- Biển số
- OF-372995
- Ngày cấp bằng
- 8/7/15
- Số km
- 1,438
- Động cơ
- 259,659 Mã lực
Mạn đàm thêm về việc bẻ neo thép lớp trên và lớp dưới, khi nào vào tại sao ? Xét các trường hợp sau đây (xét với nhà phố đơn giản, bỏ qua tải trọng động đất). Nhắc lại một chút là cốt thép thường được ưu tiên neo/nối/buộc vào vùng bê tông chịu nén, hạn chế vào vùng bê tông chịu kéo....Tiện cc bàn cho xôm và e cũng muốn sáng tỏ ko bẻ mỏ trên dưới về lý thuyết là đúng hay sai với những dầm và kết cấu k phức tạp....
TH1: chỉ xét đến các tải trọng dưới tác dụng của trọng lực (dưới đây là biểu đồ tổ hợp Tĩnh Tải + Hoạt Tải)
có thể thấy momen dương (+) tại dầm tắt ở khoảng 1/4 nhịp dầm như lý thuyết, đồng nghĩa tại 1/4 nhịp dầm gần nút khung cốt thép lớp dưới đã đi vào vùng bê tông chịu nén một đoạn khoảng 1/4 nhịp > thép lớp dưới không cần bẻ thêm neo tại nút khung, chỉ cần bẻ neo thép lớp trên. Trường hợp này hay gặp với nhà phố xen kẹp chỉ chịu tác dụng phần lớn của Tĩnh Tải và Hoạt Tải.
TH2: Xét biểu đồ Bao momen (tất cả các trường hợp tổ hợp tải trọng)
Nhận thấy momen dương (+) tiến sát đến nút khung hay vùng bê tông chịu kéo phần bụng dưới dầm cũng tiến tới nút khung lý do là bởi tải trọng gió (phi trọng lực) gây ra. Trong trường hợp này một cách lý thuyết cần phải bẻ neo cả cốt thép lớp dưới để cốt thép neo vào vùng nén một khoảng đủ lớn.
Dưới đây là bảng thể hiện chiều dài neo/nối cốt thép (nguồn: ketcausoft.com)