Phải nói một cách rất khách quan như thế này, QUÊ và PHỐ là 2 MÔI TRƯỜNG sống hoàn toàn KHÁC NHAU, từ cái môi trường sống nó ảnh hưởng đến hành vi con người sống ở đó.
Em lấy ví dụ thế này cho dễ hiểu:
Ở quê gặp mọi người thì phải chào hỏi, ở quê làm được việc này, vì trong làng toàn người quen, và họ hàng, lại ít người, ở phố mà gặp ai cũng chào thì đứng từ tối đến sáng mà chào, và người nghĩ mình thần kinh, vì có quen đâu mà chào hỏi. Như vậy, cùng là 1 hành động ứng xử, nhưng quê áp dụng được, phố thì không.
Không thể liệt kê ra hết, nhưng có một số hành vi KHÔNG NÊN làm của cả người PHỐ và người QUÊ khi sống với nhau.
1/ Với người quê, không nên tự ti thái quá, lúc nào cũng nghĩ người phố soi mói mình, thành ra luôn đề phòng quá mức, và luôn nghĩ người ta đang soi mói mình.
2/ Ngược lại, người phố không nên tập trung vào các hành vi còn chưa phù hợp với môi trường sống tại phố của người quê. Ông ở phố VN, sang nước phát triển khác, ông lại lơ ngơ như ở quê ra phố luôn.
3/ Người quê không nên cố gắng thể hiện về BỀ NGOÀI để cho "bọn thành phố nó không coi thường mình". Càng làm điều này càng lố bịch, càng kệch cỡm.
4/ người quê không nên quá cực đoan, cứ ngang nhiên hành động như ở quê và bao biện rằng "tao ở quê chỉ có thế". Phải nhập gia, tùy tục.
Vâng
Đúng là như thế
Với những người mà giờ tầm từ 3 chục trở lên thì cả giai đoạn tuổi thơ được nuôi dưỡng trong môi trường quê và phố hoàn toàn khác nhau. Môi trường sống, môi trường giáo dục khác nhau sẽ tạo ra những thói quen suy nghĩ, sinh hoạt khác nhau. Thói quen này khi đã lớn là rất khó hoặc không thể xóa bỏ được đâu. Vì thế sẽ tạo ra sự cách biệt từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày.
Các cháu trẻ bây giờ thì môi trường sống quê và phố mới có nhiều sự tương đồng hơn nên ít có sự cách biệt hơn
Nên cái hộ khẩu phố đối với những đối tượng từ 30 tuổi trở lên, nó không chỉ là cái biểu hiện để phân biệt quê/phố mà nó cũng là cái chỉ ra được rằng môi trường giáo dục của anh ta khi sinh ra và lớn lên là gì.
Hai người ở hai môi trường sống, môi trường giáo dục khác nhau thì không hòa hợp được với nhau là điều bình thường và đương nhiên. Những chuyện to tát có thể điểm tên chỉ mặt ra được thì còn dễ điều chỉnh thay đổi, chứ những cái nhỏ nhặt hàng ngày thì không biết được đau.
Tôi kể thêm một số ví dụ
1. Về chuyện mặc; giờ thì các cháu quê và phố mặc váy, mặc áo phông, áo rộng cổ đều như nhau hết. Nhưng cách đây 30 năm các cháu ở quê làm gì có váy. Vậy nên các cháu ở phố từ bé đã có ý tứ trong việc ngồi xuống đứng lên, cúi xuống để không bị lộ hàng. Các cháu ở quê thì không có ý thức đó. Giờ lên phố ở, mắc váy mặc áo rộng cổ mà nhiều cô nhiều chị vẫn giữ nguyên cái thói quên đứng lên ngồi xuống, cúi xuống như hồi nhỏ. Cái thói quen này khó bỏ lắm.
2. Cái chuyện ăn: Các đây 30 chục năm thì các món ăn giữa quê và phố nó khác nhau cũng nhiều. Ở quê chả mấy khi có món nào ăn mà có cả thìa lẫn đũa, chủ yếu là dùng đũa. Và thế là tạo thành thói quen đũa gắp thức ăn thẳng vào miệng. Trong khi ở phố, các cháu gái từ bé đã quen với ăn phở có cả thìa và đũa, ăn phở là phải gắp phở vào thìa rồi đưa thìa vào đũa. Giờ 3,4 chục tuổi rồi, cái thói quen này của cả hai nơi đều thành bản năng khó bỏ.
3. Cái thói quen nói to/nói bé cũng khó bỏ.
4. Đường rộng sân rộng, đường hẹp không sân nó cũng ảnh hưởng đến việc đi lại, dựng xe. Cái thói quen này cũng khó bỏ.
5. Việc nấu nướng thì chưa nói, nhưng việc chặt thịt gà chẳng hạn thì cũng cũng thấy là ở quê đàn ông làm làm đương nhiên, đàn ông ở phố không biết làm làm chuyện bình thường.
vân vân, nhiều chuyện vặt vãnh ngồi mà nghĩ thì không ra, nhưng trong cuộc sống hàng ngày nó hiển hiện ra ngay
Con em họ em cũng gái quê lấy ck tp xong bỏ rồi ; khoai lắm ko xơi được ; tốt nhất là nên lấy vì ty thật sự chứ toan tính lại gặp kẻ toán tinh
Khiếp, nhiều người nghĩ cái khẩu thủ đô nó ghê gớm cụ nhỉ? Trải qua mới biết nó chẳng để làm gì ngoài việc cho con đi học đúng tuyến...
mà cứ có tiền thì thích khẩu ở đâu cũng đc ấy!