Giữa thanh thiên bạch nhật còm, sau lưng cụ à?
Động lòng chăng? Sang trang 19 rồi và quote còm không liên quan tới độ an toàn của xe ĐIỆN , cũng không liên quan tới MÔI TRƯỜNG. Tôi chỉ thử cho mọi người cùng nhìn thôi, xin lỗi nếu lỡ làm cụ nghĩ động chạm tới cụ.
Lại trích còm về môi trường, em tránh spam thớt bằng cách đưa thêm thông tin cho thấy xe ĐIỆN thực ra ô nhiễm hơn xe xăng ở VN là vì ở Việt nam dùng công nghệ lạc hậu và chưa xử lý được rác thải độc hại.
Thêm nhà máy nhiệt điện than: Môi trường sẽ ra sao?
Hiện cả nước có 20 nhà máy nhiệt điện than và sẽ tăng lên 52 nhà máy vào năm 2030. Điều này đang khiến dư luận lo lắng bởi những tác động tiêu cực đến con người, môi trường của những nhà máy nhiệt điện than đã được thực tế chứng minh. Tiếp tục lựa chọn nhiệt điện than liệu có phải là con đường đúng đắn hay không?
Nguy cơ ô nhiễm môi trường
Theo Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) và Liên minh Phòng chống Bệnh Không Lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) các nhà máy nhiệt điện than hiện chiếm khoảng 50% trong nhóm các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc có những tồn tại trong chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường cần giám sát đặc biệt.
Trong hai năm qua, VSEA đã thực hiện nhiều nghiên cứu liên quan đến các tác động môi trường, xã hội và sức khỏe của cộng đồng từ hoạt động khai thác than và nhiệt điện than. Báo cáo tổng hợp về tác động môi trường và xã hội của than và nhà máy nhiệt điện than tại Việt Nam của VSEA chỉ ra rằng các nhà máy Hải Phòng I&II, Quảng Ninh, Thái Bình I&II, Mạo Khê, Vĩnh Tân II, Vũng Áng I &II, và Duyên Hải I đang là nguồn gây ô nhiễm không khí, nước và ảnh hưởng tới sinh kế của người dân địa phương. Các cộng đồng dân cư xung quanh các nhà máy nhiệt điện than đang phải đối mặt hàng ngày với những lo lắng về ô nhiễm môi trường sống, ảnh hưởng tới sinh kế, thậm chí bức xúc khiếu kiện.
Tại Việt Nam hiện nay có 20 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động, ước tính, thải ra trên 3 triệu tấn xỉ than hằng năm, cùng với đó là một lượng tro bay lớn. Theo Quy hoạch điện VII, đến năm 2030 tổng công suất nhiệt điện than tăng lên 75.000 MW, điều đó đồng nghĩa với lượng xỉ than tro đáy sẽ lên đến gần 35 triệu tấn chưa kể hàng chục triệu tấn tro bay.
Điều đáng nói là lượng tro xỉ lớn nhưng hiện nay các nhà máy nhiêt điện chưa tìm được giải pháp đầu ra cho tro xỉ. Cặn tro xỉ tại các bãi thải xỉ thường kết tụ kim loại nặng có thể gây ô nhiễm nguồn nước; nước mưa tràn từ bãi thải xỉ có thể mang tính acid hoặc kiềm gây hại cho sinh thái khu vực. Còn tro bay chứa bụi; khí NOx; SO2 nếu không có các giải pháp công nghệ kiểm soát khí thải thì hàm lượng bụi sẽ cao gấp 10 đến 100 lần; SOx cao gấp 5 đến 10 lần, NOx cao gấp 4 đến 10 lần so với quy chuẩn.