[Funland] Đại học Rmit

conghuyDA

Xe máy
Biển số
OF-318840
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
82
Động cơ
292,371 Mã lực
Group này có vẻ có nhiều cụ là người rmit nhỉ. E đọc có cam giác khen rmit hơi quá và khen rất bài bản
Người thật việc thật, chia sẻ chút kinh nghiệm để các cụ khác có thêm thông tin lựa chọn thôi cụ ạ. Em cũng dự tính sau này cho cu lớn nhà em học RMIT nếu không đủ kinh phí cho nó đi du học, đỡ được khoản ăn ở, cu nhà em năm này vừa vào lớp 10 xong
 

longsd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-124483
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
1,256
Động cơ
388,395 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Phố
Chả có cái gì hoàn hảo 100% cả, dưng mà đọc cứ thấy khen đủ kiểu nên đâm nghi
Đấy là lý do tại sao dân Vịt không tiến lên được. Lúc nào cũng lo bị thằng nào nó lừa, chẳng dám thử một lần cho biết. Trong khi đó, tây nó sẵn sàng tin người để cùng phát triển, dù có bị lừa cũng chấp nhận. =))
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-548401
Ngày cấp bằng
1/1/18
Số km
346
Động cơ
161,840 Mã lực
Tuổi
56
Đấy là lý do tại sao dân Vịt không tiến lên được. Lúc nào cũng lo bị thằng nào nó lừa, chẳng dám thử một lần cho biết. Trong khi đó, tây nó sẵn sàng tin người để cùng phát triển, dù có bị lừa cũng chấp nhận. =))
Có mùi quảng cáo rất rất nhiều trong này
Và chả liên quan với dân Vịt ở đây cả
Cụ xính tây quá đấy
 

longsd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-124483
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
1,256
Động cơ
388,395 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Phố
Có mùi quảng cáo rất rất nhiều trong này
Và chả liên quan với dân Vịt ở đây cả
Cụ xính tây quá đấy
Theo em biết mấy đại học Úc khá bảo thủ nên ko biết quảng cáo truyền miệng như mấy anh Vịt, đơn giản là hữu xạ tự nhiên hương.
Em cũng thật với cụ là em học ĐH ở Bách khoa Hà Nội, đến lúc làm ThS ở ĐH Sydney, em vỡ ra ĐH của mình khá là vừa thừa vừa thiếu, ko phù hợp với xu thế. Vậy nên em xính Tây vì nó không chỉ hơn 1 mà có lẽ chục cái đầu. Vậy thôi.
RMIT em chẳng quen ai cả nhưng suy từ trường em ra là vậy
 

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,114
Động cơ
416,231 Mã lực
Nơi ở
BE
Theo em biết mấy đại học Úc khá bảo thủ nên ko biết quảng cáo truyền miệng như mấy anh Vịt, đơn giản là hữu xạ tự nhiên hương.
Không bàn về chất lượng, cái này cụ lại nói hơi ngược rồi. Giáo dục ở Úc bị thương mại hoá và biến thành ngành công nghiệp kiếm tiền. Sinh viên quốc tế đem lại cho nước Úc hàng tỷ AUD mỗi năm và còn hân hạnh được gọi là cash cow đấy.

Các trường chi hàng triệu đô cho marketing, hội thảo với các hoạt động thu hút sinh viên khắp nơi chứ không đơn giản là hữu xạ tự nhiên hương với không cần quảng cáo đâu đâu cụ.

Bảo thủ chắc phải mấy trường đại học công ở châu Âu, như Đức, Pháp, Bỉ... Hội đấy gần như được nhà nước nuôi nên chả cần phải kinh doanh mấy.
 

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
856
Động cơ
137,769 Mã lực
Tuổi
46
Theo em biết mấy đại học Úc khá bảo thủ nên ko biết quảng cáo truyền miệng như mấy anh Vịt, đơn giản là hữu xạ tự nhiên hương.
Em cũng thật với cụ là em học ĐH ở Bách khoa Hà Nội, đến lúc làm ThS ở ĐH Sydney, em vỡ ra ĐH của mình khá là vừa thừa vừa thiếu, ko phù hợp với xu thế. Vậy nên em xính Tây vì nó không chỉ hơn 1 mà có lẽ chục cái đầu. Vậy thôi.
RMIT em chẳng quen ai cả nhưng suy từ trường em ra là vậy
Em cho la do tâm lý sính ngoại thì nhìn thấy thế thôi cụ.

Bà cụ nhà em ngày xưa làm NCS ở Tây, lúc về khen tây chửi ta hết lời. Đợt vừa rồi cũng nằm trong danh sách các nhà khoa học của đất nước mà kỷ vật được trưng bày ở bảo tàng (VTV có đưa tin). Giờ đến gần 80 tuổi rồi nhận ra là giáo dục Tây chẳng hơn ta mà nhiều cái còn kém ta. Cũng có thể cụ không học ở Úc nên không biết gì về nền giáo dục tuyệt vời ở Úc chăng, nên em cũng chỉ nêu để các cụ tham khảo

Còn em từ cách đây 20 năm sang Tây (Anh Quốc), thấy kiểu học hành chơi bời của thanh niên Anh em đã bảo hội này làm sao bằng được sinh viên VN. Đến lúc đánh giá PISA (năm 2012, 2015, 2018) thì kết quả giáo dục phổ thông của Anh, Đức, Pháp đều thua VN, ngay cả báo Úc còn có bài viết tại sao chất lượng giáo dục phổ thông Úc kém hơn VN.

Còn về số lượng bằng phát minh hay nghiên cứu khoa học (khoa học tự nhiên, chứ không phải mấy môn khoa học nhố nhăng đang nảy ra ngày càng nhiều ở các trường Đh phương Tây (là cái quan trọng nhất để đánh giá giáo dục đại học) thì Úc tuy có hơn VN, nhưng so với Trung, Nhật, Hàn, Đài Loan thì còn thua kém xa lắm.
 
Chỉnh sửa cuối:

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,114
Động cơ
416,231 Mã lực
Nơi ở
BE
Vâng, em cũng học bổng cao mà tư bản cho em bao nhiêu em trả lại tư bản bấy nhiêu :D.
Em thật em học IT BK, thời em học vẫn còn dạy Pascal. Cũng ko có bài tập thực hành mấy nên học nhàn, cứ khi nào thi mới thèm học ôn 1-3 ngày rồi thi. Tới khi em đc học đội Tây thì làm bài tập sấp mặt. Bài tập theo ngày, bài tập theo tuần, nghiên cứu chủ đề theo tháng, theo kỳ. Tuần nào cũng phải trình bày 1-2 phát. Bài tập nộp phải đúng giờ, quá giờ là không nộp đc, đặt sai tên file 1 từ trừ 2 điểm... Nên em thấy em học được rất nhiều, cả kiến thức, cả thực hành, cả khả năng trình bày, nghiên cứu, tới lúc đó em mới hiểu thế nào là làm việc chuyên nghiệp. Bọn em cả lớp có khi cả tuần ngồi ở phòng Lab, thậm chí có lúc còn không có cả thời gian đi ăn trưa mà cử 1,2 bạn đi mua về cho cả lớp.. Vậy nên từ lúc đó em nghĩ sau này có con, em sẽ cho con học ở nc ngoài, hoặc chương trình của nước ngoài nếu có thể.
Pascal hay ngôn ngữ nào khác, kể cả pseudo-code cũng chỉ là công cụ để thể hiện thuật toán thôi. Cụ có tin là nhiều trường top hay phỏng vấn vào mấy công ty top tier ở Mỹ họ vẫn bắt cụ code trên giấy hoặc blackboard không?

Cụ tô hồng sinh viên tây quá. Đúng là chúng nó nghiêm túc hơn ở chuyện làm việc nhóm, thói quen đúng giờ, làm việc tự giác ko phải giục và ít khi nghĩ đến cheating, còn đâu thì cũng như mình thôi. Chúng nó quẩy thì mình còn phải chạy dài, ăn chơi đập đá phá giời cái gì cũng có. Học hành thì cũng bình thường, chỉ đến gần thi thư viện mới đông thôi, còn không lên đấy lúc nào chẳng có chỗ ngủ :D.

Cả tuần ngồi ở lab với không có thời gian đi ăn trưa thì tôi thật, chỉ có mấy ông sinh viên quốc tế mà chủ yếu là mấy ông sinh viên châu Á thôi. Cụ học IT BK ra, sang nước ngoài học master thì qua phát một. Học lên Phd thì lại là câu chuyện khác, đòi hỏi nhiều thứ hơn.
 

longsd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-124483
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
1,256
Động cơ
388,395 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Phố
Em cho la do tâm lý sính ngoại thì nhìn thấy thế thôi cụ.

Bà cụ nhà em ngày xưa làm NCS ở Tây, lúc về khen tây chửi ta hết lời. Đợt vừa rồi cũng nằm trong danh sách các nhà khoa học của đất nước mà kỷ vật được trưng bày ở bảo tàng (VTV có đưa tin). Giờ đến gần 80 tuổi rồi nhận ra là giáo dục Tây chẳng hơn ta mà nhiều cái còn kém ta. Cũng có thể cụ không học ở Úc nên không biết gì về nền giáo dục tuyệt vời ở Úc chăng, nên em cũng chỉ nêu để các cụ tham khảo

Còn em từ cách đây 20 năm sang Tây (Anh Quốc), thấy kiểu học hành chơi bời của thanh niên Anh em đã bảo hội này làm sao bằng được sinh viên VN. Đến lúc đánh giá PISA (năm 2012, 2015, 2018) thì kết quả giáo dục phổ thông của Anh, Đức, Pháp đều thua VN, ngay cả báo Úc còn có bài viết tại sao chất lượng giáo dục phổ thông Úc kém hơn VN.

Còn về số lượng bằng phát minh hay nghiên cứu khoa học (khoa học tự nhiên, chứ không phải mấy môn khoa học nhố nhăng đang nảy ra ngày càng nhiều ở các trường Đh phương Tây (là cái quan trọng nhất để đánh giá giáo dục đại học) thì Úc tuy có hơn VN, nhưng so với Trung, Nhật, Hàn, Đài Loan thì còn thua kém xa lắm.
Nếu cụ nói về nghiên cứu cơ bản thì chắc cụ nói đúng!
Em học ở Úc chỉ 4 năm thôi nhưng tính ứng dụng của khoá học, khả năng nghiên cứu em thấy khác hẳn.
So về độ hàn lâm thì chắc chắn ko lại được với GD Việt Nam, học sinh cấp 2-3 của nó học vẫn như chơi chứ có được sờ vào Tích phân như nhà mình đâu. Đó là lý do mà học sinh mình sang toàn đứng đầu lớp.
Nhưng độ toàn diện, khả năng tư duy độc lập, làm việc nhóm... em thấy hơn hẳn mình.
Vì sao SV ta ra trường 80-100% doanh nghiệp phải đào tạo lại, trong khi đó bọn kia làm được luôn?
Thế nên em mới nói vừa thiếu vừa thừa: 20 năm ra trường em chẳng dùng đến toán cao cấp chỉ cộng trừ nhân chia cấp 1-2 là điển hình, dù em làm ngành kỹ thuật thật :)
 

longsd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-124483
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
1,256
Động cơ
388,395 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Phố
Không bàn về chất lượng, cái này cụ lại nói hơi ngược rồi. Giáo dục ở Úc bị thương mại hoá và biến thành ngành công nghiệp kiếm tiền. Sinh viên quốc tế đem lại cho nước Úc hàng tỷ AUD mỗi năm và còn hân hạnh được gọi là cash cow đấy.

Các trường chi hàng triệu đô cho marketing, hội thảo với các hoạt động thu hút sinh viên khắp nơi chứ không đơn giản là hữu xạ tự nhiên hương với không cần quảng cáo đâu đâu cụ.

Bảo thủ chắc phải mấy trường đại học công ở châu Âu, như Đức, Pháp, Bỉ... Hội đấy gần như được nhà nước nuôi nên chả cần phải kinh doanh mấy.
Marketing thì đúng như cụ nói, họ làm nhiều hoạt động thu hút sv nhưng là qua hội thảo, qua học bổng, qua các kênh khá là truyền thống.
Cash cow đơn giản là họ mở rộng tiêu chuẩn đầu vào đúng như em nói: cứ tốt nghiệp phổ thông, tiếng Anh đủ và chứng minh tài chính ok là vào, tiền học cao nên trường có thu nhập tốt. Còn việc SV mỗi năm rơi rụng 40-50% là chuyện bình thường, năm sau lại lứa khác vào, nguồn thu luôn được đảm bảo nhất là từ SV các nước như TQ và Việt Nam. Mỗi SV sang ngoài mang lại nguồn thu cho trường, nó còn mang lại nguồn thu và công ăn việc làm cho cả xã hội luôn - Úc nó càng đẩy mạnh mảng này. Cơ mà lượng SV ra trường thì không nhiều và phải đảm bảo hoàn thành hết các môn học trong giới hạn năm nhất định.
Ngay lab sau đại học của em 12 ng, cả du học sinh, cả dân Úc mà năm nào cũng thay máu già nửa: đứa ko làm nổi bỏ, đứa kiếm được việc làm tốt cũng bỏ, hoặc hết tiền đi làm để kiếm tiền, lúc nào có tiền lại làm nốt. :)
 

sutubungto

Xe buýt
Biển số
OF-492869
Ngày cấp bằng
28/2/17
Số km
565
Động cơ
211,317 Mã lực
Tuổi
43
Các cụ cho em hỏi về Rmit với ạ. Em biết sơ qua thì đầu vào dễ nhưng ra khó và thậm chí nhiều bạn không ra được trường phải nghỉ. Không biết trường này chất lượng sinh viên ra trường thế nào ( trong công việc hoặc ra nước ngoài học cao học, tiến sĩ). Và có nên học IT ở đây không hay vẫn bách khoa. Em cảm ơn các cụ.
Nên vào rmit cụ nhé, học thì ngu si cũng lấy được bằng không phải lo. Vào đó có cơ hội chui chạn.
 

4X4=16

Xe điện
Biển số
OF-22490
Ngày cấp bằng
15/10/08
Số km
3,200
Động cơ
521,528 Mã lực
Nơi ở
Quê nhà tôi ơi, xứ Đoài xa vắng
À tiện đây đỡ mất công mở thớt. Cụ mợ nào cho em hỏi cái đại học BUV với nghe đâu cũng liên kết với đh bên Anh. Em thấy lứa tốt nghiẹp cấp 3 năm nay không chui đcj vào công lập mà nhà nhiều tiền đều chọn BUV, vì phí học lại với thi lại ít hơn RMIT
 

AVANZA

Xe tăng
Biển số
OF-51447
Ngày cấp bằng
23/11/09
Số km
1,271
Động cơ
466,409 Mã lực
Nơi ở
NGOÀI ĐƯỜNG
Trường này nhiều tiền là vào thôi, em nghĩ ko có chuyện xiết đầu ra, quen mấy đứa trường này toàn gđ có đk, ra xin được việc chủ yếu do q hệ.
Nó ra sao phải xin, ra làm trùm cuối luôn :). Nếu gia đình kinh doanh (bọn quan chức ít cho con vào đây) thì lại rất ghét con làm đầy tớ, nối nghiệp kinh doanh thôi cụ.
 

Getzcoi.

Xe tăng
Biển số
OF-579216
Ngày cấp bằng
14/7/18
Số km
1,555
Động cơ
154,456 Mã lực
À tiện đây đỡ mất công mở thớt. Cụ mợ nào cho em hỏi cái đại học BUV với nghe đâu cũng liên kết với đh bên Anh. Em thấy lứa tốt nghiẹp cấp 3 năm nay không chui đcj vào công lập mà nhà nhiều tiền đều chọn BUV, vì phí học lại với thi lại ít hơn RMIT
Ko chui đc vào với ko vào khác nhau về bản chất đó cụ,
 

Chọc là thủng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-728772
Ngày cấp bằng
11/5/20
Số km
765
Động cơ
80,469 Mã lực
Đầu ra chắc cũng trên cơ mấy trường dân lập như thăng long, phương đông tẹo, so với mấy trường top như kinh tế ngoại thương tài chính thì ko có cửa :D
Hô hô, chưa phắn hả cu? Trường tài chính của mày chỉ ngang trung cấp, top cái ccc.
 

TPS

Xe điện
Biển số
OF-138152
Ngày cấp bằng
11/4/12
Số km
2,285
Động cơ
391,380 Mã lực
Không bàn về chất lượng, cái này cụ lại nói hơi ngược rồi. Giáo dục ở Úc bị thương mại hoá và biến thành ngành công nghiệp kiếm tiền. Sinh viên quốc tế đem lại cho nước Úc hàng tỷ AUD mỗi năm và còn hân hạnh được gọi là cash cow đấy.

Các trường chi hàng triệu đô cho marketing, hội thảo với các hoạt động thu hút sinh viên khắp nơi chứ không đơn giản là hữu xạ tự nhiên hương với không cần quảng cáo đâu đâu cụ.

Bảo thủ chắc phải mấy trường đại học công ở châu Âu, như Đức, Pháp, Bỉ... Hội đấy gần như được nhà nước nuôi nên chả cần phải kinh doanh mấy.
Úc những trường lớn nó còn thuê cả nhân viên chuyên phụ trách marketing trường, mùa tuyển dụng về tận VN hội thảo đấy ạ. Cách đây mấy năm có chị Hoa, kiều bào làm cho Monash, nói tiếng VN chuẩn luôn. Đi hội thảo lôi kéo học sinh: sang cần giúp đỡ gì chị giúp, thuê nhà chị giới thiệu. Mà chị giúp thật, lứa mới vào chị giới thiệu cho đứa giỏi lứa trước làm tutor kiếm tiền.
 

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,114
Động cơ
416,231 Mã lực
Nơi ở
BE
Marketing thì đúng như cụ nói, họ làm nhiều hoạt động thu hút sv nhưng là qua hội thảo, qua học bổng, qua các kênh khá là truyền thống.
Cash cow đơn giản là họ mở rộng tiêu chuẩn đầu vào đúng như em nói: cứ tốt nghiệp phổ thông, tiếng Anh đủ và chứng minh tài chính ok là vào, tiền học cao nên trường có thu nhập tốt. Còn việc SV mỗi năm rơi rụng 40-50% là chuyện bình thường, năm sau lại lứa khác vào, nguồn thu luôn được đảm bảo nhất là từ SV các nước như TQ và Việt Nam. Mỗi SV sang ngoài mang lại nguồn thu cho trường, nó còn mang lại nguồn thu và công ăn việc làm cho cả xã hội luôn - Úc nó càng đẩy mạnh mảng này. Cơ mà lượng SV ra trường thì không nhiều và phải đảm bảo hoàn thành hết các môn học trong giới hạn năm nhất định.
Ngay lab sau đại học của em 12 ng, cả du học sinh, cả dân Úc mà năm nào cũng thay máu già nửa: đứa ko làm nổi bỏ, đứa kiếm được việc làm tốt cũng bỏ, hoặc hết tiền đi làm để kiếm tiền, lúc nào có tiền lại làm nốt. :)
Thì thế, tôi chỉ phản biện cụ nói là đại học Úc hữu xạ tự nhiên hương với bảo thủ thôi. Thương mại hoá giáo dục nên họ chạy mọi kênh quảng cáo, miễn là thu hút được thêm sinh viên để vắt sữa. Dropout trung bình khoảng 35% (2009-2015), các trường go8 thì thấp hơn tương đối. Có nhiều lý do dropout lắm, nhất là với chi phí đắt đỏ như ở Úc, không kham được là chuyện bình thường. Suốt ngày lo làm thêm thì thời gian đâu mà học chứ chương trình thì cũng không nặng.

Đấy bachelor, cụ Phd thì là đi làm rồi, không nên coi là đi học nữa. Mà đi làm thì quan điểm của bọn Tây lông tương đối mở, nó hết đam mê nghiên cứu khoa học hoặc kiếm được chỗ nào thu nhập ngon hơn thì nó nhảy thôi. Lab nước nào cũng vậy cả. Tôi nói thật chỉ có sinh viên quốc tế, nhất là từ các nước phát triển mới sống chết vì cái Phd, coi như rửa bằng. Tuột xích phát thì về nước sớm, còn nhảy ra ngoài xin việc với bằng cấp trong nước thì quá khó.
 

TPS

Xe điện
Biển số
OF-138152
Ngày cấp bằng
11/4/12
Số km
2,285
Động cơ
391,380 Mã lực
Thì thế, tôi chỉ phản biện cụ nói là đại học Úc hữu xạ tự nhiên hương với bảo thủ thôi. Thương mại hoá giáo dục nên họ chạy mọi kênh quảng cáo, miễn là thu hút được thêm sinh viên để vắt sữa. Dropout trung bình khoảng 35% (2009-2015), các trường go8 thì thấp hơn tương đối. Có nhiều lý do dropout lắm, nhất là với chi phí đắt đỏ như ở Úc, không kham được là chuyện bình thường. Suốt ngày lo làm thêm thì thời gian đâu mà học chứ chương trình thì cũng không nặng.

Đấy bachelor, cụ Phd thì là đi làm rồi, không nên coi là đi học nữa. Mà đi làm thì quan điểm của bọn Tây lông tương đối mở, nó hết đam mê nghiên cứu khoa học hoặc kiếm được chỗ nào thu nhập ngon hơn thì nó nhảy thôi. Lab nước nào cũng vậy cả. Tôi nói thật chỉ có sinh viên quốc tế, nhất là từ các nước phát triển mới sống chết vì cái Phd, coi như rửa bằng. Tuột xích phát thì về nước sớm, còn nhảy ra ngoài xin việc với bằng cấp trong nước thì quá khó.
Tùy chính sách trường, em thấy lôi đủ các kênh từ không chính thức qua quan hệ cá nhân với sinh viên cũ, qua VN gặp ở quán cafe lẫn FB, email..
Họ ăn thưởng theo đầu sinh viên vào học tại quốc gia họ phụ trách thì họ sẽ lôi kéo quảng cáo hết các kênh họ có thể lôi.
Thích nhất là lôi sv học bổng chính phủ, tiền có chính phủ trả, mà hầu hết sv học kết quả cao, tốt cho thành tích trường.
 

starview

Xe tăng
Biển số
OF-500801
Ngày cấp bằng
27/3/17
Số km
1,100
Động cơ
193,852 Mã lực
Nên vào rmit cụ nhé, học thì ngu si cũng lấy được bằng không phải lo. Vào đó có cơ hội chui chạn.
Em không có F1 nào học Rmit nhưng bạn của F1, con của khách hàng em học ở rmit ra thì em không nghĩ như cụ. Rmit vào dễ hơn một số trường top đầu của trường VN nhưng không dê ra đâu cụ ạ.
Việc thi củ và kiểm soát học hành của Rmit chặt chẽ hơn VN nên kiến thức thu đc em nghĩ thật, chất hơn cho sinh viên. Việc thực tập được nhà trường hỗ trợ nên sinh viên đi thực tập thường được tham gia vào công việc luôn nên khi ra trường các bạn ấy bắt nhịp nhanh hơn. Việc thực hiện các nhiệm vụ cũng được đề cao, phạt đánh vào túi sv luôn. Con ông khách hàng em do không nộp giấy tờ hay cam kết gì đó muộn, trường không thu, phải nộp phạt 50$, mà họ không thu trực tiếp, sv pahir ta bank nộp rồi mang bank slip về trường mới thu. Vài lần như vậy thì chả sv nào dám nộp muộn.(Em biết việc này vì ông khách nhờ nhân ciên em đi cùng con ông ấy đến trường tìm hiểu vì lúc đầu ông ấy cũng không hiểu cì sao con xin tiền nộp phạt).
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top