Đặc trưng của người vùng nào được thể hiện qua nhiều khía cạnh.
Nhưng dễ nhận biết nhất, là 3 yếu tố: giao tiếp, mặc và ăn uống vì trong một ngày, thông thường một người sẽ có đủ các hoạt động trên.
Về 3 yếu tố này, em xin trích dẫn góc nhìn của các nhân sỹ có uy tín trong nước và nước ngoài ở nhiều thời kỳ về NHN.
* Trong phần “Đệ tứ kỷ” đã chép lời vua Tự Đức nói về phong cách sống của người Hà Nội, có thể tóm tắt trong 6 chữ: “Kiêu bạc,
xa xỉ, phóng đãng”. Tự Đức là vị vua thông minh, kiến văn sâu rộng, ngồi ngai vàng lâu nhất trong các vua triều Nguyễn (1848-1883) nên nhận định của ông rất đáng tin cậy.
* Về rượu ở Thăng Long, Samuel Baron viết: “Vì lòng tự trọng nên
rất ít khi thấy người uống rượu mặt đỏ gay ở ngoài đường hay bị quá say nằm vạ vật”. Baron có cha là người Hà Lan, mẹ là người Thăng Long. Ông sống ở Thăng Long mấy chục năm, có thời gian dài làm việc cho Công ty Đông Ấn Anh ở Thăng Long.
* Một người phương Tây khác là Richard. Ông là thầy tu, gốc Anh, sống ở Thăng Long 18 năm, ông viết cuốn “Histoire naturelle civile et politique du Tonquin” (Lịch sử tự nhiên, dân sự và chính trị xứ Đàng Ngoài - Xuất bản năm 1778). Trong cuốn sách, ông kể về bữa ăn được một người khá giả ở kinh thành mời như sau: “
Chủ nhà rất hiếu khách, nở nụ cười lịch sự đón tôi ở cửa. Ông ta đãi tôi món giò lụa, nó được sắt rất đều, chứng tỏ sự
kỹ càng và công bằng. Ăn xong, chủ nhà lấy chiếc khăn trắng cho tôi lau miệng và cả chậu nước ấm để rửa tay”.
* phóng viên của tờ “Le Figaro” đã viết về Bắc Kỳ và Hà Nội cuối thế kỷ XIX. Trong bài “Dạo qua Hà Nội” có đoạn phản ánh lối sống kín đáo của người Hà Nội thông qua cách ăn mặc của phụ nữ: “Chúng tôi nhìn thấy những
phụ nữ bên ngoài khoác một chiếc áo choàng mầu tẻ nhạt, nhưng bên trong là những chiếc áo dài
khoe rất kín đáo, chúng tôi đếm có đến mười sắc mầu rực rỡ”.
* giáo sư Trần Quốc Vượng đã rút ra nhận định về người Hà Nội: “Có một bản lĩnh riêng: Sành sỏi, thông minh, can trường, khoáng đạt; một cách ứng xử giao tiếp riêng:
Ý nhị, tế vi, thanh lịch, tao nhã”.
Vì sao nhà văn Nguyễn Đình Thi lại đặt tên bài hát là “Người Hà Nội”? Vì sao Đoàn Lê và Hoàng Tích Chỉ cũng lấy tên “Người Hà Nội” để đặt cho bộ phim truyền hình nhiều tập? Chắc chắn phải có gì đó. Vậy người Hà Nội thế nào?
hanoimoi.vn
* nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy đã viết về người Hà Nội như sau: “Người Tràng An rõ ràng là người cần cù, cứng rắn, vẻ thanh lịch, đôi lúc hào hoa, yêu văn, yêu hoa, sành mỹ thuật,
ăn mặc đơn sơ và trang nhã, nói lời văn vẻ dễ nghe, dễ hòa hợp với bà con phường, xóm, hay động lòng vì việc nghĩa, tình người, ghét cay ghét đắng những chuyện tục tằn kệch cỡm, hoạch họe, lố lăng, đê tiện.
* Hỏi nghệ sĩ nhiếp ảnh Quang Phùng, hồn cốt Hà Nội nằm ở đâu, ông trả lời: “Nó nằm ở con người. Người Hà Nội lương thiện, trung thực và hòa nhã. Hết sức nhân văn. Đi nhẹ, nói khẽ, không gây gổ ngoài đường.
Người Hà Nội chuộng sự tinh tế, cái gì các cụ để lại là gìn giữ, chăm chút...”.
(NSHN) - Thủ đô Hà Nội là vùng đất “nghìn năm văn hiến”. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Hà Nội đã tạo cho mình những phẩm chất riêng, đó là phẩm chất hào hoa, thanh lịch... Những phẩm chất này được hun đúc từ trí tuệ, đạo đức của nhiều thế hệ người Hà Nội và là sự kết tinh tinh hoa của...
nhipsonghanoi.hanoimoi.vn
..
Dù không còn đầy đủ trên phạm vi rộng, nhưng văn hóa ăn mặc và giao tiếp của NHN chưa mất, ít nhất nó còn tồn tại trong những NHN hoài cổ.