Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng khí hậu gió mùa. Chính cái khí hậu gió mùa này khiến cho Việt Nam có rất nhiều thuận lợi trong nông nghiệp, trồng trọt và cũng chính cái khí hẫu này tạo cho Việt Nam một số khó khăn trong cuộc sống hàng ngày!
Đó là các vật dụng máy móc thiết bị dễ bị xuống cấp của như ảnh hưởng đến tuổi thọ!
Đàn dương cầm là một trong những sản phẩm bị hai chịu ảnh hưởng dễ dàng với nhiều nhất bởi cái khí hậu gió mùa đó:
Khi trời tiết khô vừa đủ tiếng đàn sẽ đẹp sáng rõ và dây đàn cũng khô ráo
Nhưng khi trời mưa dầm hoặc để trong một nhà mà có môi trường tiểu khí hậu ẩm trên mức cần thiết thì sẽ làm cho nở ở một số cơ phận dây đàn dễ bị rỉ sét, Trần trọng hơn, nếu ẩm độ cao quá thì sẽ dẫn tới việc âm thanh bị biến đổi cũng như không đúng dây (tầng số).
Nói chung là rất nhiều phiền toái xảy đến cho cây đàn.
Với những người mới biết sử dụng đàn, trong thời gian đầu khuyết điểm hay sai sót mà họ phát hiện nhiều nhất là việc kẹt phím ngoài ra, những khiếm khuyết khác thì họ khó mà phát hiện. Sau này, càng học lên cao họ sẽ biết thêm những khiếm khuyết khác của cây đàn của mình.
Sau một thời gian dài sử dụng, tiếp tục người sử dụng, sẽ ngày càng phát hiện ra thêm những khiếm khuyết của cây đàn vì càng lên cao, kỹ thuật sử dụng, diễn tấu càng yêu cầu cao để xử lý được các lỹ thuật của của tác phẩm.
Một ví dụ: để đánh cho ra manh nhẹ và đều note của một số bài cuối trong cuốn
Classiques favoris du piano Vol. 1A, mà gặp một cây đàn canh máy sai, búa cái chai cái chưa chai do không làm voicing làm câu cho thật đẹp (đánh cho ra sắc thái của tác phẩm như nghe giống như trong băng, trong đĩa) thì người đàn chỉ có nước ngồi mà khóc! Đấy là đàn lên đúng dây chứ chưa nói đàn bị sai dây nhé!
Một đây đàn đạt chuẩn lúc ban đầu mà không được chăm sóc (lên dây định kỳ, canh chỉnh máy, làm voicing khi cần,...) bảo quản đúng mức ( giữ cho đàn không bị ẩm, bụi,... tránh các tác nhân gây ảnh hưởng (ví dụ:để gần cửa sổ ánh năng chiếu trực tiếp vào đàn thường xuyên liên tục,... ) sẽ khiến đàn mau xuống cấp.
Về tổng thể là như vậy nhưng cụ thể em xin khuyến nghị từng cấp độ như sau:
1/ cách tôt nhất là để đàn trong phòng điều hoà liên tục nhất là với nhưng cây đàn quý mắc tiền.
Hoặc những cây đàn không phải mắc tiền nhưng chủ nhân cưng quý nó
Nhiệt độ lý tưởng theo khuyến nghị là từ 70-72 F (21-22 độ C) ẩm độ thì theo chuẩn của nhiệt độ (45 -70%)
Riêng đại dương cầm thì thấp hơn 40 -45% !
Đây là cách bảo quản đàn dễ nhất và tốn kém nhất! đó là chưa nói đến khi ngồi đánh trong phòng ntn người đàn phải măc áo ấm và xài kem chống khô da với những ai không chịu được lạnh và da nhạy cảm! Lý do các nhà sản suất đàn (Steinways, Schimmel,... ) đưa ra cái chuẩn đó vì theo họ đàn piano "sống" thoải mái cùng với nhiệt độ mà con người thấy thoải mái mà ở nước ngoài thi đây là "chuẩn nhiệt độ" mà con người thoải mái!
Việc bảo quản đàn trong phòng điều hòa vô hình chung kéo theo đàn được để trong một nơi có rèm che, ngăn ánh sáng bên ngoài chiếu trực tiếp vào Đản cũng như luôn đóng cửa kín, khiến bụi bẩn, và các tấc nhân như gián, ruồi, bọ, không tiếp cận và làm hư đàn.
Tuy nhiên cách bảo quản này thực sự trong thực tế là không khả thi và ở Việt Nam ít người có điều kiện thực hiện hoặc nếu có thực hiện thì cũng ở mức máy điều hòa chỉ mở khi có người trong phòng còn trong thực tế chẳng ai đi ra khỏi phòng mà vẫn mở máy điều hòa để giữ gìn cho một cây đàn cả!
Điều này kéo theo sau khi tắt điều hòa cây đàn vẫn ở trong trạng thái hoàn chỉnh nhưng sau một thời gian khoảng 3 - 6 tiếng mà không mở điều hòa lại thì đương nhiên cây đàn sẽ nằm trong một môi trường khác hoàn toàn với môi trường điều hòa. Nếu biên độ chênh lệch giữa nhiệt độ thực và nhiệt độ khi có vận hành máy điều hoà không quá lớn thì vẫn có thể coi là ok và cây đàn sẽ trở lại trạng thái bình thường vốn có nếu bật lại điều hòa và nhiệt độ trong phòng trở lại và ẩm độ trong phòng trở lại bình thường tiêu chuẩn.
Như đã nói cách bảo quản này là không khả thi trong thực tế, nên sẽ có những cách bảo quản khác dĩ nhiên không thể nào bằng nhưng có thể coi là
"méo mó có còn hơn không" cũng như
"thà thắp một ngọn nến còn hơn là ngồi nguyền rủa bóng tối"
2/ Nếu đàn được để trong môi trường bình thường thì như đã nói ở trên tránh Ánh Sáng trực tiếp chiếu trực tiếp liên tục vào đàn cũng như nếu nhà không kín thì nên có khăn che phủ dạy đàn.
Dĩ nhiên khi đàn mà muốn thưởng thức âm thanh chính xác và trung thực thì phải bỏ khăn ra cũng như mở nắp đàn lên còn bình thường khi dùng hàng ngày tập luyện hoặc bảo quản thì che khăn phủ kín.
Về ống sấy, trong một bài trước trong thớt cũ em có nói là nên cắm ống sấy liên tục . Lý do như đã nói rồi là các bác có đàn đều dùng khăn phủ che trên nắp đàn và khăn này thường làm bằng nhung hay vải bố khiến dẫn tới là nguyên thùng đàn được đậy kín và "Môi trường tiểu khí hậu của đản" luôn luôn không bao giờ hết ẩm do đó không sợ đàn quá khô mà ảnh hưởng tới chất lượng của máy.
Trong trường hợp các bác thích nghe tiếng đàn chuẩn mà không dùng khăn phủ đàn thì đó lại là phải coi lại cach sấy:
Các bác có thể áp dụng các cắm ống sấy liên tục nhưng khi đánh đàn thì rút ống sấy và khi đánh xong thì nhớ cắm lại đó cũng là một cách để đôi lúc cung cấp thêm ẩm độ cho đàn nếu đàn quá khô.
Dĩ nhiên thời gian bình quân đánh đàn một ngày tối đa chỉ khoảng từ 5 đến 6 tiếng thì bù qua chế lại thời gian không sấy và sấy cũng có thể gọi là quân bình
Xin lưu ý cách này chỉ áp dụng khi các bác để đàn trong môi trường không đậy nắp không dạy khăn phủ ở trên còn nếu các bác có dùng khăn phủ thì thế kinh nghiệm của em có thể cắm điện 24/24 (ống sấy 20Watt) vì môi trường tiểu khí hậu của đản lúc nào cũng như trong trạng thái trời nồm nghĩa là luôn luôn có ẩm.
Đây là cách giữ ẩm độ chống ẩm tương đối đơn giản và đỡ phức tạp nhất nhưng chưa phải là hoàn hảo
3/ Cách thứ hai là các bác mua bột hay "cát chống ẩm" nó chính là silicagel đây là một loại cát háo nước, nó sẽ hút ẩm ở môi trường ẩm.
Nếu sử dụng loại bột hay "cát chống ẩm" này, các bác phải thường xuyên kiểm tra coi khi nào Ẩm độ của bột hay "cát chống ẩm" bão hòa thì phải đem ra phơi nắng hoặc rang sấy khô và sử dụng lại. Đó là cách dùng thủ công cũng hơi phiền và phức tạp
Hiện nay một số nơi kinh doanh đàn piano, có bán những dụng cụ hay gọi là hệ thống chống ẩm khá hiệu quả, Các bác cũng có thể tìm mua ở những nơi này để mua về và sẽ tuân theo sự hướng dẫn chỉ chỉ định của thiết bị mà xử lý chống ẩm
Riêng về trời nồm, thì các bác cũng biết để xử lý nồm không có cách nào khác hơn là dùng hơi gió. Bằng chứng là quần áo phơi trong ngày nồm muốn khô thì phải dùng quạt thôi chứ không ai có thể dùng nhiệt mà phơi khô được do đó với đàn piano thì những ngày trời nồm thực sự cũng là những ngày khác căng thẳng cho những người yêu đàn.
Tuy nhiên, mức độ phức tạp hoặc hạn chế cũng không quá mức mà các bác phải quá bận tâm bởi vì đấy là hạn chế bất khả kháng. Xét cho cùng trong thực tế tất cả những dụng cụ cao cấp sử dụng ở nước ngoài thường ít bền và mau hư cũng như xuống cấp!
Ví dụ như giày dép túi xách cao cấp đem về Việt Nam sử dụng thì thường mau xuống cấp bởi vì do khí hậu và do điều kiện thời tiết như môi trường sống không được bằng ở nước ngoài nhiên muốn giấy dép được đẹp bền thì phải lau chùi đánh xi,... và việc bảo quản luôn phức tạp hơn khi sử dụng ở nước ngoài nhưng biết sao được!
VÀ, em lại nhớ tới chuyện cụ Lý đi ra đình họp việc làng: Cụ Lý cũng có đôi guốc mộc. Do sợ đôi guốc dơ, hư, mòn cụ đành phải
"Tay cầm ô, nách kep guốc, chân trần đi bộ" trên đường, thậm chí qua cả quãng lội! Đợi tới gần đình làng thì cụ mới đi guốc vào! Nghĩ cũng thương! nhưng em tự hỏi và các bác thử nghĩ là ta
"lấy thân che của hay lấy của che thân"?
Hơn nữa một cây đàn piano hiện nay giá phổ thông sử dụng cũng chỉ tầm khoảng từ 25 tới 45 triệu thì suy cho cùng đó cũng không phải số tiền quá lớn, Trong thực tế ngày nay, khi dùng một sản phẩm thì chúng phải chịu đi theo quy luật phải chấp nhận xuống cấp cũng như khấu hao vì mình đã dùng nó!