1- Quân chính quy, tinh nhuệ chiếm một nửa đó cụ, thân binh, dân binh thì không tính
2- Do chiến cuộc lần 2, nhà Nguyên đánh rất nét, hai gọng kìm, một từ phía Bắc đánh xuống, một từ phía Nam đánh thốc ra (đạo phía Nam này do mãnh tướng Toa Đô viễn chinh, chất lượng đạo quân này khỏi nói, lại có thời gian 3 năm chinh chiến từ Quy Nhơn ra Nghệ An quen thung thổ), tạo gọng kìm, chắc ăn 100%.
3- Lần 2 này, hai đạo quân chủ lực, một nhành trấn phía Bắc (Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải), một nhánh trấn Nghệ An (Trần Nhật Duật, Trần Kiện). Cánh của Trần Nhật Duật thất bại nặng nề, (cánh bộ quân chặn mạn Bắc Giang, Lạng Sơn của Trần Quốc Tuấn thua tan nát, Trần Quốc Tuấn lúc ở bến sông Lục Nam rút về mạn Hải Dương chỉ còn vài chiếc thuyền nhỏ của Yết Kiêu). Trần Kiện nhanh trí bảo toàn lực lượng bằng cách ra hàng, cánh quân này cỡ một vạn quân chính quy tinh nhuệ.
4- Nên khi thất bại giai đoạn đầu, thế gọng kìm đã hình thành, giặc truy kích rất gắt (tới mức phải hy sinh cảm tử lữ cấm vệ của phò mã Trần Bình Trọng), các vua nhà Trần chạy có cờ, lắt léo bỏ cả ngự thuyền, may còn căn cứ hành cung bí mật mạn Thuỷ Nguyên Hải Phòng, lúc này xuất hiện tình tiết vua Trần sợ hãi hỏi Quốc Tuấn có nên hàng hay không, cùng lúc nguy nan cùng cực này Ích Tắc ra hàng, Trần Khắc Chung đi sứ dâng An Tư công chúa. Sau khi Toa Đô hội quân ra Bắc, Thuỷ quân nhà Trần phải ngược vào Thanh Nghệ để tránh thế gọng kìm và củng cố binh lực ở vùng đất kiên cường và đông dân này.
chỗ này đang còn một ẩn tình của lịch sử, nếu Trần Ích Tắc thực sự phản bội, căn cứ bí mật này không thể không bị truy sát. Khả năng cao Ích Tắc "phản bội" là một nước cờ dự phòng của Thượng hoàng. Lỡ cuộc kháng chiến có bề gì, dòng dõi Nhà Trần vẫn còn, Ích Tắc vẫn trị vì đất nước dưới thân phận chư hầu của nhà Nguyên, khi đã được phong An Nam quốc vương. Sau này Thượng hoàng cũng chỉ đổi tên Ích Tắc thành Ả Trần (ý chê Ích Tắc nhát như đàn bà) mà không xoá họ hay kết tội gì.
1- Ích Tắc tài ba, đẹp trai, rất có tài giao tiếp, rất có nhân duyên, quan hệ rộng khắp thiên hạ, lục nghệ tinh thông, phẩm cách của nhà tình báo điển hình;
2- Ích Tắc "được cho là" hay là "được phép" gửi thư cho khách buôn (tình báo của nhà Nguyên) ở Vân Đồn, bày tỏ bất mãn, có lẽ đây là chiêu phản gián căn bản;
3- Ích Tắc được tạo điều kiện ra hàng dễ dàng, các đạo quân kháng chiến làm lơ cho đoàn quân hàng giặc này;
4- Thông tin tình báo của Ích Tắc có lẽ rất quý giá, đầy đủ, đủ đến mức mà lần 3, Hưng Đạo Vương tâu vua: "thế giặc năm nay dễ phá", nhà Trần không rút lui khỏi Thăng Long mà chủ động phòng ngự có hiệu quả. Có lẽ tin tình báo giá trị nhất là lộ trình và binh lực hộ tống đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ và hành trình rút lui của thuỷ quân chủ lực giặc qua mạn Bạch Đằng giang;
5- Đội thân binh hộ tống thế tử 9 tuổi Trần An con của Ích Tắc được "đuổi thả" một cách rất có chủ ý tại ải Chi Lăng khi đoàn binh rút lui, chỉ có 60 quân kỵ, trong khi Việt Quân mai phục cả hai mặt binh, thừa sức dùng tên tiêu diệt hoàn toàn đoàn binh này, thậm chí Lê Tắc đổi cả ngựa què đi chậm vẫn được thả đi.
6- Sau này, khi làm quan to tại Nguyên Triều, Ích Tắc có quan hệ cực kỳ mật thiết với thế tử Thiết Mộc Nhĩ (sau này là Nguyên Thành Tông), và từ vị vua này, quan hệ với Đại Việt ấm dần lên rõ rệt. Các môn hạ của Ông dù sống ở xứ người, đều là những nho gia, học giả thanh cao, có cốt cách, nếu vì tham vinh hoa phú quý hèn nhát không thể có cách sống như vậy.
7- Loạt bài thơ của ông, bóng gió nỗi niềm, đọc kỹ có thể nhận ra thân phận thực sự của ông:
Ví dụ bài Xuất quốc (rời tổ quốc):
"Trọng nghĩa, nên ta rời Đại Việt,
Trời xanh mới biết tấm lòng son.
Chẳng phải Văn Công rời Tấn quốc,
Mà như Vi Tử muốn Ân còn.
Chí nối nghiệp xưa luôn tạc dạ,
Tiếng thơm truyền mãi sử không mòn.
Một mai thống nhất giang sơn ấy,
Dòng dõi cha ông vững Việt non. "