[Funland] Dân ta phải biết sử ta

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Dương Vân Nga (952-1000) là hoàng hậu của hai triều vua trong lịch sử Việt Nam. Bà là vợ của vua Đinh Tiên Hoàng, sau trở thành Hoàng hậu của vua Lê Đại Hành.

Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh về nhà Tiền Lê.

Người con trai của bà với Đinh Tiên Hoàng là Đinh Toàn, là vua cuối của nhà Đinh còn người con gái của bà với Lê Hoàn là Lê Thị Phất Ngân trở thành hoàng hậu của Lý Thái Tổ, mẹ vua Lý THái Tông sau này.

Vì làm Hoàng hậu, rồi thái hậu của nhiều triều đại, sử sách cũng nhắc tới bà với tên Dương hậu hay Dương thái hậu

 

Lệ Xuân

Xe tăng
Biển số
OF-113558
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
1,002
Động cơ
397,650 Mã lực
Nơi ở
X.O Club
Nói thật em bận quá bây giờ mới xem thớt cụ Lầm. Thôi thì mợ Lệ Xuân muốn chơi nên nhẹ nhàng, xưng hô cho hợp lý. Hôm qua tò mò về mợ, hôm nay hỏi mấy anh em cũng biết mợ là ai. Như thế nào. Nói chung là mợ nên bớt những cái mà không phải của mình nói không hay lắm. Chứ để tiếng thơm mà ai cũng bảo đấy là mợ Lệ Xuân thì em thật cũng khó coi. Hỏi nhà Tucson thì biết mợ ngay. Ai dè mợ có tý biết trước hay sao ý. Nên qua mấy cái cmt của mợ em thấy mợ thích chơi nên hiểu một chút. Đừng nâng cao quá mà mất hòa khí. Chứ diễn đàn là ảo, nhưng ngoài đời là thật. Nói ra thì chả hay ho tý nào. Thôi, mợ nợ em chầu cafe đấy. Hãy nên nhìn lại mình trước khi nói chuyện về lịch sử. Nhà mợ cũng có bàn thờ tổ tiên. Cũng ngày rằm, mùng một thắp hương tưởng nhớ các cụ. Nên chăng hiểu điều đó hơn là cãi nhau ở đây. Mỗi người một cách nghĩ không hợp thì không chơi. Thớt này của cụ Lầm, mợ kệ cụ ấy. Mợ thích thì lập thớt khác chém gió cho vui. Chứ không nên như thế này. Ai chả có tổ tông nguồn cội. Chứ nói sướng mồm, nhưng khác nào chửi ông bà mình không có phúc đâu. Nên em thực sự khuyên mợ như vậy. Coi như em mời mợ chầu cafe đê:D.
Có đôi lời với mợ. :x
Em vẫn đang ở chỗ FPT Tôn Thất Thuyết đây này, chờ cụ Cu từ hôm cọc cạch, chả thấy đâu.

Cụ chọn quán cafe đi, PM em ra, hehe.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Theo Đại việt sử ký toàn thư, Vua Đinh Tiên Hoàng lập 5 hoàng hậu là Đan Gia, Trinh Minh, Kiều Quốc, Cồ Quốc và Ca Ông. Trong đó được nhắc đến nhiều là hoàng hậu hai triều Dương Vân Nga và bà tổ nghề may Nguyễn Thị Sen. Tuy nhiên, không thấy nói đến bà là ai trong số 5 vị trên.


Khi Lê Hoàn lập Dương Vân Nga làm hoàng hậu, chính sử ghi rõ: "Vua lập Đại Thắng Minh hoàng hậu triều Đinh làm hoàng hậu" và các sử gia rất nặng lời với Lê Hoàn trong việc này. Qua việc gọi bà là "Đại Thắng Minh hoàng hậu" đó có thể thấy được vai trò của bà trong hoàng cung nhà Đinh.


Sau khi Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn chết, Đinh Toàn mới 6 tuổi, được triều thần tôn lên ngôi Hoàng đế, tôn Dương Vân Nga làm Hoàng Thái Hậu .



Lúc đó, tình hình hỗn loạn. Ở trong nước, Định Quốc Công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền và Tướng quân Phạm Hạp ngờ Lê Hoàn chiếm ngôi nhà Đinh. Họ cùng nhau hội binh, chia hai đường thuỷ bộ từ Ái Châu (Thanh Hoá) kéo về Hoa Lư hỏi tội Lê Hoàn.


Biết Kinh thành Hoa Lư có biến, phò mã Ngô Nhật Khánh dẫn hơn một nghìn chiến thuyền quân Chiêm Thành tiến đánh nước ta. Ở biên giới phía Bắc, giặc Tống lợi dụng tình hình Đại Cồ Việt rối ren, đang chuẩn bị cất binh xâm lược.


Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn được thái hậu Dương Vân Nga chọn làm Nhiếp chính, sau lại tự xưng là Phó Vương. Lê Hoàn chỉnh đốn binh mã, đánh bại Nguyễn Bặc, Đinh Điền.



Sau đó, chính Dương Vân Nga trao áo Rồng cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, tôn xưng Hoàng Đế.


Hành động này của thái hậu Dương Vân Nga bị các đại thần trung thành với nhà Đinh chống lại quyết liệt.


Lê Hoàn là một thống soái quân đội, dày dạn kinh nghiệm chiến đấu, có khả năng tập hợp và tài năng chỉ huy quân dân ta lúc đó đương đầu với quân xâm lược, loại bỏ được nguy cơ mất nước.


Năm 981, cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi, thái hậu Dương Vân Nga đón Lê Hoàn chiến thắng trở về ở Bến Ngự ( sông Van Sàng, nay thuộc thành phố Ninh Bình).


Năm Nhâm Ngọ (982), Lê đại Hành lập thái hậu Dương Vân Nga là Đại Thắng Minh Hoàng hậu, là một trong năm hoàng hậu của vua Lê.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Tượng trong đền thờ vua Lê Đại Hành được bố trí đặc biệt

Trong cung cấm của đền có ba pho tượng: Hoàng đế Lê Đại Hành ở gian giữa ngồi ngai, hoàng hậu Dương Vân NGa ở gian bên trái và vua Lê LOng Đĩng ở gian bên phải.

Theo lý giải của người xưa, Dương Vân NGa là cánh tay phải của vua, là người góp công đưa ông lên ngôi hoàng đế song vì lòng vẫn hướng về đền thờ người chồng cũ Đinh Tiên Hoàng nên người xưa bố trí tượng bà ngồi ở hông bên trái. Hai pho tượng ở hai gian bên xoay ngang để cùng nhìn vào gian giữa, tạo sự tập trung tăng vẻ tôn nghiêm cho nhân vật chính Lê Đại Hành.

 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Nhạc

Xe container
Biển số
OF-45568
Ngày cấp bằng
5/9/09
Số km
9,322
Động cơ
554,922 Mã lực
Chẳng biết sử thế nào, nhưng xem ảnh Hà Nội thời pháp thuộc nhà cháu thấy thất vọng cực kỳ ạ.
Đọc văn tưởng tượng một Thăng Long hào hoa thanh lịch, nào ngờ xem ảnh cứ như vùng ma thiêng nước độc...
Thăng Long ngày ấy, có lẽ không to và cũng chả sầm uất bằng Hội An bây giờ :(.
Đây là Thăng Long thôi cụ ạ, chứ trên dân tộc bọn em lại khác, đúng chuẩn rừng thiêng nước độc luôn. Nói đâu xa, thời bà nội em còn thiếu nhi, chỗ nhà em ở bây giờ tinh dững vắt, ko hề có đường đi mà chỉ là những lối nhỏ, khắp nơi là rừng, trong rừng có loại rắn quăng cổ khi nào mình đi qua thì nó phi từ trên cây xuống quấn chặt vào cổ mình. Hươu hoẵng thì chạy khắp nơi và vùng nào là núi thì đầy hổ báo cáo chồn luôn. Gà rừng thì nhiều hơn gà nhà bây giờ. Được cái đàn ông khố quàng đàn bà váy đụp gần giống với ở Thăng Long :D
 

Monitor

Máy Bay
Biển số
OF-41910
Ngày cấp bằng
30/7/09
Số km
45,844
Động cơ
1,874,283 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó
Website
www.otofun.net
Động vào Nguyễn Trãi của các cụ mệt phết nhể, để tí rảnh em kể chuyện đời Trãi cho các cụ nghe.
Nguyễn Trãi là người cơ hội, nham hiểm, miu mô xảo quyệt vô đối, từng thờ rất nhiều đời Vua, chuyện mà ngày xưa là điều tối kỵ. Kết cục cuộc đời cũng chả tốt đẹp gì.
Hehe, xem ra các cụ đều thích ngon ngọt, tiền nhân thì phải long lanh, phải hoành tráng, nghĩa hiệp. Thế tiền nhân các cụ có tội đâu cả, hay bị giết sạch rồi, chả còn mống nào?

Bàn về sử, phải thật công tâm các cụ ạ. Có sao nói vậy, đừng thấy xấu giấu nhẹm đi, thế sao còn gọi là sử nữa, phỏng ạ?
Bác nghỉ tí rồi chém sau nhé. Mời bác Lầm tiếp tục :D
 

nouvo

Xe tăng
Biển số
OF-9291
Ngày cấp bằng
6/9/07
Số km
1,383
Động cơ
548,776 Mã lực
Phức tạp nhỉ. Ở đâu cũng có chuyện. Cụ lầm cứ thế tập trung mà làm việc hé
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Nhà Tiền Lê

Lê Đại Hành (tên húy là Lê Hoàn, 941-1005) là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lêm trị vì từ năm 980 đến 1005.

Trong lịch sử Việt Nam, Lê Hoàn không chỉ là một vị hoàng đế có những đóng góp lớn trong chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt.

Lê Hoàn cũng là người tạo tiền đề, điều kiện để thời gian sau đó Lý Công Uẩn có đủ khả năng dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010, mở ra một kỷ nguyên phát triển lâu dài của văn hóa Thăng Long - Hà Nội.

Xung quanh vị Hoàng đế này còn nhiều điều chưa được sáng tỏ như vấn đề thân thế, sự nghiệp.

 

Linh_piano

Xe điện
Biển số
OF-47101
Ngày cấp bằng
21/9/09
Số km
2,516
Động cơ
485,370 Mã lực
Cụ cứ lần theo phong tục cải táng tại sao có thì sẽ có nhiều cái vỡ ra nhiều điều lắm. Việc này đặc biệt nhậy cảm vì vậy em xin miễn bàn trên này mà chỉ như một gợi ý mà thôi. Khi nào cụ đi trung quốc vào làng một dân tộc kinh cũ còn ngỡ ngàng hơn nhiều nữa, đây là sự thật 100% nhé.
Làng này em vào rồi. Dạo đó chú tai đã nói trước thế mà em vẫn giật nảy cả người khi nghe thấy tiếng Việt thuần Bắc ở tít tắp tận bển.
 

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,397
Động cơ
415,659 Mã lực
Hehehe, đụng vào đề tài lịch sử mà một loạt hải đăng từ mấy diễn đàn elite bay vào kinh nhỉ. Các vị học tập anh Sam đưa B52 vào Đại Hàn hả:D:D:D

Update: đã có B52 bị bắn rụng, bộ đội rada quả là anh hùng:P:P:P
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Đập tan quân Tống

Đầu năm 981, vua nhà Tống phát quân sang đánh Đại Cồ Việt, quân chia hai đường thủy bộ. Cánh bộ đi theo ngả Lạng Sơn còn thủy thì tiến vào sông Bạch Đằng.




Mùa xuân tháng Ba (4-981), quân Tống đến sông Bạch Đằnghttp://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng_B%E1%BA%A1ch_%C4%90%E1%BA%B1ng. Vua Lê Đại Hành tự làm tướng đi chống Tống, sai người cắm cọc ngăn sông.



Tại sông Bạch Đằng, thủy quân Tống bị quân Đại Cồ Việt chặn đánh, những chiến thuyền Tống cũng bị thủng bởi những chiếc cọc sông dày dặc cho dù rất mạnh về thế trận. Vì thế quân Tống không thể tiến sâu vào nội địa được.



Thủy quân Tống thất bại. Tướng giặc là Tôn Toàn Hưng dừng quân hơn 70 ngày, chần chừ không dám tiến. Tướng Hầu Nhân Bảo thì hiếu chiến hơn, tự đem quân tiến theo sông Thương. Khi quân Hầu Nhân Bảo kéo đến Chi Lăng, , Lê Hoàn giả vờ xin hàng để đánh lừa Nhân Bảo rồi phục binh đổ ra đánh dữ dội. Số quân địch hơn phân nửa bị tiêu diệt.





Sau hai trận thắng lớn Bạch Đằng, Tây Kết, quân Lê giết được Hầu Nhân Bảo, bắt sống Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân. Các tướng giặc khác là Trần Khâm Tộ, Lưu Trừng, Giả Thực, Tôn Toàn Hưng, Vương Soạn cũng vội vàng rút chạy về nước.



Lê Hoàn đã không thực hiện được trận mai phục bằng sự kết hợp giữa phục binh và trận địa cọc ngầm vì chiến sự lúc này diễn ra không được mau lẹ, thuận lợi như trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đánh Nam Hán. Thực tế, chiến sự trên sông Bạch Đằng trong kháng chiến chống Tống lần thứ nhất diễn ra nhiều lần, nhiều đợt với những trận đánh khác nhau.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Thu phục nước Chiêm

Khi người Việt chìm dưới ách nô dịch của phong kiến phía Bắc thì ở phía Nam, người Chiêm Thành đã sớm xây dựng được quốc gia độc lập tự chủ từ năm 192.



Sinh sống ở các thung lũng Nam Trung Bộ hẹp và nhỏ, vương quốc Chiêm Thành có thế mạnh về hàng hải và các ngành nghề thủ công, nhưng lại thiếu những miền châu thổ rộng lớn. Bởi vậy, từ khi lập nước, Chiêm Thành liên tục tiến hành các hoạt động quân sự với Đại Cồ Việt.






http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_%C4%90%E1%BA%A1i_H%C3%A0nh#cite_note-25 Năm 803, vua Chiêm sai viên tướng Senapati Par đem quân xâm phạm An Nam, vây hãm phía nam quận Cửu Chân. Năm 979, quân Chiêm tổ chức lực lượng thuỷ quân hùng hậu tiến đánh Hoa Lư theo đường biển, nhưng bị tan vỡ vì gặp bão ở Thần Phù.


Năm 982, Lê Hoàn cử Ngô Tử Canh và Từ Mục đi sứ Chiêm Thành bị vua Chiêm bắt giữ. Lê Hoàn tức giận, “sai đóng chiến thuyền, sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chémBBê Mi Thuế tại trận. Chiêm Thành thua to. Bắt sống được quân sĩ nhiều vô kể, cùng là kỹ nữ trong cung trăm người và một nhà sư người Thiên Trúc, lấy các đồ quý đem về, thu được vàng bạc của báu kể hàng vạn; san phẳng thành trì, phá hủy tông miếu, vừa một năm thì trở về kinh sư”.






Các nghiên cứu thống kê cho thấy, trong vòng 26 năm trị vì, Lê Hoàn là người đặc biệt quan tâm đến vùng đất phía nam, đã tiến hành 6 hoạt động quân sự lớn ở đây trong số 10 hoạt động quân sự lớn suốt thời gian trị vì của ông, vua đích thân cầm quân đánh dẹp sự nổi dậy của các thế lực cát cứ và xâm lấn, không chỉ bảo vệ vững chắc miền biên giới, mà còn trực tiếp chuẩn bị cho quá trình Nam tiến của người Việt, mở rộng thêm cương giới lãnh thổ của quốc gia Đại Việt.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Lê Đại Hành là vị vua mở đầu cho lễ tịch điền nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp dưới chế độ phong kiến Việt Nam. Mở đầu cho một lễ nghi trọng đại mà các vương triều sau tiếp tục noi theo để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp.

Lê Đại Hành cũng là vị vua đầu tiên tổ chức đào sông. Công trình đào sông Nhà Lê (hiện vẫn còn ở Thanh Hóa và là một di tích lịch sử) do Lê Hoàn khởi dựng là con đường giao thông thuỷ nội địa đầu tiên của Việt Nam.



Sự nghiệp mở đầu vĩ đại đó đã trở thành phương châm hành động của các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau này. Từ con sông đào do Lê Hoàn khai phá trên đất Thanh Hoá, đến thời Lý, Trần sông đào đã xuất hiện ở đồng bằng Bắc Bộ đến Thanh-Nghệ-Tĩnh. Đến thời Lê đã rộng khắp dải miền Trung Bộ và đến thời Nguyễn thì sông đào có mặt ở khắp mọi miền
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Lê Hoàn là người mở đầu và xác lập những nguyên tắc cơ bản của nền ngoại giao Đại Việt.



Nhà Tống là triều đại phong kiến hùng mạnh nhất Châu Á thời đó mang nặng tư tưởng bành trướng đã phải từng bước thừa nhận sức mạnh, thế lực của quốc gia độc lập Đại Cồ Việt, đã phong cho Lê Hoàn các tước vị cao như Giao Chỉ quận vương, Nam Bình vương.





Vua sử dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo nhưng cương quyết.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Nhà Tiền Lê truyền được tất cả 29 năm, gồm 3 đời vua.


-Vua Đại Hành (941-1005): lên ngôi năm 24 tuổi, băng hà năm 65 tuổi.


-Vua TRung Tông


Sau khi Đại Hành chết, các con tranh nhau giành ngôi, trong nước 8 tháng không có ai làm chủ. Tới đầu năm 1006, hoàng tử thứ hai là Lê Ngân Tích bị Long Việt đánh bại, chạy đến châu Thạch Hà (Hà Tĩnh) thì bị người bản địa giết chết.



Hoàng tử thứ 3 là Long Việt lên ngôi vua, tức là vua Lê Trung Tông. Trước sự thắng thế của Long Việt, các hoàng tử khác tạm thời án binh bất động. Tuy nhiên Trung Tông lên ngôi được ba ngày thì bị em cùng mẹ là Lê Long Đĩnh giết chết lên thay


Vua Ngọa triều:


Tên húy là Long Đĩnh, tương truyền giết anh để cướp ngôi, vì chơi bời sa đọa bị bệnh trĩ không ngồi được, phải nằm mà coi chầu nên được gọi là Lê Ngọa Triều.


Ngoài những người bản địa ở những vùng xa xôi, Ngọa triều còn phải đối phó với cuộc nổi dậy của các hoàng tử khác con vua Đại Hành cát cứ tại vùng đất được phong trước đây như Ngự Bắc vương Long Cân, Trung Quốc vương Long Kính.


Đồn rằng Ngọa Triều tính hiếu sát thường thiêu sống, dìm nước hay dùng dao cùn mà tùng xẻo tù nhân; sư sãi vốn có thế lực rất lớn đối với chính sự nhưng Ngọa triều từng sai người róc mía trên đầu sư Quách Ngang để làm trò cười; lại nuôi nhiều bọn hề làm trò khôi hài trong triều để làm loạn lời tâu việc của các quan. Do những việc làm đó, Ngọa triều bị quan lại và dân chúng căm ghét.





Năm 1009, Ngọa Triều bị triều thần giết chết lúc mới 24 tuổi, điện tiền Lý Công Uẩn lên thay, lập ra nhà Lý.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Nhà Lý, còn được gọi là nhà Hậu Lý (để phân biệt với nhà Tiền Lý của Lý Nam Đế), là một triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam.

Triều đại này bắt đầu khi vua Lý Thái Tổ lên ngôi tháng 10 âm lịch năm 1009, sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê, trải qua 9 triều vua và chấm dứt khi vua Lý Chiêu Hoàng, lúc đó mới có 7 tuổi bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225 – tổng cộng là 216 năm.

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Trong thời đại của vương triều này, lần đầu tiên nhà Lý đã giữ vững được chính quyền một cách lâu dài đến hơn hai trăm năm, khác với các vương triều cũ trước đó chỉ tồn tại hơn vài chục năm, ngoài ra nhà Lý còn bảo toàn và mở rộng lãnh thổ của mình.



Trong nước, mặc dù các vua đều sùng bái Đạo Phật, nhưng ảnh hưởng của NHo Giáo đã bắt đầu lớn dần, với việc mở các trường đại học đầu tiên là Văn Miếu (1070) và Quốc Tử Giám (1076), và các khoa thi để chọn người hiền tài không có nguồn gốc xuất thân là quý tộc ra giúp nước. Khoa thi đầu tiên được mở vào năm 1075.



Về thể chế chính trị, đã có sự phân cấp quản lý rõ ràng hơn và sự cai trị đã dựa nhiều vào pháp luật hơn là sự chuyên quyền độc đoán của cá nhân.



Sự kiện nhà Lý chọn thành Đại La làm thủ đô (sau là Thăng LOng-Hà Nội ngày nay) đánh dấu sự cai trị dựa vào sức mạnh kinh tế và lòng dân hơn là sức mạnh quân sự để phòng thủ như các triều đại trước.


Ở thời này có những sự kiện đáng nhớ của lịch sử Việt Nam: việc dời đô từ Hoa Lư, một nơi ở góc đông nam đồng bằng Bắc Bộ, thưa dân, hiểm trở ra Đại La, rồi đặt tên mới là Thăng LOng theo hình tượng con rồng, một hình tượng đặc thù của thời này;



Quốc hiệu Đại Việt có từ tháng 10 âm lịch năm 1054 và được duy trì đến đầu thế kỷ 19.


 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Việc hình thành nhà Lý gắn liền với sự kiện Lý Công Uẩn thay ngôi Lê Long Đĩnhhttp://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Long_%C4%90%C4%A9nh.



Các bộ sử cổ của Việt Nam như Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thống giám cương mục thống nhất chép rằng tháng 10 nămb 1009, vua nhà Tiền Lê là Long Đĩnh mất, các con còn nhỏ, quan Điện tiền chỉ huy sứ là Lý Công Uẩn được sự ủng hộ của Chi nội là Đào Cam Mộc cùng thiền sư Vạn Hạnh đã lên ngôi hoàng đế; các quan trong triều đều nhất trí suy tôn.




Riêng trong sách Đại Việt sử ký tiền biên, sử gia Ngô Thì Sĩ ghi lại lời nghi vấn về việc Lý Công Uẩn nhân lúc Long Đĩnh bệnh tật, sai người vào đầu độc giết đi rồi giấu kín việc đó, nên sử không được chép.



Tuy nhiên, các bộ sử, kể cả quyển này, đều ghi nhận việc trăm quan của triều đình cũ suy tôn Lý Công Uẩn khi ông lên ngôi và sử sách không ghi nhận một cuộc nổi dậy nào của những người nhân danh trung thành với nhà Tiền Lê để chống lại nhà Lý sau khi triều đại này hình thành.


Việc lên ngôi nhanh chóng và êm thuận của Lý Công Uẩn được xem là điều kiện thuận lợi và nền tảng để ông yên tâm bắt tay xây dựng đất nước thống nhất, mở đầu một vương triều thịnh vượng lâu dài, mở ra thời kỳ phục hưng toàn diện của đất nước.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Nhà Lý thiết lập và lựa chọn thiết chế chính trị với đặc trưng riêng biệt, được các sử gia gọi là mô hình tập quyền thân dân, với thể chế quân chủ tập quyền mang nhiều điểm khác và vượt xa thời kỳ trước của các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê. Cấp hành chính trung ương bao gồm 3 bộ phận chủ yếu, đó là:

  • Các cơ quan giúp việc cho hoàng đế: sảnh, hàn lâm viện
  • Các cơ quan đầu não của triều đình: khu mật viện, bộ
  • Các cơ quan giúp việc cho triều đình: viện, ty, cuộc
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top