Lịch sử luôn lặp lại, dưới hình thức khác 1 chútCụ nói làm em buồn cười quá. Em đọc lại văn bia chùa Khai Nghiêm của cụ Trương Hán Siêu năm 1339 (685 năm trước), đến nay vẫn còn:
Tượng giáo đặt ra là để đạo Phật được dùng làm phương tiện tế độ chúng sinh; chính vì muốn khiến cho những kẻ ngu mà không giác ngộ, mê mà không tỉnh lấy đó làm nơi trở về với thiện nghiệp. Thế nhưng những kẻ giảo hoạt trong bọn sư sãi lại bỏ mất cái bản ý “khổ không” của đạo Phật mà chỉ chăm lo chiếm những nơi đất tốt cảnh đẹp, tự giát vàng nạm ngọc cho chỗ ở của chúng rực rở, tô điểm cho môn đồ của chúng lộng lẫy như voi rồng. Đương thời bọn có quyền thế, bọn ngoại đạo dua lại đua đòi hùa theo. Vì thế những nơi u nhã thanh kỳ trong nước, chùa chiền đã chiếm mất một nữa. Bọn áo thâm, áo vàng tụ tập ở đấy, không cày mà ăn, không dệt mà mặt; những người thất phu thất phụ thường bỏ cửa nhà, bỏ làng xóm lũ lượt quy theo.
Than ôi! Các bậc thánh hiền ngày càng xa cách, chính đạo ngày càng lu mờ; những kẻ làm thày, làm tướng đã không có bậc Chu, Thiệu để dẫn đầu việc giáo hoá, các xóm thôn châu huyện lại không có trường để dạy dỗ, nghĩa hiếu thảo hào thân, như thế thì người ta trách sao khỏi hoang mạng, ngoảnh nhìn rồi bỏ đi theo đường khác. Đó cũng là thế tất nhiên. Chùa Khai Nghiêm ở xã Thứ Nhị, tổng Như Ngột, miền trên lộ Bắc Hà là ngôi chua do công chúa Nguyệt Sinh triều Lý xây dựng. Xung quanh: núi Tiên Sơn chầu phía Nam, sông Điềm Giang bao phía Bắc; cảnh đẹp cả một vùng thực đã quy tụ ở nơi đây. Nhưng tiếc thay vi mô xây dựng trước đã đỗ nát chẳng còn được bao nhiêu. Lúc đó Chu Tuế làm chức Nội nhân hoả đầu dắt dẫn dân làng góp công xây dựng lại. Khởi công từ năm Quý Dậu niên hiệu Khai Hựu thứ năm, đến năm Ất Hợi niên hiệu Khai Hựu thứ bảy thì xong. Trong chùa điện Phật, phòng tăng đều theo kiểu cũ. Ngày làm lễ khánh thành, già trẻ trong cả một vùng đều chắp tay khen ngợi, tưởng như công chúa Nguyệt Sinh sống lại. Mùa đông năm Mậu Dần, Chu Tuế thân hành đến phủ Thiên Trường xin ta viết cho bài ký và nói: “Chùa này xưa vốn có chuông, nay mới thay bằng bia đá. Nếu không ghi lại sự tích, sợ sau này mai một mất dấu xưa”.
Ta nói: Chùa hỏng lại xây đã ngoài ý muốn của ta thì việc dựng bia khắc chữ có can hệ gì đến văn từ của ta? Vả lại ngày nay thánh triều muốn mở mang giáo hoá để sửa đổi phong tục đồi bại. Dị đoan đáng phải truất bỏ, chính đạo phải được phục hưng. Đã là kẻ sĩ đại phu, nếu không phải đạo Nghiêu Thuấn, không bài tỏ trước vua; không phải đạo Khổng Mạnh, không trước thuật thế mà ta lại vương vương tự đắc, bàn bạt dài dòng về đạo Phật, ta sẽ lừa dối ai? Tuy nhiên, Chu Tuế, đã từng làm trong Nội mật viện, thông thạo việc ty tào; đến lúc tuổi già khinh đường sĩ hoạn, ham việc bố thí, cố từ bổng lộc, tự xin về ẩn dật để được an nhàn, thì đó là việc ta muốn học mà chứa được. Cho nên đó cũng là việc đáng ghi chép vậy.
Ngày 15 tháng Hai năm Kỷ Mão, niên hiệu Khai Hựu thứ mười một (1339). Chính nghị đại phu, Hàn lâm học sĩ, Tri chế cáo kiêm Thiên tri nội mật viện sự Chưởng bảo tứ kim ngư đại nha thuỷ Trương Hán Siêu tự Thăng Phủ viết.
Nhưng vụ chùa chiền này thì i hệt