- Biển số
- OF-214
- Ngày cấp bằng
- 10/6/06
- Số km
- 24,609
- Động cơ
- 736,367 Mã lực
- Nơi ở
- Bơ Vơ Club
- Website
- www.facebook.com
CỨU NGƯỜI BỊ NẠN - ĐẠO ĐỨC và TRÁCH NHIỆM
(bẩm các cụ, bài e đăng trên trang cá nhân FB, nay múc về đây để các cụ tiện ném đá.)
1. Nên cứu hay không?
Nói gì thì nói, khi bản thân có điều kiện phù hợp thì việc hỗ trợ, giúp đỡ các nạn nhân trong 1 sự cố nói chung và tai nạn giao thông nói riêng mà mình chứng kiến là điều NÊN làm xét về mặt đạo đức, lại càng PHẢI làm nếu xét về mặt Pháp luật các mẹ ạ, kể cả khi vụ tai nạn không liên quan đến mình.
2. Cứu như thế nào?
Ok, đồng ý là cứu, nhưng hãy cứu người một cách thông minh các mẹ nhá, không phải cứ hùng hục phi vào đâu.
2.1. Khi chứng kiến 1 vụ tai nạn, vui lòng xác định ngay họ có cần hỗ trợ hay không. Với những vụ mức độ nhẹ, tia thấy các bên không bị hoặc tổn hại nhỏ về mặt sức khỏe, vẫn đang nhảy cồ cồ lên xỉa xói vào mặt nhau, đổ lỗi cho nhau, tranh cãi kịch liệt, mặt đỏ tía tai, âm lượng hơn cả loa Phường thì việc duy nhất các mẹ cần làm là lượn. Ở lại chả giải quyết được gì, chỉ tổ tắc đường, có khi lại xơi vạ lây.
2.2. Với những vụ có thiệt hại về người, nếu đã có người hỗ trợ thì có thể xác định xem việc có thêm sự góp mặt của mình là cần thiết hay không. Nếu không thì như 2.1 các mẹ nhé. Nếu có thì tiến hành các bước tiếp theo.
2.3. Khi cần hỗ trợ, hãy dừng đỗ phương tiện của mình tại vị trí nào đó mà không ảnh hưởng đến hiện trường, không cản trở việc cứu hộ, không ảnh hưởng đến lưu thông bình thường của dòng xe cộ, đặc biệt tránh việc bản thân trở thành nạn nhân tiếp theo. Đầy ông đỗ xe cứu người xong bị xe khác táng bét nhè tè lè.
2.4. Xác định ngay những công việc cần làm, lưu ý đánh giá đúng khả năng của mình, đừng làm những việc ngoài tầm hiểu biết và quá sức mình. Gọi xe cấp cứu, báo Công an, bảo vệ hiện trường, chiếu sáng, đặt cảnh báo để tránh sự cố tiếp theo... là những việc cần làm ngay.
2.5. Tiếp theo là việc di chuyển nạn nhân đến vị trí an toàn trong khi chờ xe cấp cứu hay tự đưa nạn nhân đi cấp cứu cần cân nhắc, đánh giá tình trạng của nạn nhân. Việc sơ cứu, di chuyển nạn nhân đúng cách có thể làm tăng cơ hội cứu sống nạn nhân, và ngược lại, việc sơ cứu, di chuyển sai cách hoàn toàn có thể làm cho thương tổn trầm trọng hơn, tệ hơn là cướp đi cơ hội sinh tồn của nạn nhân, nhất là các trường hợp liên quan đến cột sống. Các cụ có câu rất hay là "Chữa lành thành què". Do vậy việc tự cập nhật các kiến thức sơ cứu cơ bản là hết sức cần thiết.
2.6. Trong khi tiến hành công việc hỗ trợ, hãy tăng độ cảnh giác của các mẹ lên 200% hoặc hơn nữa nếu khả năng cho phép. Tránh xe cộ khác va phải, né mấy ông hiếu kỳ, bộn lợi dụng cơ hội để trục lợi, trộm cắp, đặc biệt để ý đến mấy ông tự xưng là bạn bè, người nhà của nạn nhân. Do dân trí thấp, ý thức kém, kiến thức thiếu nên bỏn tự cho mình cái quyền đặt cảm xúc của mình lên trên luật pháp. *** biết ai đúng ai sai, *** biết mày có phải đứa gây ra tai nạn cho người nhà tao hay không, tao là cứ phải xuống tay phủ đầu cái đã. Đầy trường hợp người nhà nạn nhân tiễn người cứu hộ lên thiên đường rồi. Ngu không để đâu cho hết.
3. Cứu gì thì cứu, hãy chừa lại cho mình một đường lui. Hãy lưu lại các bằng chứng có lợi, cho thấy bản thân mình không liên quan đến vụ việc. Camera hành trình là thứ dứt khoát phải lắp trên xe, nhớ kiểm tra thường xuyên kẻo nó hẹo lúc mình cần. Lúc bắt đầu công tác cứu hộ hãy bật camera điện thoại lên, ghi lại toàn bộ sự việc. Đặc biệt ở những chỗ đồng không mông quanh không người chứng kiến có thể livestream cho chắc ăn, phòng khi điện thoại bị hư hỏng vì 1 lý do bất ngờ nào đó (rơi vỡ, bị cướp, bị thó....). Tin tôi đi, tại thời buổi Thạch Sach thì ít mà Lý Thông thì nhiều này thì việc giữ an toàn về sức khỏe, về sinh mạng và cả về tinh thần cho bản thân là điều số 1. Việc nạn nhân cắn ngược lại ân nhân không thiếu đâu, đang từ ông cứu người lại thành thằng thủ phạm, Haiza.....
4. Và xin các mẹ hãy nhớ rằng, muốn cứu người khác thì bản thân phải an toàn trước đã. Đừng vì cứu người khác mà mình bị tổn hại đến sức khỏe, đến tính mạng và đặc biệt bị dây dưa về mặt pháp lý. Lẽ ra khoản này phải cho lên đầu, nhưng tôi sợ mồm của mấy bạn chuyên nói đạo lý nên đưa xuống cuối he he.
5. Chốt lại, trừ phi mang lại lợi ích cho Tổ Quốc, cho những người thân yêu, còn lại thì mọi sự HY SINH của các mẹ đều là vô nghĩa hết. Mọi thứ đạo đức, tình người, đạo lý, lòng trắc ẩn, cái tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ ... bla bla... chỉ có ý nghĩa khi bản thân còn sống, còn khỏe, còn tồn tại mà thôi.
6. Mẹ nào mắng tôi ích kỷ cũng được, tôi sẵn sàng nhận gạch đá he he. Đã đội Mu Ba Hi......
(bẩm các cụ, bài e đăng trên trang cá nhân FB, nay múc về đây để các cụ tiện ném đá.)
Lê Phương
CỨU NGƯỜI BỊ NẠN - ĐẠO ĐỨC và TRÁCH NHIỆM 1. Nên cứu hay không? Nói gì thì nói, khi bản thân có điều kiện phù hợp thì việc hỗ trợ, giúp đỡ các nạn nhân trong 1 sự cố nói chung và tai nạn giao thông...
www.facebook.com
1. Nên cứu hay không?
Nói gì thì nói, khi bản thân có điều kiện phù hợp thì việc hỗ trợ, giúp đỡ các nạn nhân trong 1 sự cố nói chung và tai nạn giao thông nói riêng mà mình chứng kiến là điều NÊN làm xét về mặt đạo đức, lại càng PHẢI làm nếu xét về mặt Pháp luật các mẹ ạ, kể cả khi vụ tai nạn không liên quan đến mình.
2. Cứu như thế nào?
Ok, đồng ý là cứu, nhưng hãy cứu người một cách thông minh các mẹ nhá, không phải cứ hùng hục phi vào đâu.
2.1. Khi chứng kiến 1 vụ tai nạn, vui lòng xác định ngay họ có cần hỗ trợ hay không. Với những vụ mức độ nhẹ, tia thấy các bên không bị hoặc tổn hại nhỏ về mặt sức khỏe, vẫn đang nhảy cồ cồ lên xỉa xói vào mặt nhau, đổ lỗi cho nhau, tranh cãi kịch liệt, mặt đỏ tía tai, âm lượng hơn cả loa Phường thì việc duy nhất các mẹ cần làm là lượn. Ở lại chả giải quyết được gì, chỉ tổ tắc đường, có khi lại xơi vạ lây.
2.2. Với những vụ có thiệt hại về người, nếu đã có người hỗ trợ thì có thể xác định xem việc có thêm sự góp mặt của mình là cần thiết hay không. Nếu không thì như 2.1 các mẹ nhé. Nếu có thì tiến hành các bước tiếp theo.
2.3. Khi cần hỗ trợ, hãy dừng đỗ phương tiện của mình tại vị trí nào đó mà không ảnh hưởng đến hiện trường, không cản trở việc cứu hộ, không ảnh hưởng đến lưu thông bình thường của dòng xe cộ, đặc biệt tránh việc bản thân trở thành nạn nhân tiếp theo. Đầy ông đỗ xe cứu người xong bị xe khác táng bét nhè tè lè.
2.4. Xác định ngay những công việc cần làm, lưu ý đánh giá đúng khả năng của mình, đừng làm những việc ngoài tầm hiểu biết và quá sức mình. Gọi xe cấp cứu, báo Công an, bảo vệ hiện trường, chiếu sáng, đặt cảnh báo để tránh sự cố tiếp theo... là những việc cần làm ngay.
2.5. Tiếp theo là việc di chuyển nạn nhân đến vị trí an toàn trong khi chờ xe cấp cứu hay tự đưa nạn nhân đi cấp cứu cần cân nhắc, đánh giá tình trạng của nạn nhân. Việc sơ cứu, di chuyển nạn nhân đúng cách có thể làm tăng cơ hội cứu sống nạn nhân, và ngược lại, việc sơ cứu, di chuyển sai cách hoàn toàn có thể làm cho thương tổn trầm trọng hơn, tệ hơn là cướp đi cơ hội sinh tồn của nạn nhân, nhất là các trường hợp liên quan đến cột sống. Các cụ có câu rất hay là "Chữa lành thành què". Do vậy việc tự cập nhật các kiến thức sơ cứu cơ bản là hết sức cần thiết.
2.6. Trong khi tiến hành công việc hỗ trợ, hãy tăng độ cảnh giác của các mẹ lên 200% hoặc hơn nữa nếu khả năng cho phép. Tránh xe cộ khác va phải, né mấy ông hiếu kỳ, bộn lợi dụng cơ hội để trục lợi, trộm cắp, đặc biệt để ý đến mấy ông tự xưng là bạn bè, người nhà của nạn nhân. Do dân trí thấp, ý thức kém, kiến thức thiếu nên bỏn tự cho mình cái quyền đặt cảm xúc của mình lên trên luật pháp. *** biết ai đúng ai sai, *** biết mày có phải đứa gây ra tai nạn cho người nhà tao hay không, tao là cứ phải xuống tay phủ đầu cái đã. Đầy trường hợp người nhà nạn nhân tiễn người cứu hộ lên thiên đường rồi. Ngu không để đâu cho hết.
3. Cứu gì thì cứu, hãy chừa lại cho mình một đường lui. Hãy lưu lại các bằng chứng có lợi, cho thấy bản thân mình không liên quan đến vụ việc. Camera hành trình là thứ dứt khoát phải lắp trên xe, nhớ kiểm tra thường xuyên kẻo nó hẹo lúc mình cần. Lúc bắt đầu công tác cứu hộ hãy bật camera điện thoại lên, ghi lại toàn bộ sự việc. Đặc biệt ở những chỗ đồng không mông quanh không người chứng kiến có thể livestream cho chắc ăn, phòng khi điện thoại bị hư hỏng vì 1 lý do bất ngờ nào đó (rơi vỡ, bị cướp, bị thó....). Tin tôi đi, tại thời buổi Thạch Sach thì ít mà Lý Thông thì nhiều này thì việc giữ an toàn về sức khỏe, về sinh mạng và cả về tinh thần cho bản thân là điều số 1. Việc nạn nhân cắn ngược lại ân nhân không thiếu đâu, đang từ ông cứu người lại thành thằng thủ phạm, Haiza.....
4. Và xin các mẹ hãy nhớ rằng, muốn cứu người khác thì bản thân phải an toàn trước đã. Đừng vì cứu người khác mà mình bị tổn hại đến sức khỏe, đến tính mạng và đặc biệt bị dây dưa về mặt pháp lý. Lẽ ra khoản này phải cho lên đầu, nhưng tôi sợ mồm của mấy bạn chuyên nói đạo lý nên đưa xuống cuối he he.
5. Chốt lại, trừ phi mang lại lợi ích cho Tổ Quốc, cho những người thân yêu, còn lại thì mọi sự HY SINH của các mẹ đều là vô nghĩa hết. Mọi thứ đạo đức, tình người, đạo lý, lòng trắc ẩn, cái tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ ... bla bla... chỉ có ý nghĩa khi bản thân còn sống, còn khỏe, còn tồn tại mà thôi.
6. Mẹ nào mắng tôi ích kỷ cũng được, tôi sẵn sàng nhận gạch đá he he. Đã đội Mu Ba Hi......