[Funland] [Đàm đạo Lịch sử] Chuyện chưa kể về Lý Chiêu Hoàng - nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,417
Động cơ
267,848 Mã lực
Những nguồn sử liệu gần đây nói chung có độ tin cậy thấp, thường có xu hướng vẽ chân cho rắn.
Viết thế tôi thừa sức kể công cho Diệm, Nhu, Cẩn, Thiệu. Oanh liệt luôn.
Công các cụ ấy là công...ngu, còn riêng anh Vĩnh Thụy là công ngủ.
 
Biển số
OF-821928
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
137
Động cơ
7,338 Mã lực
Tuổi
29
cám ơn các cụ đã cmt nhiệt tình trong post của e :D
 

paris80

Xe đạp
Biển số
OF-703883
Ngày cấp bằng
13/10/19
Số km
15
Động cơ
94,512 Mã lực
Tuổi
44
Em mới du xuân Vân Đồn và có bài hầu các cụ ạ

1- Đoạn mở

Bạch Đằng giang, Phà Rừng, Giáp Thìn niên, Chính nguyệt, Mậu Thân nhật, nhất (01) thanh niên đông tuổi "kị" Innova loi choi lên phà trước. Ga-phanh lẫn lộn, phu xe húc thẳng barrier chắn phà.

Mùng 5 Tết, "Thiên lao hắc đạo" là ngày thậm xấu. Tài xế cầm tinh con Cọp giờ nhác trông giống gấu trúc đang ăn tiết canh, sau liên hoàn mũ bảo hiểm lẫn gậy golf không trượt phát nào của nhân dân anh hùng trên chuyến phà quê hương.

Về cơ bản, chiến thuật giúp Đại Việt giành cú ăn ba vĩ đại trước Trung Hoa trên sông Bạch Đằng đại loại giống vậy: chẹn sau, vỗ mặt, xiên 2 bên!

Tôi kết thúc bài giảng về "Đóng cọc và Thuỷ chiến" cho hai ông nhõi con sinh động một cách bất ngờ, hữu cơ và naturellement như thế, trong nền thơ của bài "Bạch Đằng giang phú" của Trương Hán Siêu trên cửa sông Bạch Đằng.

Rằng:
"Nghìn năm chỉ có anh hùng lưu danh"

2- Đoạn giải thích- Ai là anh hùng?
Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Quốc Tuấn là anh hùng. Người sau cùng, Trần Quốc Tuấn với cú hattrick đánh bại quân Nguyên Mông thậm chí còn được phong Thánh.

Giang Văn Minh đi sứ, lấy:
"Đằng Giang tự cổ huyết do hồng"
mà đối với:

"Ðồng trụ chí kim đài dĩ lục”
của vua Tàu dù bị mổ bụng, moi gan chính là anh hùng.

Và nhiều người khác, lớp trước lớp sau như sóng Bạch Đằng tuôn về biển Đông.

3- Đoạn bình luận- Cái mũ Ma Lôi của một nửa anh hùng!

Chúng tôi rời Bạch Đằng giang, ra Cửa Ông, Vân Đồn rồi mãi đến tận Móng Cái để cảm cái quan của tiền nhân:

"Bát ngát sóng kình muôn dặm
Thướt tha đuôi trĩ một màu
Nước trời một sắc"

Và vì cắn phải "bả" critical thinking, chúng tôi quyết định theo google maps mà viếng thăm đền Trần Khánh Dư, để hiểu thêm về một người "gần như là anh hùng".

Ngôi đền được một doanh nghiệp nhỡ nhỡ mới xây, loanh quanh lúc Hạ nghị viện xứ này bỏ phiếu "chống" đối với 3 cái đặc khu, bao gồm cả Vân Đồn.

Đền được xây theo "hệ sinh thái" tâm linh, giữa là Đền thờ, tả hữu xây phòng nghỉ. Tất thảy đều trông ra vịnh Bái Tử Long, đường lên gập ghềnh khúc khuỷ và gây nhiều lầm lẫn, giống như cuộc đời Trần Khánh Dư.

Trần Khánh Dư chính binh, kỳ binh, business cái gì cũng giỏi.
Chính Ông đã viết trong lời tựa cho cuốn “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” của Trần Hưng Đạo thế này:

"Người giỏi cầm quân thì không cần bày trận, người giỏi bày trận thì không cần phải đánh, người giỏi đánh thì không thua, người khéo thua thì không chết"- Ông tự hoạ về cái tài làm tướng của mình chăng?

Trong những thứ giỏi, "đánh úp" là Khánh Dư giỏi nhất:

3.1. Đánh úp quân thù
Nhờ úp được quân Man mà được phong làm Phiêu kỵ đại tướng, trở thành "Thiên tử nghĩa nam"- con nuôi của vua.

Sau này, nhờ Khánh Dư đánh úp mặt sau mà vua Trần hàng phục được Chiêm Thành, bắt được vua của họ là Chế Chí, cụ tổ mấy chục đời của... Chế Linh.

Nhưng pha đánh úp làm nên tên tuổi của Trần Khánh Dư chính là trận thuỷ chiến nhấn chìm 70 thuyền lương của Trương Văn Hổ, shipper bất hạnh của quân Nguyên trên vịnh Bái Tử Long.

(Trước Tết, Giao hàng tiết kiệm bị sập, bà con kêu như cháy đồi thì quý vị biết oánh vào hệ thống logistics mới lại supply chains nó hiểm như thế nào!?).

Trận thắng này của Trần Khánh Dư mang tính quyết định, giúp Trần Quốc Tuấn lập đại công, lưu danh thiên cổ trên sông Bạch Đằng vài tháng sau đó.

3.2. Doanh nhân đánh úp chính sách.

Trần Khánh Dư mang cái quyền biến trong quân vào công việc kinh doanh. Chuyện kể rằng, thời còn làm Toàn quyền xứ Hải Ninh- An Bang (Vân Đồn bây giờ), Trần Khánh Dư kí một cái Quyết định đại ý rằng phàm là người Nam phải đội mũ Ma Lôi, để phân biệt với giặc Bắc sang xâm lược. Chuyện chẳng có gì đáng nói nếu trước đó, Ông không cho người mua gom mấy chục container mũ Ma Lôi và mang ra bán, thu tiền rất lắm. Thương lái khắp nơi chúc mừng cú áp phe thần thánh bằng bức đại tự:

“Vân Đồn kê khuyển diệc giai kinh (Vân Đồn gà chó thảy đều kinh).

Thoạt nghe là khen mà ngẫm kỹ ra là chê Khánh Dư tham bỉ vậy. Đại loại Khánh Dư vận dụng mưu mẹo khéo như thế, mọi lúc, mọi nơi.

Tiếc rằng Vạn Kiếp tông bí truyền thư đã thất truyền. Và doanh nhân Việt mua toàn phải sách rởm trên mạng nên không thể thi triển thành công thêm một vụ Ma Lôi nào nữa, dù đôi khi đã ở rất gần, như vụ đặc khu, hay thậm chí gần như là trót lọt, như Việt Á.

Dù có đặt tượng Thánh Trần trang trọng trong thư phòng và năm nào cũng xin được Ấn VIP đền Trần Nam Định, back up thêm Ấn đền Trần bên Thái Bình, họ cũng chỉ loanh quanh vài mưu nhỏ như "phân lô bán nền", hoặc dụ người mua "đóng cọc" lúc chung cư còn chưa xong móng, hoặc "úp bô" các nhà đầu tư chứng khoán.

3.3. Đánh úp cả vợ người ta

Trần Khánh Dư không có vợ nhưng có đến cả trăm người con. Ông không dám đánh trẻ con vì nó có thể là con mình. Tai tiếng nhất có lẽ là vụ thông dâm với công chúa Thiên Thuỵ, con dâu của Trần Hưng Đạo. Trong tiểu thuyết "Chim ưng và chàng đan sọt", Bùi Việt Sỹ, theo phong cách của Murakami mà mô tả cảnh nóng mà trong đó Trần Khánh Dư "nện như người nhện" phần nào đã xác nhận lượng testosterone rất lớn ở Trần Khánh Dư.

Triều đình sau đó đánh giá vi phạm này của Trần Khánh Dư là rất nghiêm trọng, gây dư luận xấu trong xã hội đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật. Ông bị cắt hết mọi chức vụ, đánh một trăm trượng (nhưng nhẹ để không chết) và đuổi về quê.

Cuộc tình Khánh Dư- Thiên Thuỵ "chìm mau như bóng chim cuối đèo" khi "một người về vực sâu" bán than và một người đi tu, như bao phụ nữ lận đận đường tình duyên người Việt.

4- Đoạn kết
1/2 cái bánh mì là bánh mì! 1/2 sự thật không phải là sự thật! Thế 1/2 anh hùng có phải là anh hùng?

Trần Khánh Dư có tài cao, lập được công lớn nhưng đức mỏng nên mang tiếng xấu suốt đời.

Ở xứ này, Tài giống như Áo, Đức giống như Quần, nghĩa là Áo có thể không mặc, giống như đàn ông mùa hè thi thoảng cởi trần( Phụ nữ chơi game công ty gần đây cũng thi thoảng được bình đẳng như thế) nhưng Quần nhất định phải mặc.

Những người lưu danh thiên cổ ở Bạch Đằng giang đâu phải chỉ nhờ tài năng mà còn bởi đức lớn, giống như câu cuối trong bài Phú, rằng:
"Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao"
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,405
Động cơ
351,482 Mã lực
Em mới du xuân Vân Đồn và có bài hầu các cụ ạ

1- Đoạn mở

Bạch Đằng giang, Phà Rừng, Giáp Thìn niên, Chính nguyệt, Mậu Thân nhật, nhất (01) thanh niên đông tuổi "kị" Innova loi choi lên phà trước. Ga-phanh lẫn lộn, phu xe húc thẳng barrier chắn phà.

Mùng 5 Tết, "Thiên lao hắc đạo" là ngày thậm xấu. Tài xế cầm tinh con Cọp giờ nhác trông giống gấu trúc đang ăn tiết canh, sau liên hoàn mũ bảo hiểm lẫn gậy golf không trượt phát nào của nhân dân anh hùng trên chuyến phà quê hương.

Về cơ bản, chiến thuật giúp Đại Việt giành cú ăn ba vĩ đại trước Trung Hoa trên sông Bạch Đằng đại loại giống vậy: chẹn sau, vỗ mặt, xiên 2 bên!

Tôi kết thúc bài giảng về "Đóng cọc và Thuỷ chiến" cho hai ông nhõi con sinh động một cách bất ngờ, hữu cơ và naturellement như thế, trong nền thơ của bài "Bạch Đằng giang phú" của Trương Hán Siêu trên cửa sông Bạch Đằng.

Rằng:
"Nghìn năm chỉ có anh hùng lưu danh"

2- Đoạn giải thích- Ai là anh hùng?
Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Quốc Tuấn là anh hùng. Người sau cùng, Trần Quốc Tuấn với cú hattrick đánh bại quân Nguyên Mông thậm chí còn được phong Thánh.

Giang Văn Minh đi sứ, lấy:
"Đằng Giang tự cổ huyết do hồng"
mà đối với:

"Ðồng trụ chí kim đài dĩ lục”
của vua Tàu dù bị mổ bụng, moi gan chính là anh hùng.

Và nhiều người khác, lớp trước lớp sau như sóng Bạch Đằng tuôn về biển Đông.

3- Đoạn bình luận- Cái mũ Ma Lôi của một nửa anh hùng!

Chúng tôi rời Bạch Đằng giang, ra Cửa Ông, Vân Đồn rồi mãi đến tận Móng Cái để cảm cái quan của tiền nhân:

"Bát ngát sóng kình muôn dặm
Thướt tha đuôi trĩ một màu
Nước trời một sắc"

Và vì cắn phải "bả" critical thinking, chúng tôi quyết định theo google maps mà viếng thăm đền Trần Khánh Dư, để hiểu thêm về một người "gần như là anh hùng".

Ngôi đền được một doanh nghiệp nhỡ nhỡ mới xây, loanh quanh lúc Hạ nghị viện xứ này bỏ phiếu "chống" đối với 3 cái đặc khu, bao gồm cả Vân Đồn.

Đền được xây theo "hệ sinh thái" tâm linh, giữa là Đền thờ, tả hữu xây phòng nghỉ. Tất thảy đều trông ra vịnh Bái Tử Long, đường lên gập ghềnh khúc khuỷ và gây nhiều lầm lẫn, giống như cuộc đời Trần Khánh Dư.

Trần Khánh Dư chính binh, kỳ binh, business cái gì cũng giỏi.
Chính Ông đã viết trong lời tựa cho cuốn “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” của Trần Hưng Đạo thế này:

"Người giỏi cầm quân thì không cần bày trận, người giỏi bày trận thì không cần phải đánh, người giỏi đánh thì không thua, người khéo thua thì không chết"- Ông tự hoạ về cái tài làm tướng của mình chăng?

Trong những thứ giỏi, "đánh úp" là Khánh Dư giỏi nhất:

3.1. Đánh úp quân thù
Nhờ úp được quân Man mà được phong làm Phiêu kỵ đại tướng, trở thành "Thiên tử nghĩa nam"- con nuôi của vua.

Sau này, nhờ Khánh Dư đánh úp mặt sau mà vua Trần hàng phục được Chiêm Thành, bắt được vua của họ là Chế Chí, cụ tổ mấy chục đời của... Chế Linh.

Nhưng pha đánh úp làm nên tên tuổi của Trần Khánh Dư chính là trận thuỷ chiến nhấn chìm 70 thuyền lương của Trương Văn Hổ, shipper bất hạnh của quân Nguyên trên vịnh Bái Tử Long.

(Trước Tết, Giao hàng tiết kiệm bị sập, bà con kêu như cháy đồi thì quý vị biết oánh vào hệ thống logistics mới lại supply chains nó hiểm như thế nào!?).

Trận thắng này của Trần Khánh Dư mang tính quyết định, giúp Trần Quốc Tuấn lập đại công, lưu danh thiên cổ trên sông Bạch Đằng vài tháng sau đó.

3.2. Doanh nhân đánh úp chính sách.

Trần Khánh Dư mang cái quyền biến trong quân vào công việc kinh doanh. Chuyện kể rằng, thời còn làm Toàn quyền xứ Hải Ninh- An Bang (Vân Đồn bây giờ), Trần Khánh Dư kí một cái Quyết định đại ý rằng phàm là người Nam phải đội mũ Ma Lôi, để phân biệt với giặc Bắc sang xâm lược. Chuyện chẳng có gì đáng nói nếu trước đó, Ông không cho người mua gom mấy chục container mũ Ma Lôi và mang ra bán, thu tiền rất lắm. Thương lái khắp nơi chúc mừng cú áp phe thần thánh bằng bức đại tự:

“Vân Đồn kê khuyển diệc giai kinh (Vân Đồn gà chó thảy đều kinh).

Thoạt nghe là khen mà ngẫm kỹ ra là chê Khánh Dư tham bỉ vậy. Đại loại Khánh Dư vận dụng mưu mẹo khéo như thế, mọi lúc, mọi nơi.

Tiếc rằng Vạn Kiếp tông bí truyền thư đã thất truyền. Và doanh nhân Việt mua toàn phải sách rởm trên mạng nên không thể thi triển thành công thêm một vụ Ma Lôi nào nữa, dù đôi khi đã ở rất gần, như vụ đặc khu, hay thậm chí gần như là trót lọt, như Việt Á.

Dù có đặt tượng Thánh Trần trang trọng trong thư phòng và năm nào cũng xin được Ấn VIP đền Trần Nam Định, back up thêm Ấn đền Trần bên Thái Bình, họ cũng chỉ loanh quanh vài mưu nhỏ như "phân lô bán nền", hoặc dụ người mua "đóng cọc" lúc chung cư còn chưa xong móng, hoặc "úp bô" các nhà đầu tư chứng khoán.

3.3. Đánh úp cả vợ người ta

Trần Khánh Dư không có vợ nhưng có đến cả trăm người con. Ông không dám đánh trẻ con vì nó có thể là con mình. Tai tiếng nhất có lẽ là vụ thông dâm với công chúa Thiên Thuỵ, con dâu của Trần Hưng Đạo. Trong tiểu thuyết "Chim ưng và chàng đan sọt", Bùi Việt Sỹ, theo phong cách của Murakami mà mô tả cảnh nóng mà trong đó Trần Khánh Dư "nện như người nhện" phần nào đã xác nhận lượng testosterone rất lớn ở Trần Khánh Dư.

Triều đình sau đó đánh giá vi phạm này của Trần Khánh Dư là rất nghiêm trọng, gây dư luận xấu trong xã hội đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật. Ông bị cắt hết mọi chức vụ, đánh một trăm trượng (nhưng nhẹ để không chết) và đuổi về quê.

Cuộc tình Khánh Dư- Thiên Thuỵ "chìm mau như bóng chim cuối đèo" khi "một người về vực sâu" bán than và một người đi tu, như bao phụ nữ lận đận đường tình duyên người Việt.

4- Đoạn kết
1/2 cái bánh mì là bánh mì! 1/2 sự thật không phải là sự thật! Thế 1/2 anh hùng có phải là anh hùng?

Trần Khánh Dư có tài cao, lập được công lớn nhưng đức mỏng nên mang tiếng xấu suốt đời.

Ở xứ này, Tài giống như Áo, Đức giống như Quần, nghĩa là Áo có thể không mặc, giống như đàn ông mùa hè thi thoảng cởi trần( Phụ nữ chơi game công ty gần đây cũng thi thoảng được bình đẳng như thế) nhưng Quần nhất định phải mặc.

Những người lưu danh thiên cổ ở Bạch Đằng giang đâu phải chỉ nhờ tài năng mà còn bởi đức lớn, giống như câu cuối trong bài Phú, rằng:
"Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao"
Cụ nói thế nào, Trần Khánh Dư có đường to đùng chẳng phải coi như đã được ghi nhận là anh hùng rồi còn gì. VN mình đánh thắng giặc ngoại xâm thì tội to mấy cũng được xí xoá.
 

cuadong

Xe buýt
Biển số
OF-56467
Ngày cấp bằng
3/2/10
Số km
524
Động cơ
508,464 Mã lực
E đọc bài này ngắn gọn hay, giải thích nhiều câu hỏi của các cụ
Vua bà nước Việt
Lý Chiêu Hoàng (1218 - 1278) ban đầu có tên là Lý Phật Kim, sau đổi là Lý Thiên Hinh, là con gái của Vua Lý Huệ Tông và Hoàng hậu Trần Thị Dung. Bà là vị Hoàng đế thứ 9 và cuối cùng của triều đại nhà Lý (1010 - 1225) và là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử phong kiến nước ta.
Ngay từ khi còn nhỏ, Lý Chiêu Hoàng đã bị cuốn vào cuộc tranh đấu vương quyền giữa hai tập đoàn phong kiến Lý - Trần, để rồi cả quãng đời về sau bà phải chịu lắm nỗi truân chuyên.
Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, Lý Chiêu Hoàng lên ngôi Hoàng đế vào tháng 10 năm 1224, khi ấy bà mới 6 tuổi, niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo. Do tuổi còn quá nhỏ nên việc triều chính do Thái hậu Trần Thị Dung điều hành. Khi đó, Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ (anh họ của Thái hậu Trần Thị Dung) - người nắm quyền lực lớn nhất trong triều đình thời bấy giờ đã sắp xếp một người cháu họ là Trần Cảnh, 8 tuổi, đưa vào cung làm Chánh thủ, có nhiệm vụ hầu hạ Lý Chiêu Hoàng.
Có bạn chơi cùng, Lý Chiêu Hoàng rất thích nên hay trêu đùa với nhau. Sử chép rằng: "Một hôm, Cảnh lúc ấy 8 tuổi phải giữ việc bưng nước rửa, nhân thế vào hầu bên trong. Chiêu Hoàng thấy thế làm ưa, mỗi khi chơi đêm cho gọi Cảnh đến cùng chơi, thấy Cảnh ở chỗ tối thì thân đến trêu chọc, hoặc nắm lấy tóc, hoặc đứng trên bóng.
Có một hôm, Cảnh bưng nước hầu, Chiêu Hoàng rửa mặt lấy tay vốc nước té ướt cả mặt Cảnh rồi cười trêu, đến khi Cảnh bưng khăn trầu thì lấy khăn ném cho Cảnh...".
Thấy cả hai có vẻ quấn quýt, Trần Thủ Độ bàn với Thái hậu Trần Thị Dung thực hiện cuộc "đảo chính cung đình" với việc làm táo bạo bằng cách lần lượt đem hết gia thuộc thân thích vào trong cung cấm.
Sau đó Trần Thủ Độ sai quân lính của mình đóng chặt cửa thành và các cửa cung, cử người coi giữ nghiêm ngặt, các quan xin vào chầu vua nhưng không được chấp thuận, rồi cho loan báo: "Bệ hạ đã có chồng rồi". Như vậy là Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh đã nên duyên vợ chồng.
Tháng 11 năm 1225, Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho Trần Cảnh. Triều đại nhà Lý tồn tại 216 năm chính thức chấm dứt. Sau đó Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế, tự xưng Thiện Hoàng. Sử sách gọi ông là Trần Thái Tông. Sự kiện này khiến Lý Chiêu Hoàng (Phật Kim) và Trần Thái Tông (Trần Cảnh) trở thành đôi vợ chồng duy nhất trong lịch sử đều làm vua. Sau khi nhường ngôi cho chồng, Lý Chiêu Hoàng trở thành Hoàng hậu Chiêu Thánh và là hoàng hậu trẻ nhất trong lịch sử, khi chỉ mới 7 tuổi.


Một đời lận đận
Lý Thiên Hinh cùng Trần Cảnh sống chung với nhau 10 năm, tình cảm rất sâu sắc, mặn nồng. Thế nhưng số phận của Lý Chiêu Hoàng không tránh khỏi những bi kịch. Năm 1233, bà sinh Thái tử Trần Trịnh, nhưng không lâu sau thái tử qua đời. Điều này để lại một nỗi đau lớn trong lòng khiến bà ốm đau liên miên. Vì vậy mà những năm tiếp theo bà vẫn không thể sinh con. Lo sợ chuyện này ảnh hưởng đến sự vững vàng của ngôi vua, Trần Thủ Độ ép vua truất ngôi hoàng hậu của bà và lập Thuận Thiên công chúa (là chị gái của Lý Thiên Hinh và cũng là vợ của anh trai vua Trần Thái Tông) đang mang thai 3 tháng lên thay. Lúc này, Thuận Thiên công chúa được phong làm Hoàng hậu. Lý Chiêu Hoàng bị giáng xuống làm Chiêu Thánh công chúa. Quá đau buồn, bà đã xin rời cung để xuất gia.
Năm 1258, quân Nguyên Mông xâm lược, vua Trần Thái Tông được một vị tướng tên Lê Tần hộ giá cứu sống. Ghi nhận công lao, vua phong cho Lê Tần là Ngự sử đại phu, ban tên là Lê Phụ Trần, rồi gả vợ cũ của mình là Lý Thiên Hinh cho ông. Lúc đó, bà đã 40 tuổi. Sau khi được gả cho Lê Phụ Trần, Lý Thiên Hinh theo chồng về ở tại đất Bạch Hạc (nay thuộc tỉnh Phú Thọ) sau đó về Ái Châu (Thanh Hóa ngày nay). Bà và Lê Phụ Trần sống hòa hợp, yêu thương nhau.
Lý Thiên Hinh sinh cho Lê Phụ Trần hai người con là Thượng vị hầu Lê Tông và Ứng Thụy công chúa Lê Ngọc Khuê. PGS Trần Bá Chí căn cứ vào Lê triều miêu duệ và Cổ Mai bi ký cho rằng Lê Tông về sau được ban quốc tính (họ vua) và đổi tên thành Trần Bình Trọng (1259 - 1285). Ông là danh tướng của nhà Trần - người có câu nói bất hủ: "Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc".
Tuy là vua chính thức của vương triều nhà Lý nhưng Lý Chiêu Hoàng lại phải chịu lắm nỗi truân chuyên. Nhà Lý có 9 vị vua nhưng chỉ có 8 vị trước bà (từ Lý Thái Tổ tới Lý Huệ Tông) được thờ tại đền Đô, riêng bà lại thờ tại đền Rồng. Một số nhà nghiên cứu từng cho rằng vì Lý Chiêu Hoàng đã để mất ngôi nhà Lý nên bị coi là mang tội với dòng họ, không được thừa nhận và phải thờ riêng.


Tháng 3.1278, Lý Chiêu Hoàng qua đời, lúc ấy bà 60 tuổi. Tương truyền, bà về thăm quê Cổ Pháp (Bắc Ninh) thì qua đời tại đó, tóc bà vẫn đen nhánh, môi vẫn đỏ như son, má vẫn tươi như hoa đào. Bà được an táng ở bìa rừng Báng, phía tây Thọ Lăng Thiên Đức. Bà được người đời sau lập đền thờ, gọi là Long miếu (đền Rồng).

Có thể nói, từ khi sinh ra cho đến khi từ biệt cõi đời, với bao biến cố đã khiến bà trở thành một người có số phận truân chuyên nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với 7 lần ở những danh vị khác nhau: Công chúa triều Lý, Hoàng thái tử nhà Lý, nữ Hoàng đế nhà Lý, Hoàng hậu nhà Trần, Công chúa nhà Trần, Sư cô (thời Trần) và Phu nhân tướng quân nhà Trần.
Ở vùng Từ Sơn (Bắc Ninh ngày nay) từ bao đời vẫn lưu truyền câu ca dao thác lời Lý Thiên Hinh trách vua Trần về việc gả chính vợ mình cho bề tôi:
"Trách người quân tử bạc tình Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao!". (còn tiếp)
 
Chỉnh sửa cuối:

cuadong

Xe buýt
Biển số
OF-56467
Ngày cấp bằng
3/2/10
Số km
524
Động cơ
508,464 Mã lực
Có thể cụ Trần Cảnh hợp bối cảnh diễn hơn vì cùng độ tuổi Lý Chiêu Hoàng.
Trần Liễu lớn hơn 7 tuổi có khi lúc đó có vợ rồi cũng nên.
Bài e st tâm thì lúc đầu đưa vào cung để “ hầu” xong thấy quấn quýt nên mới chuyển ngôi…
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,634
Động cơ
408,235 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thời Huệ tông-CHiêu Hoàng em thấy nhân vật Đoàn Thượng chính ra oai như QUan Công:
" [Đoàn] Thượng thừa thế tự tiện làm oai làm phúc, không ai dám nói gì. Sau tội trạng tỏ rõ, bị các quan hặc, phải giam vào ngục để hỏi tội. Thượng mới rút gươm, cởi trần chạy về châu Hồng, nhóm họp bè đảng, đắp thành xưng vương, cướp bóc lương dân, triều đình không thể ngăn được”. - https://nghiencuulichsu.com/2017/11/21/tran-trieu-nghi-an-cai-chet-cua-tran-tu-khanh/
Đang ở trong ngục mà nhông nhông vác phóng đi về tận Hải Dương, như Triệu Tử Long ra vào trại Tào.
Vâng. Sau đó tổ họ Đoàn e ở Hải Dương luôn :D
Hồi đó mà đỏ là lần đầu tiên có họ Đoàn làm vua :))
 

Tứ thập

Xe tải
Biển số
OF-834392
Ngày cấp bằng
25/5/23
Số km
206
Động cơ
21,815 Mã lực
Mất thế mất lực thì bị ép nhường chứ tự nguyện thì các bề tôi đâu có dễ để cho tự nguyện
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,634
Động cơ
408,235 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Một mình hùng cứ một phương Hải Dương không ai đánh được thì cũng kém gì Tôn Quyền, chẳng qua nho sĩ nước ta viết sử kém, không viết được dã sử, huyền tích hay ho nên thành ra mai một vị anh hùng. Đến như mấy anh Tống Giang anh hùng cấp huyện bên Tàu, đánh nhau với triều đình hơn tháng là thua nhưng qua tay văn sĩ tài ba thành ra oai như Lưu Bang.
Hôm nay e về quê lễ gia tiên họ Đoàn, cãi nhau loạn xà ngầu về cụ Đoàn Thượng :))
 

datto70

Xe container
Biển số
OF-204900
Ngày cấp bằng
5/8/13
Số km
5,553
Động cơ
376,231 Mã lực
Lịch sử các thời phong kiến trước đời nguyễn thì kg còn chính xác do việc ghi chép có nhưng thất lạc
Cái hay của cụ Độ là không làm vua mà chỉ đứng sau vua nắm quyền lực
Họ Trần thời PK có cái kg biết hay hay là rở: Kết hôn trong dòng tộc.
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,634
Động cơ
408,235 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lời cha dặn như vậy Trần Quốc Tuấn chỉ ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải. Dù cha ông có hiềm khích lớn với nhà Trần Thái Tông, Trần Hưng Đạo luôn đặt việc nước lên trên, một lòng trung thành, hết lòng phò tá các vua Trần đánh ngoại xâm cứu nước.

Hú hồn, pha bất hiếu này được cả lịch sử và thế hệ sau biết ơn. Cũng may cụ không vác quân cướp ngôi, nếu làm thế dù thành hay bại thì đất nước đều sẽ rơi vào hỗn loạn, và thành miếng mồi cho ngoại bang.

Ngẫm lại thấy thói đời thì Cháu thì hay hùa theo ông nội, con trai thì hay chống lại bố. Khi Trần Quốc Tảng nhắc lại lời ông nội thì Quốc Tuấn giận lắm quát lên rằng "Sau khi tao chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho thằng Quốc Tảng vào viếng" :D
Cái này cụ troll hay sử thật ạ???
 

antidau

Xe container
Biển số
OF-205092
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
7,156
Động cơ
-177,652 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Hà Nội
Một mình hùng cứ một phương Hải Dương không ai đánh được thì cũng kém gì Tôn Quyền, chẳng qua nho sĩ nước ta viết sử kém, không viết được dã sử, huyền tích hay ho nên thành ra mai một vị anh hùng. Đến như mấy anh Tống Giang anh hùng cấp huyện bên Tàu, đánh nhau với triều đình hơn tháng là thua nhưng qua tay văn sĩ tài ba thành ra oai như Lưu Bang.
Tống Giang đánh với triều đình 3 năm mới bị chiêu hàng đó cụ. Tiến hành cướp bóc trên địa bàn 2 tỉnh Sơn Đông, Hà Bắc diện tích to bằng cả nước Triều Tiên và Hàn Quốc cộng lại qua miệng cụ thành cấp huyện 8-}
 

antidau

Xe container
Biển số
OF-205092
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
7,156
Động cơ
-177,652 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Hà Nội
Phim khó thì ta làm kịch có được không ?
Kịch bán vé, số lượng khán giả có hạn, giờ có chiếu trên truyền hình cũng không ai xem
Dự án chấn hưng văn hóa bao nhiêu nghìn tỷ cứ đưa chút tiền cho VFC của VTV dựng phim trường, may quần áo, làm các vật dụng. Ban đầu phấn đấu làm 1 phim như Truyền thuyết Jumông của Hàn năm 2006 ấy. Năm đó quy mô nền kinh tế Hàn mới có 1000 tỷ $ thôi mà còn làm được tận 81 tập. Dù quần áo, phục trang cũng sai lòe so với bối cảnh năm 100 trước công nguyên
Còn Thái Lan hồi năm 2001 cũng liên kết với Holywood làm được 1 phim điện ảnh lịch sử hoành tráng luôn
Sau đó 2007 chúng nó tự làm được phim này. Năm đó GDP Thái có 270 tỷ $
Giờ thì Thái chúng nó làm phim cổ trang truyền hình chiếu nhan nhản. Cái phim có truyền hình có em sinh viên thời nay xuyên không về thời Xiêm La chiến tranh với Đàng Trong của Chúa Nguyễn ăn khách kịch khung luôn. Ở Việt Nam các mợ cũng xem phim đó. Rồi chúng nó làm tiếp phần 2, đang chiếu
Cái phim Người vợ cuối cùng của Victor Vũ năm ngoái chiếu rạp cháu cho 10 điểm về phục trang. Hy vọng Victor làm tiếp phim về thời Nguyễn với câu truyện của anh thám tử Kiên này. Khán giả xem xong đều chửi phim nhưng đều thích anh Kiên râu kẽm
 
Chỉnh sửa cuối:

Thích Nói Phét

Tháo bánh
Biển số
OF-834095
Ngày cấp bằng
19/5/23
Số km
2,904
Động cơ
1,129,548 Mã lực
2 lần làm công chúa
1 lần làm vua
1 lần làm hoàng hậu.
Rất đặc biệt.
Kể luôn vụ bị chồng mình gả bán cho Trần Liễu luôn đê :)) :))
Trách người quân tử bạc tình
Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán giao
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top