[Funland] Đàn Dương Cầm (Piano) - Chia sẻ kinh nghiệm!

4funnyonly

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-602331
Ngày cấp bằng
7/12/18
Số km
187
Động cơ
126,360 Mã lực
Chúc bé Trà My thành công!
Bạn Minh Quang thì nổi tiếng rồi, cụ cần thông tin gì về bạn đó?
Ôi giời, cái ông anh đồng bóng của em, thì đến vợ ông ấy cũng chả biết ông ấy cần gì đâu ạ.
Chắc thấy con người ta giỏi quá lại "Nó ăn phở sáng ở đâu, mặc quần áo hiệu gì... mà đánh đàn giỏi thế?" thôi mà cụ.
 

tvt2019

Xe hơi
Biển số
OF-701150
Ngày cấp bằng
21/9/19
Số km
104
Động cơ
96,831 Mã lực
trông tay F1 nhà cụ mềm lướt trên phím mà phê quá :D
 

phinhtauamhanoi

Xe tải
Biển số
OF-559985
Ngày cấp bằng
21/3/18
Số km
206
Động cơ
152,200 Mã lực
Tuổi
84
Năm học mới bắt đầu rồi, f1 nhà em lại hì hục mổ cò từng phím một. Thật là gian khổ :((

 

4funnyonly

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-602331
Ngày cấp bằng
7/12/18
Số km
187
Động cơ
126,360 Mã lực
Cô_bé_ko_có_tên_trong_danh_sách đi thi về thật rồi, ông giáo ạ!
Và vẫn có giải như thường lệ.
Tuy nhiên, ông bố Nổ có vẻ trầm tính hẳn. Chắc ra biển lớn, học được nhiều.
Thấy ông ấy chia sẻ, đọng lại sau cuộc thi là:
1. "Nhạc viện Hà Nội cũng có đứa giỏi":)). Nhìn cách bạn Quang đánh và thâu tóm giải thưởng, ông ấy khiếp.
2. Hàng China len lỏi đến từng ngóc ngách của thế giới. Cái Cup giải thưởng của BTC cũng là hàng China. Thí sing vừa nhận xong, nó rụng ngay cái đầu. Thế là gói gém 2 mảnh, mang về nước.:((
 
Chỉnh sửa cuối:

4funnyonly

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-602331
Ngày cấp bằng
7/12/18
Số km
187
Động cơ
126,360 Mã lực
Dear các Bác,
Như vậy là đã gần tròn 10 tháng, từ ngày cháu reg nick, để đăng đàn nhờ các bác Tư vấn và góp ý cho cô cháu gái và gia đình ông anh Nổ nhà cháu. Trong việc học và tập Piano cho bé Trà My.

Gia đình vô cùng biết ơn bác Xe vài bánh đã tận tình giúp đỡ thông tin, bác QUANG1970 đã có những góp ý thẳng thắn và thiết thực, bác phinhtauamhanoi đã luôn động viên chúc mừng Trà My mỗi khi con lên đường đi thi.

Đến nay, quá trình upgrade từ cấp phường xã lên tầm Quốc gia của Trà My đã hoàn tất. Nhà cháu xin phép sẽ rời topic (sau khi post nốt các bài chia sẽ kinh nghiệm của ông anh cháu) để nhường sân cho các cụ nào cần tư vấn, giúp đỡ hơn.

Như đã nói ở 1 post nào đó:

- Sau khi Trà My lấy giải ở tầm quốc tế (sẽ nói rõ ở phần sau), ông ấy sẽ ngồi viết 1 bàn biên khảo về "cách học Piano thời 4.0". Theo ông ấy thì cách học và dạy Piano của các cụ QUANG1970 Xe vài bánh , tuy không sai, nhưng đã lạc hậu với thời công nghệ 4.0
Cháu chờ ông Nổ gửi bài biên khảo của ông ấy, rồi sẽ post lên sau ạ.

Một lần nữa, chân thành cảm ơn các bác!
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,614
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Dear các Bác,
Như vậy là đã gần tròn 10 tháng, từ ngày cháu reg nick, để đăng đàn nhờ các bác Tư vấn và góp ý cho cô cháu gái và gia đình ông anh Nổ nhà cháu. Trong việc học và tập Piano cho bé Trà My.

Gia đình vô cùng biết ơn bác Xe vài bánh đã tận tình giúp đỡ thông tin, bác QUANG1970 đã có những góp ý thẳng thắn và thiết thực, bác phinhtauamhanoi đã luôn động viên chúc mừng Trà My mỗi khi con lên đường đi thi.

Đến nay, quá trình upgrade từ cấp phường xã lên tầm Quốc gia của Trà My đã hoàn tất. Nhà cháu xin phép sẽ rời topic (sau khi post nốt các bài chia sẽ kinh nghiệm của ông anh cháu) để nhường sân cho các cụ nào cần tư vấn, giúp đỡ hơn.

Như đã nói ở 1 post nào đó:


Cháu chờ ông Nổ gửi bài biên khảo của ông ấy, rồi sẽ post lên sau ạ.

Một lần nữa, chân thành cảm ơn các bác!
Chúc mừng cháu cụ đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên cháu gái cụ nên tạm hài lòng với tầm trường cao đẳng nhạc họa thôi đã, tầm cuốc da thì còn phải cố gắng nhiều, đúng là ông anh cụ hơi tự tin quá. :D
 

4funnyonly

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-602331
Ngày cấp bằng
7/12/18
Số km
187
Động cơ
126,360 Mã lực
Chúc mừng cháu cụ đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên cháu gái cụ nên tạm hài lòng với tầm trường cao đẳng nhạc họa thôi đã, tầm cuốc da thì còn phải cố gắng nhiều, đúng là ông anh cụ hơi tự tin quá. :D
Vâng, cảm ơn cụ. Ai cũng bảo ông ấy nên khiêm tốn. Vì đến tai các Thầy, cô thì ảnh hưởng đến cháu bé.
 
Chỉnh sửa cuối:

phinhtauamhanoi

Xe tải
Biển số
OF-559985
Ngày cấp bằng
21/3/18
Số km
206
Động cơ
152,200 Mã lực
Tuổi
84
Vâng, cảm ơn cụ. Ai cũng bảo ông ấy nên khiêm tốn. Vì đến tai các Thầy, cô thì ảnh hưởng đến cháu bé.
Các thầy cô biết cũng chẳng sao cả bác ạ. Bên trường Hà nội cũng đang khuyến khích các con đăng ký tham dự các cuộc thi hoặc festival âm nhạc. Nếu con tự đăng ký đi thi và có giải thì báo về Khoa, được tuyên dương đấy ạ:D
 

Willamcuong

Xe máy
Biển số
OF-425431
Ngày cấp bằng
27/5/16
Số km
97
Động cơ
217,860 Mã lực
Tuổi
36
Bé tầm 4 tuổi học dc chưa các cụ nhỉ
 

4funnyonly

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-602331
Ngày cấp bằng
7/12/18
Số km
187
Động cơ
126,360 Mã lực
Nội dung copy của 1 cá nhân có con gái được vài giải thưởng trong nước và quốc tế. Không phải của 4funnyonly . Các cụ cân nhắc trước khi xem và tự đánh giá các thông tin.

Kính thưa các Cụ!

Xuất phát từ 1 gia đình thuần kỹ thuật, chả biết gì về nhạc nhẽo, theo trào lưu chung của xã hội, cháu cũng cho con gái tập tọe đàn hát. Và thu được khá nhiều thành công, cũng như trải nghiệm thú vị trong lĩnh vực này. Xin được chia sẻ với các Cụ. Hy vọng nó sẽ có chút ích lợi đối với các Cụ có hoàn cảnh giống nhà cháu: Mù tịt về âm nhạc, nhưng muốn cho con thoát mù âm nhạc qua con đường phổ thông nhất: PIANO. Cháu sẽ tách làm 3 phần: Học gì; chọn đàn ra sao; Giáo viên thế nào.

1. Học gì trên đàn PIANO:

Xin trả lời luôn là nên học Cổ điển (Classic). Cổ điển là những bản nhạc cũ, đã có từ khoảng vài đến 100 năm nay. Khác với nhạc hiện đại (POP, ROCK, Jazz) mới thịnh hành gần đây.

Các cụ sẽ hỏi ngay: Tại sao lại học 1 thứ cổ lỗ thế, tôi thấy có ai nghe cổ điển đâu, đài báo toàn kêu cổ điển kén và không có người nghe..bô lô.. ba la….

Câu trả lời là: Ý kiến của cá cụ hoàn toàn chính xác. Nhưng phải học cổ điển trước, vì nó dễ! Bản thân các trường Nhạc, để học cổ điển cũng chỉ cần hết lớp 3 (9 tuổi) là đc học. Còn học Piano đương đại (piano Jazz) phải yêu cầu già dặn hơn rất nhiều.

Các bản nhạc cổ điển có từ các đây vài trăm năm rồi. chỉ 1 lệnh google, các cụ seach ra ngay đc cả đống. Các bản nhạc lại cực kỳ chi tiết: từ ngón tay nào đánh nốt nào, tốc độ bao nhiêu, lúc nào to, lúc nào nhỏ, v.v…..

Cứ tập đúng như bản nhạc, đảm bảo đánh hay, và đi thi có giải (dù trong nước hay Quốc tế). Không tin, các cụ cứ hỏi cụ phinhtauamhanoi mà xem!

Có cụ sẽ nhảy chồm lên, chửi vào mặt cháu là Nói thì dễ, là sao mà đánh đúng bản nhạc đc, mất thời gian lắm.v.v…. Điều này cũng đúng, nhưng sẽ do Giáo viên dạy cơ bản cho các con. Vấn đề này sẽ đc nói kỹ hơn ở phần 3: Chọn giáo viên.

Trở lại về nhạc cổ điển và nhạc Đương đại. Nhạc đương đại được đón nhận rộng rãi hơn, đơn giản vì nó hay hơn. Nhưng khó học vì bản thân nó, tìm bản nhạc để tập còn khó. Đố các cụ lên mạng, vào Nhạc viện, thư viện.. tìm đc bản nhạc “Độ ta không độ nàng” chuyển soạn cho Piano đấy? Mà không có bản nhạc thì học vào mắt à? Giáo viên cũng chả có gì mà dạy. Giám khảo chấm thi cũng lấy niềm tin ra chấm thi à?

Chính vì vậy, 99% các cuộc thi Piano đều yêu cầu chơi theo phong cách Cổ điển, để giám khảo còn biết mình nghe và chấm cái gì. Chứ để thí sinh nó oánh POP, Rock, Jazz thì điếc lòi hết cả lũ. Cũng có nhiều quan điểm về việc cứ thi mãi Cổ điển cổ lỗ, không theo kịp xu hướng thời đại, nhưng biết làm sao được, Piano nó thế!

Đến đây, sẽ lại có Cụ chửi cháu: Ông khuyên con tôi học cái thứ cổ lỗ ấy để ngu người đi à?

Xin thưa luôn là KHÔNG ạ. Sau 1 thời gian học cổ điển vững tay, chúng ta sẽ chuyển sang nhạc Đương đại. Phần lớn các nghệ sỹ PIANO đều phải làm thế. Và như vậy mới phát triển được.

Ở Việt Nam, thử hỏi các cụ biết Nguyễn Đăng Quang là ai không? Hay biết nhiều đến An Coong, Tuấn Mạnh hơn?

Còn trên Thế giới, nhắc đến PIANO, 5 tỷ 9 người sẽ nghĩ đến Richard Clayderman.

Điểm chung của các Pianist này đều là xuất thân từ Cổ điển. Học vững rồi sang Đương đại phát triển tiếp, và gặt hái nhiều thành công.

 
Chỉnh sửa cuối:

4funnyonly

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-602331
Ngày cấp bằng
7/12/18
Số km
187
Động cơ
126,360 Mã lực
Nội dung copy của 1 cá nhân có con gái được vài giải thưởng trong nước và quốc tế. Không phải của 4funnyonly . Các cụ cân nhắc trước khi xem và tự đánh giá các thông tin.

Phần 2: Chọn Đàn gì để học Piano

Nhiều cụ rất băn khoăn: mua đàn gì Óc gan, piano đứng, piano nằm, piano điện để cho con học Piano hiêu quả.

Xin thưa là các cụ cứ mạnh dạn cười vào mũi những ông luôn ra rả: đàn điện hỏng tay và tai; đàn Óc phím nhẹ; phải học đàn cơ….cho cháu!

Cháu đã đưa con gái đi đánh giải khắp trong Nam, ngoài Bắc, ra cả nước ngoài. Thì điểm chung là các cây đàn ở chỗ thi đều rất xịn, lên đến 4-5 tỷ đồng/chiếc. Do vậy, các cụ có đầu tư đến 400 triệu cho 1 cái đàn piano nằm hiệu Yamaha C5, thì khoảng cách giữa đàn thi và đàn tập nó vẫn xa vời vợi, chả khác với cây Óc gan 5 triệu là bao. Đừng cố quá đầu tư cho cái đàn. Để tiền đó cho con ăn chơi, và đi đánh giải còn hơn.

Cháu xin đưa ra 3 ví dụ minh chứng:

1. Cả nhà cháu và cụ phinhtauamhanoi đều chỉ bắt đầu cho con học trên cây Óc gan. Sau đó, mới nâng cấp lên cây đàn cơ ngoài dòng. Vậy mà F1 nhà cháu và cụ phinhtauamhanoi đều đỗ vào trường chuyên nghiệp, đi đánh và lấy giải trong nước, quốc tế ầm ầm. Giá được chọn lại, cháu sẽ chọn 1 cây piano điện mà thôi, ko chọn cây cơ, vì đắt, ồn ào, bảo dưỡng, lên dây vất vả và tốn kém.

2. Tại giải piano ở Malaysia, phòng warm up (khởi động, cho các thí sinh tập 1 lúc cho dẻo tay) của họ cũng chỉ dùng 3 cây piano điện.

3. Ở Nhạc viện HN, có 1 phụ huynh họ Trương, có 2 F1 chơi đàn cũng tạm ổn (chắc cũng ngang tầm F1 nhà cháu) tên Hà và Diệu. Khi đưa con gái đi châu Âu thi piano, cụ ấy “cắt đôi” được cái đàn piano điện, để nhét vào hành lý, mang theo cho con luyện trong những ngày đi thi. Chứng tỏ cụ ấy quá giỏi về kỹ thuật. Cháu cũng dân kỹ thuật, rất muốn được gặp gỡ giao lưu với cụ ấy để học hỏi kinh nghiệm, vì ra nước ngoài đánh giải, tìm đàn để F1 tập cho dẻo tay hàng ngày khá khó.


3 ví dụ kể trên để các cụ thấy rằng, đàn phím điện tử là những thành tựu khoa học nổi bật của con người, nó khắc phục đc rất nhiều điểm yếu của đàn cơ. Vậy tại sao mà chúng ta cứ phải cổ hủ, ôm ấp và níu giữ cái cũ kỹ và lạc hậu. Thời đại 4.0 rồi ạ, các cụ hãy thông thái chút!

Có cụ sẽ hỏi: - Đàn óc phím nhẹ, không đánh mạnh nhẹ được. Đúng! Tuy nhiên, mạnh hay nhẹ đã đc ghi rõ trong bản nhạc. Đến chỗ cần đánh mạnh, nhẹ, F1 cứ nhớ, lúc thi đánh đúng. Cái đàn ở chỗ thi nó sẽ kêu đúng và giám khảo sẽ biết.

- Tiếng đàn cơ khác tiếng đàn điện: Xin thưa, nó vẫn là nốt đó. Không có chuyện gõ nốt Đô, nó kêu thành nốt La. Đổi lại, nó có thêm hàng tỷ tính năng ngon hơn.

- Đàn cơ có pê đan, đàn Óc không có: Pê đan của đàn piano được phát minh dựa trên cảm hứng từ 3 chân ga, chân phanh và chân côn của xe ô tô. Nó làm thay đổi chút ít độ vang, to nhỏ của nốt nhạc đánh ra. Không có cũng không sao (vì vậy đàn Óc gan mới bỏ đi). Và cũng được ghi rõ trên bản nhạc là chỗ nào cần đạp pê đan nào. Nếu đàn nhà các cụ ko có pê đan, có thể để vào đó 1 miếng gỗ, 1 cái gì đó tương tự (cháu hay khuyên dùng 1 cái túi đựng nước rửa bát sunlight cho êm).
upload-2019-10-9-19-14-4.png

Mỗi khi đến đoạn bản nhạc ghi đạp pê đan thì đạp chân 1 cái vào đó cho quen chân.

Lại có người sẽ nói: Thế tao có tiền, cứ thích mua piano cơ thì sao? Xin thưa là người có tiền thì luôn đúng, cho dù kẻ đó là trọc phú!. Cụ sẽ có 1 vật trang trí đẹp và sang trọng cho phòng khách. Còn công năng thì…..


 
Biển số
OF-491049
Ngày cấp bằng
24/2/17
Số km
4,184
Động cơ
813,517 Mã lực
Nội dung copy của 1 cá nhân có con gái được vài giải thưởng trong nước và quốc tế. Không phải của 4funnyonly . Các cụ cân nhắc trước khi xem và tự đánh giá các thông tin.

Kính thưa các Cụ!

Xuất phát từ 1 gia đình thuần kỹ thuật, chả biết gì về nhạc nhẽo, theo trào lưu chung của xã hội, cháu cũng cho con gái tập tọe đàn hát. Và thu được khá nhiều thành công, cũng như trải nghiệm thú vị trong lĩnh vực này. Xin được chia sẻ với các Cụ. Hy vọng nó sẽ có chút ích lợi đối với các Cụ có hoàn cảnh giống nhà cháu: Mù tịt về âm nhạc, nhưng muốn cho con thoát mù âm nhạc qua con đường phổ thông nhất: PIANO. Cháu sẽ tách làm 3 phần: Học gì; chọn đàn ra sao; Giáo viên thế nào.

1. Học gì trên đàn PIANO:

Xin trả lời luôn là nên học Cổ điển (Classic). Cổ điển là những bản nhạc cũ, đã có từ khoảng vài đến 100 năm nay. Khác với nhạc hiện đại (POP, ROCK, Jazz) mới thịnh hành gần đây.

Các cụ sẽ hỏi ngay: Tại sao lại học 1 thứ cổ lỗ thế, tôi thấy có ai nghe cổ điển đâu, đài báo toàn kêu cổ điển kén và không có người nghe..bô lô.. ba la….

Câu trả lời là: Ý kiến của cá cụ hoàn toàn chính xác. Nhưng phải học cổ điển trước, vì nó dễ! Bản thân các trường Nhạc, để học cổ điển cũng chỉ cần hết lớp 3 (9 tuổi) là đc học. Còn học Piano đương đại (piano Jazz) phải yêu cầu già dặn hơn rất nhiều.

Các bản nhạc cổ điển có từ các đây vài trăm năm rồi. chỉ 1 lệnh google, các cụ seach ra ngay đc cả đống. Các bản nhạc lại cực kỳ chi tiết: từ ngón tay nào đánh nốt nào, tốc độ bao nhiêu, lúc nào to, lúc nào nhỏ, v.v…..

Cứ tập đúng như bản nhạc, đảm bảo đánh hay, và đi thi có giải (dù trong nước hay Quốc tế). Không tin, các cụ cứ hỏi cụ phinhtauamhanoi mà xem!

Có cụ sẽ nhảy chồm lên, chửi vào mặt cháu là Nói thì dễ, là sao mà đánh đúng bản nhạc đc, mất thời gian lắm.v.v…. Điều này cũng đúng, nhưng sẽ do Giáo viên dạy cơ bản cho các con. Vấn đề này sẽ đc nói kỹ hơn ở phần 3: Chọn giáo viên.

Trở lại về nhạc cổ điển và nhạc Đương đại. Nhạc đương đại được đón nhận rộng rãi hơn, đơn giản vì nó hay hơn. Nhưng khó học vì bản thân nó, tìm bản nhạc để tập còn khó. Đố các cụ lên mạng, vào Nhạc viện, thư viện.. tìm đc bản nhạc “Độ ta không độ nàng” chuyển soạn cho Piano đấy? Mà không có bản nhạc thì học vào mắt à? Giáo viên cũng chả có gì mà dạy. Giám khảo chấm thi cũng lấy niềm tin ra chấm thi à?

Chính vì vậy, 99% các cuộc thi Piano đều yêu cầu chơi theo phong cách Cổ điển, để giám khảo còn biết mình nghe và chấm cái gì. Chứ để thí sinh nó oánh POP, Rock, Jazz thì điếc lòi hết cả lũ. Cũng có nhiều quan điểm về việc cứ thi mãi Cổ điển cổ lỗ, không theo kịp xu hướng thời đại, nhưng biết làm sao được, Piano nó thế!

Đến đây, sẽ lại có Cụ chửi cháu: Ông khuyên con tôi học cái thứ cổ lỗ ấy để ngu người đi à?

Xin thưa luôn là KHÔNG ạ. Sau 1 thời gian học cổ điển vững tay, chúng ta sẽ chuyển sang nhạc Đương đại. Phần lớn các nghệ sỹ PIANO đều phải làm thế. Và như vậy mới phát triển được.

Ở Việt Nam, thử hỏi các cụ biết Nguyễn Đăng Quang là ai không? Hay biết nhiều đến An Coong, Tuấn Mạnh hơn?

Còn trên Thế giới, nhắc đến PIANO, 5 tỷ 9 người sẽ nghĩ đến Richard Clayderman.

Điểm chung của các Pianist này đều là xuất thân từ Cổ điển. Học vững rồi sang Đương đại phát triển tiếp, và gặt hái nhiều thành công.

[EDIA=youtube]s3J8LFDE1kA[/MEDIA]
Bác nói khá chi tiết, nhưng em xin bổ xung lại cho chính xác hơn câu hỏi "tại sao phải học cổ điển trước"

- Không phải học cổ điển trước vì cổ điển dễ hơn các thể loại khác, mà ngược lại cổ điển nó là khó nhất trong các thể loại: Pop, rock, R&B, nhạc nhẹ đương đại...
- Học cổ điển trước vì nhạc cổ điển là đỉnh cao về kỹ thuật ngón, nó là đỉnh cao về khoa học âm nhạc, thầy cô sẽ cho các con học từ kỹ thuật dễ đến khó. Chỉ có kỹ thuật ngón mới là tiền đề để bước các bước tiếp theo. Sau khi học cổ điển đến một trình độ nào đó (thường khoảng 5-7 năm) thì lúc này tính toán xem nên theo cổ điển hay sang nhạc nhẹ, nhạc rock, blue jazz...

- Các bác hình dung học nhạc cổ điển nó giống như môn toán, ta phải học từ dễ đến khó, học từ bảng cửu chương, sau đó đến giải phương trình bậc 2, 3, 4... cao hơn nữa sẽ học toán cao cấp, ma trận (quá trình này là sự khổ luyện miệt mài).
- Khi đạt đến trình độ toán cao cấp rồi thì lúc này chúng ta bắt đầu xem xét khả năng của các con. Xem các con có thích toán hay ko, có đủ khả năng theo toán như Ngô Bảo Châu hay ko.
Nếu ko học tiếp toán thì chuyển sang học CNTT, tự động hoá, các nghành kỹ thuật khác (giai đoạn này giống như chuyển từ cổ điển sang: pop, rock, R&B...)

Tóm lại, cổ điển nó là tiền đề cho tất cả các thể loại khác. Ko có kỹ thuật cổ điển thì ko thể phát triển đc các thể loại khác (giống như ko học toán thì ko thể học đc bất cứ nghành kỹ thuật nào).

 
Biển số
OF-491049
Ngày cấp bằng
24/2/17
Số km
4,184
Động cơ
813,517 Mã lực
Nội dung copy của 1 cá nhân có con gái được vài giải thưởng trong nước và quốc tế. Không phải của 4funnyonly . Các cụ cân nhắc trước khi xem và tự đánh giá các thông tin.

Phần 2: Chọn Đàn gì để học Piano

Nhiều cụ rất băn khoăn: mua đàn gì Óc gan, piano đứng, piano nằm, piano điện để cho con học Piano hiêu quả.

Xin thưa là các cụ cứ mạnh dạn cười vào mũi những ông luôn ra rả: đàn điện hỏng tay và tai; đàn Óc phím nhẹ; phải học đàn cơ….cho cháu!

Cháu đã đưa con gái đi đánh giải khắp trong Nam, ngoài Bắc, ra cả nước ngoài. Thì điểm chung là các cây đàn ở chỗ thi đều rất xịn, lên đến 4-5 tỷ đồng/chiếc. Do vậy, các cụ có đầu tư đến 400 triệu cho 1 cái đàn piano nằm hiệu Yamaha C5, thì khoảng cách giữa đàn thi và đàn tập nó vẫn xa vời vợi, chả khác với cây Óc gan 5 triệu là bao. Đừng cố quá đầu tư cho cái đàn. Để tiền đó cho con ăn chơi, và đi đánh giải còn hơn.

Cháu xin đưa ra 3 ví dụ minh chứng:

1. Cả nhà cháu và cụ phinhtauamhanoi đều chỉ bắt đầu cho con học trên cây Óc gan. Sau đó, mới nâng cấp lên cây đàn cơ ngoài dòng. Vậy mà F1 nhà cháu và cụ phinhtauamhanoi đều đỗ vào trường chuyên nghiệp, đi đánh và lấy giải trong nước, quốc tế ầm ầm. Giá được chọn lại, cháu sẽ chọn 1 cây piano điện mà thôi, ko chọn cây cơ, vì đắt, ồn ào, bảo dưỡng, lên dây vất vả và tốn kém.

2. Tại giải piano ở Malaysia, phòng warm up (khởi động, cho các thí sinh tập 1 lúc cho dẻo tay) của họ cũng chỉ dùng 3 cây piano điện.

3. Ở Nhạc viện HN, có 1 phụ huynh họ Trương, có 2 F1 chơi đàn cũng tạm ổn (chắc cũng ngang tầm F1 nhà cháu) tên Hà và Diệu. Khi đưa con gái đi châu Âu thi piano, cụ ấy “cắt đôi” được cái đàn piano điện, để nhét vào hành lý, mang theo cho con luyện trong những ngày đi thi. Chứng tỏ cụ ấy quá giỏi về kỹ thuật. Cháu cũng dân kỹ thuật, rất muốn được gặp gỡ giao lưu với cụ ấy để học hỏi kinh nghiệm, vì ra nước ngoài đánh giải, tìm đàn để F1 tập cho dẻo tay hàng ngày khá khó.


3 ví dụ kể trên để các cụ thấy rằng, đàn phím điện tử là những thành tựu khoa học nổi bật của con người, nó khắc phục đc rất nhiều điểm yếu của đàn cơ. Vậy tại sao mà chúng ta cứ phải cổ hủ, ôm ấp và níu giữ cái cũ kỹ và lạc hậu. Thời đại 4.0 rồi ạ, các cụ hãy thông thái chút!

Có cụ sẽ hỏi: - Đàn óc phím nhẹ, không đánh mạnh nhẹ được. Đúng! Tuy nhiên, mạnh hay nhẹ đã đc ghi rõ trong bản nhạc. Đến chỗ cần đánh mạnh, nhẹ, F1 cứ nhớ, lúc thi đánh đúng. Cái đàn ở chỗ thi nó sẽ kêu đúng và giám khảo sẽ biết.

- Tiếng đàn cơ khác tiếng đàn điện: Xin thưa, nó vẫn là nốt đó. Không có chuyện gõ nốt Đô, nó kêu thành nốt La. Đổi lại, nó có thêm hàng tỷ tính năng ngon hơn.

- Đàn cơ có pê đan, đàn Óc không có: Pê đan của đàn piano được phát minh dựa trên cảm hứng từ 3 chân ga, chân phanh và chân côn của xe ô tô. Nó làm thay đổi chút ít độ vang, to nhỏ của nốt nhạc đánh ra. Không có cũng không sao (vì vậy đàn Óc gan mới bỏ đi). Và cũng được ghi rõ trên bản nhạc là chỗ nào cần đạp pê đan nào. Nếu đàn nhà các cụ ko có pê đan, có thể để vào đó 1 miếng gỗ, 1 cái gì đó tương tự (cháu hay khuyên dùng 1 cái túi đựng nước rửa bát sunlight cho êm).
View attachment 3880365
Mỗi khi đến đoạn bản nhạc ghi đạp pê đan thì đạp chân 1 cái vào đó cho quen chân.

Lại có người sẽ nói: Thế tao có tiền, cứ thích mua piano cơ thì sao? Xin thưa là người có tiền thì luôn đúng, cho dù kẻ đó là trọc phú!. Cụ sẽ có 1 vật trang trí đẹp và sang trọng cho phòng khách. Còn công năng thì…..


Về việc chọn đàn nào thì theo quan điểm của cá nhân em như sau:
Ban đầu nên chọn một cây piano điện để học, một cây chơi tốt hàng seconhand có giá tầm 12-15tr là ổn. Nếu ko theo đc thì bán đi lỗ tầm 30-50%.
Nếu các cháu học tốt thì sau này tuỳ vào khả năng tài chính sẽ đổi đàn cơ sau. Còn nếu các bác có ko quan tâm đến tài chính thì mua đàn cơ luôn ko phải nghĩ.
Đàn cơ thì mặc định luôn nên mua Yamaha, đàn U1 và U3 là phù hợp nhất bởi giá cả, tiếng đàn rất ổn trong tầm tiền. Giá U1 tầm 35-50tr, giá U3 tầm 45-60tr.
Còn nếu nhiều tiền thì các bác cứ ra cửa hàng chọn con đắt tiền mà mua, riêng với piano ko biết tin vào đâu thì tin vào giá cả đc.

Việc chọn đàn cũng giống như học lái xe. Mới tập thì xe gì ko quan trọng lắm, mà quan trọng là sự nỗ lực tập kỹ thuật, tập nhuần nhuyễn các bài tiến, lùi, đề pa...
giai đoạn này càng chăm tập luyện kỹ thuật thì sau này lái cực tốt.
Còn xe thì tuỳ khả năng tài chính sẽ đổi xe sau. Nếu sang thì chọn Rang rover. Nếu làm nghề taxi thì chọn Vios.
Nếu muốn bền bỉ lại ngon thì chọn Camry, cây đàn U1, U3 em nói ở trên cũng giống như xe Camry: bền bỉ, êm ái,ngồi vào cũng sang trọng chứ ko phải đùa.

Tóm lại, cây đàn nó chỉ là phương tiện thôi, quyết định vẫn là năng khiếu + sự khổ luyện. Không khổ luyện thì vứt đi hết, có đàn tiền tỉ cũng chỉ là món đồ trang trí.
 

phinhtauamhanoi

Xe tải
Biển số
OF-559985
Ngày cấp bằng
21/3/18
Số km
206
Động cơ
152,200 Mã lực
Tuổi
84
Về việc chọn đàn nào thì theo quan điểm của cá nhân em như sau:
Ban đầu nên chọn một cây piano điện để học, một cây chơi tốt hàng seconhand có giá tầm 12-15tr là ổn. Nếu ko theo đc thì bán đi lỗ tầm 30-50%.
Nếu các cháu học tốt thì sau này tuỳ vào khả năng tài chính sẽ đổi đàn cơ sau. Còn nếu các bác có ko quan tâm đến tài chính thì mua đàn cơ luôn ko phải nghĩ.
Đàn cơ thì mặc định luôn nên mua Yamaha, đàn U1 và U3 là phù hợp nhất bởi giá cả, tiếng đàn rất ổn trong tầm tiền. Giá U1 tầm 35-50tr, giá U3 tầm 45-60tr.
Còn nếu nhiều tiền thì các bác cứ ra cửa hàng chọn con đắt tiền mà mua, riêng với piano ko biết tin vào đâu thì tin vào giá cả đc.

Việc chọn đàn cũng giống như học lái xe. Mới tập thì xe gì ko quan trọng lắm, mà quan trọng là sự nỗ lực tập kỹ thuật, tập nhuần nhuyễn các bài tiến, lùi, đề pa...
giai đoạn này càng chăm tập luyện kỹ thuật thì sau này lái cực tốt.
Còn xe thì tuỳ khả năng tài chính sẽ đổi xe sau. Nếu sang thì chọn Rang rover. Nếu làm nghề taxi thì chọn Vios.
Nếu muốn bền bỉ lại ngon thì chọn Camry, cây đàn U1, U3 em nói ở trên cũng giống như xe Camry: bền bỉ, êm ái,ngồi vào cũng sang trọng chứ ko phải đùa.

Tóm lại, cây đàn nó chỉ là phương tiện thôi, quyết định vẫn là năng khiếu + sự khổ luyện. Không khổ luyện thì vứt đi hết, có đàn tiền tỉ cũng chỉ là món đồ trang trí.
Nhưng nếu đứa trẻ có năng khiếu, chăm chỉ, được tập cùng cây đàn xịn, được giáo viên giỏi hướng dẫn ngay từ đầu thì k còn gì phải bàn nữa các bác nhẩy :D
 

tranmanhha

Xe điện
Biển số
OF-105945
Ngày cấp bằng
16/7/11
Số km
4,157
Động cơ
457,061 Mã lực
Em rút kinh nghiệm từ việc mua máy ảnh.
Theo quan điểm của em, có xiền cứ làm cái xịn luôn.
Em chả có tiền, chỉ dám làm cái Roland điện 15 củ cho con bé nhà em bập bùng cho vui thôi.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,614
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Nội dung copy của 1 cá nhân có con gái được vài giải thưởng trong nước và quốc tế. Không phải của 4funnyonly . Các cụ cân nhắc trước khi xem và tự đánh giá các thông tin.

Phần 2: Chọn Đàn gì để học Piano

Nhiều cụ rất băn khoăn: mua đàn gì Óc gan, piano đứng, piano nằm, piano điện để cho con học Piano hiêu quả.

Xin thưa là các cụ cứ mạnh dạn cười vào mũi những ông luôn ra rả: đàn điện hỏng tay và tai; đàn Óc phím nhẹ; phải học đàn cơ….cho cháu!

Cháu đã đưa con gái đi đánh giải khắp trong Nam, ngoài Bắc, ra cả nước ngoài. Thì điểm chung là các cây đàn ở chỗ thi đều rất xịn, lên đến 4-5 tỷ đồng/chiếc. Do vậy, các cụ có đầu tư đến 400 triệu cho 1 cái đàn piano nằm hiệu Yamaha C5, thì khoảng cách giữa đàn thi và đàn tập nó vẫn xa vời vợi, chả khác với cây Óc gan 5 triệu là bao. Đừng cố quá đầu tư cho cái đàn. Để tiền đó cho con ăn chơi, và đi đánh giải còn hơn.

Cháu xin đưa ra 3 ví dụ minh chứng:

1. Cả nhà cháu và cụ phinhtauamhanoi đều chỉ bắt đầu cho con học trên cây Óc gan. Sau đó, mới nâng cấp lên cây đàn cơ ngoài dòng. Vậy mà F1 nhà cháu và cụ phinhtauamhanoi đều đỗ vào trường chuyên nghiệp, đi đánh và lấy giải trong nước, quốc tế ầm ầm. Giá được chọn lại, cháu sẽ chọn 1 cây piano điện mà thôi, ko chọn cây cơ, vì đắt, ồn ào, bảo dưỡng, lên dây vất vả và tốn kém.

2. Tại giải piano ở Malaysia, phòng warm up (khởi động, cho các thí sinh tập 1 lúc cho dẻo tay) của họ cũng chỉ dùng 3 cây piano điện.

3. Ở Nhạc viện HN, có 1 phụ huynh họ Trương, có 2 F1 chơi đàn cũng tạm ổn (chắc cũng ngang tầm F1 nhà cháu) tên Hà và Diệu. Khi đưa con gái đi châu Âu thi piano, cụ ấy “cắt đôi” được cái đàn piano điện, để nhét vào hành lý, mang theo cho con luyện trong những ngày đi thi. Chứng tỏ cụ ấy quá giỏi về kỹ thuật. Cháu cũng dân kỹ thuật, rất muốn được gặp gỡ giao lưu với cụ ấy để học hỏi kinh nghiệm, vì ra nước ngoài đánh giải, tìm đàn để F1 tập cho dẻo tay hàng ngày khá khó.


3 ví dụ kể trên để các cụ thấy rằng, đàn phím điện tử là những thành tựu khoa học nổi bật của con người, nó khắc phục đc rất nhiều điểm yếu của đàn cơ. Vậy tại sao mà chúng ta cứ phải cổ hủ, ôm ấp và níu giữ cái cũ kỹ và lạc hậu. Thời đại 4.0 rồi ạ, các cụ hãy thông thái chút!

Có cụ sẽ hỏi: - Đàn óc phím nhẹ, không đánh mạnh nhẹ được. Đúng! Tuy nhiên, mạnh hay nhẹ đã đc ghi rõ trong bản nhạc. Đến chỗ cần đánh mạnh, nhẹ, F1 cứ nhớ, lúc thi đánh đúng. Cái đàn ở chỗ thi nó sẽ kêu đúng và giám khảo sẽ biết.

- Tiếng đàn cơ khác tiếng đàn điện: Xin thưa, nó vẫn là nốt đó. Không có chuyện gõ nốt Đô, nó kêu thành nốt La. Đổi lại, nó có thêm hàng tỷ tính năng ngon hơn.

- Đàn cơ có pê đan, đàn Óc không có: Pê đan của đàn piano được phát minh dựa trên cảm hứng từ 3 chân ga, chân phanh và chân côn của xe ô tô. Nó làm thay đổi chút ít độ vang, to nhỏ của nốt nhạc đánh ra. Không có cũng không sao (vì vậy đàn Óc gan mới bỏ đi). Và cũng được ghi rõ trên bản nhạc là chỗ nào cần đạp pê đan nào. Nếu đàn nhà các cụ ko có pê đan, có thể để vào đó 1 miếng gỗ, 1 cái gì đó tương tự (cháu hay khuyên dùng 1 cái túi đựng nước rửa bát sunlight cho êm).
View attachment 3880365
Mỗi khi đến đoạn bản nhạc ghi đạp pê đan thì đạp chân 1 cái vào đó cho quen chân.

Lại có người sẽ nói: Thế tao có tiền, cứ thích mua piano cơ thì sao? Xin thưa là người có tiền thì luôn đúng, cho dù kẻ đó là trọc phú!. Cụ sẽ có 1 vật trang trí đẹp và sang trọng cho phòng khách. Còn công năng thì…..
Phần chia sẻ này của anh em nhà cụ thật là thiếu hiểu biết và lệch lạc, em thấy có góp ý cũng khó mà thay đổi được định kiến nên xin bỏ qua, chỉ khuyên các cụ khác không nên nghe theo.
 

4funnyonly

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-602331
Ngày cấp bằng
7/12/18
Số km
187
Động cơ
126,360 Mã lực
Nội dung copy của 1 cá nhân có con gái được vài giải thưởng trong nước và quốc tế. Không phải của 4funnyonly . Các cụ cân nhắc trước khi xem và tự đánh giá các thông tin.

Phần 3: Chọn Giáo viên dạy Piano

Cháu sẽ chia làm 2 phần:

1. Cách học Piano của thế kỷ trước:

Chúng ta cùng xem Nghệ sỹ Đặng Thái Sơn học đàn thế nào nhé: “Lúc đó, nào có khái niệm âm nhạc chuẩn ra làm sao. Nhưng ký ức tuổi thơ đọng lại từ nơi sơ tán có tiếng đàn piano của mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi. Đến năm 1970, mẹ tôi được làm khách mời tham dự Concours Chopin và mang về nhiều băng đĩa, sách nhạc về Chopin. Thế là ngày đêm tôi nghe, tôi đọc, tôi “sống” cùng Chopin - làm gì được tiếp xúc với Mozart, Beethoven hay ai khác, thế là tự dưng yêu luôn Chopin…”, NSND Đặng Thái Sơn chia sẻ.

https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/nsnd-dang-thai-son-bieu-dien-o-tphcm-nhu-ve-que-ngoai-1491857315

Như vậy, người thầy dạy cực kỳ quan trọng: cấp tài liệu cho học sinh, dạy, định hướng, đánh đàn thị pham cho học sinh. Hay nói cách khác, không thầy đố mày làm nên!

2. Cách học Piano thế kỷ 21 – thời công nghệ 4.0

Sang đến thế kỷ này, với Google, Yutube và Facebook, mọi thứ đã thay đổi rất nhiều. Tài liệu (bản nhạc) đầy trên mạng. Các khóa học online cũng nhiều. Các bản nhạc đc những Thầy – Cô nổi tiếng THẾ GIỚI dạy rất chi tiết, tỷ mỉ dưới dạng Clip ( các cụ cứ search piano tutorial + tên bản nhạc là ra hết). Do vậy, Giáo viên chỉ đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu tiên, khi các F1 chập chững tập đàn, tập nhìn bản nhạc thôi. Các cụ chỉ cần tìm 1 giáo viên nào có tâm 1 chút, dạy kỹ nhạc lý và các kỹ thuật có bản: legato, non legato, staccato…và các nốt cơ bản Đồ rê mi fa son.

Còn sau đó, Internet sẽ làm nốt các việc còn lại!

Các giáo viên Piano dạo này cũng biết vậy. Họ cũng tranh nhau làm các kênh dạy piano, up lên mạng. 10-20 năm sau, nếu có người học, tiền vẫn chảy vào túi họ, cần gì phải cặm cụi 1 thầy/cô – 1 trò.

Các cụ có thể cầu kỳ, tìm đến tận những thầy, cô Tiến sỹ nọ, Trưởng khoa kia để tầm sư học đạo. Nhưng ngoài học phí rất cao: 700 -1.000 k/ tiết 45 phút, còn có những cái không thể đong đếm và thực hiện đc. Đó là thời gian, công sức. Các thầy cô đó KHÔNG BAO GIỜ đến nhà cụ dạy. Thâm chí, thời gian học cũng phải phụ thuộc vào lịch của thầy/cô. Để học đc 1 tiết (giả sử vào lúc 15h chiều), cụ phải thu xếp thời gian đón con sớm từ trường học văn hóa, đưa vào nhạc viện, chờ con học xong, đón con về… Mất đúng 1 buổi chiều của 2 bố/mẹ và con.

Đó là sự lãng phí nguồn lực của gia đình vô cùng. Trong khi, với Internet, các thầy/ cô giỏi ko kém sẽ đc đem đến tận phòng tập đàn nhà các cụ, chỉ với 1 lệnh google!

Các cụ hãy tham khảo quá trình luyện gà đi thi Piano của nhà cháu và cụ phinhtauamhanoi :

- Post clip F1 chơi đàn lên Otofun, nhờ 2 cụ rất giỏi về piano kiểm tra và đánh giá trình độ.

- Các cụ ấy sẽ tư vấn nên học giáo trình gì, bài gì. Lên mạng download bản nhạc bài đó về. Search piano tutorial của bài đó.

- Cho con tập theo bản nhạc và clip hướng dẫn. Khi con đánh nhuyễn rồi thì quay clip lại, rồi lại đăng lên otofun. Nhờ 2 cụ kia sửa lại các lỗi.

- Yêu cầu con sửa lỗi lại theo ý kiến chuyên gia.

- Seach mạng tìm các cuộc thi piano trong nước và quốc tế. Chuẩn bị tài chính cho con đi thi, và rinh về các giải thưởng trong nước và quốc tế!






 

phinhtauamhanoi

Xe tải
Biển số
OF-559985
Ngày cấp bằng
21/3/18
Số km
206
Động cơ
152,200 Mã lực
Tuổi
84
Theo em, muốn con học chuyên nghiệp, thành tài được thì không có cách nào khác là đầu tư cho con bài bản ngay từ đầu, giống như gia đình các cháu đã đi thi các giải trong nước và quốc tế (đạt thành tích cao). Còn như con em, xác định từ đầu là không theo chuyên nghiệp, thì em chọn kiểu học như bây h là cố gắng hết sức trong khả năng và con theo được đến đâu thì tốt đến đó.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top