- Biển số
- OF-600694
- Ngày cấp bằng
- 25/11/18
- Số km
- 102
- Động cơ
- 123,866 Mã lực
Lịch sử Việt Nam cũng không thiếu những câu chuyện lịch sử cực hay để dựng thành phim các cụ nhỉ. Tiếc là chúng ta chưa làm được điều đó.
E cũng không đồng ý lắm. VìMới đây em xem phim tài liệu, nói về những người phụ nữ quyền lực, trong phim là người phụ nữ Mỹ nhỏ nhắn, đại phán quan của nước Mỹ, uy tín ngút trời.
Trong phim có câu hỏi cuối cùng cho bà ấy là: theo bà, thế giới này cần làm gì để mang lại hòa bình, ấm no.
Không do dự và bà nói ngay: đầu tư cho phụ nữ, chỉ phụ nữ mới mang lại điều đó.
Chắc cụ thớt cũng đồng ý.
Chuẩn cụTự cổ chí kim, từ Đông sang Tây, phụ nữ, nhất là phụ nữ sinh ra trong hoàng tộc, vẫn là con cờ trong ván bài chính trị mà.
Không có tiền cụ ạ. Mà dân mình cũng chư sẵn sàng xem phim cổ trang. Mặc đúng thì sẽ bị lên án là giống Trung Quốc :3Lịch sử Việt Nam cũng không thiếu những câu chuyện lịch sử cực hay để dựng thành phim các cụ nhỉ. Tiếc là chúng ta chưa làm được điều đó.
Vâng Chụy.Tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây, phụ nữ, nhất là phụ nữ sinh ra trong hoàng tộc, vẫn là con cờ trong ván bài chính trị mà.
Cứ cuối tuần cao hứng là lại BĐMT Phất Lộc, LL Thụy Khuê,... thì chả nhấtVâng Chụy.
Nên pnu mà được như các mợ huê hậu nhà mình ở những năm đầu của TK21 thật là sung sướnh và HP chụy nhể.
Tiền có lẽ là một trong những yếu tố chính, ngoài những khoản như phim thường, còn phải chi cho xây phim trường, trang phục, phải chấp nhận rủi ro so với đầu tư phim hài, phim ma. Rồi phải có người tài vừa giỏi biên kịch, vừa giỏi lịch sử để chuyển thể lịch sử thành kịch bản phim nữa. Quá nhiều khó khăn.Không có tiền cụ ạ. Mà dân mình cũng chư sẵn sàng xem phim cổ trang. Mặc đúng thì sẽ bị lên án là giống Trung Quốc :3
Còn thiếu Miến Lương Chân Cầm, Cháo Gà Bà Mỹ, Phở Bò Bát Đàn, BRM Bát Đàn, Bún Cá Hồng Phúc, Bánh Mỳ Đại Nam, Phở Gà Yết Kiêu, Bún Riêu Hàng Gà, Ngan Chặt Lan Vinh...Cứ cuối tuần cao hứng là lại BĐMT Phất Lộc, LL Thụy Khuê,... thì chả nhất
Tiền - Đạo Diễn.Lịch sử Việt Nam cũng không thiếu những câu chuyện lịch sử cực hay để dựng thành phim các cụ nhỉ. Tiếc là chúng ta chưa làm được điều đó.
Công tội gì cụ, khi e Hoàng lên ngôi thì quyền lực đâu có còn nằm trong tay nhà LýNgười đời sau vẫn tranh cãi là công hay tội. Nhưng chốt lại vẫn là 1 người phụ nữ chịu quá nhiều bi kịch, đau thương. Số phận truân chuyên đeo bám suốt cả 1 đời.
Các cụ xem Phượng Khấu đi. Em thấy phim đấy trang phục khá sát lịch sửTiền - Đạo Diễn.
Cả 2 cái này VN đều thiếu.
Hay . Cám ơn cụ.Lý Chiêu Hoàng là một nhân vật rất đặc biệt, được biết đến là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam và là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Lý (1009-1225). Nhưng cuộc đời vị “nữ đế” này chỉ toàn là những câu chuyện nhuốm buồn bởi những tính toán của gia tộc họ Trần.
Hôm này, mình xin gửi đến các bạn câu chuyện về Lý Chiêu Hoàng và những câu chuyện về giai đoạn chuyển giao giữa triều đại nhà Lý sang triều đại nhà Trần nửa đầu thế kỷ 13.
Ảnh Lý Chiêu Hoàng mặc bạch bào (VietNam Centure)
1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐẠI VIỆT GIAI ĐOẠN CUỐI TRIỀU ĐẠI NHÀ LÝ
Lý triều trải từ Thái Tổ, truyền đến đời Cao Tông là 7 đời thì chính sự suy yếu, nhà vua chểnh mảng không mặn mà với chính sự, thích việc xây dựng, phóng túng trụy lạc. Đến nỗi bên trong thì nội loạn, bên ngoài, nhà Tống, Chiêm Thành quấy phá, cơ đồ nhà Lý lung lay đến tận gốc rễ.
Năm 1209, Quách Bốc làm loạn, Cao Tông phải chạy khỏi kinh thành lên vùng sông Thao, thái tử Sảm (sau là Huệ Tông) chạy đến vùng Hải Ấp (Thái Bình) nương nhờ họ Trần mới đuổi được Quách Bốc. Trần Tự Khánh mang quân về kinh, đánh dấu sự xuất hiện của họ Trần trên vũ đài chính trị.
Lý Huệ Tông Sảm lên ngôi, chính sự ngày càng phức tạp. Trong nước chia là nhiều vùng cát cứ. Đoàn Thượng ở Châu Hồng, Nguyễn Nộn ở Phù Đổng, thế lực họ Trần ở Hải Ấp. Nhà vua phải dựa vào thế lực họ Trần để tạm yên ổn. Lần lượt Trần Tự Khánh rồi Trần Thủ Độ nắm thực quyền trong triều đình. Cuối năm 1224, Trần Thủ Độ ép Huệ Tông nhường ngôi cho người con gái thứ 2 Chiêu Thánh công chúa, sử gọi là Lý Chiêu Hoàng.
2. MỘT NỬA DÒNG MÁU HỌ TRẦN.
Như đã nói ở trên, năm 1209 có loạn Quách Bốc, thái tử Sảm (sau là Lý Huệ Tông) phải chạy về nương nhờ thế lực họ Trần ở Hải Ấp. Giai đoạn này, thái tử Sảm có lấy một người con gái của Trần Lý, em ruột Trần Tự Khánh và Trần Thừa, chị họ con chú con bác của Trần Thủ Độ là Trần Thị Dung làm vợ. Sau khi lên ngôi (tức Lý Huệ Tông), Trần Thị Dung được phong làm Hoàng Hậu.
Lý Huệ Tông và Trần Thị Dung sinh với nhau được 2 người con gái. Người con gái lớn – Thuận Thiên công chúa sinh năm 1216, đến năm 1218 thì sinh ra người con gái út là Chiêu Thánh công chúa.
Năm 1224, dưới bàn tay đạo diễn của Trần Thủ Độ, Lý Huệ Tông nhường ngôi cho Chiêu Thánh công chúa. Chiêu Thánh lên ngôi khi mới 6 tuổi, trở thành vị nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, chính là Lý Chiêu Hoàng – nữ Hoàng mang trong mình một nửa dòng máu họ Trần.
Trần Cảnh được sắp xếp tiếp cận Lý Chiêu Hoàng (Đại Việt Cổ Phong)
Việc Lý Chiêu Hoàng là cháu ngoại họ Trần, thông qua mẹ đẻ là Trần Thị Dung, giúp Trần Thủ Độ nói riêng và họ Trần nói chung dễ dàng khống chế và dàn xếp những nước cờ tiếp theo cho công cuộc đổi họ thiên tử.
3. MỘT QUÂN CỜ TRONG VÁN BÀI CHÍNH TRỊ
Cuộc hôn nhân giữ Lý Huệ Tông và Trần Thị Dung rõ ràng là một nước cờ chính trị, khi mà họ Lý cần thế lực họ Trần để khống chế Quách Bốc, sau nữa là Đoàn Thượng, Nguyễn Nộn…, còn họ Trần cần họ Lý – dù lúc này đã rất suy yếu – để có chính thống danh nghĩa bước lên vũ đài chính trị. Đây cũng là một canh bạc giữa 2 gia tộc khi mà 2 gia tộc dựa vào nhau để duy trì hoặc phát triển quyền lực, nhưng cũng mưu đồ, đề phòng để sẵn sàng trừ khử nhau khi có thể. Nhưng họ Lý đã quá suy yếu, và ván bài này họ Trần đã thắng với kết quả là sự xâm thực mạnh mẽ của họ Trần vào hệ thống chính quyền cũng như tông thất họ Lý. Ngày cáo chung của triều đại nhà Lý như đã thấy rõ ràng vậy.
Đắng cay thay khi nói chị em Chiêu Thánh công chúa chính là sản phẩm của của nước cờ hôn nhân chính trị nói trên. Và chính họ cũng đã đã trở thành những quân cờ của lịch sử được bàn tay lão luyện của Trần Thủ Độ sử dụng để chiếu tướng hết cờ cho chiều đại nhà Lý thông qua vở kịch “nhường ngôi cho chồng” được tính toán rất kỹ càng:
Khớp lại các vấn đề thì thấy mọi thứ thật “hợp lý”. Hợp lý một cách như được sắp đặt vậy.
- Lý Huệ Tông bị điên dại, không thể đảm đương việc nước, nhường lại ngôi cho người con gái nhỏ nhất là Chiêu Thánh mới 6 tuổi (Lý Chiêu Hoàng). Được tôn làm Thái Thượng Hoàng, xuất gia tại chùa Chân Giáo
- Cậu bé Trần Cảnh 8 tuổi được đưa hầu cận bên nữ hoàng đế. Rồi 1 ngày nọ, trong cung loan báo “bệ hạ đã có chồng”, và người chồng đó chính là Trần Cảnh.
- Sau khi đại hôn xong, nữ hoàng đế 6 tuổi tự thấy mình “tài đức đều thiếu”, và thấy chồng mình “là người văn chất đủ vẻ, thực thể cách quân tử hiền nhân, uy nghi đường hoàng, có tư chất thánh thần văn võ, dù đến Hán Cao Tổ, Đường Thái Tông cũng không hơn được”. Để rồi nữ đế “trút bỏ áo ngự mời Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế” (năm 1225)
- Thượng Hoàng (Lý Huệ Tông) tự sát tại chùa Chân Giáo
4. ĐỨA CON TRIỀU LÝ HAY TRIỀU TRẦN?
Sau khi nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, Lý Chiêu Hoàng trở thành hoàng hậu đầu tiên của triều đại nhà Trần. Sau 8 năm chung sống, (1233) Lý Chiêu Hoàng (lúc ngày đã 15 tuổi) sinh được 1 đứa con trai với Trần Cảnh, tên là Trần Trịnh. Tuy nhiên Trần Trịnh đã chết không lâu sau khi sinh. Từ đó đến năm 1237 Lý Chiêu Hoàng không sinh thêm được người nối dõi nào cho nhà Trần.
Trần Thủ Độ đã tiếp tục đạo diễn một vở kịch “đổi vợ cho vua”. Bắt ép Trần Cảnh bỏ Lý Chiêu Hoàng mà lấy người chị ruột của Lý Chiêu Hoàng (Thuận Thiên công chúa) cũng là vợ của Trần Liễn (anh ruột Trần Cảnh) đang mang thai 3 tháng. Điều này khiến Trần Liễu hổ thẹn mà làm loạn.
Chuyện chỉ có thế thì cũng bình thường, vì có con trai nối dõi chính là việc quan trọng nhất của hậu phi, cũng là để duy trì cơ nghiệp về sau. Tuy nhiên hoàn toàn có thể chờ Lý Chiêu Hoàng thêm 1 vài năm vì lúc đó bà mới có 19 tuổi và Lý Chiêu Hoàng hoàn toàn có khả năng sinh nở (Trần Trịnh và 2 đứa con với Lê Phụ Trần sau này), hoặc phế Lý Chiêu Hoàng thành thứ phi mà lấy người khác làm hoàng hậu, tại sao nhất thiết phải phế bỏ Lý Chiêu Hoàng thành công chúa (tức là bắt Trần Cảnh li dị vợ) và lấy Thuận Thiên công chúa trở thành hoàng hậu, bất chấp Thuận Thiên đang có mang đứa con của Trần Liễu?
Rất đơn giản, có 2 lý do chính:
Từ luận điểm trên, cùng suy nghĩ kỹ hơn một chút và đưa ra một giả thuyết “phim ảnh”. Cái chết của Trần Trịnh liệu có mờ ám? Tại sao một hoàng tử con vua mà trong chính sử không ghi ngày sinh, chỉ ghi ngày mất? Tạm có thể coi Trần Trịnh do bệnh mà chết yểu, nhưng tại sao 4 năm tiếp sau Lý Chiêu Hoàng không thể sinh thêm 1 đứa con nào với Trần Cảnh? Lý Chiêu Hoàng hoàn toàn có khả năng sinh nở. Vậy rất có thể có bàn tay giàn xếp nào đó cố tình để Lý Chiêu Hoàng không được gần gũi Trần Cảnh hoặc thâm độc hơn là cố tình để bà không thể có con? Xin để bạn đọc cùng bàn luận.
- Thứ nhất: Nhà Trần cần một người con nối dõi có quan hệ huyết thống với họ Lý (cụ thể là cháu ngoại họ Lý). Nhà Lý tuy đã mất nhưng với hơn 200 năm trị vì, uy tín vẫn còn rất sâu rộng trong lòng dân. Việc một hoàng thái tử (sau là hoàng đế kế vị) là cháu ngoại họ Lý sẽ là một sự dung hòa chính trị, cơ sở để thu phục lòng người. Vậy nên dù phế Lý Chiêu Hoàng, nhưng Trần Thủ Độ vẫn phải đưa Thuận Thiên công chúa, là con gái Lý Huệ Tông lên ngôi vị Hoàng Hậu để sinh con nối dõi cho họ Trần. Thực tế thì vị vua thứ 2 (Trần Thánh Tông) chính là con của Thuận Thiên công chúa với Trần Cảnh.
- Thứ hai: Như phân tích ở trên, việc ép Trần Cảnh bỏ Chiêu Hoàng là không cần thiết, tuy nhiên nếu ngẫm kỹ ra thì đây là việc làm có lẽ Trần Thủ Độ đã tính toán từ lâu. Cùng đưa ra một giả thuyết. Nếu Trần Cảnh có với Lý Chiêu Hoàng một người con nối dõi, hay Trần Trịnh không bị chết yểu mà sống tới tuổi trưởng thành thì vị vua tương lại này sẽ kế vị ai? Đứa con đó sẽ là con của 2 vị vua, đương kim thiên tử Trần Cảnh và cựu hoàng đế Lý Chiêu Hoàng. Vị vua tương lai sẽ kế vị vua Trần hay vua Lý? Hoặc ít nhất cũng sẽ thành cái cớ để tông thất nhà Lý và những người ủng hộ triều Lý lợi dụng để âm mưu khôi phục Lý Triều. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc nhất định Lý Chiêu Hoàng bị phế bỏ khỏi hậu cung, giáng làm công chúa và phải xuất gia đi tu.
Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh (VietNam Centure)
5. PHẦN THƯỞNG CHO CÔNG THẦN VÀ NIỀM AN ỦI CUỐI ĐỜI
Năm 1258 Đại Việt bước vào thử thách cam go khi đối đầu với đế chế Mông-Nguyên lần thứ I. Chiến thắng của Đại Việt vừa là bước ngoặt của đất nước vừa là ngã rẽ của Chiêu Thánh công chúa
Tưởng chừng cuộc đời của bà sẽ chỉ còn là những ngày gặm nhấm nỗi bất hạnh tột cùng. Nhưng thật kỳ lạ, cuộc đời bà như được sống lại.
Lê Tần (sau được ban quốc tính họ Trần, nên có tên là Lê Phụ Trần), là một công thần có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ I. Trong cuộc chiến tại cánh đồng Bình Lệ Nguyên hai bên bờ sông Cà Lồ, Trần Cảnh dàn đại quân để đối đầu với quân mông cổ. Quân Trần thua to, Trần Cảnh định xông pha chiến đấu quên mình, chính lúc này Lê Tần xuất hiện khuyên nhà vua “đừng đánh dốc túi một trận như thế”, rồi lôi xồng xộc nhà vua đi và rút quân phòng thủ. Nhờ thế mà sau đó nhà Trần dần giành lại được cục diện và phản công đánh thắng quân Nguyên. Nhờ công lao đó, ông được ban thưởng nhiều thứ, nhưng đặc biệt, Trần Cảnh thưởng cho Lê Tần một người vợ, đó là Lý Chiêu Hoàng.
Sau gần 20 năm ở trong chùa, tưởng rằng Chiêu Thánh công chúa một lần nữa bị đem ra “sử dụng”, lần này là phần thưởng cho một công thần.
Nhưng có lẽ Trần Cảnh (Trần Thái Tông) trong thâm tâm vẫn chưa quên hay vẫn cảm thấy mắc nợ bà rất nhiều. Lần này, gặp được 1 người tri kỷ trung dũng, mẫn cán như Lê Tần, Trần Cảnh mới quyết gửi gắm Chiêu Thánh công chúa cho người huynh đệ này.
Và 20 năm cuối đời bà là quãng thời gian đẹp biết nhường nào. Bà sinh được 2 người con, 1 trai, 1 gái. Lần đầu tiên sau 40 năm cuộc đời, bà có 1 gia đình đúng nghĩa. Bà có chồng, được làm mẹ, được tự do như một con chim phượng hoàng, được sống cho chính mình. Không có sở cứ, nhưng người ta có niềm tin rằng đứa con trai của bà và Lê Tần chính là Trần Bình Trọng, người đã hét vào mặt quân Nguyên xâm lược rằng: “ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương xứ Bắc”.
Và rồi ở tuổi 60, bà ra đi, kết thúc một cuộc đời đặc biệt của một người đàn bà đặc biệt bậc nhất trong lịch sử.
Chiếu thánh công chúa
6. LỜI KẾT
Các bạn thân mến, đọc về Lý Chiêu Hoàng trong sử sách, ngoài đoạn nhường ngôi cho Trần Cảnh – Trần Thái Tông, dường như chúng ta không thấy bà được “lên tiếng”, lúc nào cũng chỉ biết nghe theo sự xếp đặt của người khác, trong đó có cả mẹ ruột (Trần Thị Dung) để họ mưu đồ những cuộc bể dâu.
Bà cũng là người thiếu thốn sự yêu thương từ tấm bé. Cha thì bị chèn ép, mẹ thì phải suy tính theo dòng tộc mà phải đưa con ra trước giáo gươm, lấy được tấm chồng thì cũng là cuộc hôn nhân chính trị.
60 năm cuộc đời bà chi thành 3 giai đoạn. 20 năm đầu cuộc đời toàn là sự đau thương, cha chết, con chết, chồng bỏ và cả gánh tội mất nước khi là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Lý, một người con gái chưa tuổi trưởng thành phải trải qua tất cả biến cố có thể nói là đau đớn thiên cổ. 20 năm giữa đời là 20 năm xuân thì, bà bị giam lỏng trong chùa, tuy không còn bị hành hạ bởi những thế lực chính trị, nhưng cũng là 20 năm gặm nhấm những nỗi đau khi mỗi ngày mỗi lớn, mỗi ngày mỗi hiểu rõ những sự việc của 20 năm đầu đời. May thay 20 năm cuối đời lại là khoảng thời gian viên mãn khi bà lại có tất cả như một người đàn bà bình thường, có chồng, có con, có gia đình, có sự tự do. 20 năm cuối đời bình an này đến từ sự yêu thương của người chồng mới Lê Phụ Trần.
Tất cả cuộc đời bà từ vui-buồn-đau khổ-hạnh phúc đều xoay quanh chữ TRẦN.
Đền rồng – thờ Lý Chiêu Hoàng tại Đình Bảng-Từ Sơn-Bắc Ninh
Trò chơi chính trị thật khốc liệt, và Lý Chiêu Hoàng chính là nạn nhân chịu nhiều vết thương nhất trong giai đoạn chuyển giao Lý-Trần từ đầu đến giữa thế kỷ 13.
Các bạn thân mến, blog về Lý Chiêu Hoàng của mình đến đây xin được kết thúc
Cám ởn các bạn đã quan tâm theo dõi
Thân ái vào chào tạm biệt
TTDN-28/01/2024
5 phút (trừ màn "kịch câm") chứ mấy , rồi thở hắt ra.E cũng không đồng ý lắm. Vì
Muốn thiên hạ được trị thì phải không có kẻ trị thiên hạ cụ ạ )
Đvsktt ghi rõ vụ này (vụ chôn sống) chưa chắc đúng, chỉ tạm chép vào thôi. Dân ta đọc sử lại bớt câu ấy đi cho là thật. :3Hơi liên quan: họ Lý sau bị cụ Độ truy sát (vụ chôn sống) nên chạy trốn và đổi họ là họ Nguyễn phải không ah. Đương nhiên không phải tất cả người họ Nguyễn đều xuất phát từ họ Lý
Cám ơn cụHay . Cám ơn cụ.
Thương cụ ấy quá. Thân phận từ 1 nữ hoàng nhỏ tuổi cành vàng lá ngọc mà mưa dập gió vùi . Toan tính quyền lực thật sự là quá tàn bạo.
So với thân phận bao người phụ nữ thời phong kiến, hoặc bao phi tần khác trong hậu cung, là đã rất tuyệt rồi.Đến giai đoạn triều đại thoái trào thì chịu thôi. Ở vị trí bà ấy được như vậy cũng là hạnh phúc chán rồi.
Nhiều khó khăn thì đã đành.Tiền có lẽ là một trong những yếu tố chính, ngoài những khoản như phim thường, còn phải chi cho xây phim trường, trang phục, phải chấp nhận rủi ro so với đầu tư phim hài, phim ma. Rồi phải có người tài vừa giỏi biên kịch, vừa giỏi lịch sử để chuyển thể lịch sử thành kịch bản phim nữa. Quá nhiều khó khăn.