- Biển số
- OF-146822
- Ngày cấp bằng
- 23/6/12
- Số km
- 23,741
- Động cơ
- 627,297 Mã lực
- Nơi ở
- Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hiện nay em vẫn thấy có nhiều người, cả xxx hiểu sai, đánh đồng giữa "xe không chính chủ" và "chủ xe không chuyển quyền sở hữu phương tiện". Em xin Post nội dung quy định của Luật theo quan điểm của em:
I. Không xử phạt việc đi “xe không chính chủ” vì:
Vì 1: Luật pháp không cấm việc mượn xe của người khác (người thân, người quen, bạn bè…) để sử dụng, miễn là có đầy đủ giấy tờ xe.
1. Theo Khoản 2, Điều 58, Luật GTĐB 2008 “quy định về điều kiện của người lái xe khi tham gia giao thông” không bắt buộc phải mang theo giấy tờ xe mang tên mình, đây ạ:
* Người bị buộc tội vi phạm không nhất thiết phải chứng minh việc mình không vi phạm:
II. Căn cứ pháp lý để xử phạt đối với chủ xe ô tô, mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe ô tô, mô tô "không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định":
* Căn cứ Luật GTĐB số 23/2008/QH12 tại:
* Căn cứ Khoản 2, Điều 54 Luật GTĐB, Bộ CA ban hành Thông tư số 36/2010/TT-BCA tại:
* Chế tài xử phạt người vi phạm Khoản 3, Điều 6 Thông tư 36 theo Nghị định 71/2012/NĐ-CP như sau:
III. Một số điều cần chú ý về xử lý vi phạm hành chính theo Luật số 15/2012/QH13:
IV. Một số văn bản khác cần lưu ý:
1. Thông tư số 27/2009/TT-BCA “quy định về nhiệm vụ , quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”.
2. Thông tư số 47/2011/TT-BCA “quy định cụ thể về lực lượng, điều kiện, nguyên tắc, nhiệm vụ, trang bị phương tiện đối với lực lượng được huy động tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết”.
3. Thông tư số 08/2010/TT-BGTVT “quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra đường bộ”.
4. Chỉ thị số 21/1998/CT-TTg “VỀ CHẤM DỨT VIỆC TUỲ TIỆN DỪNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐỂ KIỂM TRA, KIỂM SOÁT”.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ý kiến đại biểu quốc hội: "Quy định thiếu thực tế". Link: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/520191/Chi-xu-phat-xe-khong-chuyen-quyen-so-huu.html
I. Không xử phạt việc đi “xe không chính chủ” vì:
Vì 1: Luật pháp không cấm việc mượn xe của người khác (người thân, người quen, bạn bè…) để sử dụng, miễn là có đầy đủ giấy tờ xe.
Vì 2: Theo quy định của Luật dân sự số 15/2012/QH13:Điều 401. Hình thức hợp đồng dân sự
1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điều 512. Hợp đồng mượn tài sản
Hợp đồng mượn tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.
Vì 3:Điều 185. Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản (có giấy ủy quyền)
1. Khi chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản cho người khác thì người được uỷ quyền thực hiện quyền chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.
2. Người được uỷ quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo căn cứ về thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này.
Điều 186. Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự
1. Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.
2. Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác, nếu được chủ sở hữu đồng ý.
3. Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo căn cứ về thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này.
Điều 247. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
1. Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp luật thì dù ngay tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao lâu cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó.
1. Theo Khoản 2, Điều 58, Luật GTĐB 2008 “quy định về điều kiện của người lái xe khi tham gia giao thông” không bắt buộc phải mang theo giấy tờ xe mang tên mình, đây ạ:
2. Mục 5, Nghị định 71 “Sửa đổi bổ sung điều 24 Nghị định 34” cũng không có chế tài xử phạt người lái xe khi tham gia giao thông không mang giấy tờ xe không đúng tên mình.2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
* Người bị buộc tội vi phạm không nhất thiết phải chứng minh việc mình không vi phạm:
Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính (Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13):
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
Điều 55a. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông để phát hiện, truy tìm đối tượng vi phạm hành chính (Luật xử lý VPHC 2012 có hiệu lực từ 01/7/2013 lại không có mục này, thế mới đau chứ!)
2. Chứng cứ thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được thể hiện trong biên bản vi phạm hành chính.
II. Căn cứ pháp lý để xử phạt đối với chủ xe ô tô, mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe ô tô, mô tô "không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định":
* Căn cứ Luật GTĐB số 23/2008/QH12 tại:
Điều 54. Cấp, thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới
1. Xe cơ giới có nguồn gốc hợp pháp, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Luật này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký và biển số.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức cấp, thu hồi đăng ký, biển số các loại xe cơ giới; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định và tổ chức cấp, thu hồi đăng ký, biển số các loại xe cơ giới của quân đội sử dụng vào mục đích quốc phòng.
* Căn cứ Khoản 2, Điều 54 Luật GTĐB, Bộ CA ban hành Thông tư số 36/2010/TT-BCA tại:
Điều 6. Trách nhiệm của chủ xe
1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về đăng ký xe; có hồ sơ xe theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của xe và hồ sơ đăng ký xe; đưa xe đến cơ quan đăng ký xe để kiểm tra và nộp lệ phí đăng ký, cấp biển số xe theo quy định.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có quyết định điều chuyển, thay đổi địa chỉ hoặc bán, cho, tặng xe, tổ chức, cá nhân bán, cho, tặng, điều chuyển phải gửi thông báo theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan đang quản lý hồ sơ xe đó để theo dõi; trường hợp sang tên mô tô khác huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì đến cơ quan đăng ký xe nơi chủ xe cư trú hoặc có trụ sở để làm thủ tục sang tên xe.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua bán, cho, tặng, thừa kế xe, người mua hoặc bán xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe.
4. Nghiêm cấm mọi hành vi giả mạo hồ sơ, đục xóa số máy, số khung để đăng ký xe.
* Chế tài xử phạt người vi phạm Khoản 3, Điều 6 Thông tư 36 theo Nghị định 71/2012/NĐ-CP như sau:
Tóm lại: Chỉ phạt chủ xe vi phạm Khoản 3, Điều 6 của Thông tư 36 với các hình thức xử phạt hành chính bằng tiền theo Điểm e), Khoản 3 hoặc Điểm c, Khoản 6 thuộc Mục 8 Nghị định 71 (tùy theo từng trường hợp vi phạm).8. Sửa đổi bổ sung Điều 33 của Nghị định 34:
3. Phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô vi phạm:
e) Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định;
6. Phạt từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm:
c) Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định;
III. Một số điều cần chú ý về xử lý vi phạm hành chính theo Luật số 15/2012/QH13:
Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính.
2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
3. Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính.
4. Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
5. Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng quy định tại Luật này.
6. Áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính.
7. Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính.
8. Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
9. Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
10. Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
11. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xử phạt vi phạm hành chính, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.
12. Chống đối, trốn tránh, trì hoãn hoặc cản trở chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Điều 13. Bồi thường thiệt hại
1. Người vi phạm hành chính nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý vi phạm hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có quyền tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính bị khiếu nại, khởi kiện sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
1. Trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản khác của người vi phạm, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng tính chất, mức độ vi phạm, không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm quy định khác tại Điều 12 của Luật này và quy định khác của pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
IV. Một số văn bản khác cần lưu ý:
1. Thông tư số 27/2009/TT-BCA “quy định về nhiệm vụ , quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”.
2. Thông tư số 47/2011/TT-BCA “quy định cụ thể về lực lượng, điều kiện, nguyên tắc, nhiệm vụ, trang bị phương tiện đối với lực lượng được huy động tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết”.
3. Thông tư số 08/2010/TT-BGTVT “quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra đường bộ”.
4. Chỉ thị số 21/1998/CT-TTg “VỀ CHẤM DỨT VIỆC TUỲ TIỆN DỪNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐỂ KIỂM TRA, KIỂM SOÁT”.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ý kiến đại biểu quốc hội: "Quy định thiếu thực tế". Link: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/520191/Chi-xu-phat-xe-khong-chuyen-quyen-so-huu.html
Một số đại biểu Quốc hội cho rằng quy định xử phạt người sử dụng xe chưa sang tên đổi chủ tại nghị định 71 là quá vội vàng, không tính đến các yếu tố thực tiễn và giao cho lực lượng cảnh sát giao thông xử phạt là không đúng chức năng.
Trao đổi với báo chí ngày 12-11, viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo ủng hộ quan điểm bắt buộc người sử dụng phương tiện giao thông phải sang tên, đổi chủ khi mua bán, khi lưu hành phải có giấy tờ hợp lệ. “Phương tiện chính chủ trước hết là để Nhà nước bảo hộ quyền tài sản của công dân, thứ hai là để áp dụng các biện pháp kỹ thuật quản lý các phương tiện giao thông, thứ ba là mua bán chuyển nhượng thì phải đóng thuế” - ông Thảo nói.
Tuy nhiên, ông cho rằng quy định trong nghị định 71 là vội vàng, thiếu thực tế. “Tôi nghĩ quy định này là đánh vào hành vi chuyển nhượng xe nhưng trốn thuế, không chịu sang tên đổi chủ, chứ không phải nhằm vào người tham gia giao thông. Kiểm tra hành vi trốn thuế thì không nên kiểm soát người đi trên đường, mà phải bằng biện pháp khác để kiểm soát trên đầu phương tiện như thông qua đăng ký, đăng kiểm, rà soát hành chính đối với phương tiện thì mới phát hiện được vi phạm. Có nghĩa trách nhiệm xử lý vi phạm này không phải của cảnh sát giao thông” - ông Thảo phân tích.
Ông Thảo đề nghị nên dừng việc thực thi sáu tháng hoặc một năm, tuyên truyền để người dân thực hiện thủ tục sang tên, đổi chủ cho hợp lệ. Sau thời gian này mới tiến hành xử phạt. Hơn nữa, cần cải cách chính sách thuế, phí đăng ký, trước bạ giúp người dân thấy thủ tục đơn giản, mức nộp nhẹ nhàng thì họ sẽ tự nguyện, chủ động đi làm giấy tờ, bởi sở hữu phương tiện chính chủ cũng là nhu cầu của mỗi người.
Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp Đỗ Văn Đương cũng cho rằng trước khi văn bản ban hành phải có thời kỳ tuyên truyền để người dân chuẩn bị: “Quy định chưa lường hết được các tình huống xảy ra, thiếu thực tế. Tôi nghĩ rằng số lượng xe không chính chủ hiện nay rất nhiều, không thể ngay lập tức buộc người ta đi đăng ký lại trong ngày một ngày hai. Hơn nữa, phải có quy định mở, bởi có những trường hợp người ta mua bán một phương tiện nhưng không sang tên đổi chủ qua tay nhiều người thì bây giờ tìm người đứng tên giấy tờ ban đầu để sang tên đổi chủ là rất phức tạp".
Chỉnh sửa cuối: