- Biển số
- OF-16170
- Ngày cấp bằng
- 10/5/08
- Số km
- 4,833
- Động cơ
- 553,257 Mã lực
Bác có vẻ thông minh, nhanh miệng, chắc thừa biết em cần thêm gì chứ nhờ?!Hỏi 2 trả lời 3 còn đòi thêm, bác cần thêm gì nào?
Bác có vẻ thông minh, nhanh miệng, chắc thừa biết em cần thêm gì chứ nhờ?!Hỏi 2 trả lời 3 còn đòi thêm, bác cần thêm gì nào?
Em ngu ạBác có vẻ thông minh, nhanh miệng, chắc thừa biết em cần thêm gì chứ nhờ?!
Thông thường những cụ này chỉ nghe nói thôi Cụ à! Giả sử các cụ ấy có em/con và có tiền nhưng tố chất lìu tìu thử vào học xem bao giờ ra được trường! Nói chung với các cụ này thì "Nho còn xanh lắm"Em đọc các comments thấy đa số các cụ chưa có nhiều thông tin về RMIT. Có cụ nói phét có tiền là học được thì phét nặng
Cụ chính xác!Lâu lâu em vào confirm về trường em lại ah.
Cụ nào ở trên nói TA Ngoại giao, FTU đập chết RMIT: như đã nói đầu vào thì mấy trường công lập tốp đầu hơn về mặt bằng chung (RMIT có đầu vào từ giỏi đến trung bình), nhưng đầu ra thì chưa chắc. Học ở RMIT assessment nặng, viết nhiều assignment môn nào cũng viết, presentation, không có đoạn thi trắc nghiệm hay cả kỳ chơi, mấy hôm cuối học lý thuyết trả bài cuối kỳ đâu. Nên riêng về presentation, writing skills là tăng cường đáng kể, học cả về làm việc teamwork...
Về số CEO, lãnh đạo,... RMIT vẫn là mới so với FTU, NEU, BK, quy mô lại quá nhỏ so với các trường kia. Nên đương nhiên đi làm sẽ gặp nhiều ng học công lập hơn. Các manager tầm 7x hay đầu 8x thì đương nhiên vẫn học công lập. Còn tầm cuối 8x và 9x trở đi thì sẽ thấy có thêm nhiều RMIT. SV của trường làm Big 4 cũng ko ít đâu ạ, nhưng có lẽ một phần còn trẻ, phần nữa nhiều em gia đình có điều kiện, nên cũng ko làm Big 4 lâu dài (các em ấy làm cho doanh nghiệp gia đình, đi nước ngoài, hoặc con gái tìm công việc tự do ít áp lực hơn như NGO, chứ không phải không có khả năng).
Cụ có dám chắc đại đa số SV FTU/NEU,... ra trường soạn được HĐ chặt chẽ biết gài đk này nọ ngay luôn khi mới vào làm không hay phải làm đủ lâu dài để được hướng dẫn/học hỏi được các kỹ năng này?Các bạn hay đề cập đến mấy thứ này: tiếng Anh, kỹ năng mềm, presentation, teamwork...
Nhưng tóm lại chuyên môn của các bạn ở trường RMIT thông thường là cái gì? Những điều nói trên chỉ là hỗ trợ cho chuyên môn, chứ không phải là chuyên môn.
Nếu các bạn ra trường mà chỉ có những thứ đề cập ở trên mà không có chuyên môn thì cũng vô nghĩa. Thời gian đầu làm việc, các bạn có thể gây ấn tượng bởi những kỹ năng đó, nhất là so với các bạn học ở trường VN, nhưng làm việc một hai năm, những kỹ năng đó của các bạn cũng sẽ k hơn gì các bạn khác và cái để các bạn vượt lên là chuyên môn thực sự.
Nếu học kỹ thuật, các bạn có tin là học ra các bạn giỏi chuyên môn hơn FPT hay đại học Công nghiệp HN không (mình chưa nói đến những trường cao cấp hơn)?
Nếu về tài chính, các bạn có tin là các bạn giỏi chuyên môn hơn Đại học Tài chính không?
Nếu về ngoại thương, chuyên môn các bạn có hơn được ĐH Ngoại thương hay đại học Thương mại không (ví dụ soạn được hợp đồng chặt chẽ, đúng luật, biết gài những chỗ cần gài, biết tránh những chỗ cần tránh)?
những cái đó mới là thực chất, quyết định đến tương lai lâu dài của các bạn nếu làm việc ở VN, không phải mấy cái kỹ năng kia (mặc dù mấy cái kỹ năng đó có thể giúp cho các bạn một xuất phát điểm tốt, như xin việc dễ hơn chẳng hạn)
Cụ đúng! VD như Chủ tịch VCB trước đây là Nguyễn Hòa bình là dân ĐH Ngoại ngữ, nhiều sếp tầm PTGĐ VCB thời đó cũng là dân ngoại đạo về TC-NH đấy!Em đã từng làm Big 4,thời của em thì em là đứa ko có chuyên môn sâu về auditing, nhưng vẫn được tuyển, vì thi như kiểu test IQ, tính toán, tiếng Anh, chuyên môn auditing thì có 1 tháng training lại. Các sếp Big 4, nhiều người thế hệ 7x chỉ học ĐH Ngoại ngữ, Ngoại thương, ko chuyên về tài chính kế toán đâu, thậm chí thời em có cả chị không phải sếp là nhân viên nhưng học dân lập, có sao đâu, chị ấy rất chăm chỉ, cần cù. Chuyên môn ở trường ĐH cũng chỉ là một số sách vở tư duy nói chung, chuyên môn thực sự như bạn nói thì sau này tích luỹ trong công việc, càng làm mới càng sâu.
Để làm được assignment của RMIT như em nói là kỹ năng đọc, viết, trình bày, làm được tốt tức là học rất sâu và chắc. Vì phải đọc nhiều tài liệu khác nhau, nguồn có đáng tin cậy khoa học không, biết cách so sánh thực tiễn và lý thuyết, nhiều trường hợp có doanh nghiệp cùng tham gia ra đề hoặc chấm. Nội dung cách đánh giá của trường khác hẳn thi cử kiểu Việt Nam. Nếu đánh giá chuyên môn sâu là học thuộc từng tài khoản kế toán số xxx là tài khoản nào, thì trường VN hơn. Nhưng nếu theo cách nhìn như trên, biết đọc nhiều, phân tích, soi chiếu lại, thì chưa biết ah. Gì thì gì riêng việc trích dẫn trung thực referencing là đã hơn đứt trường VN, ko như ai kia GS sếp vẫn đạo văn đâu ạ. Về viết hợp đồng, trường đời dạy quan trọng hơn, và viết hợp đồng là về nghiệp vụ, làm sẽ biết, không phải để đánh giá nhân viên. Tiếng Anh tốt tư duy tốt sẽ viết hợp đồng đc theo từng yêu cầu cụ thể. Việc so sánh sv trường nào giỏi hơn trường nào là rất khó, vì ở đâu cũng có ng nọ ng kia, và nỗ lực cá nhân của từng ng mới là quan trọng nhất. Nhưng về môi trường, về sức ép, hay added value sự thay đổi trong sv, thì là điểm cộng cho RMIT khi lên bàn cân.
Kỹ thuật thì không nói vì mình không có chuyên môn kỹ thuật, nhưng các môn như tài chính, kinh doanh thì cụ đang nói sai hoàn toàn.Các bạn hay đề cập đến mấy thứ này: tiếng Anh, kỹ năng mềm, presentation, teamwork...
Nhưng tóm lại chuyên môn của các bạn ở trường RMIT thông thường là cái gì? Những điều nói trên chỉ là hỗ trợ cho chuyên môn, chứ không phải là chuyên môn.
Nếu các bạn ra trường mà chỉ có những thứ đề cập ở trên mà không có chuyên môn thì cũng vô nghĩa. Thời gian đầu làm việc, các bạn có thể gây ấn tượng bởi những kỹ năng đó, nhất là so với các bạn học ở trường VN, nhưng làm việc một hai năm, những kỹ năng đó của các bạn cũng sẽ k hơn gì các bạn khác và cái để các bạn vượt lên là chuyên môn thực sự.
Nếu học kỹ thuật, các bạn có tin là học ra các bạn giỏi chuyên môn hơn FPT hay đại học Công nghiệp HN không (mình chưa nói đến những trường cao cấp hơn)?
Nếu về tài chính, các bạn có tin là các bạn giỏi chuyên môn hơn Đại học Tài chính không?
Nếu về ngoại thương, chuyên môn các bạn có hơn được ĐH Ngoại thương hay đại học Thương mại không (ví dụ soạn được hợp đồng chặt chẽ, đúng luật, biết gài những chỗ cần gài, biết tránh những chỗ cần tránh)?
những cái đó mới là thực chất, quyết định đến tương lai lâu dài của các bạn nếu làm việc ở VN, không phải mấy cái kỹ năng kia (mặc dù mấy cái kỹ năng đó có thể giúp cho các bạn một xuất phát điểm tốt, như xin việc dễ hơn chẳng hạn)
Ơ, cái này em thấy đúng.Cái đó thì cũng nói hai chiều cụ ạ.
Kỹ sư của nước ngoài (em đang nói hệ Tây) thì nói và viết (nhất là viết báo cáo) hay lắm, nhưng làm thì kém hơn kỹ sư BK HN xa, thậm chí kém cả những trường trung bình như ĐH công nghiệp HN (tất nhiên em đang nói trong lĩnh vực của em thôi).
Cụ đừng đánh giá phiến diện thế chứ. Kỹ sư Trung Quốc, Nhật, Hàn cũng kiểu kiểu như vậy, nói thì ấp úng, it lưu loát nhưng làm việc tốt, chắc chắn, trong khi kỹ sư cũng như cán bộ quản lý Mỹ, Ấn, Â-rập, Tây (em đã làm với tất cả các đội nói trên) nói thì hay lắm, tự tin như bố đời (đúng kiểu giáo dục Âu Mỹ (em coi giáo dục Ấn Độ và A-rập cũng thuộc loại đó, vì các dân tộc này gần gũi nhau về chủng tộc và văn hóa), cái gì cũng tao là nhất, tao là số 1, tạo làm được), nhưng giao việc cho chúng nó không giám sảt chặt là hỏng bét.
Em cũng rất sợ các cháu học ở Tây, chưa biết kiến thức thế nào, nhưng sự tự tin thì thái quá. Cái đó rất nguy hiểm trong bất kỳ công việc gì. Bớt nói, bớt thể hiện, dè dặt một chút thì dễ thành công hơn và khả năng làm được việc sẽ cao hơn.
Ăn cháo đá bát. Học dốt thì chê thầy ko ra gì. Ae Bách Khoa vào nhận đồng hâu môn này.Hầu hết không ra trường được là do mới năm 3 đã kiếm được việc ngon, lo làm bỏ bê học, hoặc kiếm được chổ du học xịn hơn nên đi du học luôn không quay lại.
Còn việc bạn hỏi học IT ở RMIT hay Bách Khoa, tôi thấy quan trọng là bạn thích học ở đâu thôi, vì hai nơi đó đều...dạy kiến thức ngành IT dở như nhau, do nhiều lí do khó kể hết ở đây. Tâm sự của một IT từng học ở Bách Khoa và giờ đang dạy ở...
Tùy bạn chọn trường bạn thích, có điều học RMIT thì xác định trước điều đầu tiên là: Tiền đâu? Học phí ở đây không giống học phí bên Bách khoa.
Thì trượt môn thì chuẩn bị 50tr học lại môn đó.Vậy là có tiền mới chỉ là 1 điều kiện trong combo điều kiện CẦN và ĐỦ để được học Cụ nhỉ! Và vào học nếu chỉ có TIỀN không thì thấy bảo đếch ra trường được! Nghĩa là có tiền không thể mua được bằng ĐH RMIT!
Thực ra là thế này: mấy công ty kiểm toán big 4 mà cụ nói toàn từ FTU, NEU... làm leader thì dễ hiểu thôi.Thôi thì nói dài không bằng chứng minh, cụ add zalo của e theo sđt 0975656538, em thì làm cho 1 cty FDI, bạn e thì kiểm toán, bank, đều có cả, e chưa biết cháu rmit nào làm các vị trí cao trong các cty ntn mà đa số vẫn là FTU, NEU, AOF, cụ mà dẫn chứng đc vài trường hợp để em đc mở mang thì tks cụ chứ chém gió ntn mệt lắm
Em thấy thứ hạng thì RMIT thậm chí đứng trên cả Swinburne, là trường tài trợ cho cuộc thi Olympia của mình. SV học RMIT VN có thể chọn học cả ở Úc và nhận bằng của RMIT Úc cấp thì chắc cũng không tệ.Em thấy chả có lý do gì để rmit trở thành một đại học tốt cả. Bọn Úc sang ta bán cái bằng kiếm xèng thôi.
50 củ/môn là chuyên ngành gì mà kinh thế Cụ? Hay là học bên Úc?Thì trượt môn thì chuẩn bị 50tr học lại môn đó.
Nó cũng hoạt động được 20 năm ở Việt Nam rồi đấy cụ ạ. Hiện có 6000 sinh viên và có cả sinh viên quốc tế từ các nước khác sang Việt Nam học. Nếu nó không có chất lượng nhất định thì không thể tồn tại phát triển với mức giá cao như vậy.Em thấy chả có lý do gì để rmit trở thành một đại học tốt cả. Bọn Úc sang ta bán cái bằng kiếm xèng thôi.
Chắc không đến đâu cụ ạ, chỉ khoảng 35-37 triệu/môn thôi ạ.50 củ/môn là chuyên ngành gì mà kinh thế Cụ? Hay là học bên Úc?
Cụ giỏi tưởng tượng phếtmấy ông khen bk , ftu, aof, neu... là mấy ông ... khổ dâm. học 5 năm mất 2 năm vô dụng như mác lê, quân sự... chuyên môn thì toàn giáo sư đầu ngành ... 70 tuổi. giáo trình cứng nhắc 20 năm nay, vì thầy chỉ biết thế thôi. vứt đi.
rmit hay bất cứ trường quốc tế nào nó không có môn vô dụng, luôn cập nhật kiến thức mới nhất, học xong làm được ngay.
vd: tài chính của rmit xong có thể tự tin làm tại công ty tài chính quốc tế hoặc làm kế toán tại Anh, mỹ ngay. học aof thì còn lâu.
it của rmit thì lập trình app bán được ngay. học bk thì vẫn Ngôn ngữ máy với C++
ít nhất nó còn update và gắn với thực tế. sợ nhất mấy giáo sư đầu ngành 70 tuổi học ở CCCP vềCụ giỏi tưởng tượng phết
Mấy thằng Mỹ học tại Mỹ ra trường còn a ơ nữa là mấy cháu alamit cầm cái bằng mà nhiều ngân hàng họ đuổi từ vòng gửi xe.
Cụ nghĩ học nó như nhồi tiết vào lòng lợn?
Bác chém quá lời. Em học BK ra, đang làm cho một tập đoàn Mỹ về công nghiệp. Các chức vụ quan trọng từ GD, sales, kỹ sư... đa phần là dân BK trừ mấy vị trí như HR, kế toán... Đi gặp khách hàng, giám đốc nhà máy, trưởng phòng kỹ thuật, kế hoạch sản xuất, trưởng ban kỹ thuật... tất tần tật đều là BK. Đúng nghĩa đi đâu cũng gặp đồng môn.mấy ông khen bk , ftu, aof, neu... là mấy ông ... khổ dâm. học 5 năm mất 2 năm vô dụng như mác lê, quân sự... chuyên môn thì toàn giáo sư đầu ngành ... 70 tuổi. giáo trình cứng nhắc 20 năm nay, vì thầy chỉ biết thế thôi. vứt đi.
rmit hay bất cứ trường quốc tế nào nó không có môn vô dụng, luôn cập nhật kiến thức mới nhất, học xong làm được ngay.
vd: tài chính của rmit xong có thể tự tin làm tại công ty tài chính quốc tế hoặc làm kế toán tại Anh, mỹ ngay. học aof thì còn lâu.
it của rmit thì lập trình app bán được ngay. học bk thì vẫn Ngôn ngữ máy với C++