[Funland] Đàn ông và phụ nữ Hà Nội

Koạt mo

Xe điện
Biển số
OF-442265
Ngày cấp bằng
2/8/16
Số km
2,297
Động cơ
265,242 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Em nghĩ câu hỏi quê ở đâu khó cho tất cả những người quê HT cũ :)
HT bị nhập vào HN, tên HT không còn, vậy dù muốn hay không muốn người được hỏi quê ở đâu vẫn sẽ phải trả lời là HN, mà thực tế nó đúng là như vậy :)
Em xin mở rộng thêm, một số huyện của Hà Tây cũ (Hoài Đức ...) đã từng là quận theo số (giống như Sg) của HN từ những 40-50 ;) sau đó là về HT, giờ lại về HN.
Nói chuyện này thì đầy

Tầm khoảng tháng trước, VOV có chuyên mục giao lưu với tài xế, hôm đó e đi đường tự nhiên thấy cu Như Ngọc dẫn, e mở to radio, có 1 ông giao lưu:
- A lô, bác tài của chúng ta tên gì đến từ đâu, có thể giới thiệu..bla...bla..
- Mình tên Bắc, đến từ Hà lội
- Hà nội là mình ở phố nào nhỉ?
- à, mình ở Đan Phượng - Hà Lội
Á đù, cu Như Ngọc cũng đểu:
- Đến từ HN nên mình sẽ hỏi những câu hỏi về HN nhé ;)) ;)) ;)) :P
- ok, con dê (phần này e gõ thêm)

- Trong 5 cửa ô thì cửa ô nào còn lại dấu tích đến đây giờ (ô chợ Dừa, ô Cầu Dền, ô Đông Mác, ô Cầu Giấy, ô Quan Chưởng)
- Ô chợ Dừa (ôi giời ^:)^^:)^^:)^)
- Sai, ô Quan Chưởng
- e tưởng tên OCD, vẫn còn tên gọi nên abc... (mọe, đã HN méo ai chả biết cái ÔQC to lù lù..)
- câu thứ 2, lại là Ô Quan Chưởng, ô QC được xây dựng ... bla, bla...
- Méo trả lời đc
- Câu thứ 3 tiếp theo, lại là về OQC,... :D(cười sặc cả cơm, đậu xanh Như Ngọc nhé, nhưng chắc là không cố ý, có thể là format của chương trình thôi)
- Câm nín toàn tập...

Trước đó VOV có 1 bạn xế, đến từ Sơn Tây hay Hà Tây???, bạn ý nói luôn e đến từ, cái gì đó Sơn Tây hay Hà Tây (e k còn nhớ), nên chương trình cho hỏi luôn mấy câu hỏi về chùa Trăm Gian, chùa Thầy và chùa Tây Phương, bạn đó trả lời đc hết. E thấy như thế hay.

Hoặc vd, hôm trước bạn đứa cháu đến chơi, cụ bà e hỏi nhà, nó bảo cháu ở Minh Khai, Bắc Từ Liêm
Cụ bà tai lành tai điếc:
- Thế gần Dệt 8-3 chưa, trước hồi chiến tranh bà hay xuống mạn đó chơi
- dạ không, cháu không biết Dệt 8-3 ạ, cháu ở Minh Khai, Bắc Từ Liêm ạ
e bảo: bà ơi nó ở tít gần mạn Chèm - Tây Tựu ý.
Lúc đó mới: à à làng Đăm, xưa gọi là làng Đăm, trên cả Chèm, cháu ở xa thế à???

Đại loại là mình cứ nói rõ địa danh, thì đa phần ng già, người trẻ họ cũng hình dung ra đc,
Như: tôi ở Phùng - Hà Tây. Hay gần cầu Trắng, Hà Đông. Chứ cứ tôi ở HN, tôi ở Thủ đô, về địa lý thì không sai, nhưng khó hình dung ra là bạn ở chỗ nào?
Mà mấy cái tên cũ Hà Tây, Hà Đông cũng nên tự hào. Chứ sao phải từ chối nơi quê hương đó

Như mấy cu bạn e bảo: "tôi thấy trước tên cũ là Hà Tây lại hay, tôi thích cái tên đó, giờ cứ gọi lọạn là HN. Mà từ hồi lên HN, tôi chỉ thấy nhà tôi đóng góp nhiều tiền hơn thôi, chứ chả đc cái gì":D

Ngày trước thì cá nhân e thấy là HN trung tâm, sau đó các tỉnh xung quanh gọi là Hà Đông, Hà Tây, Hà Nam, Hà Bắc có vẻ rất hay.
Chứ mình cũng khôg phải vì đó mà miệt thị người ở các tỉnh khác, nơi nào cũng có người nọ người kia thôi.
thật ra hà tây cũng là địa danh cổ có kém gì hà nội đâu, sát nhập hà tây vào làm những người gốc ở đấy thật chả biết làm sao, vật đổi sao rồi cũng gần 20 năm rồi
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
23,054
Động cơ
630,598 Mã lực
thật ra hà tây cũng là địa danh cổ có kém gì hà nội đâu, sát nhập hà tây vào làm những người gốc ở đấy thật chả biết làm sao, vật đổi sao rồi cũng gần 20 năm rồi
Hà Tây là tên tỉnh sáp nhập gần đây giữa Hà Đông và Sơn Tây thôi chứ có phải địa danh cổ gì đâu cụ?
 

Minmatday

Xe tải
Biển số
OF-824912
Ngày cấp bằng
7/1/23
Số km
326
Động cơ
18,967 Mã lực
Tuổi
49
À, thi thoảng e có hay để ý việc đó nên thấy buồn cười, nhưng cũng không tới mức miệt thị hay phân biệt vùng miền nào cả (kiểu như cụ nói là trào phúng tý thôi)
Còn như mấy bạn VOV giao lưu trước đó, thấy có bạn vẫn nói là e ở chỗ nào đó Hà Tây cũ (chắc bạn ý quen miệng) hay Sơn Tây gì đó có sao đâu?
hoặc có thể e cũng có thiện cảm với mấy địa danh cũ của Hà Tây, nên nếu người Hà Tây cũ họ bảo ở Hà Tây, e thấy nó hay hay
Còn nói chung tùy quan điểm mỗi người, có thể ngta cũng thích nói ngta là HN cũng không sai
vd: Như Ngọc nó hỏi e, thì e bảo e đến từ Hn,
- a ở phố cổ à?
- không, tôi ở Tôn Đức Thắng (Hàng Bột cũ)
Nếu cậu ý hỏi e về nhà thờ Hàng Bột, BV SaintPaul, hay BV Đống Đa, Quốc Tử Giám... thì e ok
chứ hỏi e về trong Đền Bạch Mã hay chùa Bà Đá có gì đó đặc trưng...bla..bla.... thì có khi e cũng chịu, vì e vào những nơi đó đc có 1 lần.
Khổ cái là họ k sai cụ ạ, họ trả lời rõ là Đan Phượng chứ có lươn khươn gì đâu, nên nghe HN cụ thấy nó hơi sai sai là do ý niệm trong đầu cụ chứ họ nói hoàn toàn đúng. Ngày mới sáp nhập còn hay nghe từ HN2 hoặc Hà Tây chứ gần đây rất ít, mà thực tế là k tồn tại :)) Còn đội HN Fake thì em gặp nhiều lắm, trong Nam nhiều khi chả được SG đâu mà mấy tỉnh nhiều CN như Bình Dương, Biên Hoà… các ông giọng bắc rất hay nhận HN, trường hợp này thậm chí gặp cả ở nước ngoài như Sing, Úc… :)) Nghĩ cũng buồn cười vì nhận vơ như vậy còn đồng nghĩa với việc chối bỏ cả nguồn gốc thật của mình. Từ đó thấy rằng cái danh hão “người HN” cũng hấp dẫn và ha oai ghê gớm đấy chứ?
 
Chỉnh sửa cuối:

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
25,705
Động cơ
829,350 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Lúc đầu e đang hơi lạ, hóa ra chắc cụ sỹ quan ở lại vì công việc, chứ k phải người HN thì chiều 30 là họ té lâu rồi :D
Hoặc là dân nhiếp ảnh hay đam mê nghệ thuật gì đó mới ở tới chiều mồng 1.
Nhưng không khí chiều 30 và mồng 1 Tết HN nó khắc khoải hay lắm đúng không cụ ???
Vì lý do gì đó không về nhà đc, phải lang thang phố phường, thấy gia đình ngta xum vầy Tết nhất, cũng chạnh lòng lắm.
Còn bọn e tầm chiều 30 lượn xe cho cả nhà đi lang thang, chạy lên Quảng Bá, Nhật tân, Xuân tảo...xem các chợ ngta dọn dẹp, hoa đào quất vứt cả đống, lúc đó thời gian như ngưng đọng hay lắm, phố phường chả còn mấy người
Cụ ông nhà e bảo "cứ như thời Pháp, thích cái không khí này"
E bảo: Ngày thường mà ntnay thì là thành phố chết ông ơi, tức là chả ai làm ăn buôn bán gì, kiểu như covid ý:))
Sau cái lần thứ 2 em ở lại HN thì đã 3 lần em ở lại lang thang chơi sáng mồng Một tết, chiều em mới lx về quê.
Năm ngoái em lang thang cuối chiều 30 mà đông quá cụ ạ.
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
25,705
Động cơ
829,350 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Khổ cái là họ k sai cụ ạ, họ trả lời rõ là Đan Phượng chứ có lươn khươn gì đâu, nên nghe HN cụ thấy nó hơi sai sai là do ý niệm trong đầu cụ chứ họ nói hoàn toàn đúng. Ngày mới sáp nhập còn hay nghe từ HN2 hoặc Hà Tây chứ gần đây rất ít, mà thực tế là k tồn tại :)) Còn đội HN Fake thì em gặp nhiều lắm, trong Nam nhiều khi chả được SH đâu mà mấy tỉnh nhiều CN như Bình Dương, Biên Hoà… các ông giọng bắc rất hay nhận HN, trường hợp này thậm chí gặp cả ở nước ngoài như Sing, Úc… :)) Nghĩ cũng buồn cười vì nhận vơ như vậy còn đồng nghĩa với việc chối bỏ cả nguồn gốc thật của mình. Từ đó thấy rằng cái danh hão “người HN” cũng hấp dẫn và ha oai ghê gớm đấy chứ?
À, thi thoảng e có hay để ý việc đó nên thấy buồn cười, nhưng cũng không tới mức miệt thị hay phân biệt vùng miền nào cả (kiểu như cụ nói là trào phúng tý thôi)
Còn như mấy bạn VOV giao lưu trước đó, thấy có bạn vẫn nói là e ở chỗ nào đó Hà Tây cũ (chắc bạn ý quen miệng) hay Sơn Tây gì đó có sao đâu?
hoặc có thể e cũng có thiện cảm với mấy địa danh cũ của Hà Tây, nên nếu người Hà Tây cũ họ bảo ở Hà Tây, e thấy nó hay hay
Còn nói chung tùy quan điểm mỗi người, có thể ngta cũng thích nói ngta là HN cũng không sai
vd: Như Ngọc nó hỏi e, thì e bảo e đến từ Hn,
- a ở phố cổ à?
- không, tôi ở Tôn Đức Thắng (Hàng Bột cũ)
Nếu cậu ý hỏi e về nhà thờ Hàng Bột, BV SaintPaul, hay BV Đống Đa, Quốc Tử Giám... thì e ok
chứ hỏi e về trong Đền Bạch Mã hay chùa Bà Đá có gì đó đặc trưng...bla..bla.... thì có khi e cũng chịu, vì e vào những nơi đó đc có 1 lần.
Người dân ở Sơn Tây họ cực kỳ tự hào về quê hương họ các cụ nhà. Nay em đang ngồi cf ở STay đây.
 

Minmatday

Xe tải
Biển số
OF-824912
Ngày cấp bằng
7/1/23
Số km
326
Động cơ
18,967 Mã lực
Tuổi
49
Người dân ở Sơn Tây họ cực kỳ tự hào về quê hương họ các cụ nhà. Nay em đang ngồi cf ở STay đây.
Tôi chẳng ở Sơn Tây mà cũng thấy thích văn hoá, con người xứ Đoài! Trước tôi ở nhà cậu bạn ở Đường Lâm cứ thích mãi, ai dám nói so về con người - danh nhân họ lép vế HN hay các tỉnh khác? Nhìn tố chất, phong thái của Nguyễn Cao Kỳ ai dám nói là không lịch sự - Tràng An bằng dân HN? Tất nhiên đặt lên bàn cân đong đo đếm thì khó nhưng mỗi vùng đất đều có những nét rất riêng. Cá nhân tôi cho rằng sáp nhập Hà Tây là 1 sai lầm lịch sử! Đợt vừa rồi dựa theo diện tích - dân số cũng định sáp nhập Hoàn Kiếm - Ba Đình rồi thấy phanh lại, liệu có phải đã tỉnh ra?! :))
 
Chỉnh sửa cuối:

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,616
Động cơ
1,367,855 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Bố cụ đẹp trai nhỉ, trông ông hoành tráng vãi.
Năm 50 mà có quả oto này đi đón dâu thì nhà cụ oách luôn.
Nhìn cái xe oto năm 50 này lại nhớ ông cụ tên là T, là bạn thân của ông nội & ông ngoại em, hồi bé em gặp cụ suốt nên nhớ. Ông ngoại em có lần kể hồi trẻ ông T ăn chơi lắm, năm 5x lái xe oto đi từ HN vào SG chơi 1 mình (đi chơi hội trợ triển lãm trong đó).
Ý cụ là ông T lái xe xiên Việt trong khoảng từ 1950 đến 1954?

Thời đó oánh nhao tùm lum mà lái được tour đó là bất khuất đó cụ
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
25,705
Động cơ
829,350 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tôi chẳng ở Sơn Tây mà còn thấy thích văn hoá, con người xứ Đoài! Trước tôi ở nhà cậu bạn ở Đường Lâm cứ thích mãi, ai dám nói so về con người - danh nhân họ lép vế HN hay các tỉnh khác? Nhìn tố chất, phong thái của Nguyễn Cao Kỳ ai dám nói là không lịch sự - Tràng An bằng dân HN? Tất nhiên đặt lên bàn cân đong đo đếm thì khó nhưng mỗi vùng đất đều có những nét rất riêng. Cá nhân tôi cho rằng sáp nhập Hà Tây là 1 sai lầm lịch sử! Đợt vừa rồi dựa theo diện tích - dân số cũng định sáp nhập Hoàn Kiếm - Ba Đình rồi thấy phanh lại, liệu có phải đã tỉnh ra?! :))
Em thấy là người dân gốc các phố cũ HN đa số là dân buôn nên họ khá khôn khéo trong giao tiếp và hạn chế tối đa va chạm, nhưng ở đấy ít có hào khí.
 

Minmatday

Xe tải
Biển số
OF-824912
Ngày cấp bằng
7/1/23
Số km
326
Động cơ
18,967 Mã lực
Tuổi
49
Em thấy là người dân gốc các phố cũ HN đa số là dân buôn nên họ khá khôn khéo trong giao tiếp và hạn chế tối đa va chạm, nhưng ở đấy ít có hào khí.
Cụ nhận xét rất đắt, có 1 đặc điểm ít người để ý là danh nhân HN nhiều nhưng số tướng nổi tiếng người HN rất ít! Thời kỉ niệm 1000 năm TV, đài báo ra rả danh nhân HN nhưng điểm mặt số tướng rất ít, nếu có thì lại là vùng ven hoặc Hà Tây cũ chứ k có vùng lõi. Ngược lại danh nhân văn hoá, nghệ thuật hay tri thức thì lại rất nhiều. Điều này cũng phù hợp với 1 phần tính cách người HN hiện đại: thanh niên có gì đó rất “chơi bời chất nghệ”, nói năng văn hoa, nhiều tài lẻ…. :)) Có gì đó rất nghệ sĩ, rất lãng tử, rất “thơ” nên với gái là hấp dẫn! Thời đói kém trước đây vẫn rất nhiều nhà ở HN có phòng tối rửa ảnh, thanh niên biết guitar hay 1 vài loại nhạc cụ khá nhiều, các thú chơi chim cá cây cảnh đều đỉnh cao.
 

phuctapboiphan

Xe tải
Biển số
OF-843664
Ngày cấp bằng
18/11/23
Số km
349
Động cơ
50,302 Mã lực
Tuổi
37
Đâu có thế cụ ơi. Đàn ông Hà Nội gốc rất lành và thân thiện và bao dung, tếu táo chứ không địa phương chủ nghĩa đâu ạ. Phụ nữ Hà Nội thì ghê gớm hơn 😄
Cháu cãi cụ tẹo :Dẫu không thanh lịch vẫn người Tràng an...
 

HTlangtu

Xe điện
Biển số
OF-486386
Ngày cấp bằng
3/2/17
Số km
2,732
Động cơ
229,968 Mã lực
Em thấy là người dân gốc các phố cũ HN đa số là dân buôn nên họ khá khôn khéo trong giao tiếp và hạn chế tối đa va chạm, nhưng ở đấy ít có hào khí.
.....Thời đói kém trước đây vẫn rất nhiều nhà ở HN có phòng tối rửa ảnh, thanh niên biết guitar hay 1 vài loại nhạc cụ khá nhiều, các thú chơi chim cá cây cảnh đều đỉnh cao.
các cụ để ý phết, nhận xét thế NHN có vẻ hơi hèn hèn, kkk :)) :)) :))
Đúng trước nhiều người mua được cái máy phóng ảnh (hàng đông Đức cũ hay Tiệp thì phải), cộng với ít thuốc hiện-hãm là thành nghệ sỹ nghiệp dư ngay, tồn tại bằng cách chụp đám cưới hỏi, nên nhiều người cũng sống ổn (ngày xưa hiếm đám ma chụp ảnh lắm).
Guitar thì đúng đa phần ae phố biết chơi, trước còn có Mandolin, acrocdeon. Tiểu khu nào có nhà theo Công giáo thì học kèn Trumpet cũ của ca đoàn trong nhà thờ. Nhưng guitar phổ thông nhất
Nói chung đánh giá về tính cách NHN như các cụ phân tích, e cũng cố nhặt nhạnh lấy cái gì đúng đúng, hào hoa, lịch lãm vơ vào tý cho nó sang :D
Vì như e từng nói ở còm trên là các tích cách xấu xí, thô tục của NHN cũ có xuất thân từ tầng lớp thấp kém, nhưng cũng không phải là tất cả, bản thân e cũng thấy mình khá mâu thuẫn khi đánh giá chi tiết.
Hôm trước, cụ ông nhà e rảnh ngồi kể chuyện xưa, là có 1 ông e sinh hoạt Đoàn ở Tiểu khu Hàng Bột cũ. Bố thì xe tay thời Pháp, sau chuyển thành xichlo, mẹ thì buôn đồng nát, ông ý cũng chả học hành đc mấy, mặt lại rỗ, nói chung nhìn dữ tợn, 21-22 tuổi đi gánh nước thuê.
Có 1 hôm tờ mờ sáng, bố e đạp xe về đơn vị pháo ở Trúc Bạch, thấy ông ý đi chở nước thuê bằng xe đạp, chả rõ đi ntn đến gần BV SaintPaul bây giờ, thì va vào 1 ông cụ, ông cụ hình như không ngã, nhưng bực, quay lại mắng té tát, ầm ĩ cả lên, ông kia sợ quá cứ đứng xuống ôm mũ, rối rít: "cháu xin lỗi cụ, cháu xin lỗi cụ" - Tưởng gấu mèo hế nào ;)):D -
Mặc kệ cụ kia mắng nhiếc "con nhà nọ, nhà chai, đi xe vô ý thức, mắt mũi abc..." ông kia chỉ cúi đầu đứng im "vâng, vâng", sau cụ ông nhà e và vài người ra xini, cụ già mới lẩm bẩm vài câu rồi bỏ đi.
Phải bây giờ có khi nó phóng vèo cái đi, ông mà lắm mồm nó còn chửi, thằng già nọ kia cho mấy câu ý chứ.
Thế nên văn hóa đôi khi do ý thức, chứ xuất thân có lẽ chỉ là 1 phần
Cụ ông kể tiếp là đạp lên 1 đoạn qua Phủ.C.Tich thấy cụ Hồ cởi trần chạy thể dục trong sân (xưa cụ ý gương mẫu việc này lắm, chứ không phải hô hào nhân dân suông)
Hay trước hòa bình 1954, cụ ông nhà em lúc đó thiếu niên hay lên trên Bách Thảo chơi, qua chỗ Ba Đình bây giờ (thời đó chưa có Lăng) có hôm thấy vua Bảo Đại đi xe mui trần qua, dân có 1 số còn cúi đầu ngả mũ chào, Bảo Đại ngồi xe những cũng giơ tay chào lại, nhưng xe thì không có hộ tống gì cả
Người ngày xưa hiền lành, biết điều lắm, ít người cãi nhau, nói to, người ta biết sai, biết nhận lỗi, người dưới nhẫn nhịn, không dám hỗn hào với người già cả, lớn tuổi, bề trên.
Đại ý chung chung theo cụ ông ông nhà e nói thế, chứ thực tế chắc cũng vẫn có người nọ người kia
 

Minmatday

Xe tải
Biển số
OF-824912
Ngày cấp bằng
7/1/23
Số km
326
Động cơ
18,967 Mã lực
Tuổi
49
các cụ để ý phết, nhận xét thế NHN có vẻ hơi hèn hèn, kkk :)) :)) :))
Đúng trước nhiều người mua được cái máy phóng ảnh (hàng đông Đức cũ hay Tiệp thì phải), cộng với ít thuốc hiện-hãm là thành nghệ sỹ nghiệp dư ngay, tồn tại bằng cách chụp đám cưới hỏi, nên nhiều người cũng sống ổn (ngày xưa hiếm đám ma chụp ảnh lắm).
Guitar thì đúng đa phần ae phố biết chơi, trước còn có Mandolin, acrocdeon. Tiểu khu nào có nhà theo Công giáo thì học kèn Trumpet cũ của ca đoàn trong nhà thờ. Nhưng guitar phổ thông nhất
Nói chung đánh giá về tính cách NHN như các cụ phân tích, e cũng cố nhặt nhạnh lấy cái gì đúng đúng, hào hoa, lịch lãm vơ vào tý cho nó sang :D
Vì như e từng nói ở còm trên là các tích cách xấu xí, thô tục của NHN cũ có xuất thân từ tầng lớp thấp kém, nhưng cũng không phải là tất cả, bản thân e cũng thấy mình khá mâu thuẫn khi đánh giá chi tiết.
Hôm trước, cụ ông nhà e rảnh ngồi kể chuyện xưa, là có 1 ông e sinh hoạt Đoàn ở Tiểu khu Hàng Bột cũ. Bố thì xe tay thời Pháp, sau chuyển thành xichlo, mẹ thì buôn đồng nát, ông ý cũng chả học hành đc mấy, mặt lại rỗ, nói chung nhìn dữ tợn, 21-22 tuổi đi gánh nước thuê.
Có 1 hôm tờ mờ sáng, bố e đạp xe về đơn vị pháo ở Trúc Bạch, thấy ông ý đi chở nước thuê bằng xe đạp, chả rõ đi ntn đến gần BV SaintPaul bây giờ, thì va vào 1 ông cụ, ông cụ hình như không ngã, nhưng bực, quay lại mắng té tát, ầm ĩ cả lên, ông kia sợ quá cứ đứng xuống ôm mũ, rối rít: "cháu xin lỗi cụ, cháu xin lỗi cụ" - Tưởng gấu mèo hế nào ;)):D -
Mặc kệ cụ kia mắng nhiếc "con nhà nọ, nhà chai, đi xe vô ý thức, mắt mũi abc..." ông kia chỉ cúi đầu đứng im "vâng, vâng", sau cụ ông nhà e và vài người ra xini, cụ già mới lẩm bẩm vài câu rồi bỏ đi.
Phải bây giờ có khi nó phóng vèo cái đi, ông mà lắm mồm nó còn chửi, thằng già nọ kia cho mấy câu ý chứ.
Thế nên văn hóa đôi khi do ý thức, chứ xuất thân có lẽ chỉ là 1 phần
Cụ ông kể tiếp là đạp lên 1 đoạn qua Phủ.C.Tich thấy cụ Hồ cởi trần chạy thể dục trong sân (xưa cụ ý gương mẫu việc này lắm, chứ không phải hô hào nhân dân suông)
Hay trước hòa bình 1954, cụ ông nhà em lúc đó thiếu niên hay lên trên Bách Thảo chơi, qua chỗ Ba Đình bây giờ (thời đó chưa có Lăng) có hôm thấy vua Bảo Đại đi xe mui trần qua, dân có 1 số còn cúi đầu ngả mũ chào, Bảo Đại ngồi xe những cũng giơ tay chào lại, nhưng xe thì không có hộ tống gì cả
Người ngày xưa hiền lành, biết điều lắm, ít người cãi nhau, nói to, người ta biết sai, biết nhận lỗi, người dưới nhẫn nhịn, không dám hỗn hào với người già cả, lớn tuổi, bề trên.
Đại ý chung chung theo cụ ông ông nhà e nói thế, chứ thực tế chắc cũng vẫn có người nọ người kia
Hiền thì cũng chẳng hiền đâu cụ ạ! Dân các “quân khu” cũ hay giang hồ cũng tương đối số má mà :)) Tôi nhắc đến chụp ảnh hay tài lẻ cũng là các gia đình từ cơ bản trở lên rồi, các gia đình như case xe tay cụ nói trên thì lấy đâu ra. Cho nên phong cách nào vẫn là đặc trưng của từng lớp người thôi. Còn đúng là xã hội cũ thưa dân hơn, ít va chạm bon chen hơn, ngoài ra sau này còn thêm được chút Tây học thì sẽ quy củ, ôn hoà và có trên dưới hơn thật! :))
 

HTlangtu

Xe điện
Biển số
OF-486386
Ngày cấp bằng
3/2/17
Số km
2,732
Động cơ
229,968 Mã lực
.... xã hội cũ thưa dân hơn, ít va chạm bon chen hơn..
Lý do này thì e chịu là đúng ^:)^ ^:)^ ^:)^

Hiền thì cũng chẳng hiền đâu cụ ạ! Dân các “quân khu” cũ hay giang hồ cũng tương đối số má mà :)) :))
Chỗ này cụ định nói đến hội mũ pho - dép gò, Nam Đồng khu dưới chỗ e phỏng ;))
Đúng là mất dạy thật luôn, mà cũng k ai bảo chúng nó k phải NHN :D
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
9,055
Động cơ
212,002 Mã lực
Tuổi
50
các cụ để ý phết, nhận xét thế NHN có vẻ hơi hèn hèn, kkk :)) :)) :))
Đúng trước nhiều người mua được cái máy phóng ảnh (hàng đông Đức cũ hay Tiệp thì phải), cộng với ít thuốc hiện-hãm là thành nghệ sỹ nghiệp dư ngay, tồn tại bằng cách chụp đám cưới hỏi, nên nhiều người cũng sống ổn (ngày xưa hiếm đám ma chụp ảnh lắm).
Guitar thì đúng đa phần ae phố biết chơi, trước còn có Mandolin, acrocdeon. Tiểu khu nào có nhà theo Công giáo thì học kèn Trumpet cũ của ca đoàn trong nhà thờ. Nhưng guitar phổ thông nhất
Nói chung đánh giá về tính cách NHN như các cụ phân tích, e cũng cố nhặt nhạnh lấy cái gì đúng đúng, hào hoa, lịch lãm vơ vào tý cho nó sang :D
Vì như e từng nói ở còm trên là các tích cách xấu xí, thô tục của NHN cũ có xuất thân từ tầng lớp thấp kém, nhưng cũng không phải là tất cả, bản thân e cũng thấy mình khá mâu thuẫn khi đánh giá chi tiết.
Hôm trước, cụ ông nhà e rảnh ngồi kể chuyện xưa, là có 1 ông e sinh hoạt Đoàn ở Tiểu khu Hàng Bột cũ. Bố thì xe tay thời Pháp, sau chuyển thành xichlo, mẹ thì buôn đồng nát, ông ý cũng chả học hành đc mấy, mặt lại rỗ, nói chung nhìn dữ tợn, 21-22 tuổi đi gánh nước thuê.
Có 1 hôm tờ mờ sáng, bố e đạp xe về đơn vị pháo ở Trúc Bạch, thấy ông ý đi chở nước thuê bằng xe đạp, chả rõ đi ntn đến gần BV SaintPaul bây giờ, thì va vào 1 ông cụ, ông cụ hình như không ngã, nhưng bực, quay lại mắng té tát, ầm ĩ cả lên, ông kia sợ quá cứ đứng xuống ôm mũ, rối rít: "cháu xin lỗi cụ, cháu xin lỗi cụ" - Tưởng gấu mèo hế nào ;)):D -
Mặc kệ cụ kia mắng nhiếc "con nhà nọ, nhà chai, đi xe vô ý thức, mắt mũi abc..." ông kia chỉ cúi đầu đứng im "vâng, vâng", sau cụ ông nhà e và vài người ra xini, cụ già mới lẩm bẩm vài câu rồi bỏ đi.
Phải bây giờ có khi nó phóng vèo cái đi, ông mà lắm mồm nó còn chửi, thằng già nọ kia cho mấy câu ý chứ.
Thế nên văn hóa đôi khi do ý thức, chứ xuất thân có lẽ chỉ là 1 phần
Cụ ông kể tiếp là đạp lên 1 đoạn qua Phủ.C.Tich thấy cụ Hồ cởi trần chạy thể dục trong sân (xưa cụ ý gương mẫu việc này lắm, chứ không phải hô hào nhân dân suông)
Hay trước hòa bình 1954, cụ ông nhà em lúc đó thiếu niên hay lên trên Bách Thảo chơi, qua chỗ Ba Đình bây giờ (thời đó chưa có Lăng) có hôm thấy vua Bảo Đại đi xe mui trần qua, dân có 1 số còn cúi đầu ngả mũ chào, Bảo Đại ngồi xe những cũng giơ tay chào lại, nhưng xe thì không có hộ tống gì cả
Người ngày xưa hiền lành, biết điều lắm, ít người cãi nhau, nói to, người ta biết sai, biết nhận lỗi, người dưới nhẫn nhịn, không dám hỗn hào với người già cả, lớn tuổi, bề trên.
Đại ý chung chung theo cụ ông ông nhà e nói thế, chứ thực tế chắc cũng vẫn có người nọ người kia
Thế thì cụ già kia chắc không phải NHN rồi. NHN gì mà thằng cháu đã xin lỗi rối rít mà còn nhảy dựng lên thế :))
Nói chung NHN trong mắt em (tính từ thời em đi học ĐH) có this có that, đấy là em tính những người sinh ra ở HN. Các mợ NHN lấy chồng các tỉnh cũng có người đáng yêu, người không. :)
Hồi em học ĐH, các bạn HN cũng chia ra HN1, HN2. Các bạn HN2 (các huyện) không khác bọn ỏ tỉnh tụi em lắm.
 
Chỉnh sửa cuối:

Nhimtiu

Xe lăn
Biển số
OF-210290
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
10,247
Động cơ
569,868 Mã lực
Thực ra mọi người cứ nói chung chung là lười chứ có nhiều kiểu lười. Ví dụ hàng ngày thấy việc nhà không có gì hoặc thấy vợ hay giúp việc làm nhoằng cái là xong thì thôi kệ vợ lo hết. Thế cũng gọi là lười, nhưng ra ngoài xã hội thì lo hết thì quá được chứ mợ.
Ví dụ ông xã em thì xuống xe ô tô là mở ngay Kindle ra xem, ngày nghỉ thì mang máy ảnh tót ra ngoài. Cả ngày việc của ông ấy là cho bát vào máy và chuẩn bị cơm mang đi làm thôi. Nhưng mà ông bà em vào viện thì chỉ có ông ấy đủ sức trông buổi tối, hoặc tang gia hiếu hỉ nhà em trên này mọi người cũng trông cậy cả vào ông ý. Em cần gì ông ý kiếm tiền hay làm việc nhà đâu, chỉ cần những lúc có việc làm chỗ dựa cho em là đủ lắm rồi.
Em cũng dạng chúa lười đây mợ ạ, em lười rửa bát nấu cơm lém nhưng khi cần thì vẫn làm đc. Sửa chữa lặt vặt trong nhà cái nào em làm đc thì làm k thì kêu thợ...lau nhà thì em cũng hầu như k làm nhưng gấu em lại thích làm mấy cái đó chứ em thì lại có bé em biết làm rất sạch em alo cái là ngon ngay (gấu em thích làm để có hoạt động cho đỡ ì thôi mợ ạ chứ cũng k phải để đỡ tiền nong hay gì cả). Ngay đến cả cv văn phòng em cũng lười đây mợ nên hầu như khách hàng em gấu cũng hay dùng email em để xử lý. Cv chuyên môn thì em thích nên em tập trung và em hay đi lượn rồi cafe chém zó mí cccm thôi ạ. Em chắc cũng dạng lười và k có chí tiến thủ và ngại va chạm như một số cụ còm trên này. :(
 

Nhimtiu

Xe lăn
Biển số
OF-210290
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
10,247
Động cơ
569,868 Mã lực
Tứ tán khắp nơi cụ ạ. Nhà em chuyển về Nghĩa đô từ hồi em có 5 tuổi, sau có hội bạn thân trên Bưởi. Bọn nó định cư chỗ Ngoại giao đoàn đông lắm nên cứ muốn em về đó sinh hoạt tổ hưu cho tiện. Nhưng đúng là bên LB đông nhất, bên họ nội nhà em chuyển sang đó ở cũng nhiều.
Gấu em hồi bé tí hai chị em cũng giúp gđ buôn bán cửa hàng trên phố mợ ạ, làm từ lúc bé tẹo nên hầu như mấy việc cơm nc này khác thì k bao giờ phải lo. Nhà mặt phố cổ vẫn còn mà cậu cũng có thèm ở đâu, vứt cho thuê rồi lại đi bôn ba rồi về lại Vietnam thì cũng ở chỗ khác. Hôm trc ông ý bẩu em hay cháu xem bán cho cậu mà em thấy khu mặt phố Hàng Điếu vị trí khá thoáng đẹp chả biết có đc nổi 600củ/m2 không nữa mợ ạ? Mặt phố thế mà tính ra khoảng hơn 70m cũng chả đc bao nhiêu..nếu ai khéo buôn bán làm ăn thì hay hơn. Em thấy các khu mới giá mới chát. Về tính cách thì đúng là dân gốc hn làm ăn buôn bán tốt nhưng thật ra họ cũng k quá bon chen đâu mợ nhể?
 

Nhimtiu

Xe lăn
Biển số
OF-210290
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
10,247
Động cơ
569,868 Mã lực
Em cũng xếp hàng mua kem ở đây thường xuyên
Và cũng được mấy lần trải nghiệm các "NHN" gái cuần cộc đến bẹn, cạp lộ chữ Tommy, tay cầm bóp có chữ LV to đùng, xô đẩy, cộc lốc, gạt nhau để giành cái kem
Em cũng ko biết mọc ở đâu ra

Em lại kể với Cụ một chuyện nho nhỏ

Các cụ mợ đã ăn đêm, ăn khuya những năm 1993-2000 khi đi chơi, đi công việc ở HN, thì chắc cũng quen với 1 phố ăn đêm vùng ngoại vi (so với Cấm Chỉ, Đình Ngang, Triệu Việt Vương, Mai Hắc Đế ... thời đó) đó là phố Đê La Thành, đoạn từ Ngã tư Giảng Võ đến hết Nhà Thờ đổ, mà thật ra chỉ tập trung nhất là đến hết ngõ rẽ xuống Đình làng Giảng Võ
Dãy phố này khi đó hàng ăn do chính các nhà ở đó mở ra, sáng bán mũ cối, đồ gỗ, tối bán xôi phở bún miến bánh mỳ
Hồi đó chất lượng ngon, không thua kém nhiều so với các phố ăn khuya trung tâm ở trên

Người bán xởi lởi, khách ăn cũng quây quần

30 năm sau

Phố Đê La thành vẫn còn những hàng ăn
Vẫn đông
Nhưng món ăn giờ không ngon, không còn cái ngọt, cái tươi, cái thơm... như trước, hay là vì giờ ăn ngon nó quen rồi

Chủ hàng ngày đó đến giờ cũng nghỉ rồi, con cái nối tiếp ít lâu giờ cũng bỏ nốt, vì kinh tế cũng đủ, chả thiết thức khuya dậy sớm

Chủ bây giờ là người nơi khác về mua lại cái hàng ấy, nhìn ngoại hình, nghe tiếng nói là rõ, nếm miếng món ăn lại càng rõ

Nhưng vẫn đông khách, nườm nượp về đêm
Và khách đại đa số là các cháu teen, nhìn ngoại hình, nghe giọng nói, nhìn biển xe ... cũng tương đồng với những người chủ mới

Đó cũng là tất yếu của sự phát triển thôi
Hồi 93-97 em cũng hay mò ra ĐLT ăn đêm đây cụ, bún ngan, miến lươn, gặm chân ngan luộc đêm làm chén rượu phê lém.
 

Solitude

Xe hơi
Biển số
OF-314754
Ngày cấp bằng
5/4/14
Số km
124
Động cơ
796,411 Mã lực
Cháu thích nhất 2 bức ảnh này của mợ.

Bức ảnh người mẫu: tiền cảnh chụp bật lên được nét khoan thai, tự tại, nét xuân sắc và vẻ “xuân xanh” của người phụ nữ giữa những màu sắc nhạt nhoà và sự xô bồ xung quanh. Thêm hậu cảnh có hoa đào, có cờ, có khẩu hiệu đỏ gợi nhớ một Hà Nội những ngày xưa cũ. Thêm bác tài xe ôm (có lẽ thế) ngóng mắt về phía “chủ thể” của khuôn hình. Bức ảnh rất đẹp. Tựa như một bức hình đăng trên báo Văn Nghệ số Tết bằng giấy báo thường chứ không phải bóng lộn như những năm về sau.

Ở bức chụp ông đồ, tác giả nắm bắt được cái thần thái đĩnh đạc, dáng ngồi thẳng lưng, khuôn mặt và ánh mắt từng trải nhưng không mệt mỏi, ngước lên hơi xa xăm. “Đồ nghề” của cụ bày thẳng thắn ngăn nắp. Bên cạnh cụ là một thế hệ “trà sữa” tượng trưng cho sự du nhập ngoại lai. Đằng sau cụ là một em bé, biểu trưng cho thế hệ kế tiếp. Em bé đứng dựa lưng vào bức phù điêu (có vai trò làm nền cho bức ảnh) miêu tả quang cảnh đón Tết xưa. Cũ mới đan xen. Các thế hệ người hà Nội cho dù có nhiều khác biệt nhưng vẫn cùng nhau hướng về phía trước. Màu đỏ làm chủ đạo, bố cục gọn nhưng không quá đơn giản. Bức ảnh mang đến nhiều suy ngẫm.

Hà Nội trong ký ức của những người con cũ của Hà Nội luôn đẹp, luôn bình dị, thân quen.

Cháu cảm ơn mợ vì những bức ảnh rất đẹp về Hà Nội. Tết năm nay mợ mở thớt về Tết Hà Nội nhé.
Góc nhìn về Hà Nội và cái Tết Hà Nội của những người Hà Nội xưa cũ luôn có rét rất riêng.

Cụ chuẩn đấy, Tết năm nào em cũng dành buổi chiều ngày 30 và sáng ngày mùng 1 để lang thang phố cổ Hà Nội. Chiều 30 thì em dạo phố Hàng Ngang, Hàng Đào đi chợ hoa Hàng Lược ra bờ Hồ ngồi cafe hay đi ăn kem Tràng Tiền còn sáng mùng 1 thì đến mấy điểm cổ kính như Ô Quan Chưởng, Tạ Hiện... Với em đó là khoảng thời gian thích nhất trong dịp Tết nó thực sự rất Hà Nội.
Mấy năm trước em còn chơi máy ảnh nên cũng hay đeo máy đi chụp streetlife Hà Nội, những bức ảnh ngày Tết Hà Nội là em thích chụp nhất
Muốn biết Hà Nội thực sự thế nào thì hãy ở Hà Nội vào chiều 30 và sáng mùng 1 Tết, rất tiếc là những người hay chê bai Hà Nội thì lúc ấy đã về quê hết cả rồi :)
DSC_2090_mix01.jpg
DSC_2037_mix01.jpg
 

Koạt mo

Xe điện
Biển số
OF-442265
Ngày cấp bằng
2/8/16
Số km
2,297
Động cơ
265,242 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Thế thì cụ già kia chắc không phải NHN rồi. NHN gì mà thằng cháu đã xin lỗi rối rít mà còn nhảy dựng lên thế :))
Nói chung NHN trong mắt em (tính từ thời em đi học ĐH) có this có that, đấy là em tính những người sinh ra ở HN. Các mợ NHN lấy chồng các tỉnh cũng có người đáng yêu, người không. :)
Hồi em học ĐH, các bạn HN cũng chia ra HN1, HN2. Các bạn HN2 (các huyện) không khác bọn ỏ tỉnh tụi em lắm.
Có lẽ đặc trưng văn hóa lớn nhất của HN phải nói đến văn hóa đô thị lâu đời - phố cổ, nên cụ thấy các huyện ngoại thành cũng không khác các vùng khác cũng là điều dễ hiểu.
* Phố cổ HN, rất cổ, do được hình thành (tạm tính từ thời Lý Công Uẩn) cách đây hơn 1000 năm và tồn tại đến ngày nay.
* Phố cổ HN không phải chuyển từ cái làng thành "cái" phố, mà nó được định dạng là phố ngay từ khi nó ra đời.
* Người dân phố cổ (đại đa số) kiếm sống bằng nghề buôn bán (không làm nghề khác) qua nhiều thế hệ. Điều này tạo nên đặc trưng của "dân phố cổ".
Vì điều đó, đặc trưng văn hóa phố nó thể hiện rõ và mạnh nhất so với các khu vực khác.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
902
Động cơ
477,816 Mã lực
"Nho nhã, trầm ổn thêm một chút nằm giữa sự tinh tế và lãng đãng" là những thứ em chạm phải khi tiếp xúc với những người đàn ông thực sự là gốc gác lâu đời tại nội thành HN.
Chất này sau này gặp lại đôi lần ở những người đàn ông xứ Kinh Bắc, mạn Đình Bảng, Từ Sơn
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top