- Biển số
- OF-205653
- Ngày cấp bằng
- 11/8/13
- Số km
- 767
- Động cơ
- 125,369 Mã lực
Khu dân cư nhà mình đã thống nhất với nhau rồi. Thằng nào đi qua khu mình mà chân khuềnh, tay khoèo làm mất mỹ quan thì cho phép đầu gấu xóm mang phóng ra xiên chết luôn
Khi gửi xe, nhận vé nghĩa là đã có 1 hợp đồng giao kết ( bằng miệng) giữa chủ xe và người trông xe rồi cụ nhé.Ý kiến của cụ Nhưỡng em không cho là phải.
Có nhiều nơi xe máy đã gửi bảo vệ, nhưng bảo vệ vẫn cẩn thận luồn thêm một dây cáp để khóa buộc các xe máy chung với nhau để phòng kẻ gian vào bẻ khóa lấy xe máy đi. Trường khóa xe thế này các cụ có cho là xâm phạm tài sản, chiếm giữ tài sản hay là biện pháp bảo vệ tài sản tránh để di chuyển không kiểm soát ạ? Và nó là biện pháp bảo vệ có thể tự đưa ra áp dụng khi chưa có ý kiến của chủ xe thì các cụ cũng đồng tình hay phản đối là phải có sự thỏa thuận với chủ xe, phải có quy định rõ ràng? Luật pháp bất toàn và không thể tuyệt đối. Em có lần nghe clip cụ Tổng bảo pháp luật là tối thượng, nhưng ngoài pháp trị, còn có đức trị, chứ luật pháp cũng có kẻ hở, đôi khi luật còn bị soạn theo nhóm có lợi ích chứ không phải luôn công bằng tuyệt đối, luật còn đẻ ra số này số kia, bản này, bản kia .v.v. Mà việc đỗ xe sai dù luật chưa rõ, nhưng suy nghĩ công tâm, về mặt đạo đức thì đỗ bừa bãi đã là sai rồi.
View attachment 7772323
Vậy trong thực gian bác làm như vậy đã làm dc như bác nói chưa hay càng ngày sân chung của cả khu bác bị lấn chiếm hết ạ ???Ở đây cứ bàn về luật đi đã. Đến lúc động chạm đến quyền lợi thì khắc sẽ có kiện tụng. Và chả ai muốn mượn chuyện đó để trở nên nổi tiếng cả.
Nói như cụ thì thua và hỏng ngay từ trong tư duy và suy nghĩ rồi. Việc nào ra việc đấy.
Tôi từng làm trong Ban quản trị tại một tòa nhà chung cư có nhiều tranh chấp. Ngay cả khi người của chủ đầu tư cố tình cho xe đỗ lên sân chung để phá việc cư dân đòi lại sân chơi và không cho đỗ xe thì tôi cũng chỉ bày cho người dân là bê ghế đá xếp xung quanh chiếc xe đó chứ dặn người dân không được khóa bánh vì khóa là động đến tài sản của người khác. Còn ghế và sân là tài sản của mình thì mình thích để đâu thì để.
Vậy nên đầu tiên cứ phải chấp hành luật hoặc khéo léo mà lách nó. Khi luật bất cập thì luật sẽ phải thay đổi (từ phía lập pháp) chứ không thể tự làm những việc vượt quá quyền hạn của mình được. Nếu luật chậm thay đổi thích nghi thì phải xem lại khả năng điều chỉnh của "lập pháp" vì việc này nói riêng (và nhiều việc khác) đã nổi cộm từ nhiều năm nay rồi. Nếu cụ tìm hiểu thêm về các loại thông tư liên quan quản lý sử dụng nhà chung cư (mặc dù từ năm 2016 đến nay đã sửa đổi bổ sung vài 3 lần) nhưng về cơ bản vẫn bất lợi cho chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư) => khiến vai trò của BQT và quyền lợi của người dân bị hạn chế rất nhiều và tất nhiên chủ đầu tư luôn là người có lợi (Thật ra mấy cái thông tư này toàn là do mấy ông CĐT soạn thảo, đề xuất lên cả). Nhưng dù cay đăng là vậy, vẫn phải chờ luật có những điều chỉnh thích hợp chứ không thể tùy tiện được - lớ ngớ là ăn đòn và dính bẫy ngay.
Đã xây dải ngăn cách cao vài cm để phân định đảm bảo an toàn giữa khu vực sân chơi của cư dân và nơi để xe của văn phòng, trung tâm thương mại, tiệc cưới. Một số địa điểm mình cho để xe nhưng thu phí, vừa lấy kinh phí để sửa chữa gạch lát sân chơi hỏng hóc, vừa trang bị thêm một số món cho tiện ích chung, vừa giải quyết chức năng "đa năng" của tòa nhà. Nói chung hiện tại khá hài hòa giữa lợi ích các bên nên tại các điểm của sân luôn có "lương" cho bảo vệ quản lý. Mà khi có lương thì họ sẽ khá trách nhiệm, do đó, xe chưa kịp đỗ sai đã được mời đi rồi nên về cơ bản không cần dùng đến khóa bánh.Vậy trong thực gian bác làm như vậy đã làm dc như bác nói chưa hay càng ngày sân chung của cả khu bác bị lấn chiếm hết ạ ???
tùy cụ thể hợp đồng đó hiểu đến đâu, hợp đồng có hiệu lực thế nào? có ai lừa ai không? rồi bùng hợp đồng thì gọi công an thôi.Khi gửi xe, nhận vé nghĩa là đã có 1 hợp đồng giao kết ( bằng miệng) giữa chủ xe và người trông xe rồi cụ nhé.
Em không nói việc nhận vé hay giao kết miệng của việc gửi xe cụ ạ. Em nhấn mạnh đến hành vi buộc các xe máy vào nhau và khóa lại tránh mất trộm so với việc khóa bánh xe, bản chất đều là việc hạn chế xe di chuyển mất kiểm soát ( ví dụ mất trộm) nhưng với xe máy bảo vệ làm thì hiểu là biện pháp bảo vệ ngăn chặn , còn việc khóa bánh ở chung cư lại được một số cụ hiểu là xâm phạm tài sản. Cùng hành vi nhưng đứng ở phía này thì nó phải, đứng phía kia lại là mặt trái. Vì vậy, muốn nhìn ở góc độ hài hòa thì xét động cơ ban đầu của hành vi là một người đỗ xe không đúng vị trí. Do đó, nhìn ở góc độ lập pháp thì nên nghiêng về các biện pháp ngăn chặn để hạn chế hành vi sai thay vì bảo vệ, cổ súy cho hành vi sai. Phát biểu của cụ Nhưỡng không khiến nâng cao, ý thức công dân mà vô tình có thể thả lỏng cho hành vi sai ở phạm vi nhỏ mà pháp luật chưa luật hóa chi tiết được nên em không đồng tình.Khi gửi xe, nhận vé nghĩa là đã có 1 hợp đồng giao kết ( bằng miệng) giữa chủ xe và người trông xe rồi cụ nhé.
Bảo vệ khóa bánh để trông xe khỏi mất cắp với khóa bánh để đòi tiền phạt nó khác nhau cụ ơi. Hành vi giống nhau nhưng mục đích khác nhau.Em không nói việc nhận vé hay giao kết miệng của việc gửi xe cụ ạ. Em nhấn mạnh đến hành vi buộc các xe máy vào nhau và khóa lại tránh mất trộm so với việc khóa bánh xe, bản chất đều là việc hạn chế xe di chuyển mất kiểm soát ( ví dụ mất trộm) nhưng với xe máy bảo vệ làm thì hiểu là biện pháp bảo vệ ngăn chặn , còn việc khóa bánh ở trung cư lại được một số cụ hiểu là xâm phạm tài sản. Cùng hành vi nhưng đứng ở phía này thì nó phải, đứng phía kia lại là mặt trái. Vì vậy, muốn nhìn ở góc độ hài hòa thì xét động cơ ban đầu của hành vi là một người đỗ xe không đúng vị trí. Do đó, nhìn ở góc độ lập pháp thì nên nghiêng về các biện pháp ngăn chặn để hạn chế hành vi sai thay vì bảo vệ, cổ súy cho hành vi sai. Phát biểu của cụ Nhưỡng không khiến nâng cao, ý thức công dân mà vô tình có thể thả lỏng cho hành vi sai ở phạm vi nhỏ mà pháp luật chưa luật hóa chi tiết được nên em không đồng tình.
Thế ở bển kéo xong chủ xe ra không biết xe đâu lại đi báo công an là bị trộm mất xe à cụ. Hay như thế nào, cụ thông não cho em với.Ở bển khác ở ta nhiều cụ ạh, họ đc phép kéo
Nước ngoài hệ thống luật pháp rất chặt, luật k quy định bố bảo thằng nào dám làm.Thế ở bển kéo xong chủ xe ra không biết xe đâu lại đi báo công an là bị trộm mất xe à cụ. Hay như thế nào, cụ thông não cho em với.
Sai thì chịu phạt, đừng cãi là được.Bảo vệ khóa bánh để trông xe khỏi mất cắp với khóa bánh để đòi tiền phạt nó khác nhau cụ ơi. Hành vi giống nhau nhưng mục đích khác nhau.
Ít ai muốn đỗ láo nếu có chỗ đỗ xe thuận tiện, giá cả hợp lý.
Nhà em gần trường học, em chưa thấy ông bà nào đón con ngày 2 buổi mà gửi xe đi bộ vào đón con cả, tất cả đều đỗ bậy ven đường bất chấp biển cấm. Chắc cái trường đấy có phụ huynh thiều ý thức 100%, còn đa số các tinh hoa sống ở khu đô thị toàn người có ý thức cao, đạo đức tốt, không bao giờ đỗ xe bậy . Ông nào nói thì như hay như đài, làm liệu có hơn mèo mửa , em còn lạ gì .
Vấn đề là thằng nào phạt? Thằng nào cũng được quyền xé vé phạt? Định bắt chiếc dân xã hội à .Sai thì chịu phạt, đừng cãi là được.
Nhà cụ có cái sân, em vào em đỗ xe trong đấy được không cụ?Đúng luật bảo vệ báo công an phường vào phạt chứ khóa như thế là không được
Thằng c.an phạt thằng phụ huynh đỗ bừa để đón con như ông ví dụ í, chấp nhận sai thì chấp nhận chịu phạt.Vấn đề là thằng nào phạt? Thằng nào cũng được quyền xé vé phạt? Định bắt chiếc dân xã hội à .
Thế cụ nghĩ em sẽ làm được gì nếu cụ đỗ vào sân nhà em?Nhà cụ có cái sân, em vào em đỗ xe trong đấy được không cụ?
OK XXX phạt thì vui vẻ nộp, được thế thì còn gì bằng .Thằng c.an phạt thằng phụ huynh đỗ bừa để đón con như ông ví dụ í, chấp nhận sai thì chấp nhận chịu phạt.
Ý cụ tưởng hay mà mà rất dở mai nó lên báo mạng ầm ầm, kiện cáo ngay. Thu phí gấp nhiều lần quy định của nhà nước. Vỡ mồm ra đấy...Em mà là chủ đầu tư khu đô thị thì cứ cho đỗ xe thoải mái, nhưng thu phí đỗ, trông xe tuỳ vào tuyến đường, tuyến nào muốn hạn chế đỗ xe thì thu phí thật cao vào (ví dụ 500K/1h) thì chắc chẳng có ma nào vào đỗ
Vớ cmn mồm ngaiÝ cụ tưởng hay mà mà rất dở mai nó lên báo mạng ầm ầm, kiện cáo ngay. Thu phí gấp nhiều lần quy định của nhà nước. Vỡ mồm ra đấy...
Cụ cho biết tên khu của cụ để em phím BQT khu em đến tham quan nhéĐã xây dải ngăn cách cao vài cm để phân định đảm bảo an toàn giữa khu vực sân chơi của cư dân và nơi để xe của văn phòng, trung tâm thương mại, tiệc cưới. Một số địa điểm mình cho để xe nhưng thu phí, vừa lấy kinh phí để sửa chữa gạch lát sân chơi hỏng hóc, vừa trang bị thêm một số món cho tiện ích chung, vừa giải quyết chức năng "đa năng" của tòa nhà. Nói chung hiện tại khá hài hòa giữa lợi ích các bên nên tại các điểm của sân luôn có "lương" cho bảo vệ quản lý. Mà khi có lương thì họ sẽ khá trách nhiệm, do đó, xe chưa kịp đỗ sai đã được mời đi rồi nên về cơ bản không cần dùng đến khóa bánh.
Chỉ có tranh chấp với chủ đầu tư là mãi chưa giải quyết được nên chỗ tầng hầm để xe khá là luộm thuộm thôi bác. (CĐT "tay to, cơ to" quá).