Kụ lói qua xem đại để ló ra nàm thaoVợ e ở HN2, khó tả lắm
Kụ lói qua xem đại để ló ra nàm thaoVợ e ở HN2, khó tả lắm
Thầy Lịch sử của bọn em cấp 2 (1990-1992) nhà ở Hàng NgangHồi cấp 3 em đi học, vẫn thích ngắm các thầy cô em, dù xã hội thời đó nghèo, dân tình đi dép tổ ong thì thầy vẫn áo sơ mi một màu ủi thẳng thớm mix cà vạt xuyêcj tông, giầy Tây, mũ phớt, cô thì nhẹ nhàng má phớt hồng không đánh phấn con én trắng xoá, mắt xanh lè như mốt hồi ấy. Toàn con nhà tư sản sẽ không được học nghề gì khác ngoài nghề giáo, thế là lại béo bọn em được học từ những con người rất chất đó. Cô chủ nhiẹm em đánh piano hay lắm.
Hồi ý chưa có wikipedia như bây giờ nên buộc phải tự tổng hợp thông tinThầy Lịch sử của bọn em cấp 2 (1990-1992) nhà ở Hàng Ngang
Thầy đi xe DD đỏ, rồi 82-89 xanh cửu long
Mùa hè thì như Mợ tả, luôn áo sơ mi trắng, quần âu thẳng nếp, giày da đen
Mùa đông thì vest, quàng khăn len, đội mũ phớt hoặc berre phẳng
Thầy nói 1 câu mà bọn em nhớ đến giờ: Giảng bài đừng để học sinh ở dưới hỏi nhau mấy giờ rồi
Thế hệ bọn em là SGK lịch sử đầu năm in, giữa năm thay toàn bộ sách SGK lịch sử mới vì sự kiện CCCP sụp đổ
Thầy giảng về CCCP, Đông Âu, hình thành ra sao, lý do sụp đổ, chính biến 1991 ... Rồi cuộc chiến Vùng Vịnh lần...
Thầy lên lớp là giảng say sưa và bọn em luôn hụt hẫng thòm thèm khi hết giờ sử ngắn ngủi
khồng. đấy là tả em rồicụ tả về cụ mà em cứ tưởng tả em
Bữa em đi khám, chị chủ phòng khám người Huế nói chuyện với em tiếc thương cho một người quen làm bệnh viện Hùng Vương mà chết vì ung thư tử cung. Chị nói con bé đó hiền lành lắm, người Huế mà. Chị nói xong mấy em nhân viên chị liếc nhìn nhau không ai dám ê a gì, hi hi ....Mình có nhiều bạn người Hà Nội. Mình không có mảy may suy tư xét đoán gì về người HN. Ti diên, xin phép hỏi nhỏ: sao mình chỉ thấy người HN hoài niệm, phân chia thành HN123456789 và không HN mà cũng đất rộng người đông phong cách hay ho, và cũng trải nhiều biến động lịch sử, nhưng không thấy thớt tương tự về "người SG"?
Phải chăng "người HN" thật sự đặc biệt hơn người các vùng miền khác?
Tôi người Huế. Cũng phát mệt mỗi khi trà dư tửu lậu, các mệ Huế ca bài ca xứ Huế mình...
Dân gốc khu vực từ làng Hào Nam đến Ngã Tư Sở, Láng, Trung Hòa-Nhân Chính, Trung Kính đổ ra Cổ Nhuế, Từ Liêm vốn là ngoại thành Hà Nội, phương ngữ giọng Hà Tây rất rõ nét.Em cũng ở khu Trung Kính mà em cũng ko rõ cái giọng Trung Kính như thế nào.
Em chuyển về THNC đã 2 chục năm nay nhưng cũng ko biết luôn, chắc do ko giao du gì với ai nên ko nhận raEm cũng ở khu Trung Kính mà em cũng ko rõ cái giọng Trung Kính như thế nào.
Em là mợ ạ. Lúc rảnh em vẫn thích đọc các bài viết về cuộc sống xưa như một lời cảnh tỉnh cho em để tự nhắc nhở em không nên đi quá xa nề nếp của gia đình, của ông bà cha mẹ. Em cũng muốn giữ một số thói quen truyền thống gia đình để sau này cho con cháu em được cảm nhận cuộc sống dễ chịu như thế. Chứ lúc bận thì em cũng ào ào, dở nọ dở kia lắm ạ .Em cảm ơn cụ vì đã để tâm đọc những bài chia sẻ của em.
Nếu như nó đã chạm được vào ký ức của cụ về con người, văn hóa HN đang bị vùi dập một cách lỗ mãng, thì ít ra còn em với cụ vẫn miệt mài khơi lại, cho dù đó là nỗ lực tuyệt vọng trong nuối tiếc.
Là dân HN giao tiếp nhiều và tinh ý 1 chút thì sẽ nhận ra ngay, dân gốc các làng Láng, Mọc, THNC thế hệ 6x, 7x tới nay giọng nói vẫn mang đậm nét phương ngữ mạn tây nam ngoại thành Hà Nội 36pp (Từ Liêm, Hoài Đức).Em chuyển về THNC đã 2 chục năm nay nhưng cũng ko biết luôn, chắc do ko giao du gì với ai nên ko nhận ra
Một bộ phim làm theo đơn đặt hàng của Nhà Nước về đề tài lịch sử chiến tranh, ra rạp rất lặng lẽ và không đặt nặng doanh thu nhưng lại hot đến bất ngờ, hầu hết các suất chiếu tại Trung tâm chiếu phim Quốc Gia (nơi duy nhất trình chiếu) đều full phòng và cháy vé từ rất sớm.
Họ đã sống và đã chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước...
Một Hà Nội xưa kiên cường, hào hoa, đậm chất lãng mạn và lịch sử đã được khắc họa rõ nét trong phim, có thể với một số người còn 1 số điểm chưa được hoàn thiện nhưng tổng thể đây là 1 bộ phim đáng xem.
Em hay chú ý nghe giọng, cũng hay hỏi giọng vùng nào để xem mình đoán đúng không, chứ không ý gì.Là dân HN giao tiếp nhiều và tinh ý 1 chút thì sẽ nhận ra ngay, dân gốc các làng Láng, Mọc, THNC thế hệ 6x, 7x tới nay giọng nói vẫn mang đậm nét phương ngữ mạn tây nam ngoại thành Hà Nội 36pp (Từ Liêm, Hoài Đức).
Điều này cũng tương tự vs dân miền Bắc ít giao tiếp với người Nam Bộ thì sẽ khó phân biệt được giọng Sài Gòn, Đà Lạt vs giọng miền Tây, hoặc giọng Nam Trung Bộ (Đà Nẵng, Quảng Nôm) hay khó phân biệt dc các giọng Nghệ An vs Hà Tĩnh, Quảng Bình vs nhau....
Ngược lại dân miền Nam cũng khó mà phân biệt được giọng Hà Nội vs giọng Nam Định, Quảng Ninh, Hải Phòng, v.v....
Em xem phim cũng thấy giọng của bé này chưa ổn, còn nghĩ là người Hải Phòng. Sau tìm hiểu thì biết em nó ở Sóc Sơn ngoại thành Hà Nội.Em chưa xem ĐÀO, PHỞ và PIANO, vì chưa mua được vé, nhưng thấy nhận xét này thì khá tinh về NHN.
Em gửi review của cô N.H.Ánh cựu gv FTU, chi tiết cụ thể:
XEM “ĐÀO, PHỞ VÀ PIANO”
Chưa từng xem phim gì mà mình khóc quá trời khóc như vậy (nên nhớ xem phim Mai đau lòng thế mà tận cuối phim mình mới hơi rơm rớm chút). Phim này mình còn thuộc lịch sử đủ để biết là bịa từ đầu đến cuối mà chốc lại bật khóc, lúc ra lấy xe cứ phải cúi đầu vì vừa đi vừa khóc như trẻ con vậy. Ra khỏi rạp nhìn phụ nữ hầu như mắt ai cũng ướt. Đạo diễn đã rất thành công trong việc tạo nên một khung cảnh bi tráng, hào hoa và lãng mạn, một bài thơ đậm chất Hà Nội rất đi vào lòng người.
Phần đầu không thu hút lắm vì dựng cảnh quay chiến trận chắc chắn rất kỳ công mà nhìn biết ngay là dỏm. Đã thế cảnh đầu tiên lại là sex, chả hiểu tại sao, lời thoại lại kịch quá. Một số nhân vật nhìn là biết copy, như cậu bé đánh giày biết ngay là Gavroche, nam chính na ná Marius…
Nhưng phim càng xem càng cuốn, khơi gợi được cảm xúc của khán giả, khiến ta bỏ qua những chi tiết vô lý như đội tự vệ đồng ý chuyển cái đàn piano từ tầng 3 xuống để một cô gái tay không mang ra khỏi chiến lũy giữa lúc đang bị bao vây tứ bề hay lái xe chở đào lên chiến lũy đã suýt chết mà khi về lại nhẹ nhàng như không… Nội thất nhà công tử nhà giàu (Tuấn Hưng đóng) trông dỏm vô cùng, đậm chất “Tân cổ điển” của “newly richies” thế kỷ 21 ở VN
Bất chấp những bất hợp lý ấy, sự lãng mạn, bi tráng vẫn đi vào lòng người xem, làm ta cùng khóc cùng cười với nhân vật. Những cảnh như đám cưới, phòng Tân hôn, và kết cục của từng nhân vật đều thành công trở thành biểu tượng của phim. Cái kết đau thương của bộ phim càng làm sự hào hoa, lãng mạn, cốt cách bi hùng của những con người trụ lại Hà Nội năm ấy càng ấn tượng sâu sắc hơn. Như cô em Hong Nguyen Kim nói: “Dù chiến tranh thì tình yêu vẫn nảy nở, dù bom đạn, cái chết cận kề người Hà Nội vẫn cứ duy mỹ theo cách mà mỗi người muốn”. Chính tinh thần đó đã làm nên thành công của bộ phim.
Các diễn viên nhìn chung đều tròn vai, nhất là nữ chính càng về sau càng tốt, nhất là cảnh cuối đẹp như một bản anh hùng ca dù không logic chút nào. Bộ phim này còn có thể dùng để quảng cáo Phở rất oách nữa.
Ai quan tâm lịch sử mình khuyến cáo nên đọc Sống mãi với Thủ đô và Lũy Hoa của Nguyễn Huy Tưởng, vì tác giả viết dựa trên trải nghiệm của chính mình chứ đừng học lịch sử qua phim này (đọc online ở đây https://isach.info/mobile/story.php?story=song_mai_voi_thu_do__nguyen_huy_tuong)
Nghe nói phim Hà Nội mùa đông năm 46 của đạo diễn Đặng Nhật Minh cũng không tệ, trên YouTube đã có:.
#Đàophởpiano #HaNoi60ngaydem
CHÚC MỪNG PHIM VIỆT!
Phim về Hà Nội thì những người gắn bó với HN, những người yêu HN sẽ cảm nhận sâu sắc hơn.
Bà nội em sinh năm 1927, ở góc Lò Đúc - Trần Xuân Soạn, chắc cũng chạc tuổi nhân vật nữ vào năm 1947.
Ký ức về bà nội là nói chuyện rất từ tốn, giọng rất êm không lên bổng xuống trầm, kể cả khi mắng con cháu.
Khi mắng mỏ cũng ví von thơ văn, chứ không chỉ thẳng. Kiểu như là hay nói mấy câu "Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm", "Thì giờ ngựa chạy tên bay, nó đi đi mãi không quay được về",...
Xem phim này, các ký ức về bà nội lại ùa về.
Cô dâu trong đám cưới không được cười? Cười chứ nhỉ. Cô dâu chú rể không được có cử chỉ gần gũi nhau? Có chứ nhỉ
Ảnh đám cưới 2 thành viên của Trung đoàn Thủ đô.
Cô dâu ôm bó hoa cuoi lay dơn, đứng sát chú rể, cả hai đều cười rất tươi.
Chiến sỹ , dân quân Hà Nôi tại Pháp Vân.
Cụ có vẻ hơi luyên thuyên. Vậy thì để em giải thích cho cụ từng điểm mà cụ đang bới móc nhé:
1. Đỏ Cờ hay đỏ Hỷ: cụ có biết rằng sắc độ của màu sắc dưới mỗi điều kiện ánh sáng khác nhau sẽ có sự sai khác, màu đỏ dưới ánh sáng đèn dây tóc, đèn neon hay ánh sáng ban ngày nó không thể giống hệt nhau, và hơn thế nữa ở thời đại công nghệ ngày nay thì màu sắc hiển thì trên mỗi màn hình thiết bị như Laptop, TV, Điện thoại nó khác nhau lắm, màn hình ngày nay có công nghệ IPS LCD, OLED, AMOLED... với độ bao phủ màu đạt bao nhiêu % sRGB, Adobe RGB... cụ có chắc màn hình cụ đang xem hiển thị màu chuẩn so với mắt cụ nhìn ở ngoài đời không? Em có chơi 1 chút về ảnh, đã từng kéo màu bằng Lightroom trên màn hình Laptop thì nó là màu đỏ Cà Rốt nhưng sang màn hình điện thoại thì nó thành màu đỏ Cà Chua hay Gấc cơ cụ ạ . Tiếp tục, cô gái trong phim đâu có biết trước đám cưới sẽ diễn ra để mà chuẩn bị 1 cái áo dài đúng chuẩn của đám cưới. Cô gái này là tiểu thư sẽ có vài bộ áo dài trong hành lý khi di tản, lễ thành hôn đến bất ngờ trên chiến lũy thì đâu có thể mua hay may áo dài cưới chuẩn được mà chỉ có thể chọn 1 cái màu đỏ trong những cái áo có sẵn của mình cho phù hợp thôi.
2. Cô gái mỉm cười trong khi làm lễ thành hôn: Cụ có phân biệt được đâu là khung hình cắt ra từ bộ phim và đâu là ảnh hậu trường ko? Cụ ko thấy bên tay trái bức ảnh có anh nhân viên đoàn phim mặc áo phông đội mũ lưỡi trai à? Hình ảnh này chụp lúc các diễn viên đang chuẩn bị chứ chưa thực sự vào đoạn diễn thì sao?
3. Cô gái đứng sát, khoác tay chàng trai: Cô gái bị thất lạc cha mẹ vượt qua bao hiểm nguy để về chiến lũy tìm người yêu, cô coi người yêu là chỗ dựa duy nhất và có lẽ đã coi đó là chồng của mình từ trước khi lễ thành hôn diễn ra rồi, một người con gái thể hiện niềm hạnh phúc của mình trong hoàn cảnh như vậy mà còn phải nghĩ đến những lễ nghi giáo điều nam nữ thụ thụ bất thân nữa hay sao?
Cụ ko xem phim thì cũng đừng nên bới móc những thứ vớ vẩn như vậy, chẳng khác gì mấy ông ở trên bảo tên phim không được dùng Piano mà phải dùng Dương Cầm hay Đào, Phở là những từ gợi đòn để tăng sự hiếu kỳ cho khán giả. Muốn bới thì đi xem đi, phim có nhiều sạn to hơn nếu quyết tâm muốn bới móc đấy
Nữ chiến sỹ tại Hà Nôi 1946.
Nữ quân y chụp ảnh cùng chiến sỹ tại Sơn Tây 1947.
Cô dâu xưa chụp ảnh không cười, không tươi thì phải khóc như trong đám ma cho nó thành gia giáo à?
View attachment 8376662
Chã chắc cùng suy nghĩ với em, thích review Mai thì ra mở thớt khác.
Em đã nói ngay từ đầu là em mở thớt ko phải để so sánh "Đào, Phở và Piano" với "Mai" nhưng nhiều cụ cứ thích lôi vào gây ra tranh cãi hơn thua. Mệt
HN 36 phố phường chủ yếu là buôn bán ko ghê gớm đanh đá làm sao bán hàng.Đâu có thế cụ ơi. Đàn ông Hà Nội gốc rất lành và thân thiện và bao dung, tếu táo chứ không địa phương chủ nghĩa đâu ạ. Phụ nữ Hà Nội thì ghê gớm hơn
Bữa hai vợ ck em đi Hà Giang, vào homestay nhà như kiểu nhà sàn, mọi người ra sân đốt lửa trại. Thế nào mà xã em bị cảm. Em chạy vào phòng lễ tân xin ấm nước nóng để uống thuốc. Chỉ sau vài câu giao tiếp mà bạn quản lý kg phải người Hà Giang mà nghe có vẻ Miền Tây hoặc Sài Gòn. Tủm tỉm cười bảo : chị người Hà Nội đúng kg ?Mỗi khi có một đề tài về NHN (xưa), thì lại nổi lên các tranh cãi gay gắt, thậm chí nhiều người tỏ ra hằn học.
Cũng nên rộng lòng với những người cực đoan như vậy.
Trong số đó, có kẻ nhận ra một "cái gì đó của NHN" mà họ đang khao khát với tới, nhưng lại chưa thể đạt được, nên có phần uất ức cũng là chuyện thường. Một số khác lại nhìn NHN qua lăng kính của họ, thì NHN (thời đó) quá xa lạ với các chuẩn mực của họ ngay cả thời nay.
Chả bù cho e, cũng ở Hà Giang, em một hai khẳng định e ở Thanh Hoá, cbi về Thanh Hoá mà cậu ý cứ kêu e ở Hà NộiBữa hai vợ ck em đi Hà Giang, vào homestay nhà như kiểu nhà sàn, mọi người ra sân đốt lửa trại. Thế nào mà xã em bị cảm. Em chạy vào phòng lễ tân xin ấm nước nóng để uống thuốc. Chỉ sau vài câu giao tiếp mà bạn quản lý kg phải người Hà Giang mà nghe có vẻ Miền Tây hoặc Sài Gòn. Tủm tỉm cười bảo : chị người Hà Nội đúng kg ?
- Đúng rồi đoàn chị Hà Nội.
- Không em thấy mỗi chị mới Hà Nội.
Thật cảm thấy vui vui, hỏi lại sao em nghĩ vậy ?
- Em thấy thế !! Xong lại cười tủm tỉm.
Ở một nơi xa lắc mà thoáng cái có người nhận ra mình ở đâu. Thực sự vui cụ ah.
Đúng là khi ta ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn.