Từ hồi biết em là NHN nên tự ti lắm!Hai zà thế này mà ông xukthal suốt ngày cứ chê là NĐB, NDT, NB haizzz...
Từ hồi biết em là NHN nên tự ti lắm!Hai zà thế này mà ông xukthal suốt ngày cứ chê là NĐB, NDT, NB haizzz...
Chắc cụ vừa ăn tham lại vãi tung toé nên ngại hả?A ghét nhất đang ăn mà có con gái nhìn
Em là cụ chứ ko phải mợ cụ ạ
Hà nội là nơi nhiều người yêu và cũng lắm kẻ gét.....nhưng mà cụ mở thớt này thì cái sự Toxic với HN nó lại nhiều thêm thôi
Kệ thôi cụ ơi, những thành phần Toxic em cứ ignore hết là sạch mắt.Hà nội là nơi nhiều người yêu và cũng lắm kẻ gét.
Những người chả ưa HN nhưng phải đến để mưu cầu danh, lợi thì luôn hằn học khi thấy người khác nói về cái đẹp của HN.
Phần lớn những người cực đoan với HN đều viện dẫn hình ảnh nhà to, xe sang, đồ dùng hàng hiệu...để "đập" vào những căn nhà xô nghiêng, những bức tường loang lổ, những khu vực còn đầy khói và bụi...như muốn gào lên rằng NHN chẳng thể nhiều tiền hơn họ.
HN và NHN nếu chỉ có đặc trưng về của cải thì nó không thể tồn tại trong thi, ca, họa cả nghìn năm qua, vì các đỉnh cao về vật chất luôn bị đánh đổ qua các thời kỳ.
HN và NHN có đặc trưng rất riêng, khó có thể mô tả đầy đủ bằng một phương tiện nào đó.Nhưng chỉ NHN và những người đủ yêu HN mới cảm nhận được và gọi nôm na là "rất Hà nội", nó rất giản dị, mộc mạc thôi nhưng "thêm một tý thì bị LỐ, mà thiếu một ít thì không thành".
Chưa thấy chất HN.Kệ thôi cụ ơi, những thành phần Toxic em cứ ignore hết là sạch mắt.
Tết dương đã đến, Tết âm sắp về, em lại mong tận hưởng những khung cảnh bình dị như thế này, những điều mà không định giá được bằng tiền
"Tiếng leng keng tàu sớm khuya" - ns H.H.Hàng Đường Hàng Mã mái ngói rêu phong mốc meo, mưa phùn gió bấc rét tê tái căm căm, mặt đường nhựa loang loáng ướt lạnh trong màn mưa, màu hoa đào bạt ngàn như rừng, dân chúng lượn qua lượn lại đông như trảy hội. Thi thoảng nổ đoàng 1 phát giật cả nảy thì ra thằng nhãi nhà bên kia đường vừa tương quả pháo cối to như cái phích ra vỉa hè. Còn thì rẹt rẹt đì đẹt pháo tép nổ liên tọi như bắn AK thì nhiều không kể xiết, mùi khói pháo thơm thơm trộn lẫn mùi mưa phùn bùn đất nhão nhoét mùi hoa đào mùi hương trầm các nhà dọc phố thoang thoảng, tất nhiên đó là mùi Tết.
Xa xa nghe tiếng leng keng (bây giờ là kẻng đổ rác) thì ra là tiếng tàu điện đang chạy ngoài Hàng Đào xuống Đồng Xuân, người nhốn nháo leo đứng vắt vẻo bậc lên xuống, nghe loáng thoáng chửi ịt pẹ chúng mày đến chợ hoa Hàng Lược rồi nhảy xuống đê. Tàu dừng giữa đường vì tự dưng cúp điện, lập tức các lão ăn mày tranh thủ phi ngay lên tàu kéo nhị não nề lạy ông đi qua lạy bà đi lại cho con xin vài hào. Soát vé xông ra quát ịt cụ chúng mày cút xuống ngay. Tàu mất điện dừng giữa đường cả phố cúp điện nhưng vẫn éo sao vì trời mới chiều chạng vạng rét căm căm mưa phùn nhưng chưa tối, vài nhà đã thắp đèn dầu leo lét nhà giầu chơi cả đèn măng sông chuẩn bị cúng ông bà ông vải chiều 30.
Thế dồi lại có điện, cả phố cả chợ reo ầm lên có điện rồi rầm rầm như sấm. Thằng soát vé chui ra đuôi tàu cầm dây thừng móc lại que vào dây điện nghe nổ loẹt xoẹt, tàu chậm chạp gõ hồi leng keng dài rồi từ từ chạy tiếp vào chợ Đồng Xuân. Phố xá lại người nào việc nấy . Và hồi này thì HN còn rất ít nghe thấy lói ngọng, chủ yếu chỉ ở trong chợ do dân nhà quê lên.
Trong phố Hàng Bài Bà Triệu Quang Trung vv, biệt thự Pháp cả phố cũng chìm trong mưa bụi, vỉa hè vắng vẻ trước nhà hồng rực xác pháo và hoa đào rụng. Các cụ bô lão thong thả cong mông đạp xe đạp chở theo cành đào vội vàng về nhà cho kịp bữa tối 30. Vài nhà còn đun nồi bánh chưng trước hè cũng đang dỡ ra khói bốc nghi ngút chuẩn bị mang vào. Thỉnh thoảng các cụ cũng lại giật cả nảy chép miệng khi một vài phát pháo nổ đinh tai nhức óc làm có cụ còn oánh rơi mẹ nó cả vung nồi chửi thầm tổ sư lũ ranh con gì mà cứ đốt pháo lắm thế. Tuy vậy các cụ không chửi ra mồm vì đây là ngày Tết, thậm chí còn kiêng éo quét nhà .
Nhiều người có câu hỏi như cụ, nhưng không ai dám trả lờiNhà em lên Hà Nội từ trước năm 45 thì có được tạm tính là người Hà Nội không cụ?
Cụ Hoàng Hiệp viết cái bài "Nhớ về HN" đc rất nhiều Nhạc sỹ, nhà văn bảo là đi xa mà nghe mấy câu đầu của bài hát mà thổn thức, thì lại không phải người HN"Tiếng leng keng tàu sớm khuya" - ns H.H.
Các mợ áo dài dáng người đẹp thật, nhìn thần thái vđ.Nhiều người có câu hỏi như cụ, nhưng không ai dám trả lời
HN có nhiều người từ nhiều vùng khác nhau sinh sống, tất cả cùng "nhào nặn" tạo ra HN đến ngày nay.
Mỗi người nhào nặn một cách khác nhau, tạo nên các mảng, miếng đa dạng, có những mảng rất đẹp được tạo ra bởi những người giầu tình yêu với HN.
Cây đại thụ nhiếp ảnh Nguyễn An Ninh, cụ quê Hải Dương, đã để lại những hình ảnh Hà nội cổ và thực chạm đến trái tim những NHN hoài cổ.
Cụ Bảng, quê Hà Nam làm nghề đánh giầy ở HN từ lúc 12 tuổi, thời Pháp thuộc, cụ làm nghề lương thiện, cung cấp một dịch vụ tốt cho cư dân HN. Cụ được mệnh danh là "Hà thành đệ nhất đánh giầy" và "nghệ nhân đánh giầy" mà không có bất cứ một văn bằng công nhận nào, các danh hiệu trên chỉ tồn tại trong dân gian, nhưng chắc chắn nhiều người biết đến cụ, và nó tồn tại lâu hơn cái chứng chỉ nào đó dù được bảo quản cận thận.
Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, người Huế, đã "Nhớ mùa thu Hà nội" da diết từ cây bàng lá đỏ đến mái ngói thẫm nâu.
Những con người giầu tình yêu với Hà Nội thì tự nhiên cái hồn cốt HN sẽ tự chảy trong con người họ.
Cụ làm em phải lầm bầm hát lại đoạn đầu thì...ố dồi, cc tinh tế hài hước thật kkk.Cụ Hoàng Hiệp viết cái bài "Nhớ về HN" đc rất nhiều Nhạc sỹ, nhà văn bảo là đi xa mà nghe mấy câu đầu của bài hát mà thổn thức, thì lại không phải người HN
Nên mới nói mỗi người cảm nhận về HN 1 kiểu, nhưng dù thế nào thì mảnh đất kinh kỳ này vẫn có những điều rất đáng tự hào. Vẫn nhiều người mong muốn đến làm việc và sinh sống, dù yêu hay ghét
Cứ sau mấy ngày nghỉ Lễ Tết là thấy rõ.
Nhiều người các tỉnh họ tài giỏi hơn, giàu có hơn NHN rất nhiều, và có người luôn chê HN cũng như NHN, tuy nhiên HN vẫn đón nhận họ, họ vẫn lấy đc công ăn việc làm và phát triển được bản thân từ nơi này.
Nhưng nếu hỏi họ: "ông bà giỏi thế sao k về làm việc và phát triển ở quê hương" thì nhiều người chỉ cười trừ .
Tuy vậy ở 1 góc độ khác, cũng phải nhận thấy rằng nhiều người ở tỉnh họ giỏi thực sự, và quả thực họ cũng cống hiến và làm phồn vinh cho HN thật - điều này không phải bàn cãi
Kụ làm về tranh thêu XPQ à kụVới em thì:
" Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hà Tây
Đây lắng hồn núi sông ngàn năm"
Và
" Hà Nội ơi, nước hồ là ánh gương soi
Nắng hè tô thắm lên môi, thanh bình tiếng guốc reo vui"
Chúc mừng năm mới bác nhé, thêm tuổi lại thêm trưởng thành hơnĐêm nay lại còm được còm tử tế, lớn lớn nhỉ
Cổng chính Công viên Lê Nin những năm 1981-1988 là thiên đường của bọn nhóc chúng em, với dãy hàng bán đồ chơi: súng, máy bay, xe teng, xe jeep, ô tô ...Công viên Thống Nhất sau khi đổi tên, trên cổng chính của công viên ở đường Trần Nhân Tông được dựng dòng chữ rất to " Công Viên VI Lenin" (vladimir ILyich Lenin). Nhà cháu nhớ hồi đó có người gọi thuần Việt là công viên vị Lê nin.
Có 1 chi tiết mà rất ít người biết, hồi đó cơ quan chủ quản công viên này thuộc về Sở Văn hoá và Thông tin HN. Những năm bao cấp khó khăn, nhà cháu kiếm thêm bằng cách ngồi bán vé cho người chơi món cò quay có thưởng, 1 kiểu chơi giống như môn roulette hay chiếc nón kỳ diệu. Kiểu chơi này có lúc được cải biên từ vòng tròn sang bản đồ tổ quốc, khoảng chục tỉnh đại diện được đánh dấu bằng bóng đèn, khi dừng quay, sáng ở tỉnh nào thì người đặt ô sẽ được thưởng với các mức độ thưởng khác nhau. Nói chung là 1 dạng cờ bạc nhưng thu hút rất đông người chơi.
Không cụ, dạng thích kiểu thế thì đích thị tay câu trộm cá các hồ thành thần, chuyên rình ngắm đôi hun nhao ở công viên cụ oi.Kụ làm về tranh thêu XPQ à kụ
Thời nhà cháu thì nghịch ngợm hơn chút. Những khi dịp tết nguyên đán về thì chỗ này là nơi trận địa để thi thố các loại pháo DIY. Hồi đó có loại pháo ném, 1 loại pháo hình cầu to như viên kẹo socola bọc giấy bạc bây giờ. Pháo này có ưu điểm là khi pháo bay ra khỏi tay, gặp vật cản là nổ và màn đấu pháo giữa 2 nhóm thi thố tranh tài với nhau ở từng gốc gây, góc tường. Món này nhanh chóng kết thúc vì mỗi thằng cũng chỉ gom tích kiệm đươc dăm quả vì hồi đó toàn con nhà phó cạo. Để tiếp diễn trò chơi cho đủ buổi tối, có bọn còn âm thầm rủ nhau "xin tý đỏ" 1 cụm từ lóng ám chỉ việc rình rình xem có mợ nào đạp xe qua thì bất ngờ bóp vếu và chấp nhận bị ăn chửi té tát, thậm chí còn bỏ chạy khi gặp phải mợ hổ báo cáo chồn, xồn xồn gấu chó.Cổng chính Công viên Lê Nin những năm 1981-1988 là thiên đường của bọn nhóc chúng em, với dãy hàng bán đồ chơi: súng, máy bay, xe teng, xe jeep, ô tô ...
Thợ ảnh dạo là nhà cháu đây, năm ngoái còn đăng bài tìm người trong ảnh để trả ảnh lưu từ thời 85-90Thời nhà cháu thì nghịch ngợm hơn chút. Những khi dịp tết nguyên đán về thì chỗ này là nơi trận địa để thi thố các loại pháo DIY. Hồi đó có loại pháo ném, 1 loại pháo hình cầu to như viên kẹo socola bọc giấy bạc bây giờ. Pháo này có ưu điểm là khi pháo bay ra khỏi tay, gặp vật cản là nổ và màn đấu pháo giữa 2 nhóm thi thố tranh tài với nhau ở từng gốc gây, góc tường. Món này nhanh chóng kết thúc vì mỗi thằng cũng chỉ gom tích kiệm đươc dăm quả vì hồi đó toàn con nhà phó cạo. Để tiếp diễn trò chơi cho đủ buổi tối, có bọn còn âm thầm rủ nhau "xin tý đỏ" 1 cụm từ lóng ám chỉ việc rình rình xem có mợ nào đạp xe qua thì bất ngờ bóp vếu và chấp nhận bị ăn chửi té tát, thậm chí còn bỏ chạy khi gặp phải mợ hổ báo cáo chồn, xồn xồn gấu chó.
Trong CV có hồ 7 mẫu, chỗ này chính là nơi học bơi của khá nhiều học sinh các trường khu vực lân cận. Phía ngoài là hồ Hale, hồi đó hồ này là hồ nuôi cá, mặc dù nhà cháu ở trên hồ HK, nhưng vẫn mò xuống đây để câu cá trộm vì hồ này cá nhiều hơn hồ HK rất nhiều. Có những lúc câu 3 tiêu, cứ quăng lần nào là giật được cá mè lần đó. Nhưng món này chỉ nhoáng nhoàng mươi 15' thôi là té, chứ lâu là bị tóm ngay.
Công viên này còn gắn bó với nhà cháu đến tận năm 1984. Khi HN kỷ niệm 30 năm ngày Giải phóng Thủ Đô, lúc đó nhà cháu đã đi làm nhà nước và được cử đi bán đồ lưu niệm, sách báo, văn hoá phẩm ở trong đảo. Nhớ hồi đó dân tình đi chơi, mua sắm thăm quan đông tấp nập gần như lễ hội countdown đêm qua ở Bờ Hồ, nhưng nó kéo dài suốt cả tháng chứ không chỉ 1 vài giờ như đêm qua.
Kể từ đó đến giờ nhà cháu không còn vụ nào liên quan tới nơi này nữa, mặc dù có a bạn nối khố nhà ở ngay Vân Hồ 2, sát tường bao CV.
Trên OF mình có 1 bác ( nhà cháu nhớ mang mang tên nick đâu như Minh91 thì phải), bác này thời cuối 8x đầu 9x là thợ chụp ảnh dạo trong CV.
Cụ nói chí phải.Kệ thôi cụ ơi, những thành phần Toxic em cứ ignore hết là sạch mắt.
Tết dương đã đến, Tết âm sắp về, em lại mong tận hưởng những khung cảnh bình dị như thế này, những điều mà không định giá được bằng tiền
Thảm lào có ảnh Đi A Nốp đẹp zai và Bôm BốpThợ ảnh dạo là mình đây