[Funland] Đã có ý kiến cần xem xét loại bỏ Campuchia ra khỏi khối ASEAN

duc_hung_an

Xe tải
Biển số
OF-55431
Ngày cấp bằng
20/1/10
Số km
452
Động cơ
449,172 Mã lực

THẾ GIỚI
Đã có ý kiến cần xem lại vai trò của Campuchia ở ASEAN | 29/07/2016
(Thế giới) - Việc thông cáo chung của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tuần trước không đưa ra quan điểm của khối về phán quyết của tòa trọng tài ở La Haye về vụ kiện Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines là do Campuchia phản đối. Nhiều chuyên gia ASEAN và châu Á vừa đề nghị ASEAN xem lại cái gọi là yêu cầu đồng thuận tuyệt đối nếu không “nên loại bỏ Campuchia khỏi khối này”.

Ngoại trưởng Campuchia tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 49 tại Lào

Ngày 27/7, Campuchia phân bua rằng, tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 49 (AMM-49), họ chỉ khuyến cáo, “thông cáo chung” của ASEAN nên tránh việc làm cho căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines gia tăng.

Việc hội nghị trên phát hành một “thông cáo chung” mà nội dung không đả động gì đến phán quyết về Biển Ðông đã khiến cả Trung Quốc, Campuchia lẫn ASEAN trở thành những mục tiêu đàm tiếu.

Hội nghị AMM-49 vừa diễn ra tại Lào là lần đầu tiên ngoại trưởng các quốc gia Ðông Nam Á gặp nhau sau khi tòa trọng tài công bố phán quyết vụ Philippines kiện yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Ðông.

Bởi Biển Ðông liên quan trực tiếp đến 4/10 thành viên của ASEAN (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei) và yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đe dọa xâm hại cả chủ quyền của Indonesia ở vùng biển Natuna nên lẽ ra, ASEAN phải nêu “quan điểm chung” đối với phán quyết về Biển Ðông, tuy nhiên Ngoại trưởng các quốc gia Ðông Nam Á hết sức chật vật mới ra được “thông cáo chung” do Campuchia phản đối đề nghị của Philippines: “Thông cáo chung” phải nêu “quan điểm chung” đối với phán quyết về Biển Ðông.

Vì ASEAN chỉ có thể nêu “quan điểm chung” về một vấn đề nào đó nếu tất cả các thành viên cùng tán thành, thành ra ASEAN sẽ không thể nói gì nếu Campuchia phản đối. Giờ chót, các Ngoại trưởng của ASEAN đành thỏa hiệp với nhau: Philippines rút yêu cầu nêu “quan điểm chung” đối với phán quyết về Biển Ðông. Campuchia gật đầu để “thông cáo chung” ghi rằng: ASEAN lo ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Ðông.

Tuy nhiên chiến thắng của Trung Quốc thể hiện qua “thông cáo chung” của Hội nghị Ngoại trưởng AMM-49 dường như là giọt nước làm tràn “ly nhẫn nại” của ASEAN.

Ông Tang Siew Mun, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ASEAN, thuộc viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore vừa đề nghị ASEAN xem lại cái gọi là yêu cầu đồng thuận tuyệt đối.

Theo chuyên gia Tang, tính chất của sự kiện “thông cáo chung” do Hội nghị AMM-49 phát hành không đề cập đến phán quyết về Biển Ðông nghiêm trọng hơn nhiều so với sự kiện Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN năm 2012 không ra được “thông cáo chung” hay việc phải rút lại “thông cáo chung” hồi tháng trước. Ông Tang cho rằng, việc lên tiếng đối với phán quyết về Biển Ðông là cách để khẳng định ASEAN tôn trọng luật pháp cũng như các chuẩn mực quốc tế. Không thể chấp nhận ASEAN phớt lờ yếu tố quan trọng này chỉ vì Campuchia không đồng ý.

Ông Tang nhận định, lẽ ra ASEAN nên nhận thêm một “vết nhơ” vì Hội nghị AMM-49 không đạt được sự đồng thuận để phát hành một “thông cáo chung” hơn là thỏa hiệp để rồi ra một “thông cáo chung” mà không đả động gì đến phán quyết về Biển Ðông.

Chuyên gia Tang cho rằng phải xem lại “tiêu chí đồng thuận tuyệt đối” bởi rõ ràng là ASEAN không thể để tình trạng một thành viên khăng khăng bảo vệ của riêng mình mà ảnh hưởng đến lợi ích chung của cả khối. Những trục trặc do “tiêu chí đồng thuận tuyệt đối” đang khiến người ta nghi ngờ về khả năng thực hiện các định hướng chiến lược của ASEAN trong tương lai.

Ông Tang khuyến cáo Campuchia nên suy nghĩ về tương lai của mình, hoặc đồng hành với ASEAN hoặc “sang ngang” bước theo “gã hàng xóm giàu có”.

Tuy Hiến chương ASEAN không đề cập một cách rõ ràng về việc loại bỏ hay để một thành viên rút lui nhưng theo ông Tang, đã đến lúc phải xem lại chuyện có nên dung dưỡng Campuchia như một thành viên chuyên gây rối và tạo ra đủ thứ nguy hại cho lợi ích chung. Ông Tang nhấn mạnh, trong bối cảnh như hiện nay, cố gắng “duy trì tình đoàn kết” và “giữ thể diện” chỉ là “trò hề”.

Sau khi ông Tang đề nghị ASEAN xem xét việc loại bỏ Campuchia nhằm vô hiệu hóa một công cụ mà Trung Quốc dùng để lũng đoạn ASEAN, tới lượt Ian Storey, chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Ðông Nam Á, nhận định, “thông cáo chung” của Hội nghị AMM-49 là “điều đáng hổ thẹn” cho cả ASEAN lẫn Trung Quốc.

Theo ông Storey, đây là sự kiện cho thấy ASEAN quá mềm yếu còn Trung Quốc thì tiếp tục trâng tráo, sử dụng mọi thủ đoạn vô đạo để đạt mục đích của mình. Ông Storey nhấn mạnh, cả ASEAN lẫn Trung Quốc đều không có ý thức gìn giữ danh dự. Hãng AP nhận xét, Campuchia giống như “phát súng ân huệ” mà Trung Quốc dành cho ASEAN và “thông cáo chung” của Hội nghị AMM-49 kết thúc uy tín của ASEAN.

Trước sự chỉ trích kịch liệt của các chuyên gia về Ðông Nam Á, châu Á, giới quan sát thời sự và truyền thông quốc tế, Chum Sounry, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Campuchia ngày 27/7 phân bua rằng tại Hội nghị AMM-49, Ngoại trưởng Campuchia chỉ trình bày quan điểm của Campuchia là phán quyết về Biển Ðông không phải chuyện của ASEAN. Ðó là chuyện riêng giữa Philippines và Trung Quốc. ASEAN không nên can dự mà cần giữ “sự trung lập”. “Thông cáo chung” của ASEAN không nên dùng những từ có thể khiến mức độ căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc leo thang.

Ông Sounry nói thêm rằng, việc dùng sự kiện Trung Quốc cho Campuchia vay 600 triệu USD trước khi Hội nghị AMM-49 khai mạc một tuần và cho rằng Trung Quốc đã “mua” Campuchia là “sỉ nhục Campuchia”.

Tháng 6 vừa qua, sau hội nghị thượng đỉnh giữa ASEAN và Trung Quốc, ASEAN phát hành “thông cáo chung” nhấn mạnh rằng các quốc gia Ðông Nam Á hết sức lo ngại về diễn biến tại Biển Ðông vì chúng khiến căng thẳng gia tăng và gây nguy hại cho hòa bình cũng như sự ổn định trong khu vực. Ngay sau đó, ASEAN thu hồi “thông cáo chung” cũng vì Campuchia phản đối!

(Theo Năng Lượng Mới)
 

X-terrorist

Xe buýt
Biển số
OF-308418
Ngày cấp bằng
19/2/14
Số km
660
Động cơ
303,730 Mã lực
Cần cân nhắc kỹ. Nếu khối đủ sức răn đe và trừng phạt thì mới có tác dụng; còn không thì lợi bất cập hại (đối với VN).
 

TuDo2808

Xe container
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
6,218
Động cơ
369,006 Mã lực
Em ủng hộ cả 3 chân!:-bd
 

chimkhongbay

Xe tăng
Biển số
OF-53438
Ngày cấp bằng
23/12/09
Số km
1,419
Động cơ
467,713 Mã lực
Nơi ở
Lò Gạch
Out Cam ra khỏi khối thì VN là nước lo nhất.. Sự kiện năm 79 vẫn còn chưa nguội
 

ORIJEANS

Xe lăn
Biển số
OF-192014
Ngày cấp bằng
1/5/13
Số km
10,693
Động cơ
387,577 Mã lực
Ghẻ lạnh với nó nó lại ngả hết về khựa, khựa nó lại đặt 1 hạm đội ở vịnh thái lan nữa thì ngon. :P
 
Biển số
OF-404124
Ngày cấp bằng
10/2/16
Số km
1,651
Động cơ
238,524 Mã lực
Để nó nhập vào liên minh tàu khựa cho dễ bề ứng xử.
 

sthd

Xe cút kít
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
16,169
Động cơ
1,010,568 Mã lực
Mình trông chờ gì ở ASEAN mà đòi khai trừ Cam khi nó không ủng hộ mình? Nôm na thì đây nó chỉ là một hội chơi chung với nhau ở những lĩnh vực mà có thể chấp nhận được nhau. Những gì khác nhau thì thôi. Về vấn đề Trung quốc cũng vậy. Điều Điều lệ ASEAN chả bắt cam ủng hộ mình.

Tự trông chờ vào mình đi.
 

LinhNguyễn

Xe tăng
Biển số
OF-296761
Ngày cấp bằng
27/10/13
Số km
1,261
Động cơ
325,786 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội
Ông nào chụp ảnh ngoại trường dìm thật :D, CPC mà ra ngoài thì VN có mà lo ngay ngáy, ông trên đầu ông sau lưng, nó đạp cái ra biển đông là ăn đủ hóa chất :D
 

kian

Xe tăng
Biển số
OF-430556
Ngày cấp bằng
17/6/16
Số km
1,282
Động cơ
222,490 Mã lực
Tuổi
41
Nền chính trị Campuchia giống như một con điếm tự hào về nghề nghiệp của mình. Điều đó chẳng có gì sai nếu nó không công khai nhổ vào mặt những người khách hàng quen thuộc để bày tỏ lòng trung thành với thằng khách to nhất. Trung Quốc lớn gấp 3 lần cả khối ASEAN xét về dân số và 4 lần quy mô kinh tế.
Việc loại bỏ Campuchia khỏi ASEAN sẽ chính thức biến nước này thành chư hầu của Trung Quốc. Điều tiếp theo có thể hình dung là Trung Quốc sẽ mở căn cứ quân sự trên đất Campuchia, ngay cạnh biên giới với Việt Nam và Thái Lan. Chúng ta không sẵn sàng cho một tình huống như thế này.
Thực tế là các tuyên bố chung của khối ASEAN dù có đề cập đến biển Đông đi nữa cũng không làm xây xước mảy may tham vọng của TQ, điều được chứng minh thông qua các cuộc họp của một tổ chức có sức mạnh chính trị lớn hơn nhiều là G7, thế nên đừng vì tìm kiếm tiếng nói chung mà tạo thêm một kẻ thù. Có thể làm cách khác là thay đổi cơ chế đồng thuận thành đa số tán thành. Ít rủi ro và ít gây tổn thương hơn trong khi lợi ích thu được vẫn vậy.
Điều đáng quan tâm là cái mà Trung Quốc nhắm đến là thay đổi trật tự, trước hết là thay đổi người cai trị ở biển Đông. Mỹ sẽ không thể duy trì vĩnh viễn sự thống trị tại Thái Bình Dương mà sẽ phải chia sẻ điều này với TQ, dù có muốn hay không, vì sức mạnh hải quân của TQ đang phát triển nhanh chóng. Mỹ hiểu rõ điều này hơn ai hết, thế nên Mỹ không tìm cách đập bẹp TQ vì họ không còn làm được điều này giống như thập niên 90 nữa, cái mà chú Sam tìm kiếm là quyền tự do hàng hải, tự do hàng không. Đánh mất tự do hàng hải, các tuyến đường biển từ Hawaii xuống Philippines và Hoa Đông sẽ bị cắt đứt, và Mỹ chính thức biến thành một cường quốc khu vực giống hệt như Nga ngày nay. Đó là điều mà Mỹ chưa sẵn sàng chấp nhận. Biển Đông hoặc là nơi chứng kiến thêm một kì tích Mỹ nữa, hoặc chứng kiến sự kết thúc của một siêu cường. Có lẽ giới tinh hoa của Mỹ đã nhìn ra điều này, nhưng Obama là một tổng thống hoà bình, Trump là người không thích sự can thiệp quốc tế, còn lại duy nhất Hillary Clinton với sứ mệnh lẽ ra không nên đặt lên vai một người đàn bà, nhất là khi bà đã mãn kinh từ rất lâu.
Trong bàn cờ quốc tế, Trung Quốc đang sử dụng Campuchia như một con tốt. Lịch sử chứng minh rằng việc trở thành con cờ sẽ đem lại hậu quả khủng khiếp cho nước nhỏ hơn, chẳng hạn như cuộc diệt chủng Khơ me đỏ. Tuy nhiên thời điểm đó vẫn sẽ còn xa, Campuchia vẫn đang trong giai đoạn hoàng kim, tận hưởng lợi ích của một con cờ.
Ván cờ mà Trung Quốc đang chơi, Việt Nam không thể chơi như một đối thủ cùng đẳng cấp. Điều mà chúng ta có thể làm là cố gắng hiểu những diễn biến quốc tế, duy trì sự cân bằng trong khu vực chứ không tìm cách phá vỡ nó.
 

duc_hung_an

Xe tải
Biển số
OF-55431
Ngày cấp bằng
20/1/10
Số km
452
Động cơ
449,172 Mã lực
Em nghĩ TQ còn chả coi toà trọng tài QT ra gì, khối G.. Có ý kiến nọ kia thì nó vẫn để ngoài tai. Hiện tại TQ không khác gì thằng bảo kê chợ Đồng Xuân trc đây nó hống hách chèn ép và sẵn sàng sử dụng hàng nóng còn khối Asean giống như các bà con tiểu thương nó yêu thằng nào thằng đấy làm ăn dc và có xiền( thậm chí cả V.N Nhà mình) Mỹ, đồng minh và trọng tài QT giống UBTP HN thôi coi vc này như là một vấn đề nhiều mặt của xã hội và chỉ can thiệp và điều tiết ở một chừng mực hợp lý. TQ thì cứ định kỳ 20 năm gây hấn với mình một lần nhưng mình vẫn đứng vững vì lòng dân mình đoàn kết và bất khuất. Em tin dân Việt Nam mình sẽ tìm ra cách đối phó với lão hàng xóm bửn này thôi.
 

elevonic

Xe lăn
Biển số
OF-81361
Ngày cấp bằng
28/12/10
Số km
11,629
Động cơ
538,354 Mã lực
Có khi lại làm phát Camexit, nó éo thèm chơi, tự rút ấy chứ, chả cần các ông khai trừ tôi nhá.
 

Bố khỉ 123

Xe điện
Biển số
OF-205130
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
2,793
Động cơ
340,824 Mã lực
Nền chính trị Campuchia giống như một con điếm tự hào về nghề nghiệp của mình. Điều đó chẳng có gì sai nếu nó không công khai nhổ vào mặt những người khách hàng quen thuộc để bày tỏ lòng trung thành với thằng khách to nhất. Trung Quốc lớn gấp 3 lần cả khối ASEAN xét về dân số và 4 lần quy mô kinh tế.
Việc loại bỏ Campuchia khỏi ASEAN sẽ chính thức biến nước này thành chư hầu của Trung Quốc. Điều tiếp theo có thể hình dung là Trung Quốc sẽ mở căn cứ quân sự trên đất Campuchia, ngay cạnh biên giới với Việt Nam và Thái Lan. Chúng ta không sẵn sàng cho một tình huống như thế này.
Thực tế là các tuyên bố chung của khối ASEAN dù có đề cập đến biển Đông đi nữa cũng không làm xây xước mảy may tham vọng của TQ, điều được chứng minh thông qua các cuộc họp của một tổ chức có sức mạnh chính trị lớn hơn nhiều là G7, thế nên đừng vì tìm kiếm tiếng nói chung mà tạo thêm một kẻ thù. Có thể làm cách khác là thay đổi cơ chế đồng thuận thành đa số tán thành. Ít rủi ro và ít gây tổn thương hơn trong khi lợi ích thu được vẫn vậy.
Điều đáng quan tâm là cái mà Trung Quốc nhắm đến là thay đổi trật tự, trước hết là thay đổi người cai trị ở biển Đông. Mỹ sẽ không thể duy trì vĩnh viễn sự thống trị tại Thái Bình Dương mà sẽ phải chia sẻ điều này với TQ, dù có muốn hay không, vì sức mạnh hải quân của TQ đang phát triển nhanh chóng. Mỹ hiểu rõ điều này hơn ai hết, thế nên Mỹ không tìm cách đập bẹp TQ vì họ không còn làm được điều này giống như thập niên 90 nữa, cái mà chú Sam tìm kiếm là quyền tự do hàng hải, tự do hàng không. Đánh mất tự do hàng hải, các tuyến đường biển từ Hawaii xuống Philippines và Hoa Đông sẽ bị cắt đứt, và Mỹ chính thức biến thành một cường quốc khu vực giống hệt như Nga ngày nay. Đó là điều mà Mỹ chưa sẵn sàng chấp nhận. Biển Đông hoặc là nơi chứng kiến thêm một kì tích Mỹ nữa, hoặc chứng kiến sự kết thúc của một siêu cường. Có lẽ giới tinh hoa của Mỹ đã nhìn ra điều này, nhưng Obama là một tổng thống hoà bình, Trump là người không thích sự can thiệp quốc tế, còn lại duy nhất Hillary Clinton với sứ mệnh lẽ ra không nên đặt lên vai một người đàn bà, nhất là khi bà đã mãn kinh từ rất lâu.
Trong bàn cờ quốc tế, Trung Quốc đang sử dụng Campuchia như một con tốt. Lịch sử chứng minh rằng việc trở thành con cờ sẽ đem lại hậu quả khủng khiếp cho nước nhỏ hơn, chẳng hạn như cuộc diệt chủng Khơ me đỏ. Tuy nhiên thời điểm đó vẫn sẽ còn xa, Campuchia vẫn đang trong giai đoạn hoàng kim, tận hưởng lợi ích của một con cờ.
Ván cờ mà Trung Quốc đang chơi, Việt Nam không thể chơi như một đối thủ cùng đẳng cấp. Điều mà chúng ta có thể làm là cố gắng hiểu những diễn biến quốc tế, duy trì sự cân bằng trong khu vực chứ không tìm cách phá vỡ nó.
Cháu mời cụ 1 ly ạ. Bài phân tích của cụ rất hay và rất đúng, chí lý. ^:)^
 

tân tinh

Xe điện
Biển số
OF-415613
Ngày cấp bằng
9/4/16
Số km
2,304
Động cơ
237,213 Mã lực
Nơi ở
Hanoi, Vietnam
Cụ kian phân tích đạt đến cảnh giới về địa chính trị quốc tế. Thanks cụ
 

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
Nền chính trị Campuchia giống như một con điếm tự hào về nghề nghiệp của mình. Điều đó chẳng có gì sai nếu nó không công khai nhổ vào mặt những người khách hàng quen thuộc để bày tỏ lòng trung thành với thằng khách to nhất. Trung Quốc lớn gấp 3 lần cả khối ASEAN xét về dân số và 4 lần quy mô kinh tế.
Việc loại bỏ Campuchia khỏi ASEAN sẽ chính thức biến nước này thành chư hầu của Trung Quốc. Điều tiếp theo có thể hình dung là Trung Quốc sẽ mở căn cứ quân sự trên đất Campuchia, ngay cạnh biên giới với Việt Nam và Thái Lan. Chúng ta không sẵn sàng cho một tình huống như thế này.
Thực tế là các tuyên bố chung của khối ASEAN dù có đề cập đến biển Đông đi nữa cũng không làm xây xước mảy may tham vọng của TQ, điều được chứng minh thông qua các cuộc họp của một tổ chức có sức mạnh chính trị lớn hơn nhiều là G7, thế nên đừng vì tìm kiếm tiếng nói chung mà tạo thêm một kẻ thù. Có thể làm cách khác là thay đổi cơ chế đồng thuận thành đa số tán thành. Ít rủi ro và ít gây tổn thương hơn trong khi lợi ích thu được vẫn vậy.
Điều đáng quan tâm là cái mà Trung Quốc nhắm đến là thay đổi trật tự, trước hết là thay đổi người cai trị ở biển Đông. Mỹ sẽ không thể duy trì vĩnh viễn sự thống trị tại Thái Bình Dương mà sẽ phải chia sẻ điều này với TQ, dù có muốn hay không, vì sức mạnh hải quân của TQ đang phát triển nhanh chóng. Mỹ hiểu rõ điều này hơn ai hết, thế nên Mỹ không tìm cách đập bẹp TQ vì họ không còn làm được điều này giống như thập niên 90 nữa, cái mà chú Sam tìm kiếm là quyền tự do hàng hải, tự do hàng không. Đánh mất tự do hàng hải, các tuyến đường biển từ Hawaii xuống Philippines và Hoa Đông sẽ bị cắt đứt, và Mỹ chính thức biến thành một cường quốc khu vực giống hệt như Nga ngày nay. Đó là điều mà Mỹ chưa sẵn sàng chấp nhận. Biển Đông hoặc là nơi chứng kiến thêm một kì tích Mỹ nữa, hoặc chứng kiến sự kết thúc của một siêu cường. Có lẽ giới tinh hoa của Mỹ đã nhìn ra điều này, nhưng Obama là một tổng thống hoà bình, Trump là người không thích sự can thiệp quốc tế, còn lại duy nhất Hillary Clinton với sứ mệnh lẽ ra không nên đặt lên vai một người đàn bà, nhất là khi bà đã mãn kinh từ rất lâu.
Trong bàn cờ quốc tế, Trung Quốc đang sử dụng Campuchia như một con tốt. Lịch sử chứng minh rằng việc trở thành con cờ sẽ đem lại hậu quả khủng khiếp cho nước nhỏ hơn, chẳng hạn như cuộc diệt chủng Khơ me đỏ. Tuy nhiên thời điểm đó vẫn sẽ còn xa, Campuchia vẫn đang trong giai đoạn hoàng kim, tận hưởng lợi ích của một con cờ.
Ván cờ mà Trung Quốc đang chơi, Việt Nam không thể chơi như một đối thủ cùng đẳng cấp. Điều mà chúng ta có thể làm là cố gắng hiểu những diễn biến quốc tế, duy trì sự cân bằng trong khu vực chứ không tìm cách phá vỡ nó.
Không đơn giản như cụ nghĩ
Thứ nhất là về Cam, thằng này k thể ngư ông đắc lợi đứng giữa Tàu và Vn hoặc asean, k phải là 1 con lỹ nhổ vào 1 thằng khứa quen để ngả vào đại za. VN thừa sức làm cho nó bất ổn ct nội bộ (tiết lộ cho cụ biết là cách nay k xa vn đã cứu nó chứ k đảo chính đã xảy ra, có lẽ bàn cứu này là 1 sai lầm của vn) sau động thái này cam lật mặt là 1 hành động không lường trc dc hết các hậu quả do tưởng hết các mối đe doạ nội bộ.
Tàu khựa cũng giống như Cam về chuyện ảo tưởng bản thân, sự bất ổn nội bộ với Cam hay bất ổn khu vực với Tàu thì Cam và Tàu đều lãnh hậu quả nặng nề nhất. Việc leo thang ở biển Đ tới ngưỡng giới hạn và không đem lại lợi lộc cho Khựa, nó không làm cho lưu thôbg hàng hoá tốt hơn k muốn nói là xấu, và người thiệt hại đầu tiên là khựa, còn chuyện tài nguyên chỉ là thứ yếu. Việc mở rộng ảnh hưởng ở biển Đ cũng chỉ là bệnh hình thức của khựa mà lợi bất cập hại, nhưng nhà cầm quyền cần và dùng nó để lấy lòng và quy tập dân chúng.
 

Nam Sóc

Xe buýt
Biển số
OF-426577
Ngày cấp bằng
1/6/16
Số km
530
Động cơ
219,083 Mã lực
Tuổi
44
Em nghĩ TQ còn chả coi toà trọng tài QT ra gì, khối G.. Có ý kiến nọ kia thì nó vẫn để ngoài tai. Hiện tại TQ không khác gì thằng bảo kê chợ Đồng Xuân trc đây nó hống hách chèn ép và sẵn sàng sử dụng hàng nóng còn khối Asean giống như các bà con tiểu thương nó yêu thằng nào thằng đấy làm ăn dc và có xiền( thậm chí cả V.N Nhà mình) Mỹ, đồng minh và trọng tài QT giống UBTP HN thôi coi vc này như là một vấn đề nhiều mặt của xã hội và chỉ can thiệp và điều tiết ở một chừng mực hợp lý. TQ thì cứ định kỳ 20 năm gây hấn với mình một lần nhưng mình vẫn đứng vững vì lòng dân mình đoàn kết và bất khuất. Em tin dân Việt Nam mình sẽ tìm ra cách đối phó với lão hàng xóm bửn này thôi.
Cụ nói hay quá, làm thêm đoạn nữa cho em đọc.
 

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
Vệ sỹ, lái xe, phi công trực thằng của Hun là người Đông Lào hết đấy các cụ ạ.
Suỵt cụ nhẹ nhẹ cho cái
Ngân hàng, viễn thông, khai khoáng, thương mại, năng lượng,... có tí đông lào nào k cụ =))
 

likefim72

Xe điện
Biển số
OF-336653
Ngày cấp bằng
29/9/14
Số km
2,085
Động cơ
293,380 Mã lực
ASEAN còn thua phường chèo, phường chèo còn mua vui được cho người dân, còn ASEAN chỉ tốn tiền của dân để làm những việc vô ích và để thế giới cười chê. Cơ chế đồng thuận thật là ngu xuẩn.
 

exit82

Xe điện
Biển số
OF-314822
Ngày cấp bằng
6/4/14
Số km
2,825
Động cơ
315,730 Mã lực
Nơi ở
Quận Đống Đa
Nền chính trị Campuchia giống như một con điếm tự hào về nghề nghiệp của mình. Điều đó chẳng có gì sai nếu nó không công khai nhổ vào mặt những người khách hàng quen thuộc để bày tỏ lòng trung thành với thằng khách to nhất. Trung Quốc lớn gấp 3 lần cả khối ASEAN xét về dân số và 4 lần quy mô kinh tế.
Việc loại bỏ Campuchia khỏi ASEAN sẽ chính thức biến nước này thành chư hầu của Trung Quốc. Điều tiếp theo có thể hình dung là Trung Quốc sẽ mở căn cứ quân sự trên đất Campuchia, ngay cạnh biên giới với Việt Nam và Thái Lan. Chúng ta không sẵn sàng cho một tình huống như thế này.
Thực tế là các tuyên bố chung của khối ASEAN dù có đề cập đến biển Đông đi nữa cũng không làm xây xước mảy may tham vọng của TQ, điều được chứng minh thông qua các cuộc họp của một tổ chức có sức mạnh chính trị lớn hơn nhiều là G7, thế nên đừng vì tìm kiếm tiếng nói chung mà tạo thêm một kẻ thù. Có thể làm cách khác là thay đổi cơ chế đồng thuận thành đa số tán thành. Ít rủi ro và ít gây tổn thương hơn trong khi lợi ích thu được vẫn vậy.
Điều đáng quan tâm là cái mà Trung Quốc nhắm đến là thay đổi trật tự, trước hết là thay đổi người cai trị ở biển Đông. Mỹ sẽ không thể duy trì vĩnh viễn sự thống trị tại Thái Bình Dương mà sẽ phải chia sẻ điều này với TQ, dù có muốn hay không, vì sức mạnh hải quân của TQ đang phát triển nhanh chóng. Mỹ hiểu rõ điều này hơn ai hết, thế nên Mỹ không tìm cách đập bẹp TQ vì họ không còn làm được điều này giống như thập niên 90 nữa, cái mà chú Sam tìm kiếm là quyền tự do hàng hải, tự do hàng không. Đánh mất tự do hàng hải, các tuyến đường biển từ Hawaii xuống Philippines và Hoa Đông sẽ bị cắt đứt, và Mỹ chính thức biến thành một cường quốc khu vực giống hệt như Nga ngày nay. Đó là điều mà Mỹ chưa sẵn sàng chấp nhận. Biển Đông hoặc là nơi chứng kiến thêm một kì tích Mỹ nữa, hoặc chứng kiến sự kết thúc của một siêu cường. Có lẽ giới tinh hoa của Mỹ đã nhìn ra điều này, nhưng Obama là một tổng thống hoà bình, Trump là người không thích sự can thiệp quốc tế, còn lại duy nhất Hillary Clinton với sứ mệnh lẽ ra không nên đặt lên vai một người đàn bà, nhất là khi bà đã mãn kinh từ rất lâu.
Trong bàn cờ quốc tế, Trung Quốc đang sử dụng Campuchia như một con tốt. Lịch sử chứng minh rằng việc trở thành con cờ sẽ đem lại hậu quả khủng khiếp cho nước nhỏ hơn, chẳng hạn như cuộc diệt chủng Khơ me đỏ. Tuy nhiên thời điểm đó vẫn sẽ còn xa, Campuchia vẫn đang trong giai đoạn hoàng kim, tận hưởng lợi ích của một con cờ.
Ván cờ mà Trung Quốc đang chơi, Việt Nam không thể chơi như một đối thủ cùng đẳng cấp. Điều mà chúng ta có thể làm là cố gắng hiểu những diễn biến quốc tế, duy trì sự cân bằng trong khu vực chứ không tìm cách phá vỡ nó.
Bài phân tích rất thực tế và đa chiều, kính cụ 1 ly
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top