Cơ chế như ý cụ là phải ép ngân hàng cho các cụ vay tiền xây á ? Thế thì quên đê !
Nhà nước chỉ ra chính sách để ngân hàng cho vay hỗ trợ mua nhà chính sách cho hộ nghèo và không có chỗ ở, còn các ông ở đây muốn tự xây thì tự vác hồ sơ ra ngân hàng thẩm định xem họ có cho vay không , làm gì có chuyện ép ngân hàng cho các ông ở tập thể cũ vay tiền xây tập thể mới ?
Ở đây ko có khái niệm ép ngân hàng thương mại cho vay. Thứ 2 tài sản là có, là căn hộ tập thể hình thành trong tương lai tương tự như tất cả các chủ đầu tư bds đang làm và hiện tại một căn tập thể là có giá trị 1 tỷ, cho vay 500tr thế chấp để xây lại. 500 triệu cho 50 căn xây lại 2500m2 diện tích sàn là dc nên tính thương mại dưới góc độ ngân hàng là có.
Mấu chốt các hộ tập thể cùng xây thì ko có một chủ thể chủ đầu tư, ko một sổ đỏ tổng nên ngân hàng sẽ chùn ít nhất theo quy định hiện hành, ngay cả khi thành lập công ty dự án cũng sẽ ko có người cầm cái do chẳng ai được hưởng lợi.
Nói chung vẫn quay lại là Nhà Nước muốn gì, muốn chỉnh trang đô thị, cải tạo nhà tập thể? Thế thì thực hiện thế nào? Cơ chế để cty bds nhảy vào quy hoạch xây lại đã bị tắc gần 20 năm.
Còn tất nhiên thì vẫn sẽ là mặc kệ nó thôi. Thực tế, ngay cả khi nó sập thì lúc đó tính sau. Đứng về mặt chính trị thì cũng ít ông nào thấy lợi ích, nhảy vô làm, dù tốt thì sẽ vẫn bị chửi. Nói chung ko nên quá kỳ vọng nhà tập thể cải tạo trên mọi khía cạnh xã hội, kinh tế. Ối việc khác dễ làm và ít rủi ro hơn.
Nên nếu ko có cơ chế thoả đáng dc thì giải pháp là nên có luật nhà sau 50 năm nếu ko đủ chất lượng nữa thì tự động phải bị đập bỏ, lúc đó tự để các chủ căn tập thể tính là sẽ cùng xây hay cùng bán cho một ô bds khác.
Trên đây chỉ e mạo muội phân tích các góc nhìn và giải pháp còn thật sự e chả có lợi ích gì nên e cũng chả quan tâm.