Em bàn với cụ/mợ cái vụ thứ nhất đã. nãy trả lời cả 3 vụ rồi nhưng mà cái máy tính chết tiệt hết pin tắt rụp, rõ nhục.
Vậy là với trường hợp anh Nguyễn Văn Tú (SN 1967, trú tại xã Thạch Đa, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) bị đánh chết do nhầm là trộm chó, theo ý của cụ/mợ Thần Điêu là kết quả đơn giản "Cái này là đánh nhầm, đáng tiếc thôi".
Và với quan điểm lẫn phương châm "lấy độc trị độc" trong công cuộc "lập lại trật tự cho xã hội và trừng trị bọn súc vật", theo dữ liệu của vụ án đánh chết anh Nguyễn Văn Tú, cái giá phải trả cho 1 con chó/1 mạng người tâm thần là 7 con người với tổng cộng 80 năm tù. Và "với cái đám súc vật vì con chó mà sẵn sàng xả súng vào đám đông, sẵn sàng xiên chết đàn bà trẻ con, ,người già" mà những người nông dân vì con chó - cả đám đông sẵn sàng hô hào nhau xiên vào 1 người tâm thần/ko còn khả năng bảo vệ bản thân, xông vào đánh đấm và kéo lê người ta ra bãi tha ma của làng. Hành động và hậu quả của sự việc đó với cụ/mợ chỉ là sự việc đáng tiếc thôi sao?
Tại sao đại đa phần những người đang sống trong xã hội này đều sống và tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành dù cho có rất nhiều quy định vô lý và không thỏa đáng? Có phải vì chúng ta cần có một cuộc sống tự do, cần được hòa vào công cuộc sản xuất và tiêu thụ vật chất, cần được yêu thương và dạy dỗ con cái của chúng ta mỗi ngày, cần được mỗi tuần về thăm bố mẹ, anh em thân thích,...?
Và qua cái chết của anh Nguyễn Văn Tú, người bị nghi là có hành vi trộm chó, và vì một con chó mà có 7 con người đã phải mất tự do, 7 gia đình mất trụ cột, và 80 năm cuộc đời bị mất chỉ vì một con chó? Nếu tính về thiệt hại của mạng chó, chu kì phát triển của 1 con chó từ khi sinh ra đến khi đủ điều kiện để vào nồi mất 1 năm, vậy thì đã có 1 con chó đổi lấy 80 con chó, hơn thiệt thế nào chắc nhiều cụ/mợ tính ra được.
Vậy trong quan điểm của cụ/mợ ủng hộ các trường hợp đánh chết người trộm chó nhằm "lập lại trật tự cho xã hội và trừng trị bọn súc vật" đã có kết quả biến những người dân lương thiện thành những tên tội phạm để tiêu diệt 1 tên tội phạm, quan điểm cùng hành động đó đã vô hình chung gia tăng tội phạm cho xã hội chứ không còn là hành động lập lại trật tự cho xã hội nữa. 1 con người từ lương thiện bị biến thành tội phạm, đến khi mãn hạn giam giữ tái hòa nhập cộng đồng liệu họ có còn là người dân lương thiện hay họ đã trở thành một phần tử gây nguy hiểm cho xã hội?
Con người từ khi sinh ra và lớn lên, học tập kiến thức và hoạt động xã hội cần phải sử dụng bộ não để suy nghĩ và phân tích để nhận biết mọi hành động nên làm hoặc ko nên làm, đừng sống hoàn toàn theo cảm tính và đừng bảo vệ bất kì điều gì theo cảm tính. Đừng biến mình từ một người có tri thức lại đi ủng hộ những hành động không có tri thức cụ/mợ à.