh sửa cuối:

Nhạc

Xe container
Biển số
OF-45568
Ngày cấp bằng
5/9/09
Số km
9,322
Động cơ
554,922 Mã lực
À, em lại bốc phét thêm chuyện nữa là lại nói đến sự tích bánh trưng bánh dày... hôm em sang Tung Của (Naning) đến nhà một thằng bạn người Quảng Tây ăn cơm, nó bê cho em đĩa bánh chưng rán y xì bánh chưng của VN, em mới hỏi nó là mày sang VN mua về đây ăn à? Nó trợn mắt bê ra cả rổ bánh chưng...cũng lá rong và buộc lạt y chang của VN và giải thích đây là bánh dân tộc của bọn tao, năm nào cũng phải làm 2 lần và dịp tết nguyên đán và tết đoan ngọ để cúng tổ tiên... Em chả biết đằng nào mà lần vì rõ ràng sử ta ghi chép rất cẩn thận chuyện người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) sáng tác ra bánh này! Theo các cụ thì bánh này của nước nào sáng tác ra ạ? để em hôm nào sang đó cãi nhau với nó! :))
Nam Ning thì xa xưa là đất Việt mà cụ. Tay kia vẫn con cháu ng Việt
 

humxam75

Xe điện
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
3,944
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Rạo này quan tâm đến sử ghê nhỉ :D...sử giai đoạn 95-2015 có thể tóm tắt ở một câu "Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử từ thủa dựng nước đến muôn năm sau này, điển hình là về tốc độ khai thác tài nguyên (cơ bản là nhẵn nhụi & nham nhở), biến rừng xanh thành đồi trọc, các giá trị VHXH đã trở lại giá trị nguyên thủy mặc ai nấy sống, lẽ phải thuộc về kẻ mạnh ...
Cụ thiếu: dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của ***
 

cucuto9

Xe tải
Biển số
OF-145019
Ngày cấp bằng
8/6/12
Số km
365
Động cơ
365,540 Mã lực
Các Cụ Mợ lại nổi nóng rồi ! Theo nhà cháu , chỉ nên bỉ tư tưởng , học thuật thôi cho vui rồi mỗi người rút ra một cách nhìn về lịch sử của mình . Tự do tư tưởng mà , phỏng ạ !
Lịch sử mà mỗi người tự rút ra được theo cách nhìn của mình thì tôi nghĩ nên phong giáo sư hay tiến sĩ gì đó cho bạn thôi. Lịch sử là bất di bất dich , là quá khứ, là việc đã xảy ra thì làm sao mà mỗi người hiểu theo một cách được hả "GS" thật tức cười. Tôi nghĩ là bạn nên dựa cột mà nghe là hợp cách. Với tôi và rất nhiều bạn ở đây Lịch Sử chính là LỊCH SỬ
 

X-trails

Xe cút kít
Biển số
OF-9503
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
19,696
Động cơ
730,846 Mã lực
Nơi ở
OF cái gì mà chả có, đi đâu xa cho nó mệt
Lịch sử mà mỗi người tự rút ra được theo cách nhìn của mình thì tôi nghĩ nên phong giáo sư hay tiến sĩ gì đó cho bạn thôi. Lịch sử là bất di bất dich , là quá khứ, là việc đã xảy ra thì làm sao mà mỗi người hiểu theo một cách được hả "GS" thật tức cười. Tôi nghĩ là bạn nên dựa cột mà nghe là hợp cách. Với tôi và rất nhiều bạn ở đây Lịch Sử chính là LỊCH SỬ
Kụ lạc quan quá nhẩy, ở đâu chứ ở mềnh cái gì cũng có thể xảy ra và như thế Lịch sử chính là Dịch sử.
 
Biển số
OF-143071
Ngày cấp bằng
23/5/12
Số km
10,011
Động cơ
459,416 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu ý , em Quên rồi !
Rạo này quan tâm đến sử ghê nhỉ :D...sử giai đoạn 95-2015 có thể tóm tắt ở một câu "Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử từ thủa dựng nước đến muôn năm sau này, điển hình là về tốc độ khai thác tài nguyên (cơ bản là nhẵn nhụi & nham nhở), biến rừng xanh thành đồi trọc, các giá trị VHXH đã trở lại giá trị nguyên thủy mặc ai nấy sống, lẽ phải thuộc về kẻ mạnh ...
Cụ thiếu: dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của ***
Các cụ lại làm cháu nhớ câu :

Mất mùa là tại Thiên tai

Được mùa là bởi thiên tài Đ ảng ta
a

:))
 

Small bus

Xe đạp
Biển số
OF-142124
Ngày cấp bằng
16/5/12
Số km
20
Động cơ
364,300 Mã lực
Em Lệ Xuân đây, gớm hôm nay mệt mà vui.

À, báo cáo các cụ, hôm nay em đã diện kiến cụ 3C Cúc Cù Cu lừng danh thiên hạ. Khiếp, người đâu mà đẹp trai kinh lên được, lại thơm nữa, chả bù cho lão chồng nhà em, suốt ngày đi oánh chắn. Số em lầm than quá, hở nick nào Mod bem nick ấy. huhu...
 

minhldp

Xe đạp
Biển số
OF-187874
Ngày cấp bằng
2/4/13
Số km
16
Động cơ
332,260 Mã lực
Chào các cụ, em lại lướt vào đây. Mợ Xuân bị treo rồi à? Đang hóng chuyện Nguyễn Trãi của mợ, chẹp. Mà mợ nhớ, viết gì thì viết, ngược với chính sử cũng được, nhưng phải kèm dẫn chứng đầy đủ nhé. Phán khơi khơi như mợ người ta chỉ cười cho thôi. Vụ cọc thì em chính thức thừa nhận là có :D, cảm ơn cụ gì hôm qua gúc được phát paper bá đạo quá
 

sauken

Xe container
Tưởng nhớ
Biển số
OF-4349
Ngày cấp bằng
21/4/07
Số km
7,958
Động cơ
626,357 Mã lực
Nơi ở
Phòng chẩn trị đa khoa Đông y Vĩnh Xuân
Bác Hồ vốn rất rành và giỏi về luật thơ. Như Nhật ký trong tù, từng chữ đều chặt chẽ.
Thế mà bài này e đọc cứ thấy trúc tra trúc trắc thế nào... Chả có vần luật gì sất...
 

CR-Vic

Xe container
Biển số
OF-85743
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
6,825
Động cơ
476,417 Mã lực
cái này em cũng có đôi lần được nghe lỏm mấy cụ có nghiên cứu về văn hóa lịch sử (tên là gì em chả nhớ :D ) rằng văn hóa nước mình nó bị pha trộn giao thoa của hầm bà lằng các dân tộc khác nhau: Khựa, Ấn độ, Chăm Pa và có thể cả ngoài hành tinh nữa :) vốn dĩ bánh chưng - bánh dày là vật tượng trưng cho bộ phận sinh dục của chàng và nàng (bánh chưng gói dài như cái bánh tét bây giờ) đại diện cho súng to, bánh dày tròn trắng đại diện cho hàng ngon và trắng :D

chả hiểu bọn khựa sang mình nó chế cháo thế nào lại ra hình vuông rồi ví là trời đất thì em đang tìm hiểu thêm.

À, em lại bốc phét thêm chuyện nữa là lại nói đến sự tích bánh trưng bánh dày... hôm em sang Tung Của (Naning) đến nhà một thằng bạn người Quảng Tây ăn cơm, nó bê cho em đĩa bánh chưng rán y xì bánh chưng của VN, em mới hỏi nó là mày sang VN mua về đây ăn à? Nó trợn mắt bê ra cả rổ bánh chưng...cũng lá rong và buộc lạt y chang của VN và giải thích đây là bánh dân tộc của bọn tao, năm nào cũng phải làm 2 lần và dịp tết nguyên đán và tết đoan ngọ để cúng tổ tiên... Em chả biết đằng nào mà lần vì rõ ràng sử ta ghi chép rất cẩn thận chuyện người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) sáng tác ra bánh này! Theo các cụ thì bánh này của nước nào sáng tác ra ạ? để em hôm nào sang đó cãi nhau với nó! :))
 

Small bus

Xe đạp
Biển số
OF-142124
Ngày cấp bằng
16/5/12
Số km
20
Động cơ
364,300 Mã lực
Chào các cụ, em lại lướt vào đây. Mợ Xuân bị treo rồi à? Đang hóng chuyện Nguyễn Trãi của mợ, chẹp. Mà mợ nhớ, viết gì thì viết, ngược với chính sử cũng được, nhưng phải kèm dẫn chứng đầy đủ nhé. Phán khơi khơi như mợ người ta chỉ cười cho thôi. Vụ cọc thì em chính thức thừa nhận là có :D, cảm ơn cụ gì hôm qua gúc được phát paper bá đạo quá
Các cụ 1 mặt bảo bọn tầu đốt hết sách sử, giờ lôi ra 1 mớ khác rồi vin vào đó làm dẫn chứng, bắt em phải đưa dẫn chứng, hehe, đưa dẫn chứng kiểu đó thì thôi luôn.
Em là chính là nguồn dẫn chứng đây này.
 

minhldp

Xe đạp
Biển số
OF-187874
Ngày cấp bằng
2/4/13
Số km
16
Động cơ
332,260 Mã lực
Các cụ 1 mặt bảo bọn tầu đốt hết sách sử, giờ lôi ra 1 mớ khác rồi vin vào đó làm dẫn chứng, bắt em phải đưa dẫn chứng, hehe, đưa dẫn chứng kiểu đó thì thôi luôn.
Em là chính là nguồn dẫn chứng đây này.
Thôi, đuối thì lượn đi cho nước nó trong. Đọc cái câu im đậm tí phun chén trà đang uống vào màn hình=))
 

X-trails

Xe cút kít
Biển số
OF-9503
Ngày cấp bằng
12/9/07
Số km
19,696
Động cơ
730,846 Mã lực
Nơi ở
OF cái gì mà chả có, đi đâu xa cho nó mệt
cái này em cũng có đôi lần được nghe lỏm mấy cụ có nghiên cứu về văn hóa lịch sử (tên là gì em chả nhớ :D ) rằng văn hóa nước mình nó bị pha trộn giao thoa của hầm bà lằng các dân tộc khác nhau: Khựa, Ấn độ, Chăm Pa và có thể cả ngoài hành tinh nữa :) vốn dĩ bánh chưng - bánh dày là vật tượng trưng cho bộ phận sinh dục của chàng và nàng (bánh chưng gói dài như cái bánh tét bây giờ) đại diện cho súng to, bánh dày tròn trắng đại diện cho hàng ngon và trắng :D

chả hiểu bọn khựa sang mình nó chế cháo thế nào lại ra hình vuông rồi ví là trời đất thì em đang tìm hiểu thêm.
Có thật k kụ, kụ nói làm iem fun quá, suýt cười to. hehe
 

sauken

Xe container
Tưởng nhớ
Biển số
OF-4349
Ngày cấp bằng
21/4/07
Số km
7,958
Động cơ
626,357 Mã lực
Nơi ở
Phòng chẩn trị đa khoa Đông y Vĩnh Xuân
Cụ đúng là gốc tầu.
Biên sử mà lại đứng về 1 phía thì không còn gọi là sử nữa, cụ hiểu không? Đó là văn, là tuyền truyền. Cụ thế này làm sao khá được.

Sử là biên tất dững gì đang xảy ra, một cách trung thực.

Cô này lại vừa oánh dây thép xin chứng minh thư của lão NG hở ;))
 

harrynh

Xe container
Biển số
OF-29134
Ngày cấp bằng
14/2/09
Số km
5,202
Động cơ
449,821 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hơ hơ, đời Hậu hậu Lê, phát minh ra súng phun nước, bắn mực bẩn hết cả áo, báo hiệu xã hội bắt đầu suy
 

usavn

Xe tải
Biển số
OF-126489
Ngày cấp bằng
4/1/12
Số km
437
Động cơ
381,250 Mã lực
Nơi ở
Thường xuyên thay đổi
Theo truyền thuyết Lạc Long Quân phong cho người con trai trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương. Hùng Vương cai trị nước Văn Lang theo lối cha truyền con nối đến 18 đời, thì bị Thục Phán, từ biên cương phía Bắc, đánh bại. Thục Phán lên ngôi, xưng là An Dương Vương, đổi quốc hiệu là Âu Lạc. Đó là năm 258 trước Công Nguyên (TCN).

Truyền thuyết Âu Cơ và Lạc Long Quân, rồi 18 đời Hùng Vương, đã trở thành "quốc sử" chính thống cũng bởi truyền thuyết đã được đề cập đến trong hai bộ sử có tầm vóc lớn nhất, của nước Nam.

Thứ nhất là bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, và thứ hai, là bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, xuất hiện khoảng 1479 dưới đời vua Lê Thánh Tôn, chính là bộ sử đầu tiên đưa truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân, rồi Hùng Vương vào sử sách nước Việt. Trước thời Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, có 2 bộ sử nữa, nhưng hoàn toàn không đề cập đến truyền thuyết Lạc Long Quân.
Đó là Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu, xuất hiện năm 1272, và Đại Việt Sử Lược với tác giả khuyết danh, ra đời trong khoảng cuối thế kỷ 14 dưới đời nhà Trần. Bộ sách của Lê Văn Hưu, tuy thất truyền từ lâu nhưng phần lớn được Ngô Sĩ Liên xử dụng khi soạn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.

Chuyện tích vua Hùng với 18 đời, cùng những truyền tích khác như: Phù Đổng Thiên Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh, vv.. được Ngô Sĩ Liên nhập vào bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, từ những sách thuật chuyện u linh hoang đường như: "Việt Điện U Linh Tập", và "Lĩnh Nam Chích Quái", xuất hiện trong khoảng thế kỷ 14. Đặc biệt "Lĩnh Nam Chích Quái", được TS Vũ Quỳnh hiệu đính, thuật lại những chuyện thần thoại ở khu vực phía Nam rặng núi Ngũ Lĩnh (Lĩnh Nam), tức phía Nam của nước Sở ở vào thời Xuân Thu Chiến Quốc xa xưa (770-221 TCN). Bộ sách này, Đại Việt Sử Lược, thất lạc nhiều năm, nhưng về sau được một vị quan nhà Thanh tìm được một bản lưu ở một thư khố bên Tàu khựa.

Những ai đã đọc qua hai chương sách đầu của bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đều thấy Ngô Sĩ Liên có chép lời bàn ở cuối chương về thời Hồng Bàng, bày
tỏ mối ngờ vực về truyền thuyết Âu Cơ: "Cái thuyết nói 50 con theo mẹ về núi, biết đâu không phải là thế". Còn Sơn Tinh Thủy Tinh thì ông cho: "rất là quái đản, tin sách chẳng bằng không có sách, hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi".

Còn tiếp ...

(Tạm trích từ sách và các tài liệu của các học giả nghiên cứu)
 
Chỉnh sửa cuối:

ngựa trắng

Xe tải
Biển số
OF-179612
Ngày cấp bằng
1/2/13
Số km
323
Động cơ
340,930 Mã lực
Nơi ở
Thảo nguyên......
Theo truyền thuyết Lạc Long Quân phong cho người con trai trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương. Hùng Vương cai trị nước Văn Lang theo lối cha truyền con nối đến 18 đời, thì bị Thục Phán, từ biên cương phía Bắc, đánh bại. Thục Phán lên ngôi, xưng là An Dương Vương, đổi quốc hiệu là Âu Lạc. Đó là năm 258 trước Công Nguyên (TCN).

Truyền thuyết Âu Cơ và Lạc Long Quân, rồi 18 đời Hùng Vương, đã trở thành "quốc sử" chính thống cũng bởi truyền thuyết đã được đề cập đến trong hai bộ sử có tầm vóc lớn nhất, của nước Nam.

Thứ nhất là bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, và thứ hai, là bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, xuất hiện khoảng 1479 dưới đời vua Lê Thánh Tôn, chính là bộ sử đầu tiên đưa truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân, rồi Hùng Vương vào sử sách nước Việt. Trước thời Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, có 2 bộ sử nữa, nhưng hoàn toàn không đề cập đến truyền thuyết Lạc Long Quân.
Đó là Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu, xuất hiện năm 1272, và Đại Việt Sử Lược với tác giả khuyết danh, ra đời trong khoảng cuối thế kỷ 14 dưới đời nhà Trần. Bộ sách của Lê Văn Hưu, tuy thất truyền từ lâu nhưng phần lớn được Ngô Sĩ Liên xử dụng khi soạn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.

Chuyện tích vua Hùng với 18 đời, cùng những truyền tích khác như: Phù Đổng Thiên Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh, vv.. được Ngô Sĩ Liên nhập vào bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, từ những sách thuật chuyện u linh hoang đường như: "Việt Điện U Linh Tập", và "Lĩnh Nam Chích Quái", xuất hiện trong khoảng thế kỷ 14. Đặc biệt "Lĩnh Nam Chích Quái", được TS Vũ Quỳnh hiệu đính, thuật lại những chuyện thần thoại ở khu vực phía Nam rặng núi Ngũ Lĩnh (Lĩnh Nam), tức phía Nam của nước Sở ở vào thời Xuân Thu Chiến Quốc xa xưa (770-221 TCN). Bộ sách này, Đại Việt Sử Lược, thất lạc nhiều năm, nhưng về sau được một vị quan nhà Thanh tìm được một bản lưu ở một thư khố bên Tàu khựa.

Những ai đã đọc qua hai chương sách đầu của bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đều thấy Ngô Sĩ Liên có chép lời bàn ở cuối chương về thời Hồng Bàng, bày
tỏ mối ngờ vực về truyền thuyết Âu Cơ: "Cái thuyết nói 50 con theo mẹ về núi, biết đâu không phải là thế". Còn Sơn Tinh Thủy Tinh thì ông cho: "rất là quái đản, tin sách chẳng bằng không có sách, hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi".

Còn tiếp ...

(Tạm trích từ sách và các tài liệu của các học giả nghiên cứu)
Đọc đến đây em biết cụ lấy ở sách và nghiên cứu của ai. Tuy nhiên, đã post cụ nên post cho hết, post nửa vời mọi người nghĩ cụ đang định hướng cách suy nghĩ theo chiều hướng khác. Sách này là do ông Thầy em đã nghiên cứu về việc này, em xin post tiếp phần tiếp theo để các cụ hiểu. Kính đề nghị cụ usavn nên nghiêm túc trong cách post tài liệu lịch sử. Không nên vì mục đích cá nhân mà làm thiếu đi cái tài liệu nghiên cứu có giá trị.
Phần tiếp theo nó là như thế này.....
Trở lại với năm đầu và năm cuối của thời Hồng Bàng. Trần Trọng Kim dùng thẳng tài liệu của Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (2879-258 TCN) - nhưng đặt thêm một dấu hỏi (?) sau năm khởi đầu: 2879 TCN. Bởi thật ra, chính Ngô Sĩ Liên cũng chỉ đề cập đến 18 đời ở bên ngoài phần 'Ngoại Kỷ' (từ thời Hồng Bàng đến Ngô sứ quân). Đặc biệt Ngô Sĩ Liên có chép lời bàn ở cuối 'chương' về thời Hồng Bàng [2], bày tỏ mối ngờ vực về truyền thuyết Âu Cơ: 'Cái thuyết nói 50 con theo mẹ về núi, biết đâu không phải là thế'. Còn Sơn Tinh Thủy Tinh thì ông cho: 'rất là quái đản, tin sách chẳng bằng không có sách, hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi'.


Ngô Sĩ Liên đã đoán rất đúng: Khi nhét các truyền tích vào cổ sử, ông đã tiếp tục gieo nghi ngờ và thắc mắc với mọi người Việt từ lúc đó cho mãi đến ngày nay. Mặc dù đã căn dặn kỹ: 'tin sách chẳng bằng không có sách' (tận tín thư bất như vô thư)


Mãi cho đến cuối thế kỷ 20, nỗ lực của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đã đưa đến một số điều chỉnh về năm tháng. Trong đó niên đại kết thúc đời Hồng Bàng (và bắt đầu thời Thục Phán) được dời về năm 208 TCN (xem ghi chú trong [3]). Đặc biệt, gần đây, họ phối hợp những luận cứ dựa trên các khám phá khảo cổ học về thời đại văn minh Đông Sơn với một đoạn ngắn của quyển Đại Việt Sử Lược [2], thất truyền lâu năm nhưng về sau tìm lại được ở thời Mãn Thanh (bên Tàu):


'Đền đời Trang Vương nhà Châu [4] (696-682 TCN), ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, đặt quốc hiệu là Văn Lang, phong tục thuần lương chơn chất, chính sự dùng lối kết nút. Truyền được 18 đời, đều xưng là Hùng Vương'.


Xin chú ý đến một vài điểm:
(i) Đại Việt Sử Lược vẫn cho thời đại Hùng Vương kéo dài 18 đời.
(ii) Không có ghi chi tiết Cha Mẹ của Hùng Vương. Tức 'giấy khai sinh' của Hùng Vương không có tên Lạc Long Quân và Âu Cơ.
(iii) Vua Hùng thứ nhất khởi đầu 'sự nghiệp' vào khoảng năm 688 TCN, và kết thúc vào năm 208 TCN. Bình quân 26 năm cho mỗi một đời vua.
(iv) Chính sự dùng dây kết nút để... truyền thông với nhau. Tức không có chữ viết. Không có sử sách gì hết. Tức không giống như văn minh Hoa Hạ ở khu vực bình nguyên sông Hoàng Hà.


Tóm tắt:
- Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, 18 đời vua Hùng: 2879-258 TCN
- Theo nhiều tài liệu sử hiện nay, dựa trên tài liệu khai quật và Đại Việt Sử Lược, 18 đời Hùng Vương: khoảng 688-208 TCN


Thế nhưng vẫn có nhiều người hãy còn ... 'ấm ức' không đồng ý, bởi làm như vậy số năm văn hiến của nước Việt sẽ bị rút xuống còn dưới 3000 năm, thay vì 4000 năm văn hiến như xưa. (Xem [8]). Tức trong khi văn minh Hoa Hạ đã nở rộ, đời sống con người ở nước Nam hãy còn khá ...man di.


Sau đây chúng ta thử nhìn vấn đề dưới một góc độ khác. Một góc nhìn chịu ảnh hưởng của toán học. Trong đó có số âm, số dương, số thực và ... số ảo. Có hệ thống đếm số 10, hệ thống đếm số 5 (như dân Khmer ở cổ thời [11]), hệ thống đếm số 2 (như trong máy điện toán). Cũng như ý niệm về tập hợp.


Những con số 18


Để ý con số 18 hầu hết trên toàn thế giới ngày nay thường được dùng để định mức tuổi trưởng thành của người công dân. Tuổi công dân. Bất cứ mọi dân tộc nào trên thế giới cũng biết đến số 18 này.


Đối với văn hoá miền Hoa Nam, nhất là đối với người Quảng Đông và Hongkong, số 18 là một con số hên. Phát âm số 18 theo kiểu Quảng Đông: /xập bát/ (mười tám, thập bát). Âm điệu rất giống với /xật phát/ (tất phát), mang nghĩa ‘thế nào cũng phát tài’.


Số 18 cho tuổi công dân, và số hên của người Quảng Đông không có liên hệ gì hết đối với 18 đời vua Hùng. Tuy nhiên, nếu nhìn trở lại cội nguồn của lịch sử nước Tàu chúng ta sẽ thấy ngay con số 18 đã xuất hiện khi người Hoa bắt đầu viết sử sách. Trước hết họ thêu dệt câu chuyện ông Bàn Cổ, thủy tổ loài người, tức dân Trung Quốc.


‘Theo tục truyền’, thuở ban đầu trời đất lẫn lộn với nhau thành một khối, rất hỗn độn. Vũ trụ là một cái trứng khổng lồ chứa Bàn Cổ trong đó [13]. Bàn Cổ ngủ trong trứng đến ‘18 ngàn’ năm, rồi mới thức dậy. Thấy ngột ngạt, Bàn Cổ mới lấy cây rìu rộng đập vỡ vỏ trứng. Ánh sáng và khí thoát lên trên tạo thành Trời, và phần lạnh và đục như chất bùn lắng xuống phía dưới tạo thành Đất. Bàn Cổ đứng chính giữa, đầu đội trời chân đạp đất. Cả ba thực thể đó đều tăng trưởng với mức độ mỗi ngày dài thêm một trượng, tức chừng 3.3 thước (mét) tây. Rồi 18 ngàn năm nữa trôi qua, Bàn Cổ vẫn đứng chính giữa, ngăn cách Trời và Đất. Đến lúc Bàn Cổ mất, chiều cao của Bàn Cổ đã đạt đến 9 triệu lí (xin để ý 18 chia cho 2 ra 9). Hơi thở Bàn Cổ trở thành gió và mây, tiếng thành sấm. Một con mắt trở thành mặt trời, con mắt kia thành mặt trăng. Thân và tay chân biến thành 5 ngọn núi lớn. Máu thành sông biển. Râu tóc trở nên bao nhiêu ngôi sao và tinh tú ở trên trời. Vân vân và vân vân.


Xin để ý, con số 18 trong chuyện Bàn Cổ có vẻ thuần nhất chỉ một chuỗi trình liên tục, một thứ chu kỳ [4]. Những sự kiện hay sự vật trong đó mang cùng chung một số đặc tính. Trong 18 ngàn năm đầu: Bàn Cổ chìm trong giấc ngủ. Một liên tục: Ngủ. Liên tục kế tiếp: Thức, trong thế đứng, thế chổng, đầu đội trời chân đạp đất. ‘Liên tục’ này cũng kéo dài 18 ngàn năm. Cuối cùng, khi kết thúc liên tục ‘thức’, hay chu kỳ ‘thức’, Bàn Cổ cao được 9 triệu lí (1 lí = 600 thước). Con số 9 thật ra chỉ là 18 chia cho 2.


Sau Bàn Cổ một ít lâu, xã hội của chủng Hoa nguyên thuỷ bên sông Hoàng Hà có 3 vị vua trứ danh (Tam Hoàng), và 5 đế nổi tiếng (Ngũ Đế). Tuy nhiên có chừng 5-8 giả thiết khác nhau về tên họ của những vị này. Danh sách Tam Hoàng đáng kể và thường thấy nhất chính là: Phục Hi, Thần Nông và Hoàng Đế [14] [18]. Bà Nữ Oa cũng có tên trong một số danh sách Tam Hoàng. Trong số các danh sách Ngũ Đế, một số có tên vua Nghiêu và vua Thuấn. Theo thiển ý, những vị Tam Hoàng – Ngũ Đế kiểu này chỉ mang tính chất biểu tượng cho khối chủng tộc. Thí dụ: Vua Thần Nông chỉ mang nghĩa: dân Hoa thời đó bắt đầu sinh sống bằng nghề Nông. Bà Nữ Oa đội đá vá Trời: Hoa chủng thuở xa xưa mang Mẫu Hệ.


Chỉ có vua Nghiêu (Yao) và Thuấn (Shun) là có vẻ ‘bán-huyền-thoại’ [12]. Thuấn sau cùng truyền ngôi lại cho ông Yũ (Vũ), khởi đầu triều đại đầu tiên của nước Tàu: nhà HẠ. Nhà Hạ kéo dài được 18 đời với vua cuối là Kiệt. Vua Kiệt là một bạo chúa, ham mê trụy lạc, nên bị Thành Thang hội chư hầu lật đổ và thiết lập nên nhà Thang hay Thương (còn gọi Ân (Yin), 1070-1027 trước Công Nguyên). Cho đến nay vẫn chưa có tài liệu khai quật để minh chứng hiện diện của nhà Hạ. Nhưng có rất nhiều chứng tích về nhà Thương [9] [12] [17].


Một lần nữa, con số 18 xuất hiện chỉ 18 đời vua nhà Hạ. Có thể để ý:
- Sử gia Trung quốc biết rất ít về nhà Hạ, ngoài những truyền tích trong dân gian. Đặc biệt vua Kiệt vì mê nàng Muội Hỷ nên mất nước.
- 18 đời vua Hạ một lần nữa lại chỉ một liên tục có cùng chung một số đặc tính. Đó là chu kỳ đời nhà Hạ. Chi tiết không được rõ!
- Số 18 do đó có thể hàm ý một ẩn số. Một ẩn số khá hoa mỹ trong ngôn ngữ và văn minh Hoa Hạ, thay vì ‘x’ như trong toán học ngày nay.

Em xin post tiếp theo.....
 
Chỉnh sửa cuối:

ngựa trắng

Xe tải
Biển số
OF-179612
Ngày cấp bằng
1/2/13
Số km
323
Động cơ
340,930 Mã lực
Nơi ở
Thảo nguyên......
a để ý, trong tất cả các trường hợp dùng 18 - từ 18 đời vua nhà Hạ cho đến 18 ông thầy không trị được học trò – danh tánh và chi tiết về 18 vị đó hoàn toàn mang tính cách… không quan trọng. Không thành vấn đề. Người phát ngôn ra con số 18 đó có vẻ chỉ muốn chúng ta biết ‘đó là một con số nào đó’, có thể lớn hơn 2, hoặc nhiều hơn 3. Và cũng có thể là một con số Không (0). Số chính xác không quan trọng. Bởi thực chất của nó chẳng có quan trọng. Nhưng quan trọng hơn chỉ ở chỗ những phần tử trong ‘tập hợp’ đó mang cùng một số đặc tính chung. Xin được lập lại, số 18 trong văn minh Hoa Hạ có vẻ mang chung một ý nghĩa như ‘ẩn số X’ trong toán học. X= 0,1, 2, 3,…. Nhưng ký hiệu ‘18’ đó có vẻ hoa mỹ hơn, chải chuốt hơn X. Và cũng có ý của một số bán xác định hay bất chợt, tương đương với N trong toán học. Với ngụ ý: không cần tìm hiểu rõ chi tiết về đặc tính của những nhân vật mang số từ 1 đến 18 làm gì. Chỉ cần hiểu đó là một tập hợp, một liên tục, chu kỳ, hay chuỗi trình kín, nay đã hoàn toàn kết thúc.

Bội số của 18 và 9


Bất cứ ai cũng đều biết rõ 18 chính là: 9 nhân cho 2. Khoảng cách từ mặt đất đến trời xanh, theo ý niệm người Hoa thời cổ đại, bằng chiều cao của Bàn Cổ, tức 9 triệu lý (= 4600000 km). Cũng dùng con số 9.


Rất nhiều số đếm của văn minh Trung quốc vẫn dùng đến 9 hoặc 18, và bội số của chúng.


Về võ nghệ, ta có ‘thập bát ban võ nghệ’ tức 18 kiểu đánh võ khác nhau. Gồm: đánh côn, đi quyền, v.v. Nhưng thật sự ít khi thấy sách vở Tàu ghi lại đầy đủ 18 lối đánh võ khác nhau đó.


Nếu đọc truyện Tàu xưa, ta cũng thường thấy: ‘tam thập lục kế yĩ đào vi thượng’: trong 36 kế, kế chạy trốn là hay nhất. 36 chính là = 18 nhân 2. Cũng ít thấy ai cho biết chi tiết của từng mưu kế trong con số 36 kế đó. Chùa Thiếu Lâm cũng vậy. Nhiều phim kungfu hư cấu cho thấy phái Thiếu Lâm có đến 36 phòng luyện võ. Mỗi phòng một kiểu luyện khác nhau. Nhưng cũng ít khi quay cho thấy đầy đủ 36 phòng đó.


Đọc Tây Du Ký, ta để ý hai nhân vật có bùa phép thần thông quảng đại nhất. Người thứ nhất là Tôn Ngộ Không, tức Tề Thiên Đại Thánh. Người thứ hai, Dương Tiễn tức Nhị Lang. Cả hai đều có đến 72 thứ phép tắc thần tiên. Thường gọi: thất thập nhị huyền công. Xin kể vài thứ phép. Tôn Ngộ Không có thể bứt một cọng tóc thổi phù một cái. Presto! Cọng tóc biến ngay ra thành một Clone Tôn Ngộ Không khác, với khả năng bùa phép, võ nghệ y hệt như Tôn Ngộ Không thiệt. Tôn Ngộ Không cũng có thể uốn người nhảy lên không trung một cái, lập tức biến thành con chim. Nhị Lang Dương Tiễn cũng vậy. Cũng đầy đủ 72 thứ bùa phép y như Tôn Ngộ Không. Nhưng có lẽ vì y thuộc loại quan ở trên Trời, đi đâu cũng có chó theo, nên tác giả cho y thuộc phe chánh đạo, phải trên rơ phe tà đạo đại diện bằng Tề Thiên. Cũng có thể y mang mạng Kim, phía Tây, nên có vẻ trên cơ hơn một chút và khắc được Tôn Ngộ Không, mạng Thổ, phía Đông. Tuy cả hai cùng có ‘thất thập nhị huyền công’ như nhau.


Nhưng đặc biệt để ý, tác giả Ngô Thừa Ân không bao giờ liệt kê đầy đủ 72 thứ phép thần thông đó gồm những thứ phép nào. Ta chỉ biết 72 là một bội số của 18, và tất nhiên của 9: 72= 18 x 4; 72= 9 x 8.


Như vậy có thể tóm tắt: Trong văn minh người Hoa, họ rất thích dùng những con số như 9, 18, 36, 72, 108 (108 anh hùng Lương Sơn Bạc trong ‘Thủy Hử’),… Tất cả đều là bội số của 18, đặc biệt cũng là bội số con số 9.


Thế tại sao họ lại thích con số 9? Có nhiều lý do, và xin để lý do chính qua phần sau. Lý do thông thường: số 9 là số dùng để chỉ vua chúa.


Người Trung quốc từ thời xa xưa đã dành số lẻ để chỉ đàn ông, và số chẵn chỉ đàn bà. Con số 9 tượng trưng cho người đàn ông có uy quyền nhất. Số 9 do đó dùng để chỉ các bậc đế vương.


Theo chuyện kể của Ngọc Phương [10], ‘những toà điện trong Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh gồm 9900 gian nhà. Các tháp canh ở bốn góc cung điện đều có 9 xà và 18 cột. Còn trên các bức từơng bình phong có trạm khắc 9 con rồng…


Một ví dụ điển hình nhất về con số 9 huyền thoại là bệ thờ ở Thiên Đàn Bắc Kinh – nơi các hoàng đế thời Minh và Thanh hàng năm thường tế Trời để cầu cho quốc thái dân an. Bệ thờ có hình tròn, xây thành 3 cấp. Mặt trên của bệ thờ ghép bằng 9 vòng đá đồng tâm. Vòng đá trong cùng gồm 9 phiến đá hình quạt, vòng thứ hai gồm 18 phiến (9x2), vòng thứ ba 27 phiến (9x3), … cho đến vòng ngoài cùng, vòng thứ 9 gồm 81 phiến (9x9) ghép lại.’


Hệ số đếm dùng con số 9


Giải đáp số 9 là số của vua chúa, tuy tiến thêm 1 bước nhưng vẫn chưa giải thích được toàn diện tại sao người Hoa từ xưa vẫn ưa dùng các bội số của 9, như 36, 72, 108, và nhất là 18. Mặc dù rằng chúng ta đã khá đủ tư liệu, kể trên, để chứng minh rằng: số 18 trong ‘18 đời vua Hùng’ chỉ là một con số quy về ý niệm của một liên tục, một châu kì, một tập hợp kín.


Đóng góp quan trọng thứ hai của bài này chính là giả thuyết: Người Hoa nguyên thủy, kể luôn cả chủng Yueh (Việt) ở phía Nam sông Dương Tử, vào thuở khai thiên lập địa, tạo dựng nên xã hội, đã dùng hệ thống đếm dựa trên con số 9, chứ không phải con số 10 theo hệ thống thập phân hiện nay. Phát hiện này, mặc dù còn trong dạng giả thuyết, có lẽ từ xưa đến nay chưa thấy bàn đến trong sách vở. Và có lẽ chính người Hoa cũng không ngờ tới chuyện này.


Thế nào là hệ thống đếm số 9? Muốn hiểu hệ thống đếm số 9 ta thử nhờ một em bé đếm thử từ 1 đến 20. Em đếm, bằng mọi ngôn ngữ trên thế giới:
1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 8 – 9 rồi 10. Tức con số lớn nhất trong hệ thống thập phân. Sau đó, em đếm tiếp: 10+1, em gọi tắt ‘mười một’, rồi 10+2, gọi tắt 12, 10+3, gọi tắt 13,… tuốt đến 19 (tức 10+9). Sau đó, em đếm 10+10. Nhưng 10+10, em nghĩ có vẻ bất tiện, nên thế bằng: 2 lần 10, gọi tắt thành ‘hai mười’, tức ‘hai mươi=20’. Tiếp theo đó: 20+1, tức 21; 20+2, tức 22, v.v.


Như đã phân tích kỹ trong bài viết về hệ thống đếm số của người Mường (hệ 9) [11], ở thời cổ đại có nhiều hệ thống đếm số khác nhau. Thí dụ, người Khờ-Me tức Cam Bốt ngày nay, dùng hệ thống đếm số 5. Tức khi đếm tới số 5 là hết. Họ phải đếm lại dùng số 1 ban đầu. Nghĩa là họ xem số 6 như là 5+1. Tiếp tục: 7=5+2,…


Phát âm về số đếm trong tiếng Cam Bốt, từ 1-12, xin liệt kê như sau:


0 = son {đọc như: /sohn/} => không
1 = múay /mooeh/ => một
2 = bpii /bpee/ => hai
3 = bey /bay/ => ba
4 = buan /booan/ => bốn
5 = bram /blam/ => năm => Số lớn nhất trong hệ 5.


Muốn đếm tiếp, phải dùng đến số 5, rồi cộng thêm:


6 = bram-múay /blam-mooeh/ => sáu => sáu (6)= bram (5)+muay (1): bram-muay
7 = bram-bpil /bram-bpee/ => bảy=> bảy (7)= bram (5)+bpil (2): bram-bpil
8 = bram-bey /bram-bay/ => tám => 8= bram (5)+bey (3)
9 = bram-búan /bram-booan/ => chín => 9= bram (5)+buan (4)
10 = dop /dup/ => mười => một tên gọi mới có nghĩa 2x5
11 = dop-muay /dup-mooeh/ => 11= dop (10)+muay (1), mười một
12 = dop-bpii /dup-bpie/ => 12= dop (10)+bpie (2), mười hai
……………………
16 = dop-brammuay /dup-blammơoeh/ => 16= dop (10)+bram(5)+muay(1)


Như vậy, đối với hệ đếm số 5, số 5 là số lớn nhất. Hệ đếm này dựa vào lối đếm dùng bàn tay 5 ngón.


Đối với hệ thống đếm số 10 như toàn cầu xử dụng hiện nay, số 10 là số lớn nhất. Hệ đếm số 10 xử dụng cả 10 ngón tay.


Đối với hệ thống đếm số 9, số 9 là số lớn nhất. Trong hệ đếm đó, số 9 lớn nhất đã được dùng để chỉ vua chúa. Hệ thống đếm số 9, theo thiển ý, đã dành 1 ngón tay để chỉ số không (0). Còn lại 9 ngón kia dành cho số đếm từ 1 đến 9.


Hệ thống đếm số 9 vận hành ra sao? Như thường, đếm từ 1 đến 9. Số 10 đã được đếm như 9+1. Mười một: 9+2, v.v. cho đến 17= 9+8.


Rồi 18 sẽ được gọi như= 2 lần 9. Tức 29. Số 19 sẽ trở thành ‘2 lần 9 + 1’.


Đếm tuốt đến 27 ta sẽ đếm theo hệ thống 9 thành 39, tức 3 lần 9. Ba lần chin = 39 = 3x9 = 27. Đúng là những con số Bình Nguyên Lộc [5] đã nêu lên thắc mắc không hiểu tại sao người Mường lại đếm số khác với Việt. Việt gọi số đếm 27, trong khi Mường gọi đó 39. Số 39 của Mường mang nghĩa 3 lần 9, thuộc hệ thống đếm số 9. Việt 27 = Mường 39. Hai mươi bảy bằng vơí ba nhân cho chin lần, 27= 3x9. Mường đọc ‘ba chỉn’, tức 39. Muốn biết rõ về người Mường, và nếp sống cùng văn hoá của họ xin xem tác phẩm của Jeanne Cuisinier về xã hội Mường xuất bản vào năm 1946 [15].


Rất có thể người Hoa ở thời mới tạo dựng xã hội đã dùng hệ thống đếm 9, bởi những lý do sau:


(i) Họ đã dùng số 9 để chỉ người đàn ông có quyền lực nhất. Số 9 là số lớn nhất trong hệ thống đếm số 9. Chứ không phải trong hệ thống đếm số 10 như Ngọc Phương đã trình bày [10].
(ii) Vào thời cổ đại, thật cổ, văn minh Trung Đông chưa truyền đến Trung Quốc. Người Hoa chắc chắn phải có một hệ thống đếm hơi khác với hệ đếm số 10, của Trung Đông. Mặc dù rằng có thể đến đời nhà Thương, hoặc đầu đời nhà Châu (khoảng năm 1000 trước Công Nguyên), hệ thống đếm số 10 đã du nhập đến Khu vực sông Hoàng Hà.
(iii) Người Hoa vẫn thích dùng bội số của 9, như 18, 36, 72,… Y như những người quen hệ thống 10, sẽ thích dùng: 10, 20, 30, 40…
(iv) Người Mường cho đến giữa thế kỷ 20 vẫn còn dùng hệ thống đếm số 9, họ đã mang theo khi di cư về phía Nam. Người Mường là ai? Đại khái họ cũng cùng chung chủng Yueh (Việt), nhưng thuộc chi Thái. Khi xưa họ tập trung ở vùng phía Nam sông Dương Tử, đặc biệt tại nước Ba và Thục, giáp giới với nhà Tây Châu (770-476 TCN). Sau khi nước Thục bị nhà Tần dứt điểm, họ thiên cư về Nam, và gia nhập cộng đồng Tây Âu ở khu vực Quảng Tây, Quí Châu, ngày nay. Bởi những gì họ còn giữ, rất có khả năng đã được chia xẻ qua lại với Hoa chủng bên nước Châu ngày trước. Nên nếu họ còn giữ hệ thống đếm số 9, người Hoa thứ thiệt tại nước Châu ngày xưa thật xưa chắc cũng đã dùng hệ đếm số 9 đó.
(v) Nếu ở cổ thời, lúc văn minh phương Tây chưa mang sang hệ đếm số 10, rất có khả năng cả hai vùng Hoa Nam và Hoa Bắc đều xử dụng và quen thuộc với hệ đếm theo số 9. Từ đó họ sẽ quen dùng những bội số như 18, 24, 36, 72, v.v.
(vi) 18 đời vua nhà Hạ, triều đại khởi thủy của nước Tàu, đã xử dụng con số 18 theo thói quen của hệ thống đếm số 9 đó. Và từ đó việc vay mượn ý niệm triều đại Hồng Bàng của Tàu đưa vào truyền thuyết dựng nước ở phía Nam, chắc cũng không có gì lạ cả.




Tóm tắt


Bài này thử nhìn vấn đề ’18 đời vua Hùng’ dưới góc độ toán học và văn minh Hoa Hạ. Kết quả cho thấy con số 18 thật ra chỉ là một con số bất chợt, không liên hệ đến chi tiết lịch sử.


Số 18, trong văn hoá Trung quốc, thông thường được dùng để chỉ một chu kỳ. Hoặc một liên tục, một tập hợp, mà những phần tử trong tập hợp đó có cùng chung một số đặc tính. Ở một mặt khác, nó là một con số che lấp những thiếu thốn về hiểu biết và chi tiết về tính chất của từng phần tử trong tập hợp đó. Nói một cách khác, số 18 chỉ là một lối nói cho văn vẻ, dùng toán số (2x9= 18) của giới sĩ phu Trung quốc. Có lẽ với mục đích… để hù những người không biết chữ, và cũng để cho bài viết, bài văn cho được trôi chảy, không có những điều ‘không biết’. Số 18 là một con số dùng để…che mắt, lấp loát những cái không biết.


Số 18 hoặc 36, 72, hay về sau ‘Bách’ tức 100, như dùng để chỉ khối chủng Yueh (Bách Việt), đã được xử dụng hết sức tiện nghi. ‘Bách’ dùng để chỉ số nhiều, đếm không hết, chứ không phải 100. Bởi vào thời Xuân Thu, ở phía Bắc sông Dương Tử có đến trên dưới 1000 nước [12]. Khối Yueh ở phía Nam chắc cũng tương tự, vượt trên 100 rất xa. Do đó nếu ‘Bách’ (100) là một con số bất chợt, thì ‘thập bát’ (18) cũng chỉ như vậy mà thôi.


Nhìn lại công trình của Ngô Sĩ Liên dười góc độ của thế kỷ 21 hiện nay, bắt buộc ta phải có một cái nhìn khác. Trong góc nhìn đó, chúng ta phải nhớ, Ngô Sĩ Liên và cộng sự đã có tư duy rất khó vượt khỏi lối suy nghĩ, lối viết lách của những sư phụ ở Bắc phương. Họ phải theo một khuôn khổ định trước để chứng tỏ tri thức đã đạt tới mức chuẩn của giới khoa bảng ở phương Bắc. Từ đó ta có thể thấy:
(i) Truyền thuyết viết ra sao, họ chép y lại như vậy. Chỉ được phép than thở hoài nghi trong phần luận bàn mà thôi. Đặc biệt nhất, Ngô Sĩ Liên đã căn dặn hậu bối: ‘Hoàn toàn tin vào sách chẳng bằng không có sách’.
(ii) Lối viết sử kiểu Tàu ra sao, họ sẽ theo y như vậy. Tàu không biết nhiều về nhà Hạ, nên phải gom góp các chuyện cổ tích, các truyền thuyết, rồi đưa vào con số 18 rất phổ thông, để gói ghém một trang sử cổ cho được đẹp mắt. Không có cách gì khác, phía bên An-nam cũng làm theo y như vậy. Họ làm việc qua nhiều tác phẩm và nhiều năm tháng, để rồi sau cùng, Ngô Sĩ Liên và các cộng sự thu thập tất cả, đặc biệt 18 đời vua Hồng Bàng, rồi đưa vào bộ Sử Ký có tầm vóc đầu tiên của nước Nam.
(iii) Đặc biệt 18 đời vua Hồng Bàng Việt Nam, rập y khuôn 18 đời vua nhà Hạ, triều đại hồng bàng ở bên Tàu. Để ý rất nhiều bài viết trong vài thập kỷ qua ưa liệt kê danh sách các đời vua Hùng. Khổ nỗi tất cả đều viết tên hiệu bằng…chữ Hán ròng. Thí dụ, Hùng Huệ Vương, Hùng Tấn Vương, v.v. Y như là cái nước của mấy ông vua Hùng giống như mấy cái nước chư hầu ở đời nhà Châu phía bắc sông Dương Tử, thời Xuân Thu Chiến quốc. Và những vua Hùng này có lẽ nói với thần dân của các ông bằng tiếng Tàu, trước khi người Tàu đến nước đó cả ngàn năm.
(iv) Truyền thuyết dựng nước đó, ở mặt cội nguồn, cũng không quên lôi thêm một trong những biểu tượng xã hội nguyên thủy của Tàu là ‘vua’ Thần Nông. Theo thiển ý, Thần Nông chỉ là một biểu tượng, chỉ một xã hội đã tiến lên ngành canh nông để kiếm ăn, sinh sống. Nó cũng giống như thời bây giờ, người ta dùng ‘Thế Kỷ 18’ để chỉ thời đại con người đạt đến cách mạng công nghệ. Hoặc, trong một tương lai nào đó, có thể người ta dùng ‘thời đại Bill Gates’ để chỉ thời đại điện toán, và internet. Chứ không phải Bill Gates là ông tổng thống toàn cầu ở vào thế kỷ 21, đối với hậu thế 4 ngàn năm sau, có thể đoán nhầm, v.v.
(v) Con số 18, thường dùng trong văn hoá Trung quốc để chỉ một chuỗi trình nào đó theo với chiều thời gian, mà chi tiết thường không biết rõ. Như một tập hợp, như một liên tục nay đã khép kín. Bản chất chi tiết của từng phần tử trong tập hợp hay liên tục đó vẫn là ẩn số cho đến ngày nay.



Thực chất đây là một nghiên cứu khẳng định tính logic của việc xác định có thời Hùng Vương hay không? Việc này vẫn đang tranh cãi. Tuy nhiên cụ usavn đã cố tình để thiếu phần kết quan trọng mà tự ý thay đổi cái kết luận của người nghiên cứu. Em cho đấy là không đúng với tinh thần trao đổi về lịch sử Việt Nam. Cụ nên rút kinh nghiệm. Vì cách thêm bớt vào tài liệu của người khác để lấy cái kết của mình là không hay
 
Chỉnh sửa cuối:

xedieu

Xe cút kít
Biển số
OF-24289
Ngày cấp bằng
17/11/08
Số km
16,568
Động cơ
494,364 Mã lực
Nơi ở
VTC1
Em cũng đã đọc cái kiến giải về con số 18 này một lần rồi và thấy khá lý thú!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top