E thấy ý này có vẻ hay. Thời điểm cuối 2015 là các đại ca chuẩn bị tung ra các quân bài chiến lược để dự thi olympic 2015 rồi. Lần nào cũng thế, cứ thi olympic thì sẽ có vài tập đoàn bị đem ra mổ xẻ. Còn từ thời điểm này trở đi, đến 2015, nền kinh tế chắc sẽ vẫn lay lắt thế thôi, chết thì chưa chết ngay đc đâu ạ. Bốc phét thêm tí về vấn đề chính trị, chính em tí ạ. Xin các cụ lưu ý, có 1 sự kiện chính trị rất quan trọng sẽ diễn ra tới đây, đó là quốc hội sẽ họp để bàn về việc sửa đổi luật đất đai, cái này theo e là rất quan trọng, sẽ đánh giá lại tình hinh, hoặc thậm chí có thể sửa đổi phần nào đó luật đất đai, các cụ có thể sẽ không nghe cụm từ " đất đai thuộc sở hữu của nhà nước" nữa, 1 phần nào đó, nó có thể chuyển thành tư hữu, suy nghĩ cua e thôi nhé, các cụ đừng mắng. Bất động sản đang đóng băng khá lâu rồi, nhưng thực chất giá cũng ko giảm là bao, nhiều lắm chỉ khoảng 20%, vẫn khá xa so với giá trị thực. Các đại ka Bds vẫn năm im, chờ lệnh của các đại ka to hơn ra lệnh mới hành động. Các đại gia ít tiền hơn, ko chịu đc nhiệt sẽ chết, còn các đại ka nhiều tiền đấu với nhau. Mà tiền này từ đâu ra, ngoài phần tích lũy này nọ, còn thêm tiết mục sát nhập các ngân hàng, đây chính là các đại ka đang gom tiền, dự đinh đến thời điểm là làm phát all in, góp vốn chém giết lẫn nhau. Thêm vấn đề nữa là các tập đoàn mũi nhọn của vn đều dính phốt trong thời gian gần đây, e ngửi thấy có điều bất thường. Sau khi các tập đoàn này sụp đổ, các công ty con cũng như mẹ sẽ phải tái cơ cấu, trả nợ, đây chính là điều các đại ka mong đợi, họ nhảy vào mua nợ của các công ty kia, nhân đó thâu tóm luôn. Cái này giống Nga xô đầu năm 90 nhé, bắt đầu diễn ra quá trình tư hữu hóa các tập đoàn mũi nhọn nhà nc. Việc đâu là đáy của nền kinh tế, e ko dự đoán đc, dự đc thì e giàu to.
Em xin hết ạ. Đây chỉ là ý kiến riêng của cá nhân e, đúng sai thế nào mong các cụ chỉ giáo, đừng bỉ e mà phải tội.
Ps: e chém tí mà mệt quá, các cụ vodka e phát lấy sức chém tiếp ạ.
Bắt đầu rồi các cụ ạ, báo chí hơi chậm:
'Đại gia' ngân hàng thôn tính bất động sản
Một chủ đầu tư bất động sản tại quận Tân Phú (TP HCM) phải ngậm ngùi bán lỗ dự án 200 tỷ đồng cho ngân hàng với giá 140 tỷ đồng vì dự án đang nợ nhà băng này khoảng 600 tỷ đồng.
> Hàng loạt đại gia địa ốc báo lỗ
> Doanh nghiệp địa ốc tự cứu mình
Theo lời giám đốc doanh nghiệp nói trên, dự án chưa thể triển khai vì không có vốn. Nếu không bán, riêng tiền lãi vay ngân hàng cũng khiến doanh nghiệp bất động sản chết từ từ. Về bản chất, ngân hàng mua lại để trừ khoản nợ của doanh nghiệp.
Ông này nói thêm, cũng đã rao bán dự án trên thị trường, nhưng vị trí không đẹp, lại trong giai đoạn đầu nên các doanh nghiệp bất động sản khác có tiềm lực cũng dè chừng. "Còn với ngân hàng, họ không hề bỏ tiền ra mua mà chỉ là trừ đi khoản nợ của doanh nghiệp với mức giá hời hơn so với thị trường”, ông này nói.
Trước đây, với số tiền 400 tỷ đồng vay ngân hàng, lãi phải trả gần 800 triệu đồng một tháng. Nay bán bớt đi một dự án trừ nợ, mỗi tháng, khoản phải trả cho ngân hàng là hơn 600 triệu đồng, giám đốc doanh nghiệp nói trên chia sẻ.
Dự án cao ốc văn phòng tại quận 7 TP HCM vừa được chuyển nhượng cho một ngân hàng với giá 700 tỷ đồng. Ảnh:
TP. Ông cho biết, ngân hàng bao giờ cũng nắm đằng chuôi. Khi vay, doanh nghiệp phải chạy quá nhiều cửa và có những ràng buộc vô hình. "Mỗi lần tăng lãi suất, ngân hàng tự động điều chỉnh lãi vay với doanh nghiệp địa ốc. Còn khi hạ thì phía ngân hàng lại trì hoãn với đủ lý do như cơ chế chính sách mới, cần có độ trễ mới đi vào cuộc sống”, ông nói.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành cũng vừa bán cao ốc đa năng trên đường Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình, TP HCM) cho một đối tác không tiết lộ là ngân hàng hay doanh nghiệp với giá hơn 80 tỷ đồng.
Ông Đực thừa nhận, đây là giải pháp để doanh nghiệp tự cứu mình trong lúc khó khăn. Dù thế, ông cũng nói thêm,
hiện có nhiều ngân hàng lợi dụng khó khăn của doanh nghiệp để ép giá, mua lại. Thậm chí, nhiều trường hợp mua lại cả doanh nghiệp vì về mặt thủ tục, mua doanh nghiệp dễ hơn mua dự án. Theo ông, khi mua doanh nghiệp, các dự án đang triển khai đều về tay ngân hàng, chẳng khác gì "lấy mẹ được cả con".
Ông N.Q.T, Giám đốc công ty chủ đầu tư dự án chung cư cao cấp tại quận 7 (TPHCM) cho biết đã tung ra mọi chiêu thức bán hàng như giảm giá, khuyến mãi liên tục, nhưng lượng hàng tồn kho vẫn không suy giảm. “Chúng tôi buộc phải bán DN bởi một phần do mẫu thuẫn lợi ích giữa các cổ đông trong bối cảnh thị trường khó khăn và nếu không bán sớm thì lợi ích của cổ đông sẽ không còn”, ông T cho biết.
Ngoài mục đích mua lại trừ nợ, nhiều ngân hàng đang có cuộc chạy đua thăm dò những dự án bất động sản có tiềm năng để đầu tư, khai thác.
Tại TP HCM, tòa nhà văn phòng cao 20 tầng ở quận 7 vừa được chuyển nhượng cho một ngân hàng thương mại làm trụ sở và khai thác tiềm năng cho thuê văn phòng. Giá bán là 700 tỷ đồng.
Theo chủ đầu tư, việc chuyển nhượng này xuất phát từ khó khăn về đầu ra, doanh nghiệp cạn vốn để triển khai tiếp, áp lực lãi suất... Ông nói, thời điểm này, giá chuyển nhượng cũng xuống theo thị trường. Theo ông, bản thân doanh nghiệp cũng lỗ hơn 200 tỷ nhưng không bán thì càng lỗ nặng. "Nếu như dự án chưa xây xong phần thô, vị trí không đẹp thì ngân hàng cũng không bao giờ chịu mở hầu bao. Sở dĩ chúng tôi bán cho ngân hàng bởi chỉ có ngân hàng mới có tiền mặt mua trong thời điểm này”, ông cho biết.
Tại thị trường Hà Nội, việc gom các dự án bất động sản diễn ra âm thầm và kín đáo. Doanh nghiệp sợ công bố dự án chuyển nhượng vì lo ảnh hưởng đến uy tín của mình.
Giới kinh doanh địa ốc Hà Nội xôn xao bởi thông tin một nữ đại gia đứng đầu ngân hàng S đang ráo riết mua lại các doanh nghiệp địa ốc và sáp nhập chúng với nhau. Ngân hàng nói trên sẵn sàng trả giá cao, thậm chí dùng mọi chiêu thức để mua lại doanh nghiệp địa ốc bởi họ có sẵn tiền và nhìn thấy được được tiềm năng và lợi nhuận lâu dài của các dự án mà các doanh nghiệp yếu đang nắm giữ.
Ông Đỗ Quốc Thái, Tổng giám đốc Công ty đầu tư xây dựng thương mại An Thái cho rằng, chủ yếu doanh nghiệp bán cho ngân hàng những dự án mới triển khai ở các khu vực Pháp Vân - Tứ Hiệp; Phạm Hùng - Từ Liêm; Duy Tân - Cầu Giấy... Theo ông Thái, ngân hàng như một nhà đầu tư có tiềm lực tài chính thu gom những dự án đó để khi thị trường ấm lên lại đẩy hàng giá cao ra thị trường.
PS: Chị Russia thật đáng mặt đại gia
Link:
http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2012/05/dai-gia-ngan-hang-thon-tinh-bat-dong-san/