[Funland] Dân ta phải biết sử ta

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Ngày 2/2/1288, quân Nguyên bắt đầu đánh thành Thăng Long. Trần Quốc Tuấn dàn quân cố thủ. Quân Trần nấp trong thành bắn tên đạn ra. Quân Nguyên bao vây tấn công vài lần không có kết quả.


Các tài liệu dẫn về trận này chưa hoàn toàn thống nhất. Khâm đinh Việt Sử Thông giám Cương mục, Việt Sử tiêu án và Việt Nam Sử lược chỉ nêu Thoát Hoan vây đánh nhưng không hạ được thành;


Đại Việt Sử ký Toàn thư không chép trận này. Một số sách sử Việt Nam hiện đại cho rằng quân Trần bỏ thành rút lui. Quân Nguyên lọt được vào kinh thành, nhưng sau đó đụng độ kịch liệt với quân Trần. Sau vài lần giao chiến, cuối cùng quân Nguyên phải rút lui, trước khi rút đã đốt phá cung điện và phố xá
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Đạo quân Thủy chính của Ô mã Nhi tiến sâu vào nội địa Đại Việt không mấy khó khăn. Tướng nhà Trần là Trần Khánh Dư được gioa nhiệm vụ chặn đạo quân này, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ, bị triệu về thành xử lý. Trần Khánh Dư xin ở lại lập công chuộc tội.

Ông chờ đoàn thuyền lương của quân Nguyên Mông đến, đánh cho tan tác, ko thuyền lương nào vào được Đại Việt.

Thoát Hoan vây đánh Thăng Long, chờ mãi không thấy thuyền lương của Trương Văn Hổ tới, bèn sai Ô Mã Nhi đi đón. Ô Mã Nhi khi đi tìm đoàn thuyền lương bị tập kích ở cửa Văn Úc (ngày 10 tháng 2 năm 1288), và trên biển gần Tháp Sơn, bị thiệt hại nặng mà vẫn không thấy thuyền lương đâu, đành quay về Vạn Kiếp.

Nguyên sử chép rằng quân Nguyên bi dịch bệnh rất nhiều.

Tại Vạn Kiếp, quân Nguyên cố thủ trong các thành gỗ nhưng thường xuyên bị quân Đại Việt tập kích vào ban đêm. Tình hình thiếu lương thực càng ngày càng trầm trọng. Thoát Hoan quyết định rút quân khỏi Đại Việt. Lúc đó là vào khoảng cuối tháng 3/1288, tức là chỉ 3 tháng sau khi tiến quân vào Đại Việt.

Quân Nguyên chia làm 2 ngả rút về, một ngả của thủy quân do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy. Một ngả của bộ binh do Thoát Hoan chỉ huy.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Thủy binh của Ô Mã Nhi rút theo đường sông, có một đạo quân bộ theo bảo vệ. Nhưng đạo quân này bị chặn đánh liên tục nên quan lại Vạn Kiếp để rút cùng THoát Hoan.

Đoàn thuyền không có quân bảo vệ, bị chặn đánh, tốc độ đi chậm rì rì. Trần Quốc Tuấn chỉ huy quân đánh nhử, lừa đoàn thuyền của Ô Mã Nhi vào sông Bạch Đằng, lao vào bãi cọc do Ngô Quyền dựng từ xưa, cộng thêm một số cọc mới đóng.

Thuyền giặc va vào cọc vỡ, chìm. Quân Trần đánh mạnh tứ phía. Quân Nguyên tan tác, nhiều tướng, trong đó có Ô Mã Nhi bị bắt sống.

Gần như toàn bộ thủy quân của Nguyên Mông bị tiêu diệt. quân Trần bắt hơn 400 chiến thuyền.

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Cánh quân bộ của Thoát Hoan chạy về đất Lạng Sơn, bị chặn đánh tứ phía. Quân lính chết trận, quan tướng tứ tán. Mãi đến ngày 19/4/1288, quân Nguyên mới thoát khỏi đất Đại Việt.

Một số tướng Hán đào ngũ được Đại Việt thu nạp, cấp đất cho ở.

Ô Mã Nhi được thả về sau, theo đường thủy, nửa đêm thuyền chìm, Ô Mã Nhi chết đuối (Có sách nói Trần Quốc Tuấn sai Yết Kiêu giả phu chèo, nửa đêm đục thuyền ám sát Ô Mã Nhi, bắt đền tội trước đó dám phá mộ vua Trần).

Có sách nói Ô Mã Nhi chết ngay trong trận Bạch Đằng.

Túm lại là đằng nào cũng chết :D
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Lần thứ 3 chống NGuyên Mông, quân dân nhà Trần áp dụng chiến thuật khác hắn: Không co cụm chống chọi mà dàn quân đánh trên diện rộng, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, khiến quân Nguyên liên tục phải chống đỡ, bị tiêu hao sinh lực.

Trận đánh tiêu tán thuyền lương ở Vân Đồn khiến quân Nguyên đói kém, chạ có gì choén. Thay vì oánh nhau, đội quân này phải tứ tán kiếm cái ăn, quá khổ thân :D

Sau này, có vài lần nhà Nguyên định oánh nhau nữa, nhưng điều kiện ứ thuận lợi. Năm 1294, Hốt Tất Liệt tèo, nhà Nguyên tắt hẳn mộng chiếm Đại Việt.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

c1477

Xe tải
Biển số
OF-35576
Ngày cấp bằng
19/5/09
Số km
380
Động cơ
477,160 Mã lực
Cụ có nhiều thông tin chính xác, mới về Đền Trần không ạ? Hiện nay cả Nam Định và Thái Bình đều nhận là nơi phát tích của nhà Trần!
Em được biết thì Thái Bình là: Quê quán, Nam Định là: Nơi thường trú.
Dẫn chứng xin hóng cụ Lầm hi hi.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
TRong triều TRần, quan hệ giữa Đại Việt và Chiêm Thành Thành theo kiểu nước lớn với nước nhỏ. Oánh nhau chán chê, quân TRần chiếm ưu thế, 2 bên tỏ ra hữu hảo, quan hệ êm thuận.

Năm 1306, vua TRần gả Công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân. VUa Chiêm đáp lại bằng cách dâng Châu Lý và Châu Ô cho nhà TRần. Vua TRần Anh Tông đổi thành THuận Châu và Hóa Châu, thiết lập hệ thống chính quyền và di dân đến sinh cơ lập nghiệp.

(CÁc cụ tạm coi đây là công chúa nhóe :D :D)



 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Ko hiểu sao, lấy Huyền TRân được 1 năm, Chế Mân lăn ra tèo, sau khi Huyền TRân sinh hạ được 1 Hoàng tử. Theo phong tục Chiêm, Huyền TRân phải bị hỏa thiêu cùng vua. Xót con, Vua Trần Anh Tông sai tướng Trần Khắc Chung giả tiếng vào thăm rồi tìm kế rước về.

Có tiin đồn rằng Trần KHắc Chung và HUyền TRân vốn yêu nhau mãnh liệt. Cứu được Huyền TRân, 2 anh chị (tất nhiên là còn nhiều người khác) lên thuyền trốn ra biển. Chắc "lạc đường" nên 1 năm sau mới về đến Đại Việt. Chắc có ối chuyện xảy ra, các cụ nhề :D

Nhiều ý kiến nói về việc này: Có người cho rằng Huyền Trân ko phải Chính cung Hoàng Hậu nên "ko đủ tiêu chuẩn" lên giàn thiêu. Lại có tin cho rằng phong tục Chiêm là hỏa thiêu trong vòng 7 ngày sau khi chết. Thời đó ứ có internet hay di động, nên khi vua Trần biết tin thì muộn xừ rồi, sao phải "cứu".

Dù gì thì gì, đã gả con gái, sau lại "đòi lại", nhiều người cho rằng vua Trần thất tín, dẫn đến việc Chiêm "nổi khùng" sau khi vua mới lên thế ngôi Chế Mân.
 

xedieu

Xe cút kít
Biển số
OF-24289
Ngày cấp bằng
17/11/08
Số km
16,565
Động cơ
495,460 Mã lực
Nơi ở
VTC1
Ko hiểu sao, lấy Huyền TRân được 1 năm, Chế Mân lăn ra tèo, sau khi Huyền TRân sinh hạ được 1 Hoàng tử. Theo phong tục Chiêm, Huyền TRân phải bị hỏa thiêu cùng vua. Xót con, Vua Trần Anh Tông sai tướng Trần Khắc Chung giả tiếng vào thăm rồi tìm kế rước về.

Có tiin đồn rằng Trần KHắc Chung và HUyền TRân vốn yêu nhau mãnh liệt. Cứu được Huyền TRân, 2 anh chị (tất nhiên là còn nhiều người khác) lên thuyền trốn ra biển. Chắc "lạc đường" nên 1 năm sau mới về đến Đại Việt. Chắc có ối chuyện xảy ra, các cụ nhề :D

Nhiều ý kiến nói về việc này: Có người cho rằng Huyền Trân ko phải Chính cung Hoàng Hậu nên "ko đủ tiêu chuẩn" lên giàn thiêu. Lại có tin cho rằng phong tục Chiêm là hỏa thiêu trong vòng 7 ngày sau khi chết. Thời đó ứ có internet hay di động, nên khi vua Trần biết tin thì muộn xừ rồi, sao phải "cứu".

Dù gì thì gì, đã gả con gái, sau lại "đòi lại", nhiều người cho rằng vua Trần thất tín, dẫn đến việc Chiêm "nổi khùng" sau khi vua mới lên thế ngôi Chế Mân.
Kể ra các nhà làm phim VN mà giỏi thì vụ này có khi còn hay hơn cả Titanic í chứ nhỉ! :))
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Chế Chỉ lên thay Chế Mân làm vua Chiêm và đòi lại phần đất đã dâng. NHà TRần bắt luôn Chế CHỉ, lập Chế Đà A Bà là em Chế Chỉ lên ngôi vua Chiêm.

Đến đời vua Trần Dụ Tông, con và rể của vua Chiêm Thành tranh giành nhau ngôi vua, quân nhà Trần sang can thiệp nhưng bị quân Chiêm Thành đánh bại cả hai lần.

Sau năm 1370, nhà Trần bắt đầu suy yếu. vua Chiêm nhiều lần đòi đất cũ, quấy rối biên cương. Vua Trần Trần Duệ Tông sai tướng Đỗ Tử Bình đem quân đánh vua Chiêm Chế Bồng Nga.

Thực ra Chế Bồng Nga ko muốn đánh nhau, đã đem dâng 10 mâm vàng lên Tử Bình, coi như lễ vật xin đất. Tử Bình ỉm đi làm của riêng. Vua TRần giận lắm, triệu hồi Tử Bình về cung, phế xuống làm lính, thân chinh cầm quân đi đánh Chế Bồng NGa ở thành Đồ Bàn (Xã NHơn Hậu, thành phố Quy NHơn-Bình Định ngày nay) vào năm 1377.

Chế Bồng Nga cũng là vua gớm mặt, dụ quân nhà TRần vào bẫy, giết luôn cả vua Trần Duệ Tông.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
THừa thắng xông lên, Chế Bồng Nga nhiều lần đem quân oánh Đại Việt, nhiều lần chiếm cả Thăng Long, vơ vét của cải. Quan quân nhà Trần chạy trối chết.

Mãi đến năm 1390, tướng Trần KHát Chân chặn quân Chế Bồng Nga ở sông Luộc Hưng Yên ngày nay, dụ vào trận địa phục kích và được sự chỉ điểm của 1 tướng Chiêm ra hàng, đã bắn tan tàu của Chế Bồng Nga. Vua CHiêm tử trận.

Con của Chế Bồng Nga sau đó hàng phục Đại Việt.

Ngày xưa vua tuyền hàng khủng, các cụ nhỉ, thân chinh cầm quân đi oánh nhau.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Nhà TRần suy tàn sau năm 1357, sau khi vua TRần Dụ Tông lên ngôi.

Vua Trần Dụ Tông chẳng những bỏ bê triều chính mà còn ra lệnh cho xây cung điện, tạo sưu cao, thuế nặng làm cho nhân dân vô cùng khổ sở và ca thán. Trong nước, giặc giã nổi lên khắp nơi. Trong khi đó tại triều đình, các bọn gian thần kéo bè kết đảng và trở nên lộng hành vô cùng.


Chu Văn An, một vị quan thanh liêm, trung thần tại triều đình, đã dâng Thất trảm sớ đề nghị trị tội những tên tham quan ô lại. Vua Trần Dụ Tông đã không nghe theo nên Chu Văn An đã từ quan về nhà dạy học.


Năm 1369, Trần Dụ Tông mất, một người con là Nhật Lễ lên thay. Theo sử sách, Nhật Lễ không phải là con Dụ Tông mà là con của vợ Dụ Tông :D (bà này có thai trước khi lấy vua)



Nhật Lễ ở ngôi bỏ bễ chính sự, ham tửu sắc, hằng ngày chỉ rong chơi, thích các trò hát xướng, muốn đổi lại họ là Dương. Sau Lễ lại giết Hiến Từ Tuyên Thánh Thái hoàng thái hậu vì bà đã hối hận việc lập Nhật Lễ.



Người tôn thất và các quan đều thất vọng. Tháng 10 năm 1370, các tôn thất nhà Trần hợp mưu lật đổ và bắt giết Nhật Lễ, đưa con thứ 3 của vua Minh Tông là Phủ lên ngôi, tức là Trần Nghệ Tông.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Nghệ Tông làm vua được 2 năm, lên làm Thái Thượng Hoàng và nhường ngôi cho em là Kính lên thay, tức là Duệ Tông.

Năm 1377, Duệ Tông tử trận ở Chiêm Thành, thượng hoàng Nghệ Tông lập con Duệ Tông là Phế Đế lên thay. Thượng hoàng Nghệ Tông nắm quyền bính trong tay quyết định mọi việc nhưng lại quá tin dùng một mình Lê Quý Ly (tức Hồ Quý Ly.

Quý Ly xúi giục Nghệ Tông giết hại các trung thần, các hoàng tử, các thân vương và ngay cả vua Phế Đế cũng bị sự gièm pha của Quý Ly mà bị Nghệ Tông phế bỏ. Con Nghệ Tông là Thuận Tông (đồng thời là con rể Quý Ly) được lập lên ngôi nhưng cũng không có thực quyền.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Vì có mưu đồ soán đoạt ngôi vua mà lại được sự tin dùng của Nghệ Tông nên Hồ Quý Ly đã tạo được khá nhiều phe cánh và bè đảng ở triều đình và khắp mọi nơi. Rồi từ đó Quý Ly càng ngày càng lộng quyền không coi ai ra gì.



Năm 1394, Nghệ Tông mất, Hồ Quý Ly nắm lấy cả quyền hành rồi sai người vào đất Thanh Hoá xây thành Tây Đô. Sau khi công việc xong xuôi, Hồ Quý Ly bắt Trần Thuận Tông dời kinh về Tây Đô rồi lập mưu ép Thuận Tông nhường ngôi cho con là Thiếu Đế khi đó mới có 3 tuổi lên ngôi.



Quý Ly lên làm phu chính, sai người giết Thuận Tông và chuẩn bị cướp ngôi.


Nhìn thấy âm mưu của Hồ Quý Ly, nhiều tướng lĩnh nhà Trần như Trần Khát Chân lập hội với mưu đồ tiễu trừ Quý Ly, nhưng cơ mưu bị bại lộ, tất cả đều bị bắt và bị giết vào khoảng hơn 370 người. Năm 1400, Quý Ly phế truất Thiếu Đế rồi tự xưng làm vua, chiếm lấy ngôi nhà Trần, đổi sang họ Hồ.


Nhà Trần chấm dứt,kéo dài 175 năm với 13 đời vua.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Thất trảm sớ là gì?

Thất trảm sớ là tờ sớ do Chu Văn An soạn và dâng lên vua Trần Dụ Tông để đề nghị chém 7 người mà ông cho là nịnh thần (Mai Thọ Đức, Trân Canh, Bùi Khâm, Văn Hiến, Nguyễn Thanh Lương, Tâm Đức Ngưu, Đoàn Nhữ Cẩu.


Ban đầu, Dụ Tông còn ít tuổi, có thượng hoàng Trần Minh Tông lo việc triều chính. Sau khi thượng hoàng Minh Tông mất (1357), Dụ Tông tự mình cầm quyền chính. Nhưng Dụ Tông không có tài trị nước.


Trong thời gian Trần Dụ Tông trực tiếp cầm quyền trị vì, tình cảnh xã hội rất nhiễu nhương. Dụ Tông là người ăn chơi thích tửu sắc hát xướng. Cận thần nhiều người bất tài, lo bế vua để lộng hành. Dân tình đói khổ. Nhiều trung thần nghĩa sĩ bị làm hại. Các quan ngự sử vốn chuyên lo việc can ngăn vua nhưng cũng không làm theo.


Chu Văn An vốn là người thẳng thắn ngạch trực, có uy tín cao trong triều. Ông đã dũng cảm dâng sớ xin chém bảy nịnh thần. Sớ thất trảm ấy bị thất truyền, không rõ nội dung như thế nào; ngay đương thời cũng ít người được biết ông đã xin chém những ai. Nhưng tờ sớ đă gây chấn động dư luận. Do Thất trảm sớ không được thực hiện, Chu Văn An đã lui về ở ẩn tại tại núi Phượng Hoàng, Chí Linh, Hải Dương.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Về Hồ Quý Ly

Hồ Quý Ly (1336-1407), còn có tên là Lê Quý Ly, là một vị vua, đã tiến thân từ một đại thần dưới thời nhà TRần để khởi đầu nhà Hồ. Trong thời gian cầm quyền ngắn ngủi, ông đã thực hiện nhiều cải cách quan trọng, nhưng bị thất bại trong việc hợp sức toàn dân chống lại cuộc xâm lăng của nhà Minh.

Trong hơn 20 năm làm đại thần nhà Trần, Lê Quý Ly nhiều lần được cử cầm quân ra mặt trận chống lại Chiêm Thành, nhưng do tài năng quân sự hạn chế nên phần lớn những lần xuất quân, ông đều bị thất trận. Tuy nhiên, ông vẫn được sự tin cậy của các vua Trần.

Sau khi chiến tranh với Chiêm lắng xuống lắng xuống, các tông thất nhà Trần nhiều người thấy uy quyền trong triều của Lê Quý Ly quá lớn, sợ ông cướp ngôi nhà Trần nên đã mưu giết ông. Nhưng Lê Quý Ly được sự tin tưởng tuyệt đối của Thượng hoàng Trần NGhệ Tông, ra sức ủng hộ và che chở ông. Do đó, những người mưu hại ông đều bị Thượng hoàng giết, trong đó có cả con, cháu của chính thượng hoàng.


Năm 1359, thượng hoàng Trần Nghệ Tông mất, ông được phong làm Phụ chính Thái sư nhiếp chính, tước Trung tuyên Vệ quốc Đại vương, nắm trọn quyền hành trong nước. Vua Trần THuận Tông là con rể, hoàn toàn bị ông thao túng.


Tháng 4/1396, Hồ Quý Ly phát hành tiền giấy (thông bảo hội sao). Đây là lần đầu trong chính sử Việt Nam, tiền giấy được lưu thông.


Lê Quý Ly bức vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Tây Đô-Thanh Hóa, việc này thúc đẩy một số quần thần trung thành với nhà Trần mưu tính làm chính biến lật đổ họ Hồ. Nhưng Lê Quý Ly đã ra tay trước, tiêu diệt hết phe này.


Tháng 2 năm Canh Thìn 1400, Lê Quý Ly truất ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế, tự lập làm vua, lấy quốc hiệu là Đại Ngu, đổi niên hiệu là Thánh Nguyên . Ông đổi sang họ Hồ, lập nên nhà Hồ.



http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_Minh
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Hồ Quý Ly lên ngôi, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên. Chưa được một năm, theo cách nhà Trần, ông nhường ngôi cho con thứ là Hồ Hán Thương, làm Thái Thượng hoàng nhưng vẫn tự mình quyết đoán mọi công việc.


Năm 1403, ông ban hành các đồ đo lường như cân, thước, đấu, thưng để làm chuẩn trong việc buôn bán.


Năm 1404, Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương quy định các người đỗ thi Hương phải qua kì thi làm toán pháp mới được tiếp tục thi Hội.


Trước sự lăm le xâm lược của nhà MInh, Hồ Quý Ly tích cực chấn chỉnh quân đội, xây thành, đóng thuyền chiến, v.v.



Để có nhiều quân, Hồ Quý Ly lập ra hộ tịch bắt mọi người cứ 2 tuổi trở lên phải kê khai ai ẩn náu phải phạt. Hộ tịch làm xong, số người từ 15 tuổi đến 60 hơn gấp mấy lần trước. Quân số do vậy tăng thêm nhiều.


Hồ Quý Ly đặc biệt chú trọng luyện tập thủy binh để giữ mặt sông mặt biển. Ông cho đóng những con thuyền lớn bên trên lát ván để đi lại dễ dàng, khoang dưới cho người chèo chống rất lợi hại. Ở các cửa bể và những nơi hiểm yếu trên các sông lớn, ông cho đóng cọc, hình thành những trận địa mai phục quy mô.


Về biên chế quân đội, Quý Ly phân chia Nam Bắc gồm 12 vệ, Đông Tây phân ra 8 vệ. Mỗi vệ có 18 đội, mỗi đội có 18 người. Đại quân có 30 đội, trung quân 20 đội Mỗi doanh có 15 đội, mỗi đoàn có 10 đội. Ngoài ra còn 5 đội cấm vệ quân. Tất cả do một Đại tướng thống lĩnh.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Từ năm 1405, sau nhiều lần ngoại giao mềm mỏng ko thành, Hồ QUý Ly buộc phải chuẩn bị nhân lực, vật lực chống giặc Minh. Có người nói ý là: Nếu lòng dân không theo, có chuẩn bị như thế nào đi nữa thì cũng thua thôi.

Năm 1406, lấy cớ "Phù Trần diệt Hồ", 20 vạn quân Minh tràn sang Đại Việt.

Vua quân nhà Hồ chống đỡ không nổi, chạy dài. THáng 6/1407, cha con Hồ QUý Ly bị quân Minh bắt sống.

7 năm cai trị của triều Hồ (1400-1407) chấm dứt, nước ta rơi vào tay quân Minh, chịu cảnh đô hộ của phong kiến phương Bắc.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Hơn 7 năm cầm quyền, Hồ QUý Ly làm được những việc sau

-Xây thành Tây Đô




-QUyết dùng chữ NÔm thay cho chữ Hán

-Phân chia ruộng đất cho dân.

-Lập mạng lưới Y tế cơ sở, gọi là Quản ti

-Lập hệ thống kho lưu trữ lương thực, bán rẻ cho dân lúc giáp hạt.

-Mở rộng bờ cõi: Trong khi bị nhà Minh uy hiếp ở phía Bắc, nhà Hồ liên tục mở mặt trận phía nam để mở rộng đất đai từ Chiêm Thành. Sau khi buộc vua Chiêm dâng Chiêm Động và Cổ Luỹ để lập ra 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa vào năm 1402, sang năm 1403, Hồ Hán Thương lại tiếp tục đánh Chiêm.

 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Deming

Xe buýt
Biển số
OF-105894
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
938
Động cơ
403,623 Mã lực
Nơi ở
nhà vợ
Từ năm 1405, sau nhiều lần ngoại giao mềm mỏng ko thành, Hồ QUý Ly buộc phải chuẩn bị nhân lực, vật lực chống giặc Minh. Có người nói ý là: Nếu lòng dân không theo, có chuẩn bị như thế nào đi nữa thì cũng thua thôi.

Năm 1406, lấy cớ "Phù Trần diệt Hồ", 20 vạn quân Minh tràn sang Đại Việt.

Vua quân nhà Hồ chống đỡ không nổi, chạy dài. THáng 6/1407, cha con Hồ QUý Ly bị quân Minh bắt sống.

7 năm cai trị của triều Hồ (1400-1407) chấm dứt, nước ta rơi vào tay quân Minh, chịu cảnh đô hộ của phong kiến phương Bắc.
Sống chết ở chỗ này đây, giỏi giang, mưu lược, có chiến lược sách lược và sáng kiến tốt nhưng lại để mất lòng dân, thậm chí dân nước Đại Ngu còn hỗ trợ và ủng hộ giặc Minh nữa ạ, bọn Minh lấy danh nghĩa "phù trần diệt Hồ" để lừa phỉnh

Lừa phỉnh xong thì xâm chiếm đồng hóa và tiêu diệt văn hóa, di dân quy mô lớn, đốt hủy sử sách và giống nòi Việt rất triệt để sau đó!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top