- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 55,006
- Động cơ
- 1,129,122 Mã lực
Canaris cảnh báo rằng Đồng minh sẽ phát đi hàng trăm thông điệp trong những tháng trước khi tấn công. Chỉ một vài trong số đó thực sự liên quan tới D-Day; số còn lại là giả, được chủ định tạo ra để đánh lạc hướng và gây lúng túng. Canaris đã nói thẳng: Meyer phải ghi lại toàn bộ các thông điệp để không lỡ mất thứ tối quan trọng.
Thoạt đầu Meyer hoài nghi. Có vẻ điên rồ khi chỉ dựa trên một thông điệp duy nhất. Ngoài ra, ông cũng có kinh nghiệm là 90 phần trăm các nguồn tin của Berlin không chính xác. Ông có cả một tập những báo cáo sai để chứng minh điều đó; Đồng minh dường như đã nhồi cho mỗi điệp viên Đức từ Stockholm cho tới Ankara thông tin về địa điểm và thời gian “chính xác” của cuộc đổ bộ - và không cái nào thống nhất với cái nào.
Nhưng lần này Meyer biết Berlin đã đúng. Đêm 1 tháng 6, sau nhiều tháng theo dõi người của Meyer đã bắt được phần thứ nhất của bức thông điệp Đồng minh - chính xác như Canaris nói. Nó không giống hàng trăm thông điệp gồm những câu mật ngữ mà người của Meyer đã thu được suốt nhiều tháng trước. Hàng ngày sau chương trình tin tức thường lệ, BBC phát các mật ngữ bằng tiếng Pháp, Hà Lan, Đan Mạch và Na Uy cho lực lượng kháng chiến. Phần lớn vô nghĩa với Meyer, và thật bực mình là không thể giải mã được những mẩu tin kiểu như “Cuộc chiến Troy sẽ không được theo đuổi”, “Mật đường ngày mai sẽ chảy vào cognac”, “John để ria dài” hay “Sabine vừa mới cằn nhằn và ghen tức”. Nhưng thông điệp ngay sau chương trình tin tức 9:00 tối của BBC tối 1 tháng 6 là cái mà Meyer hiểu rõ.
“Vui lòng lắng nghe một vài thông điệp cá nhân”, phát thanh viên nói bằng tiếng Pháp. Lập tức Hạ sĩ Walter Reichling bật máy ghi âm. Một khoảng chờ, và sau đó: “Les sanglots longs des violins de l'automne [Những tiếng nức nở dài của vĩ cầm mùa thu].
Đột nhiên Reichling đập tay vào tai nghe. Rồi anh giật phăng nó ra và chạy tới trụ sở của Meyer. Viên hạ sĩ lao vào phòng và nói đầy kích động: “Thưa ngài, phần thứ nhất của thông điệp - nó đây rồi”.
Họ cùng nhau quay về hầm, tại đó Meyer nghe lại băng ghi âm. Chính là nó - thông điệp mà Canaris đã báo trước. Đó là dòng đầu tiên của “Chanson d’Automne” [Bài ca mùa thu] của nhà thơ Pháp thế kỷ 19 Paul Verlaine. Theo thông tin từ Canaris, dòng thơ này sẽ được truyền đi trong khoảng “ngày 1 hoặc 15 trong tháng … và sẽ là phần đầu của thông điệp báo về cuộc đổ bộ của Anh - Mỹ”.
Nửa cuối của thông điệp là dòng thứ hai trong bài thơ của Verlaine, "Blessent mon coeur d'une langueur monotone” [Làm tổn thương trái tim tôi với nhịp điệu buồn tẻ]. Theo Canaris, khi nó được phát đi nghĩa là “cuộc đổ bộ sẽ bắt đầu trong vòng 48 giờ … bắt đầu tính từ 0 giờ ngày hôm sau”.
Ngay khi nghe dòng thơ Verlaine được ghi âm lại, Meyer báo cho Tham mưu trưởng Tập đoàn quân 15, Thiếu tướng Rudolf Hofmann: “Thông điệp thứ nhất đã tới”, ông nói với Hofmann, “Giờ điều gì đó sẽ xảy ra”.
“Ông chắc chắn không?” Hofmann hỏi.
“Chúng tôi đã ghi lại”, Meyer trả lời.
Trong lúc ấy Meyer gửi điện cho OKW. Sau đó ông gọi đến sở chỉ huy của Rundstedt (OB West) và Rommel (Cụm quân B).
Tại OKW, tin được chuyển cho Chuẩn thống chế Alfred Jodl, Cục trưởng Tác chiến. Bức điện nằm nguyên trên bàn của Jodl. Ông không ra lệnh báo động. Jodl cho rằng Rundstedt đã làm việc đó; nhưng Rundstedt lại nghĩ sở chỉ huy của Rommel đã ra lệnh
(Chú thích: Rommel phải biết về tin này, nhưng từ dự đoán của ông về ý đồ của Đồng minh, dễ thấy là ông đã xem thường nó)
Trên toàn mặt trận chỉ có một tập đoàn quân được đặt trong trạng thái sẵn sàng: Tập đoàn quân 15.
Tập đoàn quân 7 bảo vệ duyên hải Normandy không biết gì và không được báo động.
Thoạt đầu Meyer hoài nghi. Có vẻ điên rồ khi chỉ dựa trên một thông điệp duy nhất. Ngoài ra, ông cũng có kinh nghiệm là 90 phần trăm các nguồn tin của Berlin không chính xác. Ông có cả một tập những báo cáo sai để chứng minh điều đó; Đồng minh dường như đã nhồi cho mỗi điệp viên Đức từ Stockholm cho tới Ankara thông tin về địa điểm và thời gian “chính xác” của cuộc đổ bộ - và không cái nào thống nhất với cái nào.
Nhưng lần này Meyer biết Berlin đã đúng. Đêm 1 tháng 6, sau nhiều tháng theo dõi người của Meyer đã bắt được phần thứ nhất của bức thông điệp Đồng minh - chính xác như Canaris nói. Nó không giống hàng trăm thông điệp gồm những câu mật ngữ mà người của Meyer đã thu được suốt nhiều tháng trước. Hàng ngày sau chương trình tin tức thường lệ, BBC phát các mật ngữ bằng tiếng Pháp, Hà Lan, Đan Mạch và Na Uy cho lực lượng kháng chiến. Phần lớn vô nghĩa với Meyer, và thật bực mình là không thể giải mã được những mẩu tin kiểu như “Cuộc chiến Troy sẽ không được theo đuổi”, “Mật đường ngày mai sẽ chảy vào cognac”, “John để ria dài” hay “Sabine vừa mới cằn nhằn và ghen tức”. Nhưng thông điệp ngay sau chương trình tin tức 9:00 tối của BBC tối 1 tháng 6 là cái mà Meyer hiểu rõ.
“Vui lòng lắng nghe một vài thông điệp cá nhân”, phát thanh viên nói bằng tiếng Pháp. Lập tức Hạ sĩ Walter Reichling bật máy ghi âm. Một khoảng chờ, và sau đó: “Les sanglots longs des violins de l'automne [Những tiếng nức nở dài của vĩ cầm mùa thu].
Đột nhiên Reichling đập tay vào tai nghe. Rồi anh giật phăng nó ra và chạy tới trụ sở của Meyer. Viên hạ sĩ lao vào phòng và nói đầy kích động: “Thưa ngài, phần thứ nhất của thông điệp - nó đây rồi”.
Họ cùng nhau quay về hầm, tại đó Meyer nghe lại băng ghi âm. Chính là nó - thông điệp mà Canaris đã báo trước. Đó là dòng đầu tiên của “Chanson d’Automne” [Bài ca mùa thu] của nhà thơ Pháp thế kỷ 19 Paul Verlaine. Theo thông tin từ Canaris, dòng thơ này sẽ được truyền đi trong khoảng “ngày 1 hoặc 15 trong tháng … và sẽ là phần đầu của thông điệp báo về cuộc đổ bộ của Anh - Mỹ”.
Nửa cuối của thông điệp là dòng thứ hai trong bài thơ của Verlaine, "Blessent mon coeur d'une langueur monotone” [Làm tổn thương trái tim tôi với nhịp điệu buồn tẻ]. Theo Canaris, khi nó được phát đi nghĩa là “cuộc đổ bộ sẽ bắt đầu trong vòng 48 giờ … bắt đầu tính từ 0 giờ ngày hôm sau”.
Ngay khi nghe dòng thơ Verlaine được ghi âm lại, Meyer báo cho Tham mưu trưởng Tập đoàn quân 15, Thiếu tướng Rudolf Hofmann: “Thông điệp thứ nhất đã tới”, ông nói với Hofmann, “Giờ điều gì đó sẽ xảy ra”.
“Ông chắc chắn không?” Hofmann hỏi.
“Chúng tôi đã ghi lại”, Meyer trả lời.
Trong lúc ấy Meyer gửi điện cho OKW. Sau đó ông gọi đến sở chỉ huy của Rundstedt (OB West) và Rommel (Cụm quân B).
Tại OKW, tin được chuyển cho Chuẩn thống chế Alfred Jodl, Cục trưởng Tác chiến. Bức điện nằm nguyên trên bàn của Jodl. Ông không ra lệnh báo động. Jodl cho rằng Rundstedt đã làm việc đó; nhưng Rundstedt lại nghĩ sở chỉ huy của Rommel đã ra lệnh
(Chú thích: Rommel phải biết về tin này, nhưng từ dự đoán của ông về ý đồ của Đồng minh, dễ thấy là ông đã xem thường nó)
Trên toàn mặt trận chỉ có một tập đoàn quân được đặt trong trạng thái sẵn sàng: Tập đoàn quân 15.
Tập đoàn quân 7 bảo vệ duyên hải Normandy không biết gì và không được báo động.