Qua 25 trang em thấy các cụ các mợ nâng quan điểm về HN quá, kể cả cực tả và cực hữu. Suy cho cùng, Hà Nội chỉ là một đô thị của Việt Nam bởi những lý do sau:
1. Nếu xét về khía cạnh kinh đô: từ 1788, Lê mạt, nhà Tây Sơn lên, Hà Nội không còn là Thủ đô... cho tới năm 1954! Như vậy, hơn 160 năm tức là khoảng 4 thế hệ Hà Nội mất gốc Thủ đô, chỉ là một đô thị của một nhà nước phong kiến, có khi còn kém Sài Gòn, Hội An; Huế thì đương nhiên...
2. Thời Pháp thuộc, cứ cho tầm 1900 trở đi, người Pháp đóng "đô"/Chính quyền bảo hộ ở Hà Nội thì Hà Nội mới được mở mang xây dựng thêm các khu phố mới ngoài khu vực hoàng thành Thăng Long (hồi ấy hầu như bỏ hoang/làm trại lính) và khu chợ buôn bán cận sông Hồng là khu phố "cổ" bây giờ. Cái khu phố "hàng"/mà giờ gọi là khu phố cổ ấy thực ra là các làng nghề, dân từ các tỉnh lên lập nghiệp sản xuất đồ và bán hàng luôn ở đó, lập nên một cái gọi là tầng lớp thị dân tức dân buôn bán - mà thực ra còn rất hoang sơ. Ví dụ: cụ nhà em vốn dân thị xã Hải Dương, tầm đầu 1950 lên Hà Nội mở cửa hàng bán đồ thực phẩm (gạo, thóc, bánh trái...).
3. Cũng bắt đầu từ thời Pháp thuộc đầu thế kỷ 20, cái gọi là tầng lớp trí thức Hà Nội bắt đầu manh nha bao gồm những loại sau: những người tứ xứ - nhưng chủ yếu dân khu 4 Thanh Nghệ Quảng ham học - học hành tốt theo Tây học, đỗ đạt về Hà Nội lập nghiệp làm giáo viên, làm nhân viên hành chính cho chính quyền bảo hộ, chính quyền phong kiến VN; những nhà giàu phất lên nhờ buôn bán hay sản xuất kinh doanh nhỏ. Đây chính là tầng lớp mà giờ đây các cụ cứ gán cho cái mác là "người Hà Nội" với đủ loại kiểu "thanh lịch Tràng An" hoặc chất "phố cổ"! Về bản chất, tầng lớp này chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Pháp, tức văn hóa phương Tây.
4. Sau 1954, người Pháp rút đi, theo họ và cùng với phong trào di cư vào Nam, tầng lớp trí thức Hà Nội được đào tạo thời Pháp bảo hộ đã ra đi gần hết, còn lại một số ít theo Việt Minh thì ở lại. Cùng với sự ra đi của họ, cái gọi là chất trí thức/người Hà Nội cận đại cũng không còn giữ được nữa. Chỉ còn lại "cái gì đó" cộng với nền văn hóa mới để tạo nên cái mà các cụ các mợ tranh luận với nhau giờ đây...
Suy cho cùng, chất của dân Thủ đô bao giờ cũng là một thứ gì đó trộn lẫn từ các vùng miền bởi Thủ đô là trung tâm chính trị, kinh tế, là nơi thu hút muôn dân tứ xứ về lập nghiệp, sao mà có thể có bản sắc riêng cho được...!