Thế ra trên này toàn dân Bắc à? Dọc các còm tui đoán như vậy.
Các cụ Bắc thấy đám ma trong Nam lạ là thường. Nhưng cụ nào bảo đó là không giống cụ thì còn được chứ bụm miệng chê hay cười người ta thì đúng là vô duyên (Nam Bộ: zô duyên).
Ai mặc định đám ma phải buồn? Một khi mỗi người ta quan niệm về cái chết khác nhau?
Qua các vùng miền, tôi thấy Miền Bắc (đồng bằng BB) quan niệm chết là hết, là biệt ly mãi mãi cho nên khi mất người thân họ phải tỏ ra thật âu sầu. Từ ban kèn giải tới các khoản khóc thuê ai oán. Có nơi con gái người chết còn lăn đường ra điều cản quan tài. Thể hiện tình nhớ thương hiếu nghĩa trên mọi khía cạnh từ áo xô, chân đất đến cha chống gậy tre, mẹ chống gậy vông. Lúc hạ huyệt thì ra điều muốn nhào xuống, muốn níu kéo quan tài lại (he he: nếu có cho để quan tài lại nửa ngày nữa có mà thối inh. Vẽ chuyện lá mặt)…
Chung qui, người ta muốn thể hiện sự thương tiếc, lưu luyến. Nhưng hình như hình thức quá đáng vì nhiều người cha mẹ lúc sống chểnh mảng trông coi, chữa bệnh, hầu lường thậm chí có những trường hợp khinh khi hắt hủi. Nhưng chết nằm xuống là…giống như trên miêu tả.
Đa số người Nam Bộ quan niệm về cái chết là sự siêu thoát. Siêu thoát cái kiếp hiện hữu để đi sang một thế giới khác, một kiếp khác. Mà nơi kiếp khác ấy nếu không vui sướng hơn thì cũng chẳng cơ cực hơn cái kiếp đang sống. Sự chuyển kiếp là lẽ cần có đối với bất cứ ai. Vậy nên, dù có buồn vì phải ly biệt người thân chút ít nhưng sự hoan hỉ khi người thân của mình được siêu thoát cũng là tư duy đáng kể. Những ban nhạc tang thường sử dụng những bài hát mà chơi ở đám ma hay đám cưới đều được như Lòng Mẹ, Còn thương rau đắng sau hè…. Hứng lên, nhạc trường lái sang một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh hay tình đất và cây…
Vậy với quan niệm về chết mỗi nơi mỗi khác vậy thì buồn hay vui đâu cần trúng? Trật?
Xa hơn nữa, vài ông Hồi Giáo còn quan niệm oánh bom liều chết là lên thiên đàng hưởng phúc vô song nên đeo bom, giật nụ xoè mà cười như tạp kỹ…
Trong cái đám tang của Nam Bộ, đến viếng nhiều người còn tỏ ra hoan hỉ. Họ nói về người chết “đi” nhanh là có phúc đức vì số nằm một chỗ là trời hành. Họ nói về những đức tính, những chi tiết thiện bản và nhân hậu của người chết lúc sinh thời. Chuyện múa hát pe de thường gia chủ bị động vì các hội pede chỉ căn ke khi có đám là tìm tới. Nhà có tang gia, chả ai cấm cản chuyện nhạc nhẽo vì làm vậy ban đêm canh quan tài đỡ dài và người chết cũng đỡ cô quanh. Bọn pede không cần nhiều, chỉ cần một can rượu to, vài bình nước lọc là họ nhảy, hát thể hiện nhiều giờ.
Khổ nhất hàng xóm vài nhà quanh hẻm lo di tản vì tiếng ồn và nhức đầu.
Có lẽ đây là một điểm trừ vì ô nhiễm tiếng ồn, bực mình hàng xóm. Việc người chết để vài ngày đến 1 tuần chờ người thân là thường. Nhưng họ cũng xin cửa sau làm ngơ và bảo quản xác chết bằng hoá chất. Nói chung thời gian lưu giữ trong nhà 24 giờ như Miền Bắc là rất tốt và vệ sinh. Cần duy trì qui ước này. Miền Nam lưu giữ xác chết kéo dài vậy ai cũng oải và ai cũng cực…