- Biển số
- OF-710823
- Ngày cấp bằng
- 18/12/19
- Số km
- 6,093
- Động cơ
- 204,864 Mã lực
- Tuổi
- 45
Với tui, người phố cổ thanh lịch, nhẹ nhàng, nền nã. Và rất đúng mực.
Không có chuyện khinh người đâu.
Giờ lên phố, mua đồ ở hàng nào mà còn là gốc gác ở lại (sẽ có nhiều ở khu Thuốc Bắc, Lãn Ông; Hàng Đồng...) sẽ khác hẳn những nhà thuê mặt bằng, hoặc nhảy dù như cụ kể.
Không có chuyện khinh người đâu.
Giờ lên phố, mua đồ ở hàng nào mà còn là gốc gác ở lại (sẽ có nhiều ở khu Thuốc Bắc, Lãn Ông; Hàng Đồng...) sẽ khác hẳn những nhà thuê mặt bằng, hoặc nhảy dù như cụ kể.
Đọc bài của cụ chủ, mình chỉ dám nói những gì mình thấy trong 1 không gian hạn hẹp mà mình được nhìn thấy từ ruột thịt, những người mình biết thôi.
Ông mình, bố mình sinh ra trên phố cổ nhưng mình thì lại không được như thế. Sau 1946, người phố cổ ra đi 1 loạt theo lời kêu gọi tản cư kháng chiến; sau 1954 -1955 đi 1 loạt vào Nam, từ 1955 đến nay cũng biến động rất nhiều. Đồng thời với dòng người ra đi thì cũng có 1 loạt người đổ về.
Như nhà mình, sau 1946, ông bà, con cái bồng bế nhau đi lên chiến khu, về nhà bị nhảy dù chiếm mất. Sau hòa bình về chỉ đòi lại được (và cũng chỉ dám đòi thế) 1 phòng 40m2 cho 5, 6 con người.
Sau rồi papa đi làm, điều đi khắp vùng Tây Bắc, mãi mới về HN được được phân nhà tập thể ở vùng ven, mình là “thằng nhà quê”. Về thăm ông bà ở phố cổ, tụi nhảy dù nhìn mình khinh ra mặt. Hồi nhỏ cũng tức, sau lớn thì mặc kệ.
“Người Hà Nội” hay “Phố Cổ” gì đó mình thấy cũng nhiều thành phần. Người cũ, người là cán bộ,… cũng nhẹ nhàng thôi – còn thành phần chợ búa thì không chấp
P/S: mà mình thấy người HN mới nổi bây giờ cũng chảnh phết, không cứ gì người phố cổ đâu.