[Funland] Dàn âm thanh!

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,710
Động cơ
473,571 Mã lực
Em nghiêm túc hỏi ngu một câu các Lão way:

Ampli dùng cái đèn này thì nó ưu việt hơn bọn bán dẫn, hơn bọn mạch vẽ ở điểm nào?

Nhớ đận em còn cởi truồng, nhà có cái TV to như cái tủ, toàn đèn như này, muốn xem Bông hoa nhỏ lúc 6h45 thì phải bật từ 6h để nó nóng dần lên là vừa

Khụ
Thực ra bảo cái nào ưu việt hơn thì khó, vì cái này cả ta lẫn tây cãi nhau ỏm tỏi hàng chục năm nay vẫn bất phân thắng bại lão ợ. Về bản chất khuyếch đại thì 2 loại này nó khác nhau:
- Đèn chân không: dòng điện chạy trong đèn là các điện tử (electron) thuần thúy qua môi trường chân không, được kiểm soát bằng điện trường (điện thế trên lưới (G) điều khiển) => dòng điện sạch, không bị ảnh hưởng bởi các "nhiễu nội sinh" - lát sẽ biết :D. Mặt khác các điện cực kim loại của đèn chân không là kim loại thuần - tất nhiên tùy mục đích người ta có thể phủ thêm các chất gì đó - vì vậy dòng điện cũng sạch hơn.
- Linh kiện bán dẫn: dòng điện chạy trong bán dẫn thì đủ thứ: electron(-), ion(+).....các dòng hạt này lại chạy trrong môi trường rắn (chất bán dẫn) nên nó bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các mạng lưới tinh thể chất rắn do đó các hạt điện tích phải "tổ lái" tít mù mới đến được đích. Quá trình tổ lái này sẽ ảnh hưởng đến tính chất "tuyến tính của dòng điện", rồi sinh nhiễu nền (tiếng ồn - noise) của hệ thống.
Mặt khác, các linh kiện bán dẫn bị ảnh hưởng khá nhiều bởi nhiệt độ làm việc, do đó các mạch khuyếch đại bán dẫn phải luôn luôn có các linh kiện để bù nhiệt => mạch phức tạp hơn. Mà với âm thanh càng phức tạp thì càng ảnh hưởng đến độ "nguyên bản" của tín hiệu.
Nếu lão để ý tìm hiểu thì sẽ thấy các Amp đèn điện tử thường chỉ 2-3 tầng khuyếch đại là nhiều, nhưng các Amp bán dẫn thì phải qua rất nhiều tầng.

Đại loại chém sơ sơ như vậy để lão thấy, còn theo em lão cũng nên "nhảy hố vôi" mà thử thì sẽ cảm nhận sự khác nhau nhiều đấy \m/
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,710
Động cơ
473,571 Mã lực
Trời đất ơi, vừa nhậu về mà em cười như điên, Gấu nó đang mắng vì tưởng dở hơi đây này =)) =)) =))
Giờ em sắp ngất nên không nói được nhiều, các lão có hứng thú thì mai em chém tiếp \m/
Còn nói sơ bộ với các lão thế này, âm thanh ta nghe thấy các lão tượng tượng như sợi dây thừng ấy. Ta nhìn trực tiếp sợi dây tức là ta nghe thấy âm thanh trực tiếp (Live), còn để sao chép sợi dây ấy vác đi chỗ khác thì mới là "to chuyện" :D
- Kiểu Analog: là thuê 1 cụ hì hục đan, tết....làm mọi thứ để sao chép i xì phóc sợi dây nguyên bản. Cái này cực khó vì phụ thuộc ngoại cảnh, hiểu nôm na là ông sao sép vừa làm vừa buôn chuyên, hóng hớt linh tinh, tâm trạng không tốt.....nên việc sao chép rất vất vả mà khó đạt yêu cầu so với bản gốc.
- Kiểu Digital: là cắt cái dây ấy ra làm nhiều khúc rồi sao chép từng đoạn nhỏ...như vậy ông sao chép ít bị gặp lỗi hơn, vì mối lần chép có 1 tý thôi :)), sau đó vác cả đống "bị chặt đứt đoạn ấy" ghép lại với nhau để thành sợi dây. Đó gọi là Digital - đúng nghĩa nó là phân đoạn, mọi người cứ nói là "Số hóa" là sai. Số hóa nó còn là công đoạn sau nữa...thôi mai chém tiếp :D
Hôm nay được hôm ngủ dậy muôn em chém tiếp về vụ số hóa này - để dễ hiểu em sẽ lấy 1 số hình minh họa từ cụ Gúc để các cụ dễ hiểu hơn nhé
Đây là hình ảnh mô tả tương đối đơn giản quá trình số hóa



- Âm thanh các cụ nghe thấy, cảm nhận thấy hàng ngày nó là đường màu xanh, đó là âm thanh Analog. Nó là 1 đường loằng ngoằng rối mù nhưng chung quy lại nó là tổ hợn của các loại sóng sin. Với công nghệ analog việc sao chép, truyền tải phải làm sao bê nguyên được cái đường màu xanh đó từ nguồn (nơi phát) đến người nghe (nơi thu) mà không làm biến dạng (méo) so với ban đầu.
Để dảm bảo việc truyền tải chuẩn thì các thiết bị analog phải rất phức tạp và đắt tiền mới làm được => mỗi người dùng phải có 1 phòng Studio mới đáp ứng được :D => ngày xưa nghe nhạc khổ thế đấy :P
- Để đưa âm nhạc đến phổ thông hơn, các nhà "Audier" phải nghĩ mọi cách cải thiện :P => từ đó công nghệ Digital ra đời :))
Đó là người ta "chặt" cái đường xanh ấy ra làm nhiều khúc nhỏ, mã hóa các khúc ấy bằng 1 chuỗi số 0-1 rồi truyền đi. Đầu thu sẽ nhận được 1 mớ 0-1 ấy rồi ghép lại và ủn đến tai người nghe.
Nói thêm chút về mã nhị phân 0-1: mã này chỉ có 2 trạng thái: 0 và 1, với tín hiệu điện chỉ cần biết 2 trạng thái; không có điện =0, có điện =1, không cần biết điện áp là bao nhiêu => như vậy quá trình chuyền tải ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu ngoài là vì vậy :))
Điều thú vị của mã nhị phân - hay còn được gọi là hệ đếm nhị phân - là cũng làm toán được như các hệ đếm tự nhiên khác: hệ thập phân, thập lục phân....tức là cũng đủ 4 phép toán cơ bản: cộng, trừ, nhân, chia......:))

Như vậy sơ sơ các cụ hiểu quá trình số hóa là như vậy. Bây giờ đi sâu một chút kỹ thuật về cái Digital này nhé:
- Như hình minh họa trên, các mũi tên là các điểm chặt tín hiệu analog thành từng khúc. Các điểm này người ta gọi là điểm lấy mẫu (Sample) - hay gọi là chu kỳ lấy mẫu (Ts). Nghịch đảo 1/Ts = Fs gọi là tần số lấy mẫu. Về lý thuyết, chặt tín hiệu analog ra càng nhỏ thì việc tái tạo lại sau này càng chính xác, tức là tần số lấy mẫu Fs càng cao càng tốt. Ngày xưa cụ Nyquist–Shannon đã nghiền ngẫm ra định luật lấy mẫu như sau: để đảm bảo tín hiệu analog không bị biến dạng khi tái tạo cần thỏa mãn nguyên tắc: tần số lấy mẫu Fs>2 x Ft.
Trong đó Ft là tần số cao nhất của tín hiệu analog => Tai người bình thường nghe được tần số 20Hz - 20kHz (không tính người đặc biệt nhé :D ) điều này lý giải tại sao tín hiệu lấy mẫu của CD là 44,1kHz :))
- Sau này công nghệ phát triển, các linh kiện có thể là việc với tần số cao hơn rất nhiều, từ đó các nhà thiết kế mới có thể đẩy tần số lấy mẫu lên rất cao: 48kHz, 96kHz...và hình như cao nhất hiện nay là chuẩn DSD có tần số lấy mẫu là 2.8224MHz - gấp khoảng hơn 60 lần so với CD ban đầu :))

Đây mới là công đoạn "lượng tử hóa" tức là băm nhỏ tín hiệu Analog ra thành từng mẩu bé tý đã. Bây giờ mới đến đoạn "số hóa" :D
Sau khi băm nhỏ ra, các đoạn đoạn nhỏ đó được đưa qua bộ mã hóa. Người ta gán cho mỗi đoạn nhỏ ấy 1 chuỗi mã nhị phân 0-1. Mỗi 1 phần tử 0 hoặc 1 gọi là 1 bit. Tức là chỉ có 2 trạng thái (nhị phân mà :D). Để mã hóa được nhiều mẫu thì người ta dùng nhiều bit để mã hóa. Ví dụ:
- 2 bit: mã hóa được 4 trạng thái
- 3 bit - 8 trạng thái
- 4 bit- 16 trạng thái (như hình minh họa trên)
...............
- 16 bit là 2 mũ 16 = khoảng 65k trạng thái
Và còn cao hơn nữa :))
Thôi giải lao đã :D
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,265
Động cơ
427,746 Mã lực
Thực ra bảo cái nào ưu việt hơn thì khó, vì cái này cả ta lẫn tây cãi nhau ỏm tỏi hàng chục năm nay vẫn bất phân thắng bại lão ợ. Về bản chất khuyếch đại thì 2 loại này nó khác nhau:
- Đèn chân không: dòng điện chạy trong đèn là các điện tử (electron) thuần thúy qua môi trường chân không, được kiểm soát bằng điện trường (điện thế trên lưới (G) điều khiển) => dòng điện sạch, không bị ảnh hưởng bởi các "nhiễu nội sinh" - lát sẽ biết :D. Mặt khác các điện cực kim loại của đèn chân không là kim loại thuần - tất nhiên tùy mục đích người ta có thể phủ thêm các chất gì đó - vì vậy dòng điện cũng sạch hơn.
- Linh kiện bán dẫn: dòng điện chạy trong bán dẫn thì đủ thứ: electron(-), ion(+).....các dòng hạt này lại chạy trrong môi trường rắn (chất bán dẫn) nên nó bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các mạng lưới tinh thể chất rắn do đó các hạt điện tích phải "tổ lái" tít mù mới đến được đích. Quá trình tổ lái này sẽ ảnh hưởng đến tính chất "tuyến tính của dòng điện", rồi sinh nhiễu nền (tiếng ồn - noise) của hệ thống.
Mặt khác, các linh kiện bán dẫn bị ảnh hưởng khá nhiều bởi nhiệt độ làm việc, do đó các mạch khuyếch đại bán dẫn phải luôn luôn có các linh kiện để bù nhiệt => mạch phức tạp hơn. Mà với âm thanh càng phức tạp thì càng ảnh hưởng đến độ "nguyên bản" của tín hiệu.
Nếu lão để ý tìm hiểu thì sẽ thấy các Amp đèn điện tử thường chỉ 2-3 tầng khuyếch đại là nhiều, nhưng các Amp bán dẫn thì phải qua rất nhiều tầng.

Đại loại chém sơ sơ như vậy để lão thấy, còn theo em lão cũng nên "nhảy hố vôi" mà thử thì sẽ cảm nhận sự khác nhau nhiều đấy \m/
Chuẩn lun!
Có nghề có khác! :))
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,710
Động cơ
473,571 Mã lực
Chuẩn lun!
Có nghề có khác! :))
Tiếc là ngày trước chưa sẵn máy ảnh như bây giờ nên không lưu lại được hình anh cặp monoblock do em với 1 ông anh làm cùng dựng lên. Dùng bóng đèn G90 của LX chạy class A. To như cái phích nước, mỗi lần bật lên khỏi cần lò sưởi :))
Giờ không biết em ấy trôi dạt nơi nào rồi :(
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,265
Động cơ
427,746 Mã lực
Tiếc là ngày trước chưa sẵn máy ảnh như bây giờ nên không lưu lại được hình anh cặp monoblock do em với 1 ông anh làm cùng dựng lên. Dùng bóng đèn G90 của LX chạy class A. To như cái phích nước, mỗi lần bật lên khỏi cần lò sưởi :))
Giờ không biết em ấy trôi dạt nơi nào rồi :(
Sáng gần bằng Rạng Đông nhể, khỏi cần bật đèn phòng. :))
 

xebetong

Xe container
Biển số
OF-159622
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
8,094
Động cơ
426,019 Mã lực
Vừa nhậu về, trả lời chú mấy câu gọi là vui, chứ mảng âm thanh này thì mỗi người một tai, khó bàn phết, vì có thấy nói "Âm nhạc là đỉnh cao của mọi nghệ thuật", mà mỗi người lại coi mảng này mảng kia là nghệ thuật, nên không có tiêu chuẩn cho tất cả.
Âm đèn, và âm bán dẫn, cái nào hơn thì đến giờ vẫn chia 2 phe trên toàn thế giới, mỗi thằng một vẻ, ưu nhược đủ cả...
Người chơi âm đèn là hướng tới dải âm phù hợp với tần số sinh học của tai người, thì con người ta vẫn thích nghe cái gì vừa tai mình mà.
Âm đèn mộc, thực, gần...tức là truyền tải được cái sân khấu biểu diễn, qua các công đoạn ghi sao, trả lại cho người nghe qua hệ thống của mình chân thực nhất. Đó là cái quan trọng nhất!
Tức là, từ sân khấu, qua 1 loạt thiết bị, rồi đến tai người nghe...sao cho phản ánh thực nhất, là nhu cầu thực, phù hợp thực.
Nhược điểm của âm đèn là công suất không lớn, nhưng thực ra con người khong cần công suất lớn. Thì đã nói cái khái niệm "vừa tai" ở trên rồi. Thử nghĩ xem người ta thích bass tức ngực hay người ta thích gì?
Âm bán dẫn có ưu điểm là không phải chăm sóc nhiều, và độ bền cao (xét riêng về mặt kỹ thuật), còn chơi đèn phức tạp hơn ở chỗ cả hệ thống phải thống nhất, mà để đạt được điều này thì không có công thức chung, yếu tố cuối cùng là "thích hợp tai mình".
Một cái nữa, đã là thú chơi thì như mọi thú khác, phải tìm tòi mất công. Bán dẫn chỉ cần bật ON và Volume, nhưng đèn thì phức tạp hơn nhiều, ví như amply có chục bóng chia mấy tầng, chỉ thay 1 bóng (tube) ở 1 tầng là ra âm khác, thích hợp với sở thích, như nghe nhạc vàng cắm bóng này, nghe hoà tấu cắm bóng kia...nghe nhanh nghe chậm, nghe tình nghe chiến, nghe ấm nghe lạnh sắc...là do mình thích kiểu gì thì chọn tubes và setup hệ thống kiểu đó.
Không nói ưu nhược của bán dẫn và đèn, đại khái là hệ thống bán dẫn là dành cho người ít thời gian và hướng ngoại (trưng bày hoặc chơi cho cả xóm nghe), còn hệ thống đèn cổ là chơi cho mình nghe, hướng nội.
Nói ra dễ gây tranh luận, và khó nói hết được các chi tiết bên trong từng mảng.
Và có điều này cũng gọi là tự sướng, là bộ âm thanh bán dẫn là mình phụ thuộc nó (tức là mua về chỉ can thiệp mỗi volume to nhỏ), còn hệ thống đèn thì ta làm chủ nó, nó hót gì là tuỳ ta thích, đơn giản chỉ là thay cái bóng gì vào tầng nào là nó phải ra cái âm thanh ta muốn.
Say, nói nhiều quá...
Nhưng đây mới nói được 1% về những yếu tố trong chơi âm thanh.
Các cụ thông cảm, nồng độ máu trong cồn đang hơi thấp.:D:D:D
Híc
Tube khó thế thì thôi vậy :)
 

xebetong

Xe container
Biển số
OF-159622
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
8,094
Động cơ
426,019 Mã lực
Tiếc là ngày trước chưa sẵn máy ảnh như bây giờ nên không lưu lại được hình anh cặp monoblock do em với 1 ông anh làm cùng dựng lên. Dùng bóng đèn G90 của LX chạy class A. To như cái phích nước, mỗi lần bật lên khỏi cần lò sưởi :))
Giờ không biết em ấy trôi dạt nơi nào rồi :(
Hồi bé em cũng nhớ có cái bóng to như phích nước :)
Giờ kiếm dc mà gióng bộ chơi mùa đông thì cũng nhã nhỉ
Chơi hình là chính :)
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,265
Động cơ
427,746 Mã lực
Híc
Tube khó thế thì thôi vậy :)
Như mọi thú chơi thôi cụ à!
Phải mất công sức, phải trăn trở, phải tìm tòi...thì khi có chút kết quả mới "sướng" chứ.
Chơi gì cũng thế, từ chim cây cá cảnh...đều có ý nghĩa đó. Âm thanh hơn chút là cả nhà được khoái, chứ một số môn khác thì chỉ mỗi mình khoái chứ vợ con chả được hưởng mấy.
Còn giả dụ bỏ ra tiền tỷ mua cái đồ gì đang đắt nhất hiện nay về, thì chỉ là oai cái thú tiêu tiền là chính, chứ chả cần biết sâu về môn đó mấy đâu. Mà kiểu mua đồ đó thì thường bày phòng khách cho thiên hạ lác mắt, chứ chơi âm đèn thì đa phần tự sướng mà không cần thiên hạ sướng, thân lắm hiểu lắm mới cho vào phòng riêng nghe cùng.:D:D:D
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,710
Động cơ
473,571 Mã lực
Như mọi thú chơi thôi cụ à!
Phải mất công sức, phải trăn trở, phải tìm tòi...thì khi có chút kết quả mới "sướng" chứ.
Chơi gì cũng thế, từ chim cây cá cảnh...đều có ý nghĩa đó. Âm thanh hơn chút là cả nhà được khoái, chứ một số môn khác thì chỉ mỗi mình khoái chứ vợ con chả được hưởng mấy.
Còn giả dụ bỏ ra tiền tỷ mua cái đồ gì đang đắt nhất hiện nay về, thì chỉ là oai cái thú tiêu tiền là chính, chứ chả cần biết sâu về môn đó mấy đâu. Mà kiểu mua đồ đó thì thường bày phòng khách cho thiên hạ lác mắt, chứ chơi âm đèn thì đa phần tự sướng mà không cần thiên hạ sướng, thân lắm hiểu lắm mới cho vào phòng riêng nghe cùng.:D:D:D
He he....toàn chui vào phòng chơi một mềnh chứ giề :P
Chơi bán dẫn cũng vất lắm nhá. Thông số quá đa dạng, linh kiện nhiều như quân nguyên, chạy theo phần công suất dễ bán nhà như chơi. Vì vậy đội chơi bán dẫn chủ yếu mghịch mấy em giải mã DAC là chính. Nhàng nhàng thì thay đổi mấy em IC thuật toán để trải nghiệm, khổ sở hơn nữa thì độ chế mấy em thạch anh tạo xung clock chủ....em thấy nhiều cụ vò đầu bứt tai lắm roài :))
 

khoibeo

Xe tải
Biển số
OF-88602
Ngày cấp bằng
15/3/11
Số km
448
Động cơ
411,819 Mã lực
Hình như em vẫn còn cuốn băng ABBA gọi là băng gốc mua năm 1989 với giá 12000 đồng ở hiệu sách ngoại văn . Đoạn đầu tiên bài Waterloo còn nguyên giọng thằng bạn : Cẩn thận không bấm nhầm nút là nó xóa sạch hết . Cho nó mượn , em nó bỏ vào máy nghe bấm nhầm , cay vãi :)):)):))
Cụ để lại cho cháu đi
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,265
Động cơ
427,746 Mã lực
He he....toàn chui vào phòng chơi một mềnh chứ giề :P
Chơi bán dẫn cũng vất lắm nhá. Thông số quá đa dạng, linh kiện nhiều như quân nguyên, chạy theo phần công suất dễ bán nhà như chơi. Vì vậy đội chơi bán dẫn chủ yếu mghịch mấy em giải mã DAC là chính. Nhàng nhàng thì thay đổi mấy em IC thuật toán để trải nghiệm, khổ sở hơn nữa thì độ chế mấy em thạch anh tạo xung clock chủ....em thấy nhiều cụ vò đầu bứt tai lắm roài :))
Công nhận!
Nhưng cái ưu nhược của bán dẫn thì như lão nói còm trước đó, là bù vá vào rồi thì được gọi là Hiend, tổ chết tiền dân cho các bản vá lỗi liên tục...
Tất nhiên nhiều bộ bán dẫn cực đỉnh, nhưng chất âm thì điện tử quá, mà thỉnh thoảng thấy quảng cáo "bán dẫn có chất âm như đèn" chứ chả thấy ai nói "đèn hay như bán dẫn" cả. :))
 

hd-vt

Xì hơi lốp
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,267
Động cơ
323,107 Mã lực
Tuổi
58
Các cụ chuẩn òi.
Nhưng các cụ không làm cô giáo được. Cái này còn gọi là ngộ chữ hay là siêu ( ở trển xuống ) hehe.
Em thấy mấy cụ trên giống nhà truyền giáo phết ( có con chiên ). Tiền hô hậu ủng.
Đang nói về định dạng phần nguồn âm chưa xong đảo qua phần khuếch đại rồi hợp hai cái làm một. Con chiên không tàu hỏa nhập ma em đi bằng đầu. Ờ mà trong tôn giáo nó khoái cái này thì phải vì rõ như ban ngày thì đâu cần chăn dắt.
Các cụ đừng có rận vì mỗi lời của của các cụ ảnh hưởng phết đấy. Thực sự đó là niềm tự hào.
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,710
Động cơ
473,571 Mã lực
Công nhận!
Nhưng cái ưu nhược của bán dẫn thì như lão nói còm trước đó, là bù vá vào rồi thì được gọi là Hiend, tổ chết tiền dân cho các bản vá lỗi liên tục...
Tất nhiên nhiều bộ bán dẫn cực đỉnh, nhưng chất âm thì điện tử quá, mà thỉnh thoảng thấy quảng cáo "bán dẫn có chất âm như đèn" chứ chả thấy ai nói "đèn hay như bán dẫn" cả. :))
Hì, cái vụ oánh gía gọi là "thuốc" thoai. Còn chẳng kiểu gì 2 trường phái nhập làm một đc.
Đến giờ xuất hiện amp class D, class T ....các phe phái lại choảng nhau tưng bừng :))
Đúng nghĩa nghe nhạc chỉ gọi là hay thôi. Còn cãi nhau vụ âm thanh trung thực là không thực tế. Có ai đc biết âm thanh gốc thực sự nó tròn méo thế nào đâu =))
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,710
Động cơ
473,571 Mã lực
Các cụ chuẩn òi.
Nhưng các cụ không làm cô giáo được. Cái này còn gọi là ngộ chữ hay là siêu ( ở trển xuống ) hehe.
Em thấy mấy cụ trên giống nhà truyền giáo phết ( có con chiên ). Tiền hô hậu ủng.
Đang nói về định dạng phần nguồn âm chưa xong đảo qua phần khuếch đại rồi hợp hai cái làm một. Con chiên không tàu hỏa nhập ma em đi bằng đầu. Ờ mà trong tôn giáo nó khoái cái này thì phải vì rõ như ban ngày thì đâu cần chăn dắt.
Các cụ đừng có rận vì mỗi lời của của các cụ ảnh hưởng phết đấy. Thực sự đó là niềm tự hào.
He he...chém cho vui mà cụ. Có phải sách giáo khoa đâu. Nhiều khi sách còn sai nữa mà :))
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,142
Động cơ
893,299 Mã lực
Thực ra âm ly (hay cả pre) đèn với đĩa than giống nhau là có cái tiến ù ù của hum xoay chiều, đĩa than còn hơn thêm được tiếng loẹt xoẹt của cái kim gặp bụi hay vết xước trên mặt đĩa.
Tranh luận mãi, mấy ông tết mù mới mời các chuyên gia nghe thử và kết quả cái nguồn âm được lồng thêm nhiễu vào được chấm điểm cao nhất!
Còn mấy ông bên VNAV sau khi cãi nhau chán, kéo nhau đến Viện Tai-Mũi-Họng và kết quả có mấy ông bị điếc ít nhất 1 giải tần số âm!
 
Chỉnh sửa cuối:

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,265
Động cơ
427,746 Mã lực
Các cụ chuẩn òi.
Nhưng các cụ không làm cô giáo được. Cái này còn gọi là ngộ chữ hay là siêu ( ở trển xuống ) hehe.
Em thấy mấy cụ trên giống nhà truyền giáo phết ( có con chiên ). Tiền hô hậu ủng.
Đang nói về định dạng phần nguồn âm chưa xong đảo qua phần khuếch đại rồi hợp hai cái làm một. Con chiên không tàu hỏa nhập ma em đi bằng đầu. Ờ mà trong tôn giáo nó khoái cái này thì phải vì rõ như ban ngày thì đâu cần chăn dắt.
Các cụ đừng có rận vì mỗi lời của của các cụ ảnh hưởng phết đấy. Thực sự đó là niềm tự hào.
Thôi vậy, em chả chém nữa...
Chứ không được cái gì mà lại mang tiếng thì... :D
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,761
Động cơ
877,431 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Sáng gần bằng Rạng Đông nhể, khỏi cần bật đèn phòng. :))
Làm đôi loa gỗ thông chuẩn CCCP, cái đầu đĩa than, bản Polonaise .... dùng cái ampli đèntonhuphich của lão Ngo Rung ... phòng ngủ nhỏ, khỏi cần bật đèn ngủ, nện đối tác sướng cứ gọi là ... Lão huynh nhệ =P~=P~=P~
 

Hùngcadilac

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-404437
Ngày cấp bằng
13/2/16
Số km
9,505
Động cơ
322,454 Mã lực
Em nghe ai đó có nói rằng nghe nhạc trung thực nhất là thiết bị ghi âm và thiết bị phát đều cùng nguồn gốc( công nghệ....) thì sẽ tái tạo lại âm thanh chuẩn với gốc nhất...
Cụ nào có thể giải thích cụ thể để cho dễ hiểu nhất không ạ???
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,265
Động cơ
427,746 Mã lực
Em nghe ai đó có nói rằng nghe nhạc trung thực nhất là thiết bị ghi âm và thiết bị phát đều cùng nguồn gốc( công nghệ....) thì sẽ tái tạo lại âm thanh chuẩn với gốc nhất...
Cụ nào có thể giải thích cụ thể để cho dễ hiểu nhất không ạ???
Sai!
Đầu này nói vào ống bơ, đầu kia cũng cái ống bơ, cụ nghe trung thực không? :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top