[Funland] Đại học Rmit

clicklacp

Xe buýt
Biển số
OF-482855
Ngày cấp bằng
8/1/17
Số km
867
Động cơ
200,746 Mã lực
Em cũng không phải có đk, tàm tạm, và đang quan tâm cho F1, nhưng thấy thế này khi đọc từ đầu:
- Cụ có tiền không phải là một lỗi (trừ phi ăn cắp), nó là công sức thì sao lại không có quyền cho con học chỗ được coi là tốt?
- Nếu con cụ tốt, học đâu cũng tốt thì học ở chỗ phù hợp với đánh giá cá nhân.
- Nếu RMIT tuyển "ba vạ" chỉ dựa trên tiền và kỹ năng tối thiểu là ngôn ngữ, mà cuối cùng cho đầu ra ít nhất là TBK trở lên (do loại bớt sv, do tthi khó..) và những sv đó đáp ứng mức tb của thị trường việc làm, thì điều đó chứng tỏ đó là một thành công của cách dậy kiểu TB.
- Nhiều cụ vẫn hình dung gd phải miễn phí, trong khi thực ra đó là ngành đòi hỏi cực nhiều đầu tư cả tiền lẫn công sức. RMIT họ không làm từ thiện bằng cho tiền, họ kinh doanh, nhưng làm có trách nhiệm thì em nghĩ đáng để lưu ý như 1 chọn lưa,
- RMIT chắc không có cửa so với những chuyên ngành sâu của BK chẳng hạn, nhưng đợi những Standford hay MIT đặt trụ sở ở Việt Nam tìm sv chắc e hơi khó.
Quan điểm của em là học thực, làm thực để có tiền thực. Nên chắc phải mất tiền thực.
 

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,833
Động cơ
553,257 Mã lực
Đưa giảng viên nước ngoài về Việt Nam mùa Covid

Vì dịch Covid-19, vấn đề khó khăn nhất đối với các trường đại học, phổ thông có yếu tố quốc tế cũng như các trung tâm Anh ngữ là thiếu hụt giáo viên nước ngoài.

Chuyến bay chở giảng viên ĐH RMIT và các sinh viên RMIT người Việt về Việt Nam ngày 6.9     /// ẢNH: BAMBOO AIRWAYS

Chuyến bay chở giảng viên ĐH RMIT và các sinh viên RMIT người Việt về Việt Nam ngày 6.9
ẢNH: BAMBOO AIRWAYS

Dành gần 1 tỉ đồng đưa giáo viên trở lại
ĐH RMIT Việt Nam là trường gặp nhiều vấn đề về giáo viên (GV) quốc tế nhất trong thời gian dịch Covid-19. Vào tháng 7, trong một hội nghị do Bộ GD-ĐT tổ chức, đại diện nhà trường cũng lên tiếng đề nghị Bộ có ý kiến, đề xuất với Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 quốc gia để hỗ trợ giúp nhóm giảng viên, sinh viên đang mắc kẹt tại Úc và nhiều nước khác trở lại Việt Nam.
Chia sẻ với Thanh Niên, Giáo sư Peter Coloe, Chủ tịch ĐH RMIT Việt Nam, cho biết đội ngũ giảng viên của trường có khoảng 40% đến từ nước ngoài. Thời gian qua giảng viên nước ngoài về nước do dịch Covid-19, sau đó không quay trở lại Việt Nam được.
Cũng theo Giáo sư Peter Coloe, từ khi xảy ra dịch đến nay, ĐH RMIT Việt Nam đã và đang phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc để hỗ trợ việc đi lại của đội ngũ giảng viên RMIT. Sau nhiều tháng lên kế hoạch và chuẩn bị, ngày 6.9, một chuyến bay do ĐH RMIT Việt Nam tổ chức khởi hành từ Melbourne (Úc) đã hạ cánh tại Vân Đồn (Quảng Ninh) chở theo 270 hành khách, bao gồm nhiều giảng viên RMIT và các sinh viên RMIT người Việt hồi hương sau khoảng thời gian đi trao đổi tại Melbourne.
Để nhập cảnh Việt Nam, toàn bộ hành khách trên chuyến bay được xét nghiệm Covid-19 và có kết quả âm tính 3 - 7 ngày trước khi bay. Tính đến nay, tất cả 270 người nói trên đã hoàn thành 14 ngày cách ly sau khi nhập cảnh và kết quả tái xét nghiệm đều âm tính, đủ điều kiện trở về với gia đình và công việc. Các giảng viên sẽ tham gia học kỳ mới vào tháng 10.
Bà Nguyễn Thị Kiều Oanh, Chủ tịch HĐQT hệ thống Trường quốc tế Canada, cho biết để chuẩn bị đủ GV nước ngoài cho tất cả các trường trong hệ thống vào năm học mới, bà cùng ban lãnh đạo phải động viên các GV cũ không về dịp hè. Bên cạnh đó, phải tính toán đưa GV mới tuyển sang Việt Nam kịp thời. Ban lãnh đạo đã phải thuê 80 chỗ trên một chuyến bay của Vietnam Airlines để đưa GV từ Canada sang Việt Nam. Chuyến bay này còn chở một số GV quốc tế từ trường khác và các chuyên gia. Muốn đăng ký các suất bay này, trường phải làm văn bản xin UBND TP.HCM, sau khi có văn bản đồng ý của UBND TP thì tiếp tục xin Cục Xuất nhập cảnh, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM.
Theo bà Oanh, vừa qua trường đã dành gần 1 tỉ đồng để đưa GV sang Việt Nam. Số tiền này dùng cho chi phí cách ly, ăn ở tại resort cho GV trong 14 ngày… Ngoài ra, trường cũng phải trả tiền xét nghiệm cho GV 4 lần (1 lần khi vào, 2 lần ở trong trại cách ly, 1 lần khi ra ngoài). Khi về trường, GV cũng phải xét nghiệm 2 lần nữa.

8.000 học viên phải chờ do thiếu GV nước ngoài
Các trung tâm Anh ngữ cũng lâm vào tình trạng thiếu GV nước ngoài. Theo lãnh đạo một trung tâm tiếng Anh lớn tại TP.HCM, hiện tại đơn vị này có đến 8.000 học viên đăng ký chờ xếp lớp. Tuy nhiên, trung tâm cũng “lực bất tòng tâm” vì không đủ GV đứng lớp. Trung tâm cam kết học sinh học với 100% GV bản ngữ nên không thể sử dụng các GV khác. Thậm chí có những Việt kiều đã ở nước ngoài nhiều năm, trình độ ngoại ngữ và sư phạm đạt chuẩn cũng không thể sử dụng.
“Chi phí đưa GV nước ngoài sang Việt Nam quá lớn nên một trung tâm Anh ngữ dù lớn đến đâu cũng khó có thể kham nổi”, vị lãnh đạo này cho biết.
Chương trình tiếng Anh tích hợp đang được dạy trong các trường phổ thông công lập ở TP.HCM cũng bị ảnh hưởng vì không đủ GV quốc tế. Ngày 15.9, các trường tiểu học, THCS tại TP.HCM đã gửi thông báo đến phụ huynh học sinh đang theo học chương trình tiếng Anh tích hợp về việc điều chỉnh thời lượng và học phí. Theo đó, thời lượng học của học sinh là 88 tiết (8 tiết x 11 tuần) trong đó có 70 tiết do GV nước ngoài đứng lớp và 18 tiết do GV Việt Nam đứng lớp giảng dạy với nhiệm vụ củng cố, ôn tập kiến thức cho học sinh chứ không dạy bài mới. Trước đó, chương trình này cũng thực hiện 8 tiết/tuần nhưng hoàn toàn là GV bản ngữ.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết việc điều chỉnh này xuất phát từ ảnh hưởng của dịch Covid-19, tác động đến quá trình nhập cảnh và các thủ tục nhập cảnh của các chuyên gia, người lao động người nước ngoài đến Việt Nam. Vì vậy Sở đã có những điều chỉnh từ giữa tháng 9 đến ngày 20.11.
 

Taplai_07

Xe container
Biển số
OF-84202
Ngày cấp bằng
1/2/11
Số km
6,077
Động cơ
472,495 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội
Mấy người gửi con học Anh Mỹ thì bảo bọn rmit toàn con nhà giàu, hư hỏng, vào trường đú đởn chứ học hành gì.
Là nghe nói thế
Con em học RM đây bác. Đang thực tập và tốt nghiệp ra trường. Nghe cháu nó nói học cũng căng lắm và khá khó. Còn hư hỏng đú đởn như bác nói thì sao em không thấy nhỉ. Cháu nó cũng có mấy nơi nhận rồi. Chắc họ không đọc hồ sơ để tuyển dụng.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,819
Động cơ
180,146 Mã lực
Pascal hay ngôn ngữ nào khác, kể cả pseudo-code cũng chỉ là công cụ để thể hiện thuật toán thôi. Cụ có tin là nhiều trường top hay phỏng vấn vào mấy công ty top tier ở Mỹ họ vẫn bắt cụ code trên giấy hoặc blackboard không?

Cụ tô hồng sinh viên tây quá. Đúng là chúng nó nghiêm túc hơn ở chuyện làm việc nhóm, thói quen đúng giờ, làm việc tự giác ko phải giục và ít khi nghĩ đến cheating, còn đâu thì cũng như mình thôi. Chúng nó quẩy thì mình còn phải chạy dài, ăn chơi đập đá phá giời cái gì cũng có. Học hành thì cũng bình thường, chỉ đến gần thi thư viện mới đông thôi, còn không lên đấy lúc nào chẳng có chỗ ngủ :D.

Cả tuần ngồi ở lab với không có thời gian đi ăn trưa thì tôi thật, chỉ có mấy ông sinh viên quốc tế mà chủ yếu là mấy ông sinh viên châu Á thôi. Cụ học IT BK ra, sang nước ngoài học master thì qua phát một. Học lên Phd thì lại là câu chuyện khác, đòi hỏi nhiều thứ hơn.
Em là dân IT nên bác ko cần nói với em là Pascal hay code giấy khác gì nhau.
Pascal hay ngôn ngữ nào khác, kể cả pseudo-code cũng chỉ là công cụ để thể hiện thuật toán thôi. Cụ có tin là nhiều trường top hay phỏng vấn vào mấy công ty top tier ở Mỹ họ vẫn bắt cụ code trên giấy hoặc blackboard không?

Cụ tô hồng sinh viên tây quá. Đúng là chúng nó nghiêm túc hơn ở chuyện làm việc nhóm, thói quen đúng giờ, làm việc tự giác ko phải giục và ít khi nghĩ đến cheating, còn đâu thì cũng như mình thôi. Chúng nó quẩy thì mình còn phải chạy dài, ăn chơi đập đá phá giời cái gì cũng có. Học hành thì cũng bình thường, chỉ đến gần thi thư viện mới đông thôi, còn không lên đấy lúc nào chẳng có chỗ ngủ :D.

Cả tuần ngồi ở lab với không có thời gian đi ăn trưa thì tôi thật, chỉ có mấy ông sinh viên quốc tế mà chủ yếu là mấy ông sinh viên châu Á thôi. Cụ học IT BK ra, sang nước ngoài học master thì qua phát một. Học lên Phd thì lại là câu chuyện khác, đòi hỏi nhiều thứ hơn.
Thế cụ nghĩ code chỉ có thuật toán à? Cái giải thích của cụ về ngôn ngữ lập trình... thầy em đã nhai đi nhai lại từ năm 2-3 Bách Khoa rồi nên chắc cụ cũng ko cần dạy lại.
Cái em thấy khác biệt giữa dân VN và bọn Tây xịn chính là ý thức nghề nghiệp, làm việc nghiêm túc, chỉn chu, ý thức tốt, tận tâm không đối phó chính là cái tạo nên sự bền vững và phát triển.
Tuy nhien em đang không nói về sinh viên Tây, cái mà em đề cập tới là cách dạy của Tây và thầy Tây ít nhất cũng làm cho bọn sinh viên có ý thức nghề nghiệp, học trâu hơn thực hành nhiều hơn. Tất nhiên ở đâu cũng có trường tốt trường kém, nhưng đã cho con học nc ngoài thì ít nhất cũng cố mà chọn trường tốt hơn Bách Khoa mà học.
 

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,114
Động cơ
416,230 Mã lực
Nơi ở
BE
Em là dân IT nên bác ko cần nói với em là Pascal hay code giấy khác gì nhau.

Thế cụ nghĩ code chỉ có thuật toán à? Cái giải thích của cụ về ngôn ngữ lập trình... thầy em đã nhai đi nhai lại từ năm 2-3 Bách Khoa rồi nên chắc cụ cũng ko cần dạy lại.
Cái em thấy khác biệt giữa dân VN và bọn Tây xịn chính là ý thức nghề nghiệp, làm việc nghiêm túc, chỉn chu, ý thức tốt, tận tâm không đối phó chính là cái tạo nên sự bền vững và phát triển.
Tuy nhien em đang không nói về sinh viên Tây, cái mà em đề cập tới là cách dạy của Tây và thầy Tây ít nhất cũng làm cho bọn sinh viên có ý thức nghề nghiệp, học trâu hơn thực hành nhiều hơn. Tất nhiên ở đâu cũng có trường tốt trường kém, nhưng đã cho con học nc ngoài thì ít nhất cũng cố mà chọn trường tốt hơn Bách Khoa mà học.
Cái nhai đi nhai lại của thầy cụ có gì sai không? Không phải cứ chạy theo công nghệ, ngôn ngữ lập trình mới là tốt vì nó thay đổi hàng ngày, hàng giờ. Không trường ĐH nào đảm bảo có thể dạy hết được.

Kiến thức cơ bản ở bậc đại học thì tôi thấy BK làm rất tốt. Sau đại học thì không so sánh với các trường ngon của nước ngoài được.

Tôi không phủ nhận học ở nước ngoài có nhiều điểm tốt hơn, nhưng tôi thấy cụ lý tưởng nó lên quá. Làm gì mà ngồi cả tuần trên lab với không có cả thời gian đi ăn trưa. Chỉ mấy ông sinh viên VN với tàu, loanh quanh sinh hoạt trong cộng đồng, sinh viên bản địa thì nó không chơi cùng, không đi làm thêm thì chỉ ở thư viện hoặc trong trường chứ biết đi đâu.
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
8,819
Động cơ
180,146 Mã lực
Cái nhai đi nhai lại của thầy cụ có gì sai không? Không phải cứ chạy theo công nghệ, ngôn ngữ lập trình mới là tốt vì nó thay đổi hàng ngày, hàng giờ. Không trường ĐH nào đảm bảo có thể dạy hết được.

Kiến thức cơ bản ở bậc đại học thì tôi thấy BK làm rất tốt. Sau đại học thì không so sánh với các trường ngon của nước ngoài được.

Tôi không phủ nhận học ở nước ngoài có nhiều điểm tốt hơn, nhưng tôi thấy cụ lý tưởng nó lên quá. Làm gì mà ngồi cả tuần trên lab với không có cả thời gian đi ăn trưa. Chỉ mấy ông sinh viên VN với tàu, loanh quanh sinh hoạt trong cộng đồng, sinh viên bản địa thì nó không chơi cùng, không đi làm thêm thì chỉ ở thư viện hoặc trong trường chứ biết đi đâu.
Thứ nhất em không nói sai hay không sai, em nói cụ không cần dạy em.
Thứ 2 em không lý tưởng hay thần tượng, mà em nói môi trường, phương pháp tốt hơn, thầy vừa giỏi vừa trâu hơn thì em ưu tiên lựa chọn cho con nếu có thể.
Em lấy ví dụ về việc thầy Tây bắt học trâu như nào để mọi người hiểu sự khác biệt. Hơn 1 năm học theo cách của Tây thì em thấy em làm bài tập nhiều hơn cả về thực hành nghiên cứu và trình bày nhiều hơn vài chục lần so với 5 năm BK (5 năm chỉ học trong 1 tháng ôn thi). Đấy là điều em đánh giá rất cao.
Mà làm đc thế thì thầy cũng tướt bơ ra ấy. Thầy em BK hồi xưa em cho là cũng hơi lười.
 

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,114
Động cơ
416,230 Mã lực
Nơi ở
BE
Thứ nhất em không nói sai hay không sai, em nói cụ không cần dạy em.
Thứ 2 em không lý tưởng hay thần tượng, mà em nói môi trường, phương pháp tốt hơn, thầy vừa giỏi vừa trâu hơn thì em ưu tiên lựa chọn cho con nếu có thể.
Em lấy ví dụ về việc thầy Tây bắt học trâu như nào để mọi người hiểu sự khác biệt. Hơn 1 năm học theo cách của Tây thì em thấy em làm bài tập nhiều hơn cả về thực hành nghiên cứu và trình bày nhiều hơn vài chục lần so với 5 năm BK (5 năm chỉ học trong 1 tháng ôn thi). Đấy là điều em đánh giá rất cao.
Mà làm đc thế thì thầy cũng tướt bơ ra ấy. Thầy em BK hồi xưa em cho là cũng hơi lười.
Tôi không đủ trình để dạy ai đâu. Tôi thấy cụ mỉa mai BK vẫn dùng Pascal nên tranh luận thêm với cụ thôi. Cũng chưa thấy cụ đưa ra lý do tại sao.

cụ lại nói quá lên rồi. 1 năm cụ học ở Tây thì cũng chỉ khoảng 60 credits thôi, trong khi BK 5 năm là tương đương khoảng 300 credits đấy. Các khoa khác không biết chứ các thầy cô ở CNTT là hơi bị tâm huyết. Đội trẻ sau này toàn Phd nước ngoài về, vừa có trình độ lại năng động.

Tôi stop, trả topic lại cho các cụ chém rmit.
 

Fujisan Japan

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-629019
Ngày cấp bằng
4/4/19
Số km
90
Động cơ
113,710 Mã lực
Tuổi
43
Cháu thấy là nhiều tiền 1 năm quá
 

chuyendang

Xe hơi
Biển số
OF-320452
Ngày cấp bằng
21/5/14
Số km
164
Động cơ
292,954 Mã lực
Học thì em không biết, nhưng em làm việc với các bạn tốt nghiệp RMIT thì thấy các bạn ấy đều có năng lực và sau 1 vài năm đều lên quản lý hết
 

chichbong08

Xe buýt
Biển số
OF-631891
Ngày cấp bằng
13/4/19
Số km
874
Động cơ
125,472 Mã lực
Các cơ sở nước ngoài như RMIT mạnh hơn các trường công trong nước ở :
1. Định hướng vĩ mô trong đào tạo : triết lý, sứ mệnh, chiến lược đào tạo, phân khúc thị trường (đầu vào/đầu ra)
2. Thiết kế và tổ chức chương trình đào tạo : mục tiêu, chuẩn đầu ra, đánh giá, cập nhật, tính hội tụ của các học phần. Cái này các trường công còn khá lộn xộn, ngay cả ĐHQG, BK, KTQD, NT, TC, NH, Luật... cũng mới chỉ đang ở giai đoạn thoát ly tư duy "dạy cái gì mình có" (giảng viên, CSVC, quan hệ).
3. Đào tạo và phát triển kỹ năng, cả cứng lẫn mềm: ngôn ngữ, sử dụng phương tiện, làm việc nhóm, trình bày và thuyết phục, tranh biện, quản lý thời gian, lên kế hoạch, đánh giá rủi ro...
4. Tính chuyên nghiệp trong quản trị và vận hành dịch vụ đào tạo: tạo ra môi trường tốt cho người học phát triển kỹ năng, sự chuyên nghiệp, tính độc lập và sự tự tin. Cái này giải thích tại sao các bạn học xong ra trường sớm hòa nhập môi trường làm việc mới, nhất là trong các doanh nghiệp đa quốc gia, có yếu tố đa văn hóa.
Còn điểm bất lợi so với trường công như BK, BCVT, ĐHQG, KTQD:
1. Đào tạo kiến thức khoa học cơ bản và cơ sở ngành. Các bạn BK, QG... mạnh hơn RMIT ở thuật toán, nguyên lý, thiết kế, phân tích, nắm cơ sở lý luận - lập luận, tư duy logic.
2. Hoạt động nghiên cứu khoa học. Trường công ít tính thương mại thì mới có phòng lab, thư viện to, có giảng viên cơ hữu thực hiện dự án nghiên cứu. GS tây ở những nơi như RMIT đã sang đây thì cũng chỉ ở dạng thường thường bậc trung, cũng không thiết tha gì với việc ngồi lab hay dành tâm huyết cho NCKH cùng sinh viên VN. Cũng giống phần lớn trường dân lập, họ chỉ đầu tư những ngành có lời tức thì như quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, đá chút CNTT (phân khúc ứng dụng ăn liền).
3. Môi trường con người. Đa số sv BK, QG, NT đều sáng sủa ngay từ đầu vào, có động lực học tập khá; thầy học ở tây về đông và năng lực khá đều; "truyền thống - nền tảng" có từ trước. Do đó, người học cũng biết thân biết phận mà cố gắng hơn, bù lấp được cái nghèo về CSVC và lởm khởm trong quản trị. RMIT dù sao cũng là môi trường của đa số "con nhà giàu".
4. Mạng lưới cựu sinh viên. Cái này cũng quan trọng phết : mạng lưới CSV trường công vừa to vừa ồn ào, lại gắn kết (vì cùng từng là con nhà nghèo, cùng ăn ị ở KTX và khu trọ ổ chuột, cùng chổng mông vẽ vời làm đồ án), ma cũ mách nước nhiều cho ma mới về học tập, nghiên cứu, xin việc, cùng khởi nghiệp...
Tóm lại, RMIT tuy không lấn át được trường công, nhưng cũng là địa chỉ không tồi, đáng để các bác khá giả gửi gắm con em nếu thấy yêu thích. Nhưng theo em nên lập kế hoạch tương lai trọn gói cho F1 nếu định chọn nơi này. Chỗ người nhà em làm có đến mấy chục % là các bạn RMIT, ra trường lâu rồi mà vẫn chân sai vặt, có lẽ chỉ vì đấy là môi trường doanh nghiệp nhà nước, toàn ngồi với "quan doanh nghiệp", chứ không phải làm việc cùng doanh nhân.
 

clicklacp

Xe buýt
Biển số
OF-482855
Ngày cấp bằng
8/1/17
Số km
867
Động cơ
200,746 Mã lực
Các cơ sở nước ngoài như RMIT mạnh hơn các trường công trong nước ở :
1. Định hướng vĩ mô trong đào tạo : triết lý, sứ mệnh, chiến lược đào tạo, phân khúc thị trường (đầu vào/đầu ra)
2. Thiết kế và tổ chức chương trình đào tạo : mục tiêu, chuẩn đầu ra, đánh giá, cập nhật, tính hội tụ của các học phần. Cái này các trường công còn khá lộn xộn, ngay cả ĐHQG, BK, KTQD, NT, TC, NH, Luật... cũng mới chỉ đang ở giai đoạn thoát ly tư duy "dạy cái gì mình có" (giảng viên, CSVC, quan hệ).
3. Đào tạo và phát triển kỹ năng, cả cứng lẫn mềm: ngôn ngữ, sử dụng phương tiện, làm việc nhóm, trình bày và thuyết phục, tranh biện, quản lý thời gian, lên kế hoạch, đánh giá rủi ro...
4. Tính chuyên nghiệp trong quản trị và vận hành dịch vụ đào tạo: tạo ra môi trường tốt cho người học phát triển kỹ năng, sự chuyên nghiệp, tính độc lập và sự tự tin. Cái này giải thích tại sao các bạn học xong ra trường sớm hòa nhập môi trường làm việc mới, nhất là trong các doanh nghiệp đa quốc gia, có yếu tố đa văn hóa.
Còn điểm bất lợi so với trường công như BK, BCVT, ĐHQG, KTQD:
1. Đào tạo kiến thức khoa học cơ bản và cơ sở ngành. Các bạn BK, QG... mạnh hơn RMIT ở thuật toán, nguyên lý, thiết kế, phân tích, nắm cơ sở lý luận - lập luận, tư duy logic.
2. Hoạt động nghiên cứu khoa học. Trường công ít tính thương mại thì mới có phòng lab, thư viện to, có giảng viên cơ hữu thực hiện dự án nghiên cứu. GS tây ở những nơi như RMIT đã sang đây thì cũng chỉ ở dạng thường thường bậc trung, cũng không thiết tha gì với việc ngồi lab hay dành tâm huyết cho NCKH cùng sinh viên VN. Cũng giống phần lớn trường dân lập, họ chỉ đầu tư những ngành có lời tức thì như quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, đá chút CNTT (phân khúc ứng dụng ăn liền).
3. Môi trường con người. Đa số sv BK, QG, NT đều sáng sủa ngay từ đầu vào, có động lực học tập khá; thầy học ở tây về đông và năng lực khá đều; "truyền thống - nền tảng" có từ trước. Do đó, người học cũng biết thân biết phận mà cố gắng hơn, bù lấp được cái nghèo về CSVC và lởm khởm trong quản trị. RMIT dù sao cũng là môi trường của đa số "con nhà giàu".
4. Mạng lưới cựu sinh viên. Cái này cũng quan trọng phết : mạng lưới CSV trường công vừa to vừa ồn ào, lại gắn kết (vì cùng từng là con nhà nghèo, cùng ăn ị ở KTX và khu trọ ổ chuột, cùng chổng mông vẽ vời làm đồ án), ma cũ mách nước nhiều cho ma mới về học tập, nghiên cứu, xin việc, cùng khởi nghiệp...
Tóm lại, RMIT tuy không lấn át được trường công, nhưng cũng là địa chỉ không tồi, đáng để các bác khá giả gửi gắm con em nếu thấy yêu thích. Nhưng theo em nên lập kế hoạch tương lai trọn gói cho F1 nếu định chọn nơi này. Chỗ người nhà em làm có đến mấy chục % là các bạn RMIT, ra trường lâu rồi mà vẫn chân sai vặt, có lẽ chỉ vì đấy là môi trường doanh nghiệp nhà nước, toàn ngồi với "quan doanh nghiệp", chứ không phải làm việc cùng doanh nhân.
Đúng rồi cụ ạ, nếu chỉ học RMIT rồi vẫn nghĩ đi làm nhà nước thì không ổn. Em không chê làm nhà nước, nhưng đó là 2 tư duy khác hẳn nhau. Vậy nên học RMIT rồi vẫn xin nhà nước thì cũng bt là phải.
 

Lacet_ti

Xe container
Biển số
OF-49813
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
5,536
Động cơ
514,134 Mã lực
Để em tính cho cụ:
1. Chi phí:
- Học phí khoảng: 900 triệu cho 24 học phần, bình quân 37,5 triệu/học phần; Nếu con cụ đi thực tập nơi nào đó hoặc đi làm nơi nào đó trước khi tốt nghiệp thì không phải đóng học phần thực tập tốt nghiệp, giảm chi phí được 1 học phần;
- Tiền ăn, ở:
+ 2 năm học ở Việt Nam: 6 trd/tháng x 11 tháng x 2 = 132 trđ
+ 1 năm chuyển tiếp đi Úc: 15 tr/tháng x 10 tháng = 150 trđ. Các cháu còn đi làm thêm được nên cho mức này cũng khá thoải mái. Như F1 nhà em, nó đi làm thêm được 20 trđ/tháng, 2 tháng hè nó làm fulltime được 40 trđ/tháng;
+ Chi Lễ tốt nghiệp: 10 trđ;
Tổng cộng: 1.192 trđ.
2. Lợi ích nhận được:
- Môi trường học tập rất tốt, ra trường coi như có 2 bằng: chuyên môn và ngoại ngữ;
- Kỹ năng làm việc tốt, khả năng bắt nhịp khi ra trường nhanh;
- Kỹ năng mềm: Giao tiếp tự tin, tư duy độc lập, khả năng làm việc nhóm, thuyết trình tốt;
- Được học tập ở nước ngoài 1 năm học phí như ở Việt Nam, cũng coi như là du học;
- Ra trường sớm 1 năm so với bạn bè cùng trang lứa học Đại học của Việt Nam;
- Tự xin được việc làm, thậm chí là xin việc làm khi chưa tốt nghiệp. F1 nhà em đi làm trước khi tốt nghiệp 3 tháng.
Cụ cho em hỏi sao con cụ lại học chuyển tiếp với chi phí rẻ như vậy. Sao bên tư vấn Rmit bảo học ở Úc 3 năm hết hơn 3 tỉ. Cảm ơn cụ.
 

hatrang1234

Xe buýt
Biển số
OF-29741
Ngày cấp bằng
22/2/09
Số km
992
Động cơ
493,530 Mã lực
Cụ cho em hỏi sao con cụ lại học chuyển tiếp với chi phí rẻ như vậy. Sao bên tư vấn Rmit bảo học ở Úc 3 năm hết hơn 3 tỉ. Cảm ơn cụ.
Chương trình trao đổi sinh viên, học phí ở đâu nộp ở đó. RMIT tại Việt Nam vẫn nộp theo học phí của cơ sở Việt Nam.
 

Mr. Toàn

Xe điện
Biển số
OF-118642
Ngày cấp bằng
29/10/11
Số km
2,606
Động cơ
407,819 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
À tiện đây đỡ mất công mở thớt. Cụ mợ nào cho em hỏi cái đại học BUV với nghe đâu cũng liên kết với đh bên Anh. Em thấy lứa tốt nghiẹp cấp 3 năm nay không chui đcj vào công lập mà nhà nhiều tiền đều chọn BUV, vì phí học lại với thi lại ít hơn RMIT
Em cũng đang mong muốn F1 nhà.vài năm nữa vào được BUV đây
 
Biển số
OF-548401
Ngày cấp bằng
1/1/18
Số km
346
Động cơ
161,840 Mã lực
Tuổi
56
Sv học rmit rất nhàn vì ko phải học các môn khác như: triết, thể dục, ...hết mỗi học kỳ lại đc nghỉ > tháng, năm nghỉ là 3 tháng
Ko biết chúng nó có làm thêm gì lúc nghỉ đó ko nhỉ? Trường có hướng nghiệp cho ko hay mạnh ai nấy làm?
 

Lacet_ti

Xe container
Biển số
OF-49813
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
5,536
Động cơ
514,134 Mã lực
Em cũng đang mong muốn F1 nhà.vài năm nữa vào được BUV đây
Em thấy thông tin trường này ít quá. Toàn thấy quảng cáo thôi, chắc nó mới. Cụ có tt gì hay cho em biết thêm với. Cảm ơn cụ.
Ps: f1 em tiếng anh hơi kém , cố 6.0 thấy khả thi, đủ vào BUV
 

ncs67

Xe tăng
Biển số
OF-474257
Ngày cấp bằng
1/12/16
Số km
1,068
Động cơ
209,715 Mã lực
E thấy yêu cầu đầu vào của RMIT cao nhất trong các trường quốc tế ở VN.Ví dụ yc IELTS 6.5
 

qkace

Xe điện
Biển số
OF-9252
Ngày cấp bằng
5/9/07
Số km
2,711
Động cơ
562,711 Mã lực
Nghe các cụ trên này comment thì em tưởng tượng ra là RMIT ở Việt Nam rất tốt.

RMIT xếp hạng 15 ở Úc trong bài báo dưới đây. Thị trường lao động Úc có cái đặc biệt là người ta thường chỉ quan tâm kết quả học tập chứ không quan tâm lắm chuyện học trường nào. Nên nhiều executive hay tốt nghiệp trường mà mình còn chả biết là trường nào.

Về tính chú trọng thực hành (kiểu RMIT làm) thì UTS là nổi tiếng nhất.

Có thể thấy là RMIT xếp trên ĐH Swinburne (xếp thứ 21) nơi mà các quán quân Đường lên đỉnh Olympia của ta học tập.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top