Dạo này thấy nhiều cụ mợ có ý định di dân vào Đà Nẵng, em hóng hớt thêm để các cụ mợ nào có ý định di dân khỏi ngỡ ngàng.
Em thuộc lớp di dân đầu tiên, ngay sau giải phóng, tính đến nay cũng tròm trèm 40 mùa lá rụng là con dân Đà Thành, nên sự am hiểu tập quán giữa nơi em sinh, lớn lên và nơi em sống cũng kha khá, không dám nói biết nhiều.
Có rất nhiều khác biệt giữa Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung và Đà nẵng. Đầu tiên là về khí hậu, thời tiết, quanh năm nóng (nhất là từ tháng 3-8), Đà Nẵng đón khoảng 4-8 cơn bão mỗi năm, chính vì vậy nhà cửa người ta tìm mọi cách để kiên cố hóa, và kinh nghiệm phòng chống bão của người dân cũng khá phong phú. Khoảng từ tháng 11 đến tháng giêng, thời tiết khá dễ chịu, mát, se lạnh, đặc biệt không có mùa nồm ướt át.
Sau khi tách tỉnh năm 1997, Đà nẵng “làm mới” gần như toàn bộ về hạ tầng, quy hoạch, chỉnh trang làm bộ mặt thành phố rất “đẹp choai”, tuy nhiên hệ quả là không gian đô thị bị xáo trộn, mật độ xây dựng tuy không dày đặc nhưng thiếu các công trình công cộng, xây xanh… các khu tái định cư tuy khang trang nhưng không còn cảnh “cây đa giếng nước căn đình”, ít tồn tại mối quan hệ láng giềng khắng khít kiểu đi đâu gửi chìa khóa bà hàng xóm tốt bụng. hehe!!!
Tình trạng tắc đường trong nội thị rất hiếm, một phần hệ thống giao thông khá tốt, phần nữa do lượng phương tiện hiện giờ không quá nhiều. Các cụ mua hoặc thuê nhà thì lưu ý khu Lê Đình Lý - Hàm Nghi – Nguyễn Văn Linh – Hoàng Hoa Thám – Lý Thái Tổ - Lê Duẩn – Nam Tiên Sơn, mưa thì cũng ngập ra trò đấy.
Điện nước thì dùng thoải mái, tuy nhiên có những năm hạn nhiều quá thì nước hơi có vị lợ lợ hehe! ĐN cũng rất ít có tình trạng cúp điện luân phiên. Em nhớ cách đây mấy năm các cụ ngoài đấy kêu trời vì cúp điện, chứ trong này bọn em dùng phà phà…
Cây xanh cực kỳ thiếu, đây một phần cũng là mặt trái của phát triển đô thị quá “nóng”, phần nữa là các cụ cổ thụ rụng dần sau mỗi cơn bão, không dễ thấy những cây cổ thụ vài chục năm tuổi.
Đà Nẵng thuộc dải đất miền trung nên tính cách người dân ở đây cũng khá giống với các địa phương lân cận, đó là ăn chắc mặc bền, không dám mạo hiểm trong làm ăn, lấy an toàn chắc chắn làm đầu, nếu người ta tự nhiên có nhiều tiền thì phương án gửi tiết kiệm hàng tháng rút lãi vẫn là ưu tiên hàng đầu. Rất nhiều người dân sau khi được nhà nước đền bù khi bị thu hồi đất ôm được một đống tiền, đây là cơ hội để có thể “thoát nghèo” nhưng họ đều chọn cách kinh doanh an toàn là mở một quán café nho nhỏ, hoặc làm đại lý một vài mặt hàng nào đó nhằm có thu nhập vừa đủ, số tiền còn lại là gửi tiết kiệm. hehe…
Về tập quán tiêu dùng cũng vậy, người ta có thể loanh quanh cả một buổi để so giá cho một món hàng, vậy nên em khuyên cụ nào có ý định kinh doanh, dịch vụ cao cấp nên tính toán thật kỹ, đa số người ta đến vì tò mò, hoặc sử dụng của các cụ một lần rồi thôi, vì nó đắt (hoặc nhiều tiền). Em biết khá nhiều người vỡ mặt vì không am hiểu tập quán tiêu dùng ở đây rồi. Tuy nhiên, về mảng ăn uống thì người Bắc khá thành công ở quy mô vừa.
Có một sự đặc biệt về thành phần dân cư là hầu hết người Đà Nẵng đều có gốc gác ở … Quảng Nam, cho nên mặc dù bị chia cắt về địa giới hành chính nhưng hai địa phương này rất thân thương ruột thịt. Những ai ở đây chắc chắn sẽ chứng kiến dòng xe cộ biển số 43 trôi chảy không ngừng từ Đà nẵng về Quảng Nam những dịp Lễ, tết, hoặc sau bão, người ta đi thắp hương ông bà, thăm quê ủng hộ đấy các cụ à!. Cục bộ địa phương thì ở đâu cũng có, nhất là trong các cơ quan chính quyền. Trước đây có câu “tỉnh ủy Hòa Vang, ủy ban Điện bàn…” thì phải (lâu quá em quên rồi!). Người dân nhập cư sinh sống và làm việc cũng khá nhiều và hòa nhập cũng nhanh, đấy là em thấy thế. Trong cộng đồng hầu như không có hiện tượng kỳ thị dân nhập cư, nhưng chẳng hiểu sao cách đây mấy năm HĐND thành phố lại thông qua việc siết chặt việc nhập cư, nghe nói bị sai luật các cụ à! Chán…
Không có nhiều các sự kiện văn hóa nghệ thuật ở đây các cụ nhé. Nhà hát Trưng Vương một tháng đỏ đèn cũng được vài lần, loanh quanh cũng chỉ các chương trình giải trí thường thường bậc trung. Đôi lúc em nghĩ cũng buồn, lèo tèo các đoàn nghệ thuật chắp vá, chất lượng thấp… mang tính tỉnh lẻ. Rất ít những chương trình có giá trị nghệ thuật cao.
Người Đà Nẵng máu bóng đá lắm các cụ. Nếu SHB Đà Nẵng đá sân Chi Lăng mà các cụ là fan đội khách thì em khuyên không nên ngồi khán đài B. Máu lửa, cực đoan, kích động nhất là khi ĐN gặp một đội láng giềng, em đã có lần suýt bị CSCĐ vụt dùi cui vào người vì tình hình trong sân mất kiểm soát.
Dịch vụ công khá tốt, từ việc chứng thực hồ sơ, khám chữa bệnh, đăng ký xe máy… tất tần tật hầu như không có chầu chực chen lấn lộn xộn, đấy là em so với HN, SG. Cò hồ sơ, thủ tục vẫn có nhé, lười lười em vẫn bỏ ít xiềng để làm cho nhanh, chấp nhận được!
Việc chọn trường cho F1 cũng khá thuận tiện, đưa đón xa lắm cũng khoảng <4 đến 5 km. Nhưng mà em không rành các thủ tục trái tuyến nên không rõ có chạy được không, và tốn bao nhiêu.
CSGT Đà Nẵng xử lý vi phạm khá dễ chịu, trong nội thành chủ yếu điều tiết giao thông các giao lộ giờ cao điểm, phạt đi sai làn đối với xe máy, không thấy phạt đè vạch, ngoại thành vành đai thì bắn tốc độ, cụ nào đi chơi golf thì cẩn thận đoạn đường biển đi Hội An nhé!
Cái chuyện CSGT không phạt xe ngoại tỉnh mà còn hướng dẫn đi đúng đường cách đây mấy năm em nghĩ là chuyện hy hữu thôi, chứ không phải chuyện thường xuyên. Xe ngoại tỉnh vi phạm vẫn phạt bình thường đấy ợ. Cụ nào bị vào xác nhận hộ em cái.
Ảnh hưởng của cụ Bá ở đây còn nhiều, thực ra mấy anh công chức không thích cụ Bá, trừ những ai hưởng ơn mưa móc, người dân và các cụ hưu thì quá hâm mộ.
OF tại Đà nẵng thì em cũng chưa giao lưu nhiều, chỉ thỉnh thoảng đánh chén với một vài cụ quen, lần nào cũng lên bờ xuống ruộng,
Em thuộc lớp di dân đầu tiên, ngay sau giải phóng, tính đến nay cũng tròm trèm 40 mùa lá rụng là con dân Đà Thành, nên sự am hiểu tập quán giữa nơi em sinh, lớn lên và nơi em sống cũng kha khá, không dám nói biết nhiều.
Có rất nhiều khác biệt giữa Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung và Đà nẵng. Đầu tiên là về khí hậu, thời tiết, quanh năm nóng (nhất là từ tháng 3-8), Đà Nẵng đón khoảng 4-8 cơn bão mỗi năm, chính vì vậy nhà cửa người ta tìm mọi cách để kiên cố hóa, và kinh nghiệm phòng chống bão của người dân cũng khá phong phú. Khoảng từ tháng 11 đến tháng giêng, thời tiết khá dễ chịu, mát, se lạnh, đặc biệt không có mùa nồm ướt át.
Sau khi tách tỉnh năm 1997, Đà nẵng “làm mới” gần như toàn bộ về hạ tầng, quy hoạch, chỉnh trang làm bộ mặt thành phố rất “đẹp choai”, tuy nhiên hệ quả là không gian đô thị bị xáo trộn, mật độ xây dựng tuy không dày đặc nhưng thiếu các công trình công cộng, xây xanh… các khu tái định cư tuy khang trang nhưng không còn cảnh “cây đa giếng nước căn đình”, ít tồn tại mối quan hệ láng giềng khắng khít kiểu đi đâu gửi chìa khóa bà hàng xóm tốt bụng. hehe!!!
Tình trạng tắc đường trong nội thị rất hiếm, một phần hệ thống giao thông khá tốt, phần nữa do lượng phương tiện hiện giờ không quá nhiều. Các cụ mua hoặc thuê nhà thì lưu ý khu Lê Đình Lý - Hàm Nghi – Nguyễn Văn Linh – Hoàng Hoa Thám – Lý Thái Tổ - Lê Duẩn – Nam Tiên Sơn, mưa thì cũng ngập ra trò đấy.
Điện nước thì dùng thoải mái, tuy nhiên có những năm hạn nhiều quá thì nước hơi có vị lợ lợ hehe! ĐN cũng rất ít có tình trạng cúp điện luân phiên. Em nhớ cách đây mấy năm các cụ ngoài đấy kêu trời vì cúp điện, chứ trong này bọn em dùng phà phà…
Cây xanh cực kỳ thiếu, đây một phần cũng là mặt trái của phát triển đô thị quá “nóng”, phần nữa là các cụ cổ thụ rụng dần sau mỗi cơn bão, không dễ thấy những cây cổ thụ vài chục năm tuổi.
Đà Nẵng thuộc dải đất miền trung nên tính cách người dân ở đây cũng khá giống với các địa phương lân cận, đó là ăn chắc mặc bền, không dám mạo hiểm trong làm ăn, lấy an toàn chắc chắn làm đầu, nếu người ta tự nhiên có nhiều tiền thì phương án gửi tiết kiệm hàng tháng rút lãi vẫn là ưu tiên hàng đầu. Rất nhiều người dân sau khi được nhà nước đền bù khi bị thu hồi đất ôm được một đống tiền, đây là cơ hội để có thể “thoát nghèo” nhưng họ đều chọn cách kinh doanh an toàn là mở một quán café nho nhỏ, hoặc làm đại lý một vài mặt hàng nào đó nhằm có thu nhập vừa đủ, số tiền còn lại là gửi tiết kiệm. hehe…
Về tập quán tiêu dùng cũng vậy, người ta có thể loanh quanh cả một buổi để so giá cho một món hàng, vậy nên em khuyên cụ nào có ý định kinh doanh, dịch vụ cao cấp nên tính toán thật kỹ, đa số người ta đến vì tò mò, hoặc sử dụng của các cụ một lần rồi thôi, vì nó đắt (hoặc nhiều tiền). Em biết khá nhiều người vỡ mặt vì không am hiểu tập quán tiêu dùng ở đây rồi. Tuy nhiên, về mảng ăn uống thì người Bắc khá thành công ở quy mô vừa.
Có một sự đặc biệt về thành phần dân cư là hầu hết người Đà Nẵng đều có gốc gác ở … Quảng Nam, cho nên mặc dù bị chia cắt về địa giới hành chính nhưng hai địa phương này rất thân thương ruột thịt. Những ai ở đây chắc chắn sẽ chứng kiến dòng xe cộ biển số 43 trôi chảy không ngừng từ Đà nẵng về Quảng Nam những dịp Lễ, tết, hoặc sau bão, người ta đi thắp hương ông bà, thăm quê ủng hộ đấy các cụ à!. Cục bộ địa phương thì ở đâu cũng có, nhất là trong các cơ quan chính quyền. Trước đây có câu “tỉnh ủy Hòa Vang, ủy ban Điện bàn…” thì phải (lâu quá em quên rồi!). Người dân nhập cư sinh sống và làm việc cũng khá nhiều và hòa nhập cũng nhanh, đấy là em thấy thế. Trong cộng đồng hầu như không có hiện tượng kỳ thị dân nhập cư, nhưng chẳng hiểu sao cách đây mấy năm HĐND thành phố lại thông qua việc siết chặt việc nhập cư, nghe nói bị sai luật các cụ à! Chán…
Không có nhiều các sự kiện văn hóa nghệ thuật ở đây các cụ nhé. Nhà hát Trưng Vương một tháng đỏ đèn cũng được vài lần, loanh quanh cũng chỉ các chương trình giải trí thường thường bậc trung. Đôi lúc em nghĩ cũng buồn, lèo tèo các đoàn nghệ thuật chắp vá, chất lượng thấp… mang tính tỉnh lẻ. Rất ít những chương trình có giá trị nghệ thuật cao.
Người Đà Nẵng máu bóng đá lắm các cụ. Nếu SHB Đà Nẵng đá sân Chi Lăng mà các cụ là fan đội khách thì em khuyên không nên ngồi khán đài B. Máu lửa, cực đoan, kích động nhất là khi ĐN gặp một đội láng giềng, em đã có lần suýt bị CSCĐ vụt dùi cui vào người vì tình hình trong sân mất kiểm soát.
Dịch vụ công khá tốt, từ việc chứng thực hồ sơ, khám chữa bệnh, đăng ký xe máy… tất tần tật hầu như không có chầu chực chen lấn lộn xộn, đấy là em so với HN, SG. Cò hồ sơ, thủ tục vẫn có nhé, lười lười em vẫn bỏ ít xiềng để làm cho nhanh, chấp nhận được!
Việc chọn trường cho F1 cũng khá thuận tiện, đưa đón xa lắm cũng khoảng <4 đến 5 km. Nhưng mà em không rành các thủ tục trái tuyến nên không rõ có chạy được không, và tốn bao nhiêu.
CSGT Đà Nẵng xử lý vi phạm khá dễ chịu, trong nội thành chủ yếu điều tiết giao thông các giao lộ giờ cao điểm, phạt đi sai làn đối với xe máy, không thấy phạt đè vạch, ngoại thành vành đai thì bắn tốc độ, cụ nào đi chơi golf thì cẩn thận đoạn đường biển đi Hội An nhé!
Cái chuyện CSGT không phạt xe ngoại tỉnh mà còn hướng dẫn đi đúng đường cách đây mấy năm em nghĩ là chuyện hy hữu thôi, chứ không phải chuyện thường xuyên. Xe ngoại tỉnh vi phạm vẫn phạt bình thường đấy ợ. Cụ nào bị vào xác nhận hộ em cái.
Ảnh hưởng của cụ Bá ở đây còn nhiều, thực ra mấy anh công chức không thích cụ Bá, trừ những ai hưởng ơn mưa móc, người dân và các cụ hưu thì quá hâm mộ.
OF tại Đà nẵng thì em cũng chưa giao lưu nhiều, chỉ thỉnh thoảng đánh chén với một vài cụ quen, lần nào cũng lên bờ xuống ruộng,