[Funland] Dân ta phải biết sử ta

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Quân sĩ nhà Trần thích vào tay 2 chữ Sát Thát, thể hiện quyết tâm giết giặc Mông

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Đến tháng Chạp năm Giáp Thân (tháng 1 đầu tháng 2/1285), Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông đã mời những bậc tuổi cao có uy tín trong cả nước về điện Diên Hồng ở Thăng LOng để trình bày chủ trương của triều đình.

Đại Việt sử ký toàn thư viết:Tại đây, khi được vua hỏi có nên đánh lại quân Nguyên hay không, thì các phụ lão đã "vạn người cùng nói như từ một miệng": "Đánh!".

Nguyên sử đã chép lại việc quân Nguyên sau này khi vào Đại Việt đi qua các địa phương đã thấy các thông báo của triều đình Đại Việt cho dân chúng rằng "Tất cả các quận huyện trong nước, nếu có giặc ngoài đến, phải liều chết mà đánh, nếu sức không địch nổi thì cho phép lẩn tránh vào rừng núi, không được đầu hàng."
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trần Quốc Tuấn được phong làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh tất cả các lực lượng vũ trang của Đại Việt. Trần Quang Khải được phong chức Thượng tướng thái sư.


Quân đội Đại Việt được điều động rất đông lên phòng ngự ở biên giới, nhất là ở khu vực Lạng Sơn ngày nay. Bản doanh của Trần Quốc Tuấn đóng ở ải Nội Bàng (Thị Trấn Chũ-Lục Ngạn-Bắc Giang).







Trong Binh Thư yếu lược, Trần Quốc Tuấn viết: Người giỏi thắng không cần thắng nhiều lần, mà cần toàn thắng, đảm bảo thắng. Điều đó đồng nghĩa với việc làm cách nào để có được chiến thắng cuối cùng mới là điều quan trọng nhất, còn thắng bại trong các trận đánh chỉ là phụ.



Quân Nguyên Mông dùng chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh. Điểu yếu nhất của chiến thuật này là công tác hậu cần. hậu cần ko đủ, hay quân bị đói, tất sẽ hao tổn binh lực.

Quân nhà Trần, dưới sự chỉ huy của Trần Quốc Tuấn, tránh đụng độ trực tiếp, triệt để thực hiện vườn không nhà trống. Khi quân địch mệt mỏi, sẽ phản đòn quyết định, giành thắng lợi.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,420
Động cơ
128,016 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Ở mặt trận chính là phía Bắc, quân Nguyên Mông của tướng THoát Hoan chỉ huy đối đầu với đại quân nhà Trần của Trần Quốc Tuấn

Ở mặt trận Tây Bắc, tướng Trần Nhật Duật chỉ huy binh sĩ chặn đường tiến của quân NGuyên Mông theo đường sông Chảy.

Ở mặt trận phía Nam, 2 tháng sau khi chiến sự nổ ra ở mặt trận phía Bắc, Toa Đô mới bắt đầu vào đất Đại Việt.

Những cuộc chiến khốc liệt bắt đầu giữa đạo quân Nguyên Mông khổng lồ, chinh phạt khắp châu Âu, châu Á và những người con nhỏ bé đất Việt anh hung.


http://www.google.com.vn/url?sa=i&rct=j&q=&esrc=s&frm=1&source=images&cd=&cad=rja&docid=A3mb1eFoPddFEM&tbnid=kzR2RcthYoFNkM:&ved=0CAUQjRw&url=http%3A%2F%2Fdiepdoan.violet.vn%2Fentry%2Fshow%2Fentry_id%2F1255406&ei=UGRdUY7JEInBiQfnx4Aw&bvm=bv.44770516,d.aGc&psig=AFQjCNGwKmz41LgBYeCJPIW-XZEdg7L5nQ&ust=1365161416741103
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trận Sơn Động

Trận giao chiến đầu tiên giữa hai bên là trận tại ải Khả Ly.(sông Xa Lý, Sơn Động, Bắc Giang ngày nay)


http://www.google.com.vn/url?sa=i&rct=j&q=&esrc=s&frm=1&source=images&cd=&cad=rja&docid=-6WuNnMt52DA3M&tbnid=LpNRv8csMfKI8M:&ved=0CAUQjRw&url=http%3A%2F%2Fktxh.bgo.vn%2F&ei=-mRdUcOMJoWSiQeKjYDgAQ&bvm=bv.44770516,d.aGc&psig=AFQjCNFq-GMMvmFgeGkOBXGwWyMnTj3NIg&ust=1365161571007171

Tướng Nguyên đi mở đường là Tôn Hựu đã đánh tan được quân Trần và bắt được các tướng Đỗ Vĩ và Đỗ Hựu. Sau khi vượt qua ải Khả Ly, quân Nguyên tiến tiếp tới ải Động Bản (Thị trấn An Châu-Sơn Động-Bắc Giang ngày nay). Tại đây, quân Nguyên lại thắng, giết được tướng Trần Sâm của Đại Việt.


http://www.google.com.vn/url?sa=i&rct=j&q=&esrc=s&frm=1&source=images&cd=&cad=rja&docid=88u-sgLWBU5L4M&tbnid=V4l8qnbBFiVKxM:&ved=0CAUQjRw&url=http%3A%2F%2Fwww.bacgiang.gov.vn%2Fves-portal%2F4706%2FTHONG-TIN-TONG-QUAN.html&ei=BWZdUYzeMObmiAfG0YGYBw&bvm=bv.44770516,d.aGc&psig=AFQjCNEGEFoJuoCl78aPv0ysuEdMMEJOkA&ust=1365161854529245

Chỉ 5 ngày sau, đại quân của Thoát Hoan tiến xuống từ Lộc Châu, cùng cánh quân của Bột La Đáp Nhĩ tràn qua các ải Vĩnh Châu, Thiết Lược, Chi Lăng.

Ngày 2/2/1285, quân Nguyên chia làm 6 mũi ồ ạt tấn công ải Nội Bàng nơi quân Trần tập trung một lực lượng lớn và có đại bản doanh của Trần Quốc Tuấn.


Quân Trần bị tổn thất nặng nề. Trần Quốc Tuấn phải thu quân về Vạn Kiếp.
 

fadco

Xe container
Biển số
OF-48457
Ngày cấp bằng
11/10/09
Số km
5,653
Động cơ
541,172 Mã lực
Em ko thấy nói Trần Quốc Toản chết thế nào, cụ Lầm biết ko khai sáng em với
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Trận Sơn Động

Trận giao chiến đầu tiên giữa hai bên là trận tại ải Khả Ly.(sông Xa Lý, Sơn Động, Bắc Giang ngày nay)




Tướng Nguyên đi mở đường là Tôn Hựu đã đánh tan được quân Trần và bắt được các tướng Đỗ Vĩ và Đỗ Hựu. Sau khi vượt qua ải Khả Ly, quân Nguyên tiến tiếp tới ải Động Bản (Thị trấn An Châu-Sơn Động-Bắc Giang ngày nay). Tại đây, quân Nguyên lại thắng, giết được tướng Trần Sâm

Chỉ 5 ngày sau, đại quân của Thoát Hoan tiến xuống từ Lộc Châu, cùng cánh quân của Bột La Đáp Nhĩ tràn qua các ải Vĩnh Châu, Thiết Lược, Chi Lăng.

Ngày 2/2/1285, quân Nguyên chia làm 6 mũi ồ ạt tấn công ải Nội Bàng nơi quân Trần tập trung một lực lượng lớn và có đại bản doanh của Trần Quốc Tuấn.


Quân Trần bị tổn thất nặng nề. Trần Quốc Tuấn phải thu quân về Vạn Kiếp.
Hình như viên tướng này là tướng nhà Tống theo hàng quân Nguyên. Quân Nguyên xâm lược nước ta lúc đó chủ yếu chiêu mộ lính là người Hán. Thủy quân được xây dựng, tàu bè được đóng cũng dựa chính vào các tỉnh phía Nam giáp biển của TQ
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Xung quanh chuyện quân Tống cũng có nhiều chuyện hay. Trong số quân Nguyên Mông có rất nhiều quân Tống cũ. Có trận quân Đại Việt mặc sắc phục quân Tống, phất cờ Tống nghênh chiến quân Nguyên. Quân Tống tưởng đã phục quốc mừng hú quên cả oanh nhau. Đại Việt thắng :D
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trận Vạn Kiếp

Vạn Kiếp là căn cứ thủy quân và cảng lớn thời Lý-Trần. Địa danh lịch sử này nằm gần những chỗ giao nhau của sông Cầu, sông Thương, sông Đuống, sông Kinh Thày với sông Thái Bình, nay là vùng Vạn Yên, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Đầu năm 1285, đây là địa bàn tập trung binh lực của quân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo sau cuộc rút lui chiến lược khỏi Thăng Long trước thế mạnh ban đầu của quân Nguyên xâm lược



Sau khi rút lui, thủy quân Đại Việt tập trung ở đây 1.000 thuyền chiến. Ngày 11/2/1285, Ô Mã Nhi điều quân thủy đến quyết phá "tổ chuồn chuồn".

Đại kịch chiến đã xảy ra. Tướng Nguyên cấp vạn hộ là Nghê Nhuận bị tử trận. Tuy nhiên, quân Trần đã quyết định rút lui để tránh thế giặc mạnh, thực hiện nghi binh khiến địch mệt mỏi rồi mới phản công.

Ngày 14 tháng 2, Ô Mã Nhi đem quân vây quân của Trần Quốc Tuấn. Một trận thủy chiến lớn giữa 2 bên đã diễn ra. Vua Trần đã đem quân đến trợ chiến cho Trần Quốc Tuấn. Ô Mã Nhi đã không ngăn nổi quân Trần rút lui. Toàn bộ quân Trần rút khỏi Vạn Kiếp, Phả Lại, Bình Than về dàn trận bên bờ sông Hồng gần thành Thăng Long. Quân Nguyên tiến theo đường bộ về Thăng Long.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Đụng độ ở sông Đuống

Quân Nguyên từ Vạn Kiếp đuổi đến song Đuống. Tại đây, các đơn vị quân Nguyên và quân Trần giáp chiến. Quân Trần bị thiệt hại nặng, nhiều thuyền lọt vào tay quân Nguyên.

Thoát Hoan cho dựng cầu phao để đưa đại quân vượt sông Đuống tiến về kinh thành của Đại Việt


http://www.google.com.vn/url?sa=i&rct=j&q=&esrc=s&frm=1&source=images&cd=&cad=rja&docid=cggqh4WfhFhYSM&tbnid=tyG6NDzohK60UM:&ved=0CAUQjRw&url=http%3A%2F%2Fwww.skyscrapercity.com%2Fshowthread.php%3Ft%3D1338926%26page%3D9&ei=QaZdUbzuJZCQiQep-oCoAg&psig=AFQjCNEBY1n0VZ7fzMYFJWIPIVuyVRYW4A&ust=1365178149315973
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Thăng Long chiến địa

Ngày 17 tháng 2, quân Nguyên dựng trại bên sông Hồng. Quân Trần do vua Trần Nhân Tông trực tiếp chỉ huy cũng lập các chiến lũy bằng gỗ bên bờ Bắc sông Hồng nghênh chiến. Dưới sông là lực lượng thủy quân đông đảo của Đại Việt.



Mục đích của quân Trần trong trận này chỉ là cản bước quân Nguyên để kịp hoàn thành công tác sơ tán hoàng gia và dân chúng khỏi kinh thành, thực hiện kế hoạch vườn không nhà trống. Khi quân Nguyên tiến đến bờ sông, quân Trần đã dùng súng bắn đá bắn vào quân Nguyên và thách đánh.


Tuy nhiên, đến chiều ngày 17 tháng 2, vua Trần sai sứ giả sang doanh trại đối phương để giả đưa thư cầu hòa. Arig Qaya gửi thư cự tuyệt. Sứ giả ở lại doanh trại địch trinh sát đến sáng sớm hôm sau mới quay về. Liền sau đó, hai bên Nguyên-Việt đại chiến bên bờ sông Hồng.



Sau khi thành Thăng Long đã trống không, quân Trần xuôi sông Hồng rút lui. Nguyên sử chép: Khi rút khỏi Thăng Long, quân Trần hãy còn rất đông.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Quân Nguyên tiến đến đóng dưới chân thành một hôm rồi mới vào thành, chỉ thấy "cung thất nhẵn không".



Thoát Hoan khao quân trong cung thành, nhưng rồi lại sớm rút quân khỏi thành ( hoặc có lẽ không phải, vì theo tục lệ của người Thát, sau khi chiếm được bất kỳ thành trì nào họ cũng không đóng quân trong thành mà tìm một bãi rộng để dựng trướng , trại, do thành Thăng Long quá sát sông Hồng nên có thể họ qua lại bên kia sông để lập trại ), trở lại trại đã lập bên bờ Bắc sông Hồng.



Vừa đợi Toa Đô từ phía Nam tiến lên, Thoát Hoan vừa phái các tướng theo đường thủy, bộ đuổi theo vua Trần.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Vua Trần, triều đình, tông thất và đại quân rút lui theo đường sông Hồng về hướng phủ Thiên Trường (Nam Định). Quân Nguyên chia làm 2 đường thủy bộ đuổi theo. Để cản địch, quân Trần liên tiếp bố trí một số trận đánh trên sông Hồng.


Trận đầu tiên là trận ở bãi Đà Mạc. Quân Trần do Trần Bình Trọng chỉ huy đã chặn đánh quân Nguyên quyết liệt. Kết quả, quân Trần ở đây bị đánh tan. Trần Bình Trọng bị bắt và bị giết.


Trận tiếp theo ở ải Hải Thị (Hưng Yên, chỗ ngã ba sông Luộc và sông Hồng) . Quân Trần đã đóng cọc, đắp bờ chắn sông để ngăn đối phương. Tuy nhiên, quân Nguyên đã thủy bộ hợp đồng tác chiến, phá tan trận tuyến của quân Trần.


 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trần Bình Trọng ( 1259-1285) là danh tướng thời Trần, có công lớn hộ giá bảo vệ cho hai vua Trần (Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông) trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai. Ông hy sinh khi chặn quân Nguyên ở bãi Thiên Mạc, được truy phong làm Bảo Nghĩa Vương.

Trần Bình Trọng có thể là con của Lê Phụ Trần (danh tướng thời Trần Thái Tông, lập công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất với Lý Chiêu Hoàng).

Trần Bình Trọng thuộc dòng dõi Đại Hành Hoàng Đế Lê Hoàn quê gốc ở vùng nay là huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, sinh ở xã Bảo Thái, nay thuộc huyện Thanh Liêm-Hà Nam. Vợ Trần Bình Trọng là công chúa Thụy Bảo.

Sau này, con gái của Trần Bình Trọng, Chiêu Hiến Hoàng thái hậu, là mẹ của Trần Minh Tông, vua thứ năm triều Trần.

Khi vua quân nhà Trần rút lui từ Thăng Long về Thiên Trường, Trần Bình Trọng được Hưng Đạo Vương và hai vua Trần giao cho một nhiệm vụ nặng nề: giữ vùng Đà Mạc - Thiên Mạc, ngăn chặn và cầm chân quân Nguyên, đảm bảo cho bộ chỉ huy quân kháng chiến rút lui an toàn và bí mật, không để lại dấu vết.

Tư lệnh quân Nguyên là Thoát Hoan đặc biệt ưu tiên cho cánh quân truy đuổi này với hai đạo cả thủy lẫn bộ đều do những tướng giỏi chỉ huy, đều dùng quân khinh kỵ và thuyền nhẹ để truy đuổi bằng được hai vua Trần.


Trần Bình Trọng đã tổ chức cuộc đánh chặn ngay tại bãi Thiên Mạc. Do sự chênh lệch quá lớn về quân số, Trần Bình Trọng bị bắt, nhưng trận đánh là một thắng lợi cực kỳ quan trọng về mặt chiến lược với cuộc kháng chiến khi kể từ đó, quân Nguyên hoàn toàn mất dấu bộ chỉ huy kháng chiến.


Sau khi bắt được Trần Bình Trọng, tướng Nguyên tìm mọi cách để khai thác thông tin, dọa nạt, dụ dỗ ông. Tuy nhiên, Trần Bình Trọng kiên quyết không khuất phục. Khi được hỏi có muốn làm vương đất bắc không, Trần Bình Trọng khẳng khái trả lời:

Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi.

Giặc Nguyên giết Trần Bình Trọng vào tháng 2 (âm lịch) năm 1285. Năm đó, Trần Bình Trọng 26 tuổi.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Sau khi rút lui về Thiên Trường và Trường Yên, thấy quân Nguyên không đóng quân ở Vạn Kiếp, TRần Quốc Tuấn và Phạm Ngũ Lão đã dẫn 1.000 chiến thuyền về căn cứ thủy quân này.

Ngay sau đó, quân nhà Trần tấn công quân NGuyên trên địa phận huyện Lý Nhân (Hà Nam ngày nay), nhưng bị đẩy lui.

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Mặt trận Tây Bắc

Cánh quân của Nguyên đi theo sông Chảy tới trại Thu Vật thì bị quân của Trần Nhật Duật chặn đánh.



Tuy nhiên, do đại quân đều đã rút lui về Vạn Kiếp, nên Trần Nhật Duật cũng thu quân.

Quân Nguyên một mặt đi dọc 2 bờ sông đuổi theo quân Trần, một mặt cử một đơn vị đi chặn đầu. Trần Nhật Duật phát hiện ra kế hoạch của quân Nguyên, nên ra lệnh bỏ thuyền lên bộ, rút lui an toàn về đến Bạch Hạc (Việt Trì) vào ngày 20 tháng 2 năm 1285. Sau đó, Trần Nhật Duật được điều vào mặt trận phía Nam ngăn Toa Đô.

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Mặt trận phía Nam

Cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 1285, đạo quân của Toa Đô đánh ra vùng Bố Chính (Quảng Bình) ngày nay) rồi tiến ra Nghệ An. Trần Nhật Duật và Trịnh Đình Toản chỉ huy quân Trần ngăn địch, nhưng thất bại, phải rút lui. Toa Đô phái một đơn vị đánh ra Thanh Hóa.





Những ngày đầu tháng 3, quân Nguyên tiến đánh quân Trần ở đại phận NGhệ An-Thanh Hóa. Một tướng của nhà Trần là Trần Kiện, vốn được giao 1 vạn quân chốt ở đây, đã đầu hàng quân NGuyên.

Chính viên tướng này đã dẫn quân NGuyên đánh tan tuyến phòng thủ NGhệ An-Thanh Hóa của quân nhà TRần, khiến quân Trần phải rút lui.

Sau trận quân của vua Trần phản công quân Nguyên không thành và việc mặt trận Thanh-Nghệ bị tan vỡ, đại quân do vua Trần chỉ huy ở Thiên Trường và Trường Yên lâm vào thế bị ép từ 2 mặt Bắc-Nam. Tình hình đó khiến Trần Quốc Tuấn lại bỏ Vạn Kiếp đem thuyền về cứu vua Trần.



Quân Trần đã rút về vùng bờ biển ở Quảng Ninh-Hải Phòng trú chân. Trong hành trình rút lui, quân Trần bị quân Nguyên đuổi gấp.



Khi thấy đạo quân của Toa Đô đã rời Thanh Hóa ra Trường Yên (Ninh Bình), ngày 7/4/1285 quân Trần lại vượt biển vào Thanh Hóa, thoát khỏi thế bị kìm kẹp của đối phương.


Toa Đô và Ô Mã Nhi được cử dẫn quân vào Thanh Hóa truy đuổi vua Trần, nhưng không tìm thấy mục tiêu.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Tổng phản công

Tháng 5 đầu tháng 6 năm 1285, nghĩa là khoảng 1 tháng sau khi rút về Thanh Hóa để thoát khỏi gọng kìm của quân Nguyên, quân Trần lại quyết định từ Thanh Hóa trở lại miền Bắc phản công quân Nguyên.

Quân Trần chia làm 2 cánh. Một cánh do Trần Quốc Tuấn chỉ huy quay trở lại Vạn Kiếp khóa đường rút lui của địch. Một cánh do Trần Quang KHải chỉ huy phản công ngược theo sông Hồng.

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top